Viêm VA quá phát ở trẻ: triệu chứng và điều trị!

Hình ảnh viêm VA quá phát

Viêm VA quá phát  là sự tăng trưởng bất thường của khối amidan vòm họng khi tình trạng viêm nhiễm các mô VA tái phát nhiều lần, lâu ngày gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến viêm VA quá phát

Do đặc tính cấu tạo và chức năng của các mô VA, chúng thường xuyên tiếp xức với vi khuẩn nên việc viêm nhiễm là điểu khó tránh. Đặc biệt khi sức đề kháng suy yếu hay gặp điều kiện thuận lợi như chuyển mùa, môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi độc hại khiến virus và vi khuẩn phát triển mạnh. Viêm VA kéo dài, điều trị không triệt để hoặc không đúng cách dẫn đến thường xuyên tái phát.

☛ Có thể bạn muốn đọc: Viêm VA là gì?

Biểu hiện của bệnh viêm VA quá phát

VA quá phát chia thành 4 độ, dựa theo mức độ che lấp cửa mũi sau:

  • Viêm VA quá phát độ I: che lấp dưới 25% cửa mũi sau
  • Viêm VA quá phát độ II: che lấp dưới 50% cửa mũi sau
  • Viêm VA quá phát độ III: che lấp dưới 75% cửa mũi sau
  • Viêm VA quá phát độ IV: che lấp từ 75% cửa mũi sau trở lên.

Tùy vào từng cấp độ quá phát của khối VA mà trẻ nhỏ có triệu chứng nặng hay nhẹ:

  • Chảy nước mũi nhiều, dịch nhày có khi trong khi đục, khi loãng khi đặc quánh.
  • Cổ họng sưng đỏ, khối VA to che kín cửa mũi và bị phủ bởi lớp nhầy mủ vàng xanh.
  • Trẻ khó nuốt khi ăn uống, thường nôn trớ, bỏ bú, bỏ ăn.
  • Do bị nghẹt mũi nên ngủ không ngon giấc hay giật mình, khó thở. Cơ thể gầy yếu xanh xao, chậm phát triển về ngôn ngữ.

Trẻ bị viêm VA quá phát

Trẻ bị viêm VA quá phát

Từ 5-7 tuổi là khoảng thời điểm các mô VA phát triển mạnh nhất. Các VA mở rộng có thể tăng trưởng kích thước gần bằng một quả bóng bàn và chặn hoàn toàn đường thở của trẻ  và gây ra nhiều triệu chứng về tai, mũi họng như:

  • Triệu chứng vùng tai: Do kích thước mô VA quá lớn, mủ và vi khuẩn theo vòi Eustachi lên tai gây ra các bệnh viêm tai giữa, ù tai và giảm thính lực.
  • Triệu chứng vùng mũi: Khối VA lan ra trước, che lấp lỗ mũi gây tắc mũi, chảy nước mũi, khó thở, thường xuyên phải thở bằng miệng, thở rít, giọng nói mũi kín, ngủ ngáy, thậm chí là ngưng thở khi ngủ.
  • Triệu chứng khác về đường hô hấp: Do chất dịch nhày, mủ và vi khuẩn chảy xuống cỏ họng gây kích ứng lớp miêm mạc họng dẫn đến ho, nhiễm trùng khiến trẻ dễ mắc các bệnh như viêm họng hạt, viêm họng mủ,…
  • Dị dạng sọ mặt: Do gặp khó khăn khi thở nên trẻ thường thở bằng miệng, lâu ngày khiến xương quai hàm dài ra, xương vòm cao lên, răng cửa nhô ra, môi dày,…Việc thiếu oxy lên não khiến trẻ bị suy giảm trí tuệ, xuất hiện các bệnh về phổi, tim, nguy hiểm hơn và suy tim cấp.

Chẩn đoán viêm VA quá phát

Chẩn đoán lâm sàng

  • Ngạt mũi, khó thở là chính, do V.A to che lấp lỗ mũi sau gây ngạt tắc mũi thường xuyên, tăng về đêm. Khi ngủ trẻ khụt khịt rõ, há mồm để thở, ngủ không sâu, giấc không dài. Có thể đưa tới tắc, ngừng thở ngắn khi ngủ.
  • Với trẻ nhỏ khi bú, ăn dễ bị sặc hay nôn trớ.
  • Nghe kém: do bán tắc hay tắc hoàn toàn vòi Eustachi. Trẻ thường chậm biết nói, nói ngọng kéo dài, lơ đễnh, kém phát triển trí tuệ.

Chẩn đoán thực thể

  • Soi mũi trước: nếu mũi sạch, không viêm nề, đặt thuốc co hồi thật tốt, nhìn dọc theo sàn mũi ra phía sau có thể thấy khối sùi hồng nhạt, mềm. Khi nuốt sẽ thấy rõ hơn vì V.A bị đẩy lên trên.
  • Soi mũi sau: bằng gương hay nội soi có thể thấy được kích thước, hình dạng của khối V.A (thường chỉ thực hiện được với ngưới lớn, trẻ lớn).
    V.A là khối sùi hồng nhạt, mền nằm ở vòm che lấp một phần lỗ mũi sau, lấn tới loa vòi Eustachi một hoặc cả hai bên.
  • Sờ vòm: với trẻ nhỏ, khi không có viêm ở mũi họng có thể đưa đầu ngón tay qua họng, ngược lên vòm, có cảm giác chạm vào khối mềm, vòm bị che hẹp một phần.
  • Khám tai: thường thấy màng nhĩ đục, mất bóng sáng do vòi nhĩ không được luôn thông thoáng.
  • Khám họng: thành sau họng thường không nhẵn, có các hạt lympho, khi kêu a..a..hay khóc thì lưỡi gà, màn hầu không bít hết vòm, sát đến thành sau.

Diễn biến

  • Trẻ có V.A quá phát thường hay bị viêm V.A đợt cấp, dễ bị viêm đường hô hấp dưới.
  • Nếu V.A quá to và để kéo dài dễ đưa tới bộ mặt V.A với: mũi hếch, gẫy, môi dày, luôn hở miệng, hàm trên vẩu, hàm dưới lẹm, hàm ếch lõm cao lên trên.
  • Ở người lớn nếu còn V.A thì có thể gây nhức đầu, ngủ hay mê sảng, ngáy to.

Hướng điều trị bệnh

Trẻ mắc viêm VA quá phát có nghĩa là khối VA đã không còn khả năng thực hiện chức năng ngăn chặn vi khuẩn. Nếu cứ cố tình để lại sẽ càng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, xảy ra nhiều biến chứng hơn, là nơi trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn. Vì vậy sau khi thăm khám và chuẩn đoán, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ khối VA. ( Việc dùng thuốc điều trị trong trường hợp này chỉ là tạm thời và không có tác dụng)

Hiện nay có nhiều phương pháp nạo VA, cùng với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, các bậc phu huynh không cần quá lo lắng khi cho trẻ thực hiện phẫu thuật. Đây là một trong các thủ thuật đơn giản và an toàn cho trẻ. Tuy nhiên các bạn cũng cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

  • Độ tuổi thích hợp nhất để nạo VA là từ 20 tháng tuổi trở lên và dưới 5-6 tuổi.
  • Trước khi thực hiện nạo VA, cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về việc tiến hành các xét nghiệm máu, dị ứng thuốc gây mê. Xác nhận các bệnh tiền sử  của trẻ như rối loạn đông máu, ưa chảy máu,…Ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc, vitamin cả kê đơn và không kê đơn, đặc biệt là các loại giảm đau như asprin, chống viêm ibuprofen, Indomethacin và naproxen có nguy cơ làm tăng khả năng chảy máu.
  • Đảm bảo chế độ ăn cho trẻ: Trẻ nhỏ không được ăn gì trước khi nạo, đặc biệt là các loại thức ăn đặc, keo dính như sữa, nước hoa quả,…Có thể uống nước khoảng 2 tiếng trước khi phẫu thuật.
  • Sau khi nạo trẻ sẽ có một số biểu hiện thông thường như: cảm thấy buồn nôn do thuốc gây mê, đau ở vùng cổ, vai gáy, khô họng, thiếu nước, hơi sốt nhẹ, ngủ ngáy, giọng nói thay đổi, hơi thở có mùi hôi, chảy máu nhẹ.
  • Tránh các hoạt động mạnh ngay sau khi phẫu thuật.
  • Trong quá liền vết thương, cần đảm bảo không bị nhiễm khuẩn.
  • Không để trẻ súc họng, có thể đánh răng và súc miệng bình thường.
  • Dặn trẻ không xì mũi hay bịt miệng khi hắt hơi.
  • Nên cách ly trẻ với mọi người bởi trong khoảng thời gian 2 tuần sau mổ, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, cảm lạnh, lẫy nhiễm các bệnh.

Đưa trẻ đến ngay bệnh viện khi có dấu hiệu bất thường:

  • Nôn liên tục, khó dừng.
  • Sốt cao trên 40 độ, không hạ nhiệt khi dùng thuốc.
  • Chảy máu nhiều, không cầm được.
  • Mất giọng hoàn toàn quá 24 giờ.

Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin về bệnh viêm VA quá phát ở trẻ, nếu bạn còn thắc mắc hay băn khoăn gì hãy để lại câu hỏi tại bài viết hoặc gọi điện đến tổng đài tư vấn miễn cước 18001208để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ!

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...