Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em - những điều cần biết

Viêm phế quản cấp là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở Việt Nam. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, đặc biết là trẻ nhỏ. Vậy viêm phế quả cấp ở trẻ là gì? Cách điều trị và chăm sóc trẻ thế nào? Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để cha mẹ có thêm kiến thức giúp bảo vệ sức khỏe cho con trẻ một cách tốt nhất.

Viêm phế quản cấp ở trẻ là gì?

Viêm phế quản cấp ở trẻ là gì? 1

Viêm phế quản cấp ở trẻ là tình trạng viêm nhiễm, phù nề niêm mạc ống phế quản. Bệnh thường rất khó chẩn đoán và thường xuất hiện kết hợp với các dạng viêm nhiễm khác như: cúm, ho gà, sởi, viêm nhu môi phổi,… Thời điểm giao mùa là thời gian số lượng bệnh nhân đến khám các bệnh về đường hô hấp tăng gấp 1,5 lần so với bình thường, trong đó có nhiều bé mắc viêm phế quản cấp. Viêm phế quản cấp thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, chủ yếu thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi bởi đối tượng này có khả năng miễn dịch kém.

Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản cấp ở trẻ, trong đó được gặp nhiều nhất là:

  • Virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh cho trẻ nhỏ. Sức đề kháng của trẻ suy yếu kết hợp với yếu tố môi trường hoặc thời tiết sẽ khiến virus phát triển mạnh hơn, nhất là vùng mũi và hầu họng. Một số loại virus phổ biến như: virus influenza, virus hợp bào hô hấp, virus adeno, cúm, sởi…
  • Yếu tố môi trường: Trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc hoặc sống trong môi trường khói bụi, hóa chất độc hại, thuốc lá,… cũng là nguyên nhân thứ yếu gây viêm phế quản cấp.
  • Mắc các bệnh lý khác: Người có tiền sử bị dị ứng, viêm xoang, viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản,…

Triệu chứng bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ

Triệu chứng bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ 1

Sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh thì khoảng 24-72 giờ sau, trẻ mới xuất hiện những triệu chứng bệnh đầu tiên. Thế nhưng những dấu hiệu nhận biết viêm phế quản cấp ở trẻ lại không rõ ràng nên nhiều cha mẹ rất khó phát hiện để kịp thời điều trị cho trẻ.

Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn khởi phát của bệnh, cha mẹ sẽ thấy trẻ có những biểu hiện như: trẻ bú ít, chán ăn, nôn ói, đau ngực, khó thở, quấy khóc,… Bởi vì ống phế quản bị viêm và tiết ra nhiều dịch nhầy khiến trẻ có dấu hiệu ho nhiều và khó thở. Kèm với đó trẻ có thể xuất hiện cùng những triệu chứng khác như: hắt hơi, ho khan, sốt nhẹ, sổ mũi, ngạt mũi,… Trẻ bị đau rát họng, xuất hiện kèm đờm xanh, xám hoặc xanh vành khi trẻ ho kéo dài 2-3 tuần.

Giai đoạn toàn phát

Trẻ sẽ sốt nặng hơn, thở nghe thấy tiếng khò khè hoặc thở bằng miệng, da xanh xao, tím tái. Có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ. Nghe tiếng phổi phát hiện ran ẩn to hạt, ran ngáy, ran rít.

Giai đoạn nguy hiểm

Trẻ ho kéo dài, có đờm, thở khó, lồng ngực phập phồng. Trẻ có thể sốt cao trên 39 độ, biểu hiện làn da xanh xao, môi và đầu ngón tay tím tái, nôn, tiêu chảy, đổ mồ hơi, bỏ ăn, bỏ bú. Nghiêm trọng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như co giật, mạch yếu, tim đập nhanh, ngủ li bì, hôn mê.

Viêm phế quản cấp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ làm ảnh hưởng về lâu dài đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Bởi vậy nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường về hô hấp, phụ huynh hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Viêm phế quản cấp ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm phế quản cấp ở trẻ sẽ không gây nguy hiểm nếu như bệnh được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, các triệu chứng thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác nên phụ huynh chủ quan. Điều này dẫn đến bệnh tiến triển nặng hơn và tiến vào giai đoạn nguy hiểm, làm tăng nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng:

  • Chuyển biến thành viêm phế quản mãn tính, bệnh kéo dài sẽ thành viêm phổi.
  • Hen mãn tính.
  • Tràn dịch phổi, nguy hiểm nhất là gây tử vong.

Tình trạng viêm phế quản cấp ở trẻ có lây không?

Tình trạng viêm phế quản cấp ở trẻ có lây không? 1

Viêm phế quản cấp ở trẻ có khả năng lây lan mạnh thông qua 2 con đường chính là trực tiếp và gián tiếp:

  • Lây lan trực tiếp: Người bị viêm phế quản cấp khi ho, hắt hơi,… thì virus rất dễ bị phát tán sang người đối diện. Nếu trẻ em tiếp xúc gần với người bệnh thì không tránh khỏi việc bị lây nhiễm.
  • Lây lan gián tiếp: Người bệnh có thể lây lan virus qua các vật dụng cá nhân như khăn, bát đĩa, thìa, cốc,… bởi virus có thể sống hàng giờ trên các vật dụng đó. Điều này làm tăng nguy cơ lây bệnh đối với những người trong gia đình, nhất là trẻ nhỏ.

Vậy nên để hạn chế nguy cơ nhiễm viêm phế quản cấp ở trẻ em, phụ huynh nên rèn cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi chơi về,… không nên dụi tay lên mắt, mũi, miệng. Tránh những nơi khói bụi, nơi đông người, nhiễm khuẩn, không tiếp xúc với những người đang nhiễm bệnh, người hay hút thuốc lá.

Phụ huynh cần làm gì khi trẻ mắc viêm phế quản cấp?

Phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy có những dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc viêm phế quản cấp. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh và có những phương pháp điều trị phù hợp để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ và đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu thấy có những dấu hiệu sau:

  • Tình trạng ho không thuyên giảm.
  • Thở khò khè, khó thở.
  • Khó nuốt, chảy dãi.
  • Kích động, mệt mỏi quá mức.
  • Cơ thể có dấu hiệu mất nước.
  • Mũi, miệng hoặc móng tay chuyển sang màu xanh hoặc xám.
  • Sốt cao hơn 38,5 độ.
  • Thở nhanh hơn bình thường.
  • Ho ra máu.

Ngoài ra đối với trẻ sơ sinh, nhất là với trẻ dưới 2 tháng tuổi, tình trạng bệnh thường rất nặng nhưng các biểu hiện của viêm phế quản cấp không rõ ràng. Bởi vậy khi thấy con trẻ sụt cân, bỏ bú, nôn trớ, tiêu chảy hoặc khó thở… người nhà cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ

Điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, từ đó mỗi trẻ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.

Thông thường, trẻ mắc viêm phế quản cấp ở mức độ nhẹ sẽ tự khỏi nhưng triệu chứng bệnh có thể kéo dài từ 1-2 tuần. Cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc để điều trị cho trẻ. Cách tốt nhất là cho trẻ nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ dưỡng chất thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Với tùy độ tuổi và những biểu hiện khác nhau, mẹ cũng nên có những cách hỗ trợ điều trị phù hợp như:

  • Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên tăng cường cho trẻ bú nhiều hơn.
  • Với trẻ đã đễn độ tuổi ăn dặm thì cần bổ sung nhiều nước cho trẻ, nên cho trẻ uống nhiều nước ấm, nước hoa quả.
  • Trẻ bị sốt thì không nên ủ ấm quá kỹ, nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi. Mẹ có thể giúp trẻ hạ thân nhiệt bằng cách chườm khăn ấm vào nách, cổ, bẹn cho trẻ. Không tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu trường hợp trẻ có những triệu chứng bất thường, tình trạng sốt không thuyên giảm thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ uống bất cứ loại thuốc kháng sinh hay thuốc ho nào mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp viêm phế quản cấp do virus gây ra thì không điều trị được bằng kháng sinh, chỉ điều trị triệu chứng. Còn nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn thì có thể dùng kháng sinh theo phác đồ. Các căn nguyên khác như nấm và kí sinh trùng thì dùng thuốc theo từng nguyên nhân.

Cách chăm sóc và phòng tránh viêm phế quản cấp ở trẻ

Cùng với việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, cha mẹ cũng cần chú ý những điều sau khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản:

  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm để làm loãng dịch nhầy ở mũi họng, tránh tình trạng đường hô hấp bị tắc nghẽn. Từ đó có thể tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển lạnh, đặc biệt là vùng cổ và ngực.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá, những nơi đông người,…
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để làm sạch đường thở giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
  • Rèn cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,… để ngăn chặn các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí, điều này sẽ giúp trẻ dễ thở hơn.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ, ăn uống khoa học, lành mạnh, nên ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, các loại canh nóng, súp, cháo,… sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Khi trẻ nằm chơi hoặc ngủ, bạn cho trẻ nằm kê đầu hơi cao để giúp dễ thở hơn.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần tiêm phòng vắc xin hàng cúm hàng năm.

Siro Heviho – giải pháp từ thiên nhiên cho trẻ bị viêm phế quản cấp

Ngoài việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, phụ huynh có thể chăm sóc giảm nhanh các triệu chứng do viêm phế quản cấp ở trẻ gây ra bằng cách sử dụng siro Heviho.

Siro Heviho - giải pháp từ thiên nhiên cho trẻ bị viêm phế quản cấp 1

Siro Heviho sử dụng các thảo dược có công năng chữa trị viêm amidan quá phát, không chỉ đem lại hiệu quả chữa trị mà còn an toàn với trẻ em, không gây tác dụng phụ. Các thành phần bao gồm: Xuyên bối mẫu, xạ can, mạch môn, cát cánh, cam thảo, S3 – Elebosin.

Đây là sản phẩm được nghiên cứu, phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Thành phần S3 – Elebosin được phân lập từ thân rễ cây Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Điều này giúp cho siro Heviho không chỉ giảm nhanh triệu chứng của viêm amidan quá phát, mà còn có khả năng chống lại nguyên nhân gây bệnh, giảm số lần tái phát viêm trong một năm.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Siro Heviho chính hãng

Đặt giao Siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...