Bé viêm VA độ 3: dấu hiệu và cách điều trị?

Bé viêm VA độ 3: dấu hiệu và cách điều trị? 1

Viêm VA là một trong những bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi từ 6 tháng đến dưới 6 tuổi. Viêm VA có nhiều cấp độ và dễ dàng lây lan, để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đển sức khỏe của trẻ. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu về viêm VA cấp độ 3 ở trẻ.

 ☛  Nên tìm hiểu tổng quan về bệnh trước: Viêm VA là gì? Bệnh của trẻ nhỏ

Viêm VA cấp độ 3 là gì?

Viêm VA ở trẻ được chia thành 4 cấp độ:

  • Viêm VA cấp độ I: che lấp dưới 25% cửa mũi sau
  • Viêm VA cấp độ II: che lấp dưới 50% cửa mũi sau
  • Viêm VA cấp độ III: che lấp dưới 75% cửa mũi sau
  • Viêm VA cấp độ IV: che lấp từ 75% cửa mũi sau trở lên.

Sau khi bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm mô VA, chúng sưng phồng và tăng trưởng kích thước bất thường. Hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến khối VA có thể to như quả bóng bàn, che lấp cửa mũi sau. Độ che lấp từ 50-75% được gọi là viêm VA cấp 3.

☛ Tham khảo thêm: Viêm VA độ 2 – triệu chứng và cách chữa

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm VA độ 3

Do kích thước VA lớn, đè lên khẩu cái, che lấp gần như hoàn toàn lỗ mũi sau (50-75%), gây ảnh hưởng lớn, cản trở quá trình hô hấp, nếu không chữa trị sớm sẽ nhanh chóng chuyển sang viêm VA cấp độ 4, trẻ bị nghẹt thở hoàn toàn, phải dùng miệng để thở.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm VA độ 3 1

Một số triệu chứng kèm theo khi trẻ bị viêm VA cấp 3:

  • Cơ thể trẻ mệt mỏi, đau nhức các cơ, trẻ bỏ ăn , bỏ bú.
  • Sốt cao trên 38 độ.
  • Há miệng khi thở, thở khụt khịt, hay khóc hoặc nói giọng mũi kín.
  • Trẻ chảy nhiều nước mũi có màu đục vàng hoặc xanh.
  • Các cơn ho xuất hiện nhiều hơn so với thời gian đầu, ho dai dẳng kèm theo có đờm.
  • Hơi thở của trẻ có mùi hôi khó chịu.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nôn trớ, tiêu chảy.
  • Thính giác bị giảm, nghe kém.

Khi khám lâm sàng thì thấy:

  • Soi mũi trước: thấy hốc mũi đầy mủ nhầy, niêm mạc mũi phù nề, cuốn mũi dưới phù nề. Hút hết dịch mủ nhầy, làm co niêm mạc mũi có thể nhìn thấy khối sùi bóng, đỏ mấp mé ở cửa mũi sau, thành sau họng có nhiều khối lympho to bằng hạt đậu xanh và mũi nhầy chảy từ vòm xuống họng.
  • Khám tai: thấy màng nhĩ sẹo hoặc lõm vào, màu hồng do sung huyết toàn bộ ở màng nhĩ hoặc góc sau trên.
  • Các khe và hốc mũi đọng nhiều dịch, lớp niêm mạc nề đỏ.
  • Sưng hạch góc hàm.

☛ Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng điển hình chung của viêm VA

Viêm VA cấp độ 3 có nguy hiểm không?

Viêm VA cấp độ 3 có nguy hiểm không? 1

Viêm VA cấp độ 3 là trường hợp nặng hơn của viêm VA cấp, nên mức độ nguy hiểm cao hơn, không chỉ có triệu chứng nặng hơn mà ngay cả biến chứng cũng khó lường hơn.

Khi trẻ bị viêm VA cấp 3, bạn cần chú ý hơn trong việc thăm khám, chữa trị và chăm sóc trẻ. Trẻ bị sốt kéo dài, thân nhiệt cao từ 38-41 độ có thể gây tổn thương não bộ, kèm theo các cơn co giật, người lờ đờ, mê sảng, nguy hiểm hơn là dẫn tới hôn mê nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, khi viêm VA ở cấp 3 cũng có rất nhiều biến chứng như:

  • Gây ra các bệnh về viêm đường hô hấp khác: viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa làm giảm thính giác, suy giảm các chức năng hô hấp.
  • Gây viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm đường ruột, viêm màng não, viêm cầu thận, viêm màng tim, dẫn tới suy tim cấp.

Những biến chứng trên hoàn toàn có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ, vì vậy cần điều trị ngay khi phát hiện.

 ☛ Thông tin thiết thực: Chăm sóc xử lý khi trẻ bị viêm VA

Điều trị viêm VA cấp độ 3 cho trẻ như thế nào?

Hướng điều trị cho trẻ khi bị viêm VA cấp 3 sẽ là điều trị nội khoa trước:

  • Điều trị như viêm mũi cấp tính thông thường bằng hút mũi, rỏ mũi để bệnh nhân dễ thở và thuốc sát trùng nhẹ (ephedrin 1%, argyron 1%) dùng cho trẻ nhỏ.
  • Dùng kháng sinh Amoxycillin hoặc Erythromycin trong 7 ngày. Nếu không đáp ứng sau 3 ngày, đổi sang Cefaclor hoặc Cefuroxim.
  • Làm ẩm không khí, tránh tình trạng trẻ bị khô miệng.
  • Cho trẻ nằm nghiêng để tránh hiện tượng ngưng thở khi ngủ.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp trẻ bị viêm VA cấp độ 3, các bác sĩ sẽ khuyên nên thực hiện nạo VA nếu việc điều trị nội khoa không có hiệu quả hoặc có nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Nạo VA ngày nay có nhiều phương pháp hiện đại tiên tiến, không đau cho trẻ, hạn chế chảy máu, mau lành vết thương. Việc nạo bỏ khối VA bị nhiễm trùng nặng giúp trẻ chấm dứt các triệu chứng khó chịu của bệnh.

 ☛  Có thể tham khảo thông tin chi tiết qua bài viết: Phương pháp nạo VA an toàn cho trẻ nhỏ

Mong rằng với tất cả thông tin về viêm VA cấp độ 3 bên trên, các vị phụ huynh sẽ tích lũy cho mình được những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc và điều trị bệnh cho con. Mọi thắc mắc xin hãy để lại câu hỏi tại bài viết hoặc gọi điện đến tổng đài tư vấn miễn cước 18001208để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ!

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!
  • Hiền đã bình luận

    01/07/2020 14:13

    Con gái em 4 tuổi đi khám bác sĩ chụp x quang nói V.A của cháu dày 11mm. Vậy có phải nạo không ạ
    • Chuyên gia Viêm đường hô hấp đã bình luận

      01/07/2020 16:22

      Chào bạn Hiền. Cảm ơn bạn đã quan tâm! Trường hợp của con ( trên 6 tháng tuổi) bạn có thể sử dụng sản phẩm Heviho siro giúp giảm ho, ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    Loading...