Những biến chứng sau cắt amidan thường gặp

Cắt amidan là phương pháp chữa viêm amidan một các triệt để. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp sau cắt amidan bị xảy ra biến chứng. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem những biến chứng nào thường gặp sau cắt amidan và để đề phòng các biến chứng này thì chúng ta cần làm những gì nhé.

Những biến chứng sau cắt amidan thường gặp 1

Viêm amidan là gì?

Amidan là tổ chức lympho nằm sau thành họng có chức năng sản sinh ra các kháng thể giúp tăng cường đề kháng đề kháng cho cơ thể. Viêm amidan là tình trạng amidan bị sưng to, nhiễm trùng do vi khuẩn, virus tấn công ồ ạt. Khi bị viêm amidan người bệnh thường có các biểu hiện như: amidan sưng to và có màu đỏ, họng đau rát, khó nuốt, ho, đau đầu, sưng hạch bạch huyết,… Viêm amidan nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm khớp, viêm cầu thận,…

Khi nào nên phẫu thuật cắt amidan?

Cắt amidan là một phẫu thuật đơn giản, dễ thực hiện và tương đối an toàn. Tuy nhiên không phải cứ an toàn là sẽ không có biến chứng, cũng như các phẫu thuật khác, cắt amidan cũng có thể gây ra những biến chứng thậm chí là tử vong do chảy máu.

Các phương pháp cắt amidan được kể đến như: cắt amidna bằng Sluder, cắt amidan bằng Laser, phương pháp Electrocautery, cắt amidan bằng máy Coblation,.. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh bác sĩ sẽ tư vấn hoặc chỉ định phương pháp phù hợp

Khi nào nên phẫu thuật cắt amidan? 1

Amidan sưng to có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như:

  • Hô hấp: Vị trí amidan nằm ở đoạn giao nhau giữa đường ăn và đường thở nên khi amidan bị sưng to sẽ gây tắc nghẽn đường thở dẫn đến hiện tượng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ. Nếu ở trẻ nhỏ hiện tượng này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển vùng hàm mặt của bé
  • Tiêu hóa: Amidan sưng to gây trở ngại cho việc ăn uống, khiến người bệnh khó nuốt, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
  • Tai mũi họng: Khi amidan bị viêm, vi khuẩn ở vùng này có thể tấn công các cơ quan khác kề cận gây nên các bệnh khác như viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa,…

Không phải trường hợp bị viêm amidan nào cũng nên cắt amidan, việc cắt amidan phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cần được thăm khám kỹ càng và được sự tư vấn từ bác sĩ. Chỉ nên phẫu thuật cắt amidan trong các trường hợp:

  • Viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần trong năm, khoảng 5-6 lần/năm hoặc viêm amidan gây nên các biến chứng như viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, viêm cầu thận, viêm khớp,…
  • Xảy ra tình trạng áp xe quanh amidan và ít nhất một lần đã phải nhập viện điều trị
  • Tình trạng viêm amidan kéo dài cho dù đã điều trị nội khoa tích cực trong khoảng 4-6 tuần mà các dấu hiệu cũng không thuyên giảm
  • Kích thước amidan quá to gây cản trở đường ăn và đường thở gây hiện tượng ngưng thở khi ngủ hoặc gây nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Nhiều ngóc ngách của amidan chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, khó nuốt hoặc nghi ngờ khối u ác tính.

Một số lưu ý khi cắt amidan:

  • Nên cắt amidan cho trẻ từ 4 tuổi trở lên. Tuy nhiên một số trường hợp trẻ nhỏ hơn vẫn phải tiến hành phẫu thuật cắt amidan khi amidan quá to gây ra những cơn ngưng thở khi ngủ hoặc gây nên những biến chứng nguy hiểm khác
  • Không được cắt amidan ở các bệnh nhân bị rối loạn đông máu bẩm sinh hoặc mắc phải các bệnh Hemophilia A, B, C; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu,…
  • Nên hoãn việc cắt amidan khi người bệnh đang bị nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, mắc các bệnh mãn tính chưa ổn định như tiểu đường, cường giáp, lao,.., người bệnh đang ở vùng có bệnh dịch, phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ hành kinh.

Biến chứng nào có thể xảy ra sau cắt amidan?

Nhiều người thường nghĩ cắt amidan là một tiểu phẫu đơn giản nên không gây biến chứng nên hay chủ quan. Tuy nhiên dù là tiểu phẫu thì phẫu thuật cắt amidan đều có thể gây nên biến chứng, biến chứng thường gặp nhất sau cắt amidan đó là xuất huyết. Có khoảng từ 2-3% các bệnh nhân được phẫu thuật cắt amidan bị chảy máu và tỷ lệ tử vong sau cắt amidan ước tính là 1/40.000 người, và nguyên nhân phổ biến nhât đó là do xuất huyết.

Biến chứng xuất huyết xảy ra sau cắt amidan xuất phát từ nguyên nhân cắt không đúng kỹ thuật, người bệnh bị rối loạn đông máu, chăm sóc sau phẫu thuật không đúng cách. Tình trạng xuất huyết có thể xảy ra khi đang phẫu thuật hoặc trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật hoặc sau 24h cho đến 10 ngày sau phẫu thuật. Nếu phát hiện ra tình trạng chảy máu sau khi phẫu thuật cắt amidan thì cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức để được xử lý và tránh gặp các biến chứng nguy hiểm hơn.

Biến chứng nào có thể xảy ra sau cắt amidan? 1

Ngoài biến chứng xuất huyết ra thì phẫu thuật cắt amidan còn có thể gặp các biến chứng khác như:

  • Đau họng, viêm họng sau phẫu thuật gây sốt và đau tai, người bệnh bị sụt cân, bỏ ăn, mất nước vì đau.
  • Người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn tại chỗ gây sốt, phù nề lưỡi gà, tụ máu gây tắc nghẽn đường thở.
  • Gây chấn thương mô họng tại chỗ
  • Một phần của amidan còn sót lại do không cắt hết
  • Người bệnh có thể bị thay đổi tiếng nói nếu amidan lớn
  • Có thể bị chấn thương tâm lý, hoảng sợ hoặc trầm cảm sau khi phẫu thuật cắt amidan
  • Tử vong do biến chứng gây mê hoặc xuất huyết

Làm gì để đề phòng biến chứng sau cắt amidan?

Để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật cắt amidan, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên vận động mạnh trong 4h đầu sau cắt amidan
  • Người bệnh cần nằm nghiêng sang một bên và không gối đầu để tránh làm tổn thương vết cắt dẫn đến chảy mái
  • Cần theo dõi người bệnh trong ngày đầu tiên sau khi cắt để tránh nguy cơ xuất huyết sau phẫu thuật. Nếu thấy hiện tượng xuất huyết nhiều cần đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt
  • Tuyệt đối không cho người bệnh ăn các loại thức ăn cứng, như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến vết mổ, gây chảy máu
  • Sau cắt amidan người bệnh cần hạn chế nói chuyện, ho, khạc nhổ từ 2-3 ngày.
  • Chỉ nên tập phát âm một cách nhẹ nhàng
  • Nếu sau một tuần khi vết thương dần phục hồi mà amidan vẫn chảy máu thì cần đến ngay bệnh viện để điều trị
  • Giữ ấm vùng cổ và họng, ăn uống theo chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh hồi phục

Trên đây là một số thông tin về chứng bệnh viêm amidan, những biến chứng có thể xảy ra khi cắt amidan cùng với những cách đề phòng biến chứng. Hi vọng với những thông tin này các bạn có thêm kiên thức để chăm sóc người thân có một sức khỏe hô hấp tốt

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...