Khi bị viêm họng người bệnh có ăn được thịt gà hay không? Viêm họng là bệnh lý về hệ hô hấp gây người bệnh cảm giác khó chịu, khô họng, ngứa rát cổ họng và ho khan. Vì vậy việc người bệnh ăn gì khi bị viêm họng rất quan trọng. Rất nhiều người bị viêm họng mong muốn được giải đáp thắc mắc viêm họng có ăn được thịt gà không? Vậy hãy cùng viemduonghohap.vn giải đáp nhe! Mục lụcĐôi điều về viêm họngNguyên nhân gây viêm họngBị viêm họng có ăn được thịt gà hay không?Vì sao viêm họng nên ăn thịt gà?Những lợi ích mà thịt gà mang về cho sức khỏe1 – Dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa2 – Thịt gà giảm căng thẳng, mệt mỏi3 – Thịt gà giúp bổ mắt4 – Tốt cho tim mạch5 – Thúc đẩy tốt quá trình trao đổi chất6 – Giúp xương chắc khỏe7 – Ngăn ngừa cảm lạnh9 – Điều trị thiếu máuLưu ý khi chế biến thịt gà cho người viêm họng Đôi điều về viêm họng Viêm họng là bệnh lý trong thể bệnh về đường hô hấp. Viêm họng rất phổ biến trong xã hội hiện đại do các khu công nghiệp và nhà cao tầng mọc lên như nấm khiến không khí bị ô nhiễm và do nhiều tác nhân khác gây ra. Viêm họng là tình trạng viêm tấy ở vùng niêm mạc hầu họng gây ra nhiều triệu chứng như: Ho, khan cổ họng, ngứa rát họng, khàn giọng,… Viêm họng chia ra làm 2 dang cấp tính và mạn tính. ➤ Xem thêm bài viết chi tiết: Viêm họng và những điều cần biết Nguyên nhân gây viêm họng Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm họng: Do vi khuẩn hoặc virus. Do môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm. Người bị cảm lạnh, cảm cúm. Có bệnh về trào ngược dạ dày, thực quản. Lạm dụng rượu, bia, thuốc lá. Thường xuyên uống nước đá lạnh. Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, chiến rán nhiều dầu mỡ. Người bị dị ứng thời tiết hoặc lông chó, mèo. Tắm quá khuya hoặc để cơ thể bị nhiễm lạnh. Bị viêm họng có ăn được thịt gà hay không? Vào thời điểm hiện tại chưa có một nghiên cứu nào đưa ra là bị viêm họng không được ăn thịt gà. Bên cạnh đó thịt gà còn là món ăn bổ dưỡng, mang lại nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa thịt gà còn có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng rát họng do viêm họng. Vì vậy: Thịt gà không phải nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng nên không cần phải kiêng. Người bị viêm họng có thể ăn thịt gà. Tuy nhiên xin lưu ý với những người bị dị ứng với món thịt gà thì tuyệt đối không nên ăn khi bị viêm họng vì cơ địa của những người bị dị ứng thịt gà nếu ăn vào khi viêm họng có thể sẽ gây tổn thương cho niêm mạc họng và kéo dài thời gian bị bệnh hơn. Vì sao viêm họng nên ăn thịt gà? Đối với những người không bị dị ứng với món thịt gà có thể thoải mái ăn thịt gà mà không cần lo lắng gì. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm bổ sung thịt gà trong các bữa ăn của mình bởi thịt gà có chứa thành phần axit amnin giúp đánh tan dịch nhầy chứa trong phổi. Bên cạnh đó thịt gà còn có khả năng cải thiện những cơn ho và ngăn ngừa chứng viêm nhiễm hiệu quả. Hơn thế nữa thịt gà còn chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu và tốt cho sức khỏe con người. Và quả thật thịt gà lại là một món ăn có giá thành không cao, chế biến đa dạng và rất dễ ăn. Dưới đây là những thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe có chứa trong thịt gà. Kali: 189 mg Magie: 20 mg Canxi: 11 mg Niacin: 11 mg Phot pho: 147 mg Natri: 70 mg Riboflavin: 12 mg Thiamin: 19 mg Fe: 9 mg Kẽm 3 mg Folate: 6 mg Cùng nhiều Vitamin các nhóm Vitamin A: 11 mg Vitamin B6, B12: 9 mg Vitamin C: 8 mg Vitamin D: 11 mg Viatmin E: 9 mg Vitamin K: 5 mg Những lợi ích mà thịt gà mang về cho sức khỏe 1 – Dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa Thịt gà là một loại thực phẩm rất dễ hấp thụ và tiêu hóa nên rất phù hợp sử dụng cho người có thể trạng yếu, người già, trẻ em, những đối tượng có hệ tiêu hóa kém, khó hấp thụ và đặc biệt là người bị viêm họng. Những dưỡng chất chứa trong thịt gà dễ hòa tan vì vậy sẽ dễ hấp thụ hơn những loại thịt giàu đạm khác. chính vì khả năng dễ tiêu hóa mà thịt gà còn có thể giúp con người giảm nguy cơ mắc bệnh về đường ruột hoặc ung thư ruột. 2 – Thịt gà giảm căng thẳng, mệt mỏi Thịt gà là một loại thịt mà đặc biệt trong từng thớ thịt không hề chứa mỡ điều này rất có lợi cho sức khỏe hơn nữa còn phát triển tốt chơ bắp và thể trạng cũng như chiều cao của con người. Việc thiếu Protein khiến thể trạng con người luôn mệt mỏi, suy dinh dưỡng, hay bị choáng váng, hệ miễn dịch bị suy yếu vì vậy bổ sung thịt gà là giải pháp bồi bổ cơ thể rất tuyệt vời. Bên cạnh đó ăn thịt gà còn có khả năng giảm căng thẳng và stress, giúp tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn. 3 – Thịt gà giúp bổ mắt Thịt gà có chứa một hàm lượng Vitamin A rất tốt cho mắt. Nên bổ sung thịt gà khi mắt bị khô, mỏi, khi phải làm việc nhiều với máy tính thì lượng vitamin A trong thịt gà sẽ giúp điều tiết mắt, giảm mệt mỏi thị lực và cải thiện đáng kể tình trạng khô mắt. 4 – Tốt cho tim mạch Những dưỡng chất chứa trong thịt gà có khả năng điều chỉnh lượng axit amin không có lợi cho cơ thể, những axit amin này nếu không được điều chỉnh dễ gây ra nhiều chứng bệnh không tốt cho hệ tim mạch. Hơn nữa thịt gà không chứa mỡ nên giúp hệ tim mạch hoạt động ổn định hơn. Lưu ý những người bi bệnh về tim mạch khi ăn thức ăn chế biến từ thịt gà nên tránh những món chiên, xào để giảm tối đa lượng mỡ hấp thụ vào cơ thể. Chỉ nên ăn những món nấu, luộc, hấp. Thịt gà luộc tốt cho người bị bệnh tim mạch 5 – Thúc đẩy tốt quá trình trao đổi chất Thịt gà còn chứa một hàm lượng Vitamin B6 và Kẽm có khả năng tăng cường trao đổi chất, tăng hệ miễn dịch và giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh sau những viêm nhiễm hay khi đang bị viêm họng. Bên cạnh đó loại thực phẩm này còn có khả năng tái tạo mô, hỗ trợ giúp vết thương nhanh lành vì vậy các chuyên gia về y tế khuyên mọi người nên sử dụng thịt gà ít nhất 2-3 lần mỗi tuần để cơ thể nhận được đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết thúc đẩy sức khỏe mỗi ngày. 6 – Giúp xương chắc khỏe Ngoài Protein và vitamin A thịt gà còn chứa hàm lượng Canxi nhiều tương đương với Vitamin A vì vậy việc bổ sung điều độ món thịt nhiều dinh dưỡng này sẽ giúp hệ xương, răng chắc khỏe và phát triển tốt. Thúc đẩy chiều cao ở trẻ em. Đối với người từ độ tuổi trung niên có thể giúp giảm tình trạng loãng xương, giòn xương hiệu quả. 7 – Ngăn ngừa cảm lạnh Theo các chuyên gia y tế thì thịt gà có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn, virus phát triển khi giao mùa do đó thịt gà có thể phòng chống cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh lý khác về đường hô hấp trên như đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi,…. 9 – Điều trị thiếu máu Khoáng chất sắt có chứa nhiều trong thịt gà giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, tăng sinh hồng cầu nhờ dưỡng chất Vitamin A, E và Vitamin K chứa trong thịt gà. Vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh thiếu máu nên bổ sung thêm thịt gà. Những người bị viêm họng có thể bổ sung món thịt gà để bồi bổ cơ thể, làm dịu nhanh triệu chứng khô rát họng, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên người bệnh hay cả người bình thường đều không nên lạm dụng ăn quá nhiều loại thịt giàu chất dinh dưỡng này vì có thể gây ra hội chứng đầy bụng, khó tiêu hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh về xương khớp do lượng canxi dư thừa có thể bị lắng đọng và gây ảnh hưởng tới thận. Bên cạnh đó người bệnh nên tự xây dựng thêm chế độ ăn uống đủ dưỡng chất và lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng, giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng. ➤ Có thể bạn quan tâm: Viêm họng nên ăn gì, kiêng gì? Lưu ý khi chế biến thịt gà cho người viêm họng Viêm họng là bệnh lý phức tạp và dễ tái phát vì vậy ngay cả khi thịt gà tốt cho người bị viêm họng những người bệnh nên lưu ý một số cách chế biến thức ăn từ thịt gà để giúp hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Tránh bệnh ngày càng nặng hoặc tái lại nhiều lần Bổ sung soup gà cho người bị viêm họng Người bệnh nên ăn món soup gà nóng giúp làm dịu niêm mạc họng, tiêu đờm, kháng viêm. Nên chế biến thịt gà thành những món loãng như cháo, soup, canh giúp người bệnh dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Đảm bảo khi chế biến luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi. Không nên ăn quá nhiều thịt gà mỗi ngày để không làm dư thừa dưỡng chất ảnh hưởng tiêu hóa và sức khỏe. Không nên sử dụng thịt gà đã cấp đông quá lâu khiến thịt không còn dưỡng chất gây ảnh hưởng sức khỏe. Kiểm tra kĩ nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng trước khi mua thịt gà về sử dụng. Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc về việc khi bị viêm họng có ăn được thịt gà không mà viemduonghohap.vn đã tổng hợp. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe. Chia sẻ0
Viêm họng
Viêm họng kéo đau tai đau đầu có nguy hiểm không?
Viêm họng kéo đau tai, đau đầu có nguy hiểm không? Hiện tượng đau tai, đau đầu khi đang bị viêm họng trên thực tế không nguy hiểm tuy nhiên nếu người bệnh chủ quan trong việc phòng ngừa và điều trị thì bệnh sẽ kéo dài, chuyển sang viêm họng mạn tính rất khó để điều trị dứt điểm và đặc biệt sẽ dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy người bệnh cần đi khám bác sĩ và có phương pháp điều trị kịp thời để bệnh không gây nguy hiểm cho bản thân. Mục lụcNguyên nhân viêm họng gây ra đau tai, đau đầu?Viêm họng đau tai đau đầu có nguy hiểm không?Biến chứng nguy hiểm có thể gặpNhững triệu chứng bệnh theo từng giai đoạnGiai đoạn 1 – Giai đoạn thông thườngGiai đoạn 2 – Viêm họng cấpGiai đoạn 3 – Giai đoạn viêm họng mãn tínhPhương pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnhCách chăm sóc cơ thể khi bị bệnhCách phòng ngừa bệnh viêm họng Nguyên nhân viêm họng gây ra đau tai, đau đầu? Viêm họng kéo theo đau tai, đau đầu thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, lúc này người bệnh thường gặp một số những nguyên nhân chủ yếu như: Viêm mũi, viêm xoang. Viêm amidan. Viêm tai giữa. Viêm đau họng. Viêm họng cấp tính. Do tai – mũi – họng là những bộ phận trên cơ thể được nối liền với nhau qua các lỗ thông xoang. Khi họng bị viêm là lúc vi khuẩn và virus xâm nhập trực tiếp vào niêm mạc họng sau đó có thể lây lan lên toàn bộ hệ thống xoang gây ra hiện tượng đau tai sau đó tiếp tục ảnh hưởng đến dây thần kinh kéo theo hiện tượng đau đầu. ➤ Xem thêm bài viết tổng hợp về: Bệnh viêm đau họng Viêm họng đau tai đau đầu có nguy hiểm không? Có thể nói bệnh viêm họng gây đau tai, đau đầu không nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên không vì vậy mà người bệnh có thể chủ quan bỏ qua việc khám chữa và điều trị sau khi bị viêm họng thông thường kéo dài trên 2-3 tuần. Vì lúc này bệnh đã trở nặng chuyển sang viêm họng mãn tính khó điều trị khỏi hẳn và có thể kéo theo rất nhiều những nguy hiểm rình rập sức khỏe của người bệnh. Biến chứng nguy hiểm có thể gặp Biến chứng nguy hiểm mà bệnh viêm họng đau tai, đau đầu kéo dài có thể xuất hiện viêm họng nối hạch ở cổ gây ra bệnh ung thư vòm họng, có thể gây hại đến tính mạng của người bệnh, cần hết sức lưu ý. 1 – Giai đoạn ung thư mới bắt đầu: Cổ họng lúc này sẽ xuất hiện những khối u nhỏ và chưa nguy hiểm, chưa lây lan đến những hạch bạch huyết lân cận. 2 – Giai đoạn ung thư tiến triển: Lúc này khối u có thể phát triển to hơn với kích thước từ 5-6 cm. Khối u lúc này vẫn đứng yên chỉ to lên về kích thước chứ chưa lây lan tế bào sang những vùng xung quanh. 3 – Giai đoạn ung thư phát triển mạnh: Giai đoạn này khối u ngày một phát triển to nhanh về kích thước, tuy nhiên về cơ bản vẫn có cơ hội điều trị bằng việc áp dụng biện pháp phẫu thuật cắt bỏ để chữa bệnh. 4 – Giai đoạn di căn: Đây là giai đoạn bắt đầu nguy hiểm do tế bào ung thư lúc này không còn nằm im một chỗ mà đã lây lan sang những bộ phận khác như miệng, môi và các hạch bạch huyết lân cận vì vậy khả năng điều trị gần như rất khó khăn và ít thành công. 5 – Ung thư giai đoạn cuối: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của căn bệnh ung thư quái ác. Thời điểm này các hạch bạch huyết đã nổi rất to gây ra hiện tượng đau họng khó nuốt, nuốt vướng. Hạch bạch huyết chạy liên tục đến những vị trí khác nhau trên cơ thể và xuất hiện tình trạng chảy mủ, người bệnh bị mất hết cảm giác tại vùng cổ họng, có thể chảy máu mũi, đau nhức đầu thường xuyên kéo theo đau tai và ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nghe của người bệnh. Những triệu chứng bệnh theo từng giai đoạn Giai đoạn 1 – Giai đoạn thông thường Lúc này khi người bệnh mới chớm bị bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng đơn giản như: Ho khan. Đau họng. Nuốt đau. Cổ họng có thể nổi những chấm đỏ. Giai đoạn 2 – Viêm họng cấp Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 2 là giai đoạn viêm họng cấp tính thường kéo theo những triệu chứng như: Đau rát cổ họng. Chán ăn. Ho khan hoặc ho có đờm. Ngạt mũi một hoặc cả hai bên. Chảy nước mũi. Giai đoạn 3 – Giai đoạn viêm họng mãn tính Giai đoạn viêm họng mạn tính người bệnh có thể gặp những triệu chứng như: Sốt trên 38ºC. Khô họng, ngứa rát thành họng. Khàn tiếng, mất giọng. Ù tai. Ho dai dẳng. Đau đầu. Sưng cổ, có thể xuất hiện hạch. Vùng mặt bị tê hoặc đau nhức. Giai đoạn 3: Viêm họng kèm theo đau đầu Phương pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh Cách chăm sóc cơ thể khi bị bệnh Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể và đẩy lùi viêm họng. Nên ăn những loại đồ ăn mềm, dễ nuốt, những món canh có tính mát. Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho người bị viêm họng như: Rau xanh, trái cây tươi, những loại thực phẩm chứa nhiều Kẽm, Magie, Vitamin C, D và Vitamin E,… Uống thêm nước cam và nước chanh mỗi ngày giúp tăng cường Vitamin C Không nên ăn thức ăn cay nóng, chiên nướng hoặc thực phẩm ngọt chứa nhiều đường sẽ không có lợi cho người bị viêm họng. Nói không với rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích. Không nên uống nhiều nước đá lạnh, nên uống nước ấm từ 2-3 lít mỗi ngày. Có thể áp dụng một số biện pháp điều trị bệnh viêm họng từ dân gian như mật ong, lá húng chanh, quất, chanh đào, lá hẹ, gừng, tỏi, cam thảo… Sử dụng mật ong hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả Chế độ sinh hoạt: Súc miệng với nước muối loãng thường xuyên. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ ít nhất mỗi ngày 2 lần và sau các bữa ăn. Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ họng và lòng bàn chân. Vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ hàng ngày. Hàng ngày hoạt động thể chất với những bài tập thể dục phù hợp với thể trạng để nâng cao sức khỏe. Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong phòng giúp người bệnh có đủ độ ẩm cần thiết. Cách phòng ngừa bệnh viêm họng Không nên tắm nước lạnh và nên tắm trước 9h tối. Rửa tay sạch sẽ thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn trước mỗi bữa ăn và sau khi đi vệ sinh. Tránh khói thuốc lá khi tiếp xúc với người hút thuốc lá. Hạn chế bia rượu. Tập thói quen đeo khẩu trang khi ra đường. Vệ sinh nhà cửa thường xuyên và giặt sạch chăn ga gối liên tục. Trồng thêm cây xanh trong không gian sống để lọc sạch không khí. Tuyệt đối không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đang bị viêm họng như: Bát, đũa, thìa, đĩa,… Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm họng kèm theo đau tai đau đầu mà viemduonghohap.vn đã tổng hợp. Lời khuyên của chúng tôi giành cho bạn là không nên chủ quan khi thấy triệu chứng viêm họng kéo đau tai, đau đầu. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị phì hợp. Không để bệnh diễn biến phức tạp gây ra hậu quả không mong muốn. Chia sẻ0
Phân tích quan điểm: Viêm họng ăn kem nên hay không?
Viêm họng ăn kem – Nên hay không? Theo quan điểm từ xa xưa thường là: Khi bị viêm họng tuyệt đối không được ăn kem hay uống nước lạnh vì mọi người lo sợ bệnh sẽ nặng hơn và rất lâu khỏi. Tuy nhiên thực tế có phải vậy không? viêm họng nên hay không nên ăn kem? Để giải đáp đúng, mời các bạn cùng viemduonghohap.vn tìm kiểu kĩ hơn về vấn đề này để gạt bỏ mọi lo lắng của chúng ta từ xưa đến nay nhé. ➤ Xem bài viết chi tiết: Viêm họng – Tất cả thông tin Mục lụcKhi bị viêm họng có nên ăn kem hay uống nước lạnh?Kem và nước lạnh có khả năng chống viêmThời điểm nào viêm họng được ăn kem và uống nước lạnh?Một số phương pháp làm giảm triệu chứng viêm họngPhương pháp giảm đau từ nguyên liệu thiên nhiênCách chăm sóc, bảo vệ niêm mạc họngKhi nào cần gặp bác sĩHeviho – Giải pháp điều trị viêm họng từ viện Hàn Lâm Khi bị viêm họng có nên ăn kem hay uống nước lạnh? Viêm họng là tình trạng viêm xảy ra ở vùng niêm mạc hầu họng dưới tác động của các tác nhân gây hại như vi khuẩn hoặc virus. Viêm họng do virus chiếm đến 80% còn lại 20% là do vi khuẩn, nấm hoặc các tác nhân khác từ môi trường. (☛ Tìm hiểu kỹ: Nguyên nhân gây viêm họng) Thông thường viêm họng có thể tự khỏi sau 3-5 ngày tùy thuộc cơ địa và nguyên nhân gây bệnh vì vậy việc ăn kem hay uống nước đá lạnh không làm bệnh lý này kéo dài hơn. Kem và nước lạnh có khả năng chống viêm Nhiều bác sĩ trên thế giới khuyên nên uống nước lạnh hoặc ăn kem giúp giảm viêm họng vì lúc này kem có thể khiến người bệnh thoải mái hơn và giảm sưng họng tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời chứ không thể áp dụng cách này điều trị viêm họng lâu dài, bỏi lẽ bản chất của triệu chứng viêm sưng là do máu dồn đến khu vục đó khiến chúng nóng lên và tấy đỏ, mạch máu lúc này giãn nở khiến người bệnh có cảm giác đau nhức. Khi trên cơ thể xuất hiện hiện tượng viêm tấy đỏ mọi người thường sử dụng đá lạnh chườm giúp giảm sưng nhanh chóng giúp các mạch máu co lại. Thời điểm nào viêm họng được ăn kem và uống nước lạnh? Tuy nhiên lời khuyên khi đang bị viêm họng chỉ nên ăn kem hoặc uống nước lạnh ở nhiệt độ lạnh vừa phải chứ không nên sử dụng khi chúng quá lạnh sẽ dễ gây phản tác dụng do nóng lạnh đột ngột có thể làm tổn thương niêm mạc họng nặng nề hơn. Hơn nữa chỉ nên áp dụng cách này khi bạn cảm thấy cổ họng viêm sưng và khó chịu rất nhiều bởi đây chỉ là giải pháp tạm thời. Không nên lạm dụng ăn quá nhiều kem khi bị viêm họng vì kem có thể khiến cơ thể bị mất nước, lúc này bạn cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó bạn cần nhớ rằng kem hoặc nước lạnh bạn uống phải được đảm bảo sạch sẽ vì nếu mua chúng ở nơi không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể khiến vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào hầu họng gây nên tình trạng viêm họng nặng lâu ngày không khỏi. Viêm họng nên ăn kem tùy theo thời điểm Lời khuyên nên ăn kem hay uống nước lạnh khi bị viêm họng được đưa ra phụ thuộc vào kinh nghiệm bản thân, tùy thể trạng của người bệnh hoặc tùy quan điểm khác nhau từ mỗi bác sĩ. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp giảm viêm, tiêu sưng tạm thời, người bệnh không nên lạm dụng tránh để bệnh viêm họng trở nên nặng hơn Một số phương pháp làm giảm triệu chứng viêm họng Phương pháp giảm đau từ nguyên liệu thiên nhiên Mật ong: Dân gian xưa đến nay lưu truyền bài thuốc sử dụng mật ong trị viêm họng rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể ngậm trực tiếp một chút mật ong trong miệng hoặc pha mật ong với một ly nước nóng rồi uống từ từ. Mỗi ngày lặp lại từ 2-3 lần giúp đẩy lùi nhanh triệu chứng viêm họng sau 5-7 ngày sử dụng. Lưu ý không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. (☛ Xem chi tiết hơn về cách sử dụng trong bài: Mật ong giúp trị viêm họng hiệu quả) Gừng hoặc tỏi tươi: Gừng và tỏi mang tính nóng ấm có công dụng rất hiệu quả trong việc điều trị triệu chứng viêm họng. Rất đơn giản bạn có thể ngậm trực tiếp 1 lát gừng hoặc 1-2 tép tỏi trong miệng từ 10-15 phút cho đến khi thấy vùng họng nóng ấm sau đó nhai và nuốt từ từ, mỗi ngày lặp lại 2 lần. nếu không áp dụng được cách này có thể ngâm gừng hoặc tỏi bóc vỏ vào mật ong sau khoảng 2 giờ đồng hồ có thể ngậm hoặc pha với nước ấm uống trực tiếp mỗi ngày 1-2 lần. Chanh tươi: Chanh có tính kháng khuẩn ca sẽ giúp làm sạch vùng miệng họng và tống dịch đờm nhầy ra khỏi niêm mạc họng nhanh chóng. Bạn có thể uống 1-2 ly nước chanh mỗi ngày hoặc rửa sạch trái chanh tươi, thái lát mỏng, loại bỏ hạt sau đó thêm vài hạt muối và ngậm trực tiếp miếng chang trong miệng từ 10-15 phút sau đó nhai và nuốt từ từ. giữ nguyên cả vỏ chanh vì trong vỏ chanh chứa một lượng tinh dầu giúp giảm viêm họng nhanh chóng.(☛ Xem chi tiết: Sử dụng chanh và muối đánh bay viêm họng) Uống trà nóng: Trà nóng giúp giảm viêm, tiêu sưng hiệu quả. Còn gì tuyệt vời hơn khi mỗi sáng thức dậy bạn thưởng thức một ly trà nóng vừa giúp điều trị viêm họng vừa có tinh thần thoải mái cho một ngày dài làm việc. Bạn có thể lựa chọn loại trà theo sở thích như: Trà đào, trà hoa hồng, trà hoa cúc, trà xanh sau đó thêm vào ly một chút mật ong, một lát chanh tươi hoặc gừng tùy thích và uống từ từ. Lưu ý không nên uống trà vào buổi tối nếu bạn bị mất ngủ. Viêm họng nên uống trà nóng mỗi ngày Cách chăm sóc, bảo vệ niêm mạc họng Bên cạnh việc áp dụng những phương pháp thiên nhiên điều trị viêm họng bạn cũng nên lưu ý một số cách chăm sóc tại nhà giúp triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh hơn: Thường xuyên súc miệng với nước muối loãng mỗi ngày 3-4 lần. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đáng răng buổi sáng, buổi tối và sau khi ăn. Nói không với bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích. Để cơ thể được nghỉ ngơi nhiều hơn. Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm cho không gian sống. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và đặc biệt là giặt sạch chăn ga gối. Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Trông thêm cây xanh trong nhà giúp lọc sạch không khí. Khi nào cần gặp bác sĩ Viêm họng không phải bệnh lý nguy hiểm và nhiều trường hợp có thể tự khỏi sau 3-5 ngày tuy nhiên bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy tình trạng bệnh kéo dài trên 7 ngày ngay cả việc áp dụng liệu pháp thiên nhiên cũng không thuyên giảm hơn nữa còn kèm theo những cơn ho có đờm kéo dài liên tục, sốt hoặc ù tai. Lúc này người bệnh nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời giúp bệnh khỏi dứt điểm và không tái phát bởi nếu để lâu bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn cấp tính sang giai đoạn mãn tính rất khó để điều trị. ☛ Xem thêm: Viêm họng mãn tính là gì? Heviho – Giải pháp điều trị viêm họng từ viện Hàn Lâm Mới đây, các nhà khoa học của viện INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chiết xuất thành công hoạt chất S3-ELEBOSIN – hoạt chất được cấp bằng sáng chế về khả năng chống viêm và ứng dụng trong sản phẩm Heviho. Viên uống Heviho là giải pháp an toàn và hiệu quả cho các trường hợp viêm họng cấp và mạn, giúp nhanh chóng giảm đau rát, tái tạo niêm mạc họng hiệu quả. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY Viêm họng là một bệnh lý thường xuyên tái phát vì vậy cần được tư vấn kỹ lưỡng tránh tình trạng tái phát. Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Chia sẻ0
Viêm họng nên ăn hoa quả gì? Top trái cây nên dùng
Top những loại trái cây nên ăn khi bị viêm họng Viêm họng là bệnh lý phổ biến trong các chứng bệnh về đường hô hấp. Lúc này người bệnh có thể gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng khó chịu như ho, đau rát họng, sưng tấy, khàn tiếng,…. do nhiều nguyên nhân gây ra. Ngoài việc điều trị bằng thuốc người bệnh có thể sử dụng những loại hoa quả dưới đây để giúp tăng cường sức khỏe cũng như hỗ trợ việc điều trị viêm họng đạt hiệu quả. Cùng viemduonghohap.vn tìm hiểu xem những loại trái cây nào có thể giảm nhanh triệu chứng viêm họng. ☛ Xem bài viết chi tiết: Viêm họng – Tất cả thông tin cần biết Mục lụcTop 9 loại hoa quả nên ăn khi bị viêm họng1- Chanh tươi đứng top đầu trị viêm họng hiệu quả2- Cam3- Trái lê trị viêm họng hiệu quả4 – Dâu tây5 – Quất6 – Khế7 – Táo8 – Việt quất9 – DứaMột số thực phẩm nên dùng khi bị viêm họngNhững lưu ý khi đang bị viêm họngHeviho giải pháp cho người viêm họng đến từ Viện Hàn Lâm Top 9 loại hoa quả nên ăn khi bị viêm họng Viêm họng thường mang đến những triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh. Để giảm nhanh những triệu chứng đó bạn có thể lựa chọn những loại trái cây chứa nhiều nước và đặc biệt là chứa hàm lượng lớn vitamin C. Điều này giúp làm dịu vùng niêm mạc họng đang bị tổn thương rất nhanh chóng. hãy áp dụng ngay từ hôm nay bạn nhé. 1- Chanh tươi đứng top đầu trị viêm họng hiệu quả Chanh tươi là loại trái cây đứng đầu trong top những loại hoa quả nên dùng khi vị viêm họng do chanh tươi chứa hàm lượng lớn vitamin C giúp đẩy lùi nhanh chóng những triệu chứng khso chịu như ho, đau rát họng, khàn giọng, mất tiếng. Cách 1 – Sử dụng chanh và muối: Dùng một trái chanh tươi đem rửa sạch rồi thái lát mỏng, loại bỏ hạt sau đó ngậm trực tiếp lát chanh trong miệng cùng một chút muối hạt, sau nhó nhai nuốt từ từ giúp làm dịu cổ họng nhanh chóng. Cách 2 – Ngâm chanh với mật ong: Chuẩn bị 0,5kg chanh đào tươi đem rửa sạch, đợi ráo hết nước rồi thái lát mỏng, loại bỏ toàn bộ phần hạt. xếp chanh đào vào lọ thủy tinh, mỗi một lớp chanh xếp đan xen một lớp đường phèn. Đến khi chanh đầy lọ thì đổ mật ong vào sao cho ngập mặt chanh và đường sau đó đậy kín nắp lọ. bảo quản nơi khô thoáng và sử dụng sau 2 tuần. Mỗi lần ngậm trực tiếp một chút hôn hợp trong miệng rồi nuốt từ từ hoặc pha 2-3 thìa cafe hỗn hợp với một lý nước nóng rồi uống. lặp lại 1-2 lần mỗi ngày sau 5-7 ngày sẽ thấy triệu chứng viêm họng giảm hẳn. 2- Cam Cam là loại trái cây chứa nhiều vitamin C giúp hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả, hơn nữa cam chứa nhiều dưỡng chất rất bổ cho người đang ốm hoặc cơ thể mệt mỏi. Cách 1 – Uống nước cam tươi mỗi ngày Bạn có thể pha cam tươi với nước nóng, thêm một chút đường vừa miệng rồi uống ngay sau khi pha, mỗi ngày sử dụng 1-2 ly nước cam tươi. Cách 2 – Sử dụng trái cam nướng Cam tươi đem rửa sạch rồi thái lát mỏng sau đó cho lên bếp nướng đến khi xém 2 mặt là được. thêm một chút muối hạt vào lát cam trong quá trình nướng. sau đó thả lát cam nướng vào một ly nước nóng, thêm một chút mật ong, khuấy đều rồi uống từ từ sau đó ăn cả lát cam. Hoặc bạn có thể ăn trực tiếp lát cam nướng mà không cần thêm vào ly nước nóng. 3- Trái lê trị viêm họng hiệu quả Trái lê rất tốt cho người bị viêm họng Theo Đông y trái lê có tính hàn, vị ngọt thanh có công dụng trị ho, tiêu đờm rất hiệu quả. Cách làm: Chuẩn bị 1 trái lê tươi đem rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ, loại bỏ phần hạt sau đó thái hạt lựu. Đem lê cho vào 1 chiếc bát rồi thêm đường phèn rồi đem hấp cách thủy từ 10-15 phút. Người bị viêm họng uống trực tiếp nước này khi còn nóng ấm. mỗi ngày sử dụng 2-3 lần giúp loại bỏ nhanh triệu chứng viêm họng. 4 – Dâu tây Dâu tây là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng mà rất nhiều người yêu thích, bên cạnh đó dâu tây còn chứa nhiều vitamin C rất tốt cho những ai đang bị viêm họng. Bạn hãy ăn dâu tây mỗi ngày với một lượng vừa đủ tránh làm hại dạ dày nếu hấp thu lượng lớn vitamin C mỗi ngày. Hoặc bạn có thể uống nước ép dâu tây mỗi ngày 1-2 ly để trị viêm họng nhanh chóng 5 – Quất Trái quất hay còn được gọi là trái tắc có công dụng giảm viêm họng vô cùng hiệu quả do quất chứa nhiều Vitamin C, sắt, pectin, đồng và fortunelin. Hơn nữa vỏ của trái quất còn chứa một hàm lượng lớn tinh dầu giúp đánh bay nhanh chóng triệu chứng viêm họng. Cách 1 – Uống nước quất tươi Mỗi ngày bạn có thể uống 1-2 ly nước quất tươi, cách pha giống như nước cam và nước chanh. Lưu ý nên pha với nước nóng ấm giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Cách 2 – Quất hấp mật ong chuẩn bị 4-5 trái quất tươi đem rửa sạch, thái lát mỏng và loại bỏ hạt. Cho quất vào chén nhỏ sau đó thêm mật ong và một chút đường phèn đem hấp cách thủy trong nồi cơm điện cho đến khi chín nhừ. Mang ra sử dụng khi hỗn hợp còn nóng ấm, uống hết phần nước quất trước khi ăn cơm. Sau khi ăn cơm thfi nhai nốt phần miếng quất, nhai hết cả vỏ. Mỗi ngày có teher áp dụng 2 lần sau khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả rất tốt. 6 – Khế Dân gian lưu truyền cây khế có nhiều tác dụng chữa bệnh từ trái khế, lá khế, hoa khế đều có những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Trái khế chứa nhiều vitamin C giúp cải thiện tình trạng viêm họng rất hiệu quả. Nhờ khả năng kháng khuẩn sẽ giúp làm sạch vùng niêm mạc họng đang bị viêm. Cách làm rất đơn giản bạn chuẩn bị khoảng 500 gram khế chua sau đó rửa sạch. lau khô nước rồi cho vào máy ép lấy nước cốt. Sau đó thêm vào đó một chút muối hoặc đường phèn, khuấy đều và uống từ từ. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng một ly nước ép khế và chia đều ra uống cả ngày, tránh tình trạng dư thừa vitamin C có thể gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. 7 – Táo Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trái táo giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ phổi của bạn khỏi những tổn thương rất hiệu quả và những người ăn nhiều táo rất ít khi bị ho hoặc hen suyễn. Bên cạnh đó vỏ táo còn có khả năng giảm viêm và miễn dịch rất tốt. Tuy nhiên trước khi ăn táo cả vỏ bạn nên rửa thật sạch và ngâm kĩ chúng với nước muối loãng để đảm bảo an toàn nhé. bạn có thể xay rao thành sinh tố, ép lấy nước hoặc ăn trực tiếp giúp những con ho và triệu chứng khó chịu do viêm họng gây ra nhanh chóng biến mất. Nên ăn trái táo khi đang bị viêm họng 8 – Việt quất Quả việt quất chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: VitaminC, vitaminE, vitaminK, vitamin B2, B6 chất chống oxy hóa, những hoạt chất này vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa giúp đẩy lùi triệu chứng viêm họng một cách nhanh chóng. Bạn có thể ăn trực tiếp trái việt quất tươi hoặc ép lấy nước uống 1-2 ly hàng ngày để điều trị viêm họng hiệu quả. 9 – Dứa Thành phần của trái dứa chứa nhiều enzyme Bromelain có khả năng chống viêm, làm sạch dịch nhầy ở vùng niêm mạc họng nhanh chóng. Mỗi ngày bạn hãy uống 1-2 ly nước ép dứa vừa giúp tốt cho tiêu hóa, làm đẹp da và tống dịch nhầy ra khỏi cổ họng, giảm nhanh hiện tượng ho và viêm họng. Một số thực phẩm nên dùng khi bị viêm họng Bên cạnh những loại hoa quả tốt cho người bị viêm họng bạn cũng có thể bổ sung thêm những thực phẩm dưới đây giúp hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả hơn như: Mật ong ☛ Xem thêm: Chữa viêm họng từ mật ong hiệu quả Sử dụng tỏi hoặc gừng tươi. Thực phẩm chứa nhiều kẽm. Thực phẩm kháng viêm: Dầu oliu, bắp cải, rau xanh, hạnh nhân, anh đào,… Thức ăn mềm, dễ nuốt. Các loại rau củ quả luộc. Cháo, soup gà, các loại soup mềm. Các loại canh có tính mát. Uống trà nóng mỗi ngày Những lưu ý khi đang bị viêm họng Bên cạnh việc sử dụng trái cây giúp điều trị viêm họng người bệnh nên lưu ý một số vấn đề dưới đây giúp bệnh nhanh khỏi: Không nên uống nước đá hoặc sử dụng thực phẩm lạnh. Nói không với rượu, bia và thuốc lá khi đang bị viêm họng. Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ họng và lòng bàn chân. Không nên ăn thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm chứa nhiều đường. Không nên tắm sau 21h và sau khi tắm nên giữ ấm cơ thể ngay đặc biệt tránh không ngồi trực tiếp dưới gió quạt hoặc gió điều hòa. Sử dụng thêm máy tạo ẩm trong không gian sống giúp người bị viêm họng dễ chịu hơn. Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa đặc biệt là chăn ga gối để tránh hít phải bụi bẩn khiến tình trạng viêm họng kéo dài. không tự ý mua thuốc kháng sinh về dùng khi không có chỉ định của bác sĩ. Súc miệng với nước muối loãng mỗi ngày và vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ. Luyện tập thể chất mỗi ngày để nâng cao sức khỏe cho cơ thể. ☛ Có thể bạn quan tâm: Chữa viêm họng mãn tính từ Đông y Heviho giải pháp cho người viêm họng đến từ Viện Hàn Lâm Heviho là sản phẩm được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, giúp giảm ho, long đờm hiệu quả. Sản phẩm nguồn gốc hoàn toàn thảo dược nên lành tính và có thể sử dụng lâu dài, rất thích hợp cho người bị viêm họng mạn tính, ho đờm lâu ngày. Tại sao nên sử dụng Heviho khi bị viêm họng? Sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chứa S3-ELEBOSIN – hoạt chất được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855) Chiết xuất từ thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ mà vẫn mang lại hiệu quả nhanh chóng sau 3-5 ngày Heviho có 2 dạng bào chế phù hợp cho mọi lứa tuổi: viên uống Heviho cho người lớn, Siro Heviho dành cho trẻ nhỏ BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng viên uống Heviho và siro Heviho CLICK VÀO ĐÂY để được giao tận nhà Siro Heviho hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Trên đây là top những loại hoa quả nên dùng khi đang bị viêm họng do thành phần của chúng chứa nhiều vitamin C sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh viêm họng nhanh chóng mà viemduonghohap.vn đã tổng hợp lại. Chúc các bạn áp dụng thành công để sớm khỏi bệnh. Chia sẻ0
Viêm họng hạt mãn tính quá phát - con đường của ung thư
Bệnh viêm họng mãn tính gây ra những triệu chứng dai dẳng, khó chịu cho người bệnh và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Rất nhiều người mắc bệnh viêm họng mãn tính có những triệu chứng dai dẳng và lo lắng không biết bệnh viêm họng mãn tính quá phát liệu có gây ra ung thư không? Trong bài viết dưới đây viemduonghohap.vn sẽ gửi tới cho các bạn những thông tin về bệnh viêm họng mãn tính quá phát và những biến chứng nguy hiểm của nó nhé. Viêm họng hạt mãn tính quá phát Tìm hiểu về viêm họng hạt mãn tính quá phát. Viêm họng hạt mãn tính quá phát là một thể của viêm họng mãn tính và còn được gọi cái tên khác là viêm họng mãn tính quá phát. Viêm họng quá phát mãn tính là tình trạng niêm mạc họng đỏ và dày lên, các tổ chức bạch huyết ở thành sau họng liên tục phát triển dần dần chúng to và dày lên quá phát thành từng đám màu hồng hoặc đỏ, kích thước to nhỏ. Đôi khi từng đám màu hồng, đỏ đó tập trung thành dãy gồ lên phía sau và dọc theo trụ amidan. Viêm họng mãn tính quá phát được chia thành các dạng: Thể xung huyết: vùng niêm mạc họng bắt đầu đỏ dần lên, người bệnh hầu như chưa có triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Thể xuất tiết: vùng họng xuất hiện một vài chấm đỏ li ti kèm theo đó là tình trạng tăng tiết đờm loãng, gây cảm giác nuốt đau, khó chịu. Thể quá phát: vùng họng sưng to và phì đại, lúc này triệu chứng toàn thân biểu hiện rầm rộ. Thể teo: các tổ chức lympho bị xơ hóa và teo nhỏ dần, triệu chứng đau, rát vùng họng giảm đi nhanh chóng. Nguyên nhân của viêm họng hạt mãn tính quá phát. Các tổ chức bạch huyết sưng đỏ tấy lên, chúng trở nên nhạy cảm yếu ớt ngày càng dễ viêm nhiễm hơn. Khi này các tổ chức bạch huyết không được điều trị kịp thời, chúng sẽ không có khả năng chống lại vi khuẩn, virus. Chính điều này sẽ tạo điều kiện cho chúng phát triển mạnh hơn, cổ họng sẽ viêm nhiễm nặng và trở thành ổ nhiễm trùng. Các lympho trong niêm mạc cổ họng phải làm việc liên tục nhằm tiêu diệt các vi khuẩn tấn công cổ họng Viêm mũi dị ứng, khối u vùng mũi: Dịch xuất tiết sẽ khiến cho không khí không được lưu thông tốt, người bệnh bắt buộc phải dùng miệng để thở. Tại đây không có tổ chức lông mao che phủ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm họng. Do lối sống: Lối sống không lành mạnh khiến sức đề kháng giảm sút như: Uống rượu bia, hút thuốc lá… làm giảm sức đề kháng ở vùng niêm mạc họng, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Do môi trường ô nhiễm: Bụi bẩn, khói bụi ngoài môi trường khiến bệnh viêm họng mãn tính gia tăng. Những dấu hiệu của viêm họng hạt mãn tính quá phát. Như đã biết, bệnh viêm họng mãn tính quá phát là một thể của viêm họng hạt mãn tính, chính vì vậy, chúng ta có thể dựa vào các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt để nhận biết viêm họng mãn tính quá phát. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết không thể bỏ qua: Khi soi gương mắt thường cũng có thể nhìn thấy bên trong họng xuất hiện những đốm có màu đỏ hoặc hồng, nổi những hạt to nhỏ như hạt đỗ, hoặc đầu tăm ở vùng niêm mạc họng. Cổ họng ngứa, vướng họng, khi nuốt cảm thấy khó khăn, phải thường xuyên khạc nhổ để giảm bớt tình trạng vướng mắc khó chịu ở cổ. Họng khô rát, đau vướng khi nuốt thức ăn, xuất hiện những cơn ho vào đêm và sáng sớm: Ho khan, ho có đờm nhầy. Người sốt nóng, sốt rét kèm theo đauđầu, đau tai. Bệnh nhân đau họng, đau người, mệt mỏi, ăn uống ít. Những triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính quá phát để lâu sẽ khiến bệnh nhân mất tiếng, khó nói thành tiếng. Bệnh rất hay tái phát khi vào mùa lạnh hoặc bắt đầu giao mùa. Viêm họng hạt mãn tính quá phát có dẫn tới ung thư? Bệnh viêm họng mãn tính quá phát tuy bệnh khó chữa triệt để, nhưng không quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Bệnh chỉ nguy hiểm khi người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời, không được khám chữa theo phác đồ điều trị của bác sĩ khiến cho bệnh trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Viêm họng mãn tính quá phát không được điều trị đúng và kịp thời có thể gây áp xe thành họng, quanh amidan và gây viêm tấy cổ họng, để lâu hơn có thể gây nhiễm trùng họng. Viêm họng mãn tính quá phát có thể gây biến chứng như: Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi. Ngoài ra nó còn có thể lây lan xuống vùng dưới gây viêm khí quản, phế quản, thanh quản thậm chí gây viêm phổi. Để bệnh viêm họng mạn tính ủ bệnh quá lâu, viêm họng quá phát có thể gây viêm cầu thận, viêm màng tim, viêm khớp. Những dấu hiệu của viêm họng mãn tính quá phát là viêm họng kéo dài sẽ khiến cổ họng sưng to, ho có đờm có thể kèm theo máu. Khi những triệu chứng này của bệnh diễn ra chính là biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm họng mãn tính quá phát, đó là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng, cực kì nguy hiểm và có nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh. Biến chứng nguy hiểm trên chỉ xảy ra khi người bệnh chủ quan tạo điều kiện cho bệnh trở nặng và gây ra các biến chứng. Khi mắc viêm họng mãn tính quá phát người bệnh điều trị chưa đến nơi đến chốn, điều trị bệnh giữa chừng, không khỏi sẽ làm tăng nguy cơ chuyển thành ung thư. Tuy nhiên, bệnh ung thư còn phụ thuộc vào cơ địa và hệ thống miễn dịch của bệnh nhân. Trường hợp những bệnh nhân mắc hội chứng viêm mũi, viêm xoang, trào ngược dạ dày bệnh chuyển nặng có thể dẫn tới viêm phổi, viêm phế quản cấp bởi viêm họng mãn quá phát là tình trạng họng hình thành các tổ chức hạt, nhiều tổ chức lympho gây ra hội chứng áp xe, viêm tấy xung quanh vòm họng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây tổn thương tế bào, làm chúng tăng sinh mất kiểm soát gây ra ung thư. ➤ Xem thêm: Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm họng mãn tính quá phát là ung thư vòm họng Điều trị viêm họng hạt mãn tính quá phát. Dùng thuốc Tây y Bệnh viêm họng mãn tính quá phát khó điều trị tận gốc và rất dễ tái phát nếu không được điều trị kịp thời, đúng phác đồ điều trị, chính vì vậy, bệnh nhân trước khi dùng thuốc điều trị cần phải được thăm khám và kê đơn thuốc của bác sĩ. Sau khi dùng thuốc nếu triệu chứng của bệnh chưa thuyên giảm, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để để được khám lại và có phác đồ điều trị hợp lí hơn. Bác sĩ có thể chỉ định nhiều nhóm thuốc khác nhau, chủ yếu bao gồm một số loại dưới đây: Kháng sinh: Cephalexin, Cefuroxim, Azithromycin… Kháng viêm: Prednisolon, Methylprednisolon Giảm ho – long đờm: Acetylcystein, Terpin – codein ➤ Xem đầy đủ: Viêm họng mãn tính uống thuốc gì? Sử dụng phương pháp dân gian. Đối với bệnh viêm họng mãn tính quá phát điều trị bằng phương pháp dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị giúp giảm bớt những triệu chứng của bệnh chứ không có tác dụng điều trị thay thế biện pháp dùng thuốc. Bạn có thể sử dụng biện pháp dân gian song song với việc điều trị bằng thuốc để bệnh nhanh chóng được cải thiện. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tìm hiểu: Dùng mật ong: Tác dụng của mật ong với viêm họng mãn tính là do tính chất kháng viêm của mật ong giúp giảm đau vùng họng một cách nhanh chóng. Không những vậy, mật ong còn rất tốt cho cơ thể, nó là nguyên liệu hỗ trợ điều trị viêm họng vô cùng hiệu quả. Cách dùng mật ong: mật ong pha nước ấm, mật ong kêt hợp chanh pha nước, mật ong ngâm với quất, chanh… ➤ Chi tiết hơn về cách dùng mật ong xem tại bài: Chữa viêm họng mãn tính tại nhà bằng mật ong Dùng tỏi: Trong tỏi có chứa nhiều chất allicin, đây là một loại kháng sinh có nguồn gốc từ thiên nhiên, rất tốt cho sức khỏe. Cách dùng tỏi: Mỗi ngày nhai 1-2 tép tỏi sau bữa sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Dùng chanh: Chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, nâng cao tổng trạng. Khi kết hợp chanh với mật ong hoặc đường phèn giúp kháng viêm, giảm triệu chứng đau rát họng một cách nhanh chóng. Cách dùng chanh: Chanh ngâm mật ong, hoặc đường phèn, hoặc hấp cách thủy. Đem chắt nước uống ngày 3-4 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt Dùng gừng Tác dụng của gừng: giúp ấm đường ho hấp, giảm đau đặc biệt là vùng họng Cách dùng gừng: Có nhiều cách dùng gừng nhưng cách đơn giản nhất là dùng kết hợp với mật ong Heviho giải pháp cho bệnh viêm họng mãn tính quá phát Heviho được nghiên cứu bởi Viện hàn lâm khoa học & công nghệ Việt nam giúp bảo vệ niêm mạc họng ngăn cản sự tấn công của vi virus, vi khuẩn mang đến 3 tác động toàn diện cho người mắc Viêm họng mạn tính: Giúp nhanh giảm các triệu chứng ho, đau rát họng, đờm, vướng cộm cổ họng… Chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi niêm mạc họng sau khi sử dụng đủ liệu trình 2-3 tháng, ngăn tái phát hiệu quả. Sản phẩm dùng tốt cho những trường hợp: Người bị viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm họng cấp, viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính. Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày. Nếu banjc ó bất cứ thắc mắc hay lo lắng cần tư vấn về bệnh viêm họng mãnh tính quá phát hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY Chia sẻ0
Mẹo làm giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng
Cảm giác khó chịu ở cổ họng đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm cúm, cảm lạnh, viêm đau họng hay viêm amidan,…Để giảm nhanh triệu chứng này người bệnh có thể thực hiện những mẹo làm giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng dưới đây bằng những nguyên liệu rất dễ kiếm có ngay trong nhà hoặc trong căn bếp nhỏ của bạn. Nội dung chính trong bàiNguyên nhân dẫn đến cảm giác khó chịu ở cổ họngNhững triệu chứng liên quan khi có cảm giác cổ họng khó chịu10++ Mẹo làm giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng1. Dùng mật ong2. Uống nhiều nước ấm3. Bột nghệ4. Cam thảo5. Trái quất6. Củ cải trắng7. Lá khế8. Chanh đào9. Uống trà nóng10. Rau diếp cá cùng nước cháo loãng và đường11. Gừng tươi12. Kẹo bạc hà13. Bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể Nguyên nhân dẫn đến cảm giác khó chịu ở cổ họng Cảm lạnh, cảm cúm. Viêm đau họng. Viêm amidan. Trào ngược dạ dày, thực quản. Hen suyễn. Khối u ở thực quản ( Ung thư thực quản) Viêm họng hạt Dị ứng. Có dị vật trong cổ họng. Bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang Những triệu chứng liên quan khi có cảm giác cổ họng khó chịu Đau rát họng. Ngứa họng. Họng khô. Sưng đau họng. Ho khan hoặc ho có đờm. Dịch nhầy ứ đọng trong niêm mạc họng 10++ Mẹo làm giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng 1. Dùng mật ong Mật ong xưa đến nay được xem như một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên và có khả năng kháng khuẩn cao nên sẽ giúp làm sạch và làm dịu vùng cổ họng rất nhanh chóng và hiệu quả. Bạn có thể ngậm trực tiếp mật ong nguyên chất trong miệng rồi nuốt từ từ để mật ong dễ dàng ngấm qua niêm mạc họng. Mỗi ngày ngậm từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 1 thìa cafe mật ong là đủ. Cũng có thể hòa một chút mật ong vào một ly nước ấm và từ từ uống từng ngụm nhỏ. ★ Xem thêm: Cách chữa ho đau họng bằng mật ong 2. Uống nhiều nước ấm Việc uống nhiều nước không những tốt cho những người đang bị cảm giác cổ họng khó chịu mà còn rất tốt cho cơ thể. Dịch nhầy hoặc đởm khi tích tụ ở cổ họng sẽ gây ra cảm giác khó chịu ở cổ họng cho người bệnh. Để giảm nhanh tình trạng này các chuyên gia khuyên bạn nên uống từ 2-2,5 lít nước ấm mỗi ngày để làm loãng dịch nhầy và dẫn lưu dich ra bên ngoài nhanh chóng. Hơn nữa khi các cơ quan trong cơ thể bị viêm nhiễm hay đang mắc chứng bệnh khác thì cơ thể thường có xu hướng mất nước nhiều hơn đặc biệt nếu bạn bị sốt do viêm nhiễm. Vì vậy việc bổ sung đủ nước cho cơ thể là điều thiết yếu. Nếu bạn bị đắng miệng có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước trái cây hoặc sữa các loại. 3. Bột nghệ Nghệ có chứa thành phần chính là hoạt chất curcumin có công dụng kháng khuẩn và chống viêm rất mạnh giúp loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn gây nên sự khó chịu ở cổ họng. Nghệ giúp làm lành nhanh các tổn thương tại vùng niêm mạc họng. Sử dụng 2 thìa bột nghệ và 2 thìa mật ong đem trộn đều với nhau rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh sử dụng trong ngày. Mỗi ngày ngậm từ 2-3 lần sẽ làm dịu nhanh chóng vùng cổ họng đang bị khó chịu của bạn. Áp dụng từ 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả. Những ai đang bị bệnh về dạ dày nên sử dụng phương pháp này giúp điều trị bệnh rất tốt. 4. Cam thảo Cam thảo là một vị thuốc bắc có tính ngọt mát, vị ngọt rất thanh có công dụng làm dịu cổ họng hiệu quả. Ngậm 1 miếng cam thảo trong miêng từ 15-20 phút cho tinh chất từ cam thảo ngấm đều vào vùng cổ họng giúp cổ họng giảm nhanh triệu chứng khó chịu. Mỗi ngày ngậm 2-3 lần sau 5-7 ngày sẽ khỏi. 5. Trái quất Trái quất tươi hay còn được gọi là trái tắc giúp đánh bay cảm giác khó chịu ở cổ họng nhanh chóng với cách làm cũng khá đơn giản. Chuẩn bị vài trái quất tươi đem rửa sạch rồi lau khô sau đó thái lát mỏng, loại bỏ phần hạt rồi cho vào một chén nhỏ, thêm vào đó một chút mật ong và cho vào nồi cơm hấp chín. Trước khi ăn cơm uống hết phần nước quất mật ong còn miếng quất bạn hãy nhai kĩ rồi nuốt từ từ để làm dịu cổ họng. Thực hiện đều đặn bạn sẽ thấy kết quả sau vài ngày. 6. Củ cải trắng Củ cái trắng có công dụng rất tốt trong việc điều trị triệu chứng ho, giúp long đờm hiệu quả. Rất đơn giản chỉ cần mỗi ngày bạn sử dụng đều đặn 2 lý nước ép củ cải tươi sau 3-5 ngày bạn sẽ thấy rất dễ chịu ở vùng cổ họng. 7. Lá khế Lá khế có tính mát, vị chua giúp điều trị khô rát họng, đau họng kèm theo những triệu chứng khó chịu ở cổ họng khác. Dùng 0,5kg lá khế tươi đem rửa sạch rồi ép lấy phần nước trong dùng uống hàng ngày mỗi ngày 2 lần. Có thể thêm vào một chút muối hoặc đường phèn nếu bạn không dùng được đồ chua. 8. Chanh đào Chanh đào luôn là sự lựa chọn hoàn hảo khi muốn điều trị bệnh về họng do có hiệu quả rất tốt, an toàn lành tính. Nếu sử dụng đều đặn có thể chữa được tận gốc. Chuẩn bị 1kg chanh đào tươi đem rửa sạch và để ráo hết nước sau đó đem thái lát mỏng. Chuẩn bị 1 lọ thủy tinh có nắp kín và đường phèn. Xếp từng lớp chanh đào đan xem với đường phèn cho đến khi đầy lọ thì dùng mật ong đổ ngập mặt chanh và đường. Đậy kín nắp lọ bảo quản nơi khô thoáng sau khoảng 2 tuần là có thể sử dụng được. Mỗi ngày ngậm 1-2 thìa siro chanh đào mật ong hoặc pha cùng với nước nóng ấm dùng đường uống sẽ đẩy lùi nhanh chóng cảm giác khó chịu ở cổ họng của bạn. 9. Uống trà nóng Thưởng thức 1 ly trà nóng vào mỗi buổi sáng không những giúp bạn tỉnh táo để có cả ngày làm việc hiệu quả mà còn giúp vùng cổ họng được làm dịu rất nhanh chóng. Pha 1 ly trà nóng tùy theo sở thích của bạn có thể là trà xanh, trà hoa cúc, trà nhài, trà đào,….kèm theo một chút mật ong, một lát chanh tươi hoặc gừng tươi thái mỏng rồi từ từ uống từng ngụm nhỏ. Nếu bạn hay bị mất ngủ thì không nên uống trà vào buổi tối nhé. 10. Rau diếp cá cùng nước cháo loãng và đường Cách này không những làm mát cơ thể cực tốt mà còn giúp đánh bay cảm giác khó chịu ở cổ họng cho bạn. Chuẩn bị một nắm lá diếp cá tươi đem rửa sạch rồi xay nhuyễn, lọc lấy nước trong cho vào nồi đun sôi thật kĩ cùng với 1 ly nước cháo loãng và một chút đường phèn. Mỗi ngày người bị cổ họng khó chịu uống 3 lần. Sau 1 tuần sẽ thấy khỏi hẳn. 11. Gừng tươi Gừng tươi có tính nóng ấm, vị thơm không chỉ là một loại gia vị không thể thiếu trong những món ăn thuần Việt mà còn có khả năng giúp làm dịu vùng cổ họng khó chịu một cách nhanh chóng. Chuẩn bị vài củ gừng tươi đem rửa sạch rồi thái sợi mỏng. Cho vào lọ thủy tinh ngâm cùng với mật ong. Chỉ sau khoảng 2 giờ là có thể sử dụng được ngay. Ngậm trực tiếp hỗn hợp trong miệng để vùng niêm mạc họng được làm dịu nhanh chóng không còn cảm giác khó chịu cho người bệnh. Áp dụng đều đặn mỗi ngày sẽ thấy có kết quả. 12. Kẹo bạc hà Kẹo bạc hà có tính the mát nên rất phù hợp dùng để ngậm khi cổ họng đang gặp nhiều rắc rối dẫn đến cảm giác khó chịu. Hơn nữa bạc hà còn có khả năng làm thông các niêm mạc tiết dịch nhầy đặc biệt khi bạn bị nghẹt mũi. 13. Bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể Nên bổ sung thêm những loại đồ ăn mềm, dễ nuốt. Thực phẩm chứa nhiều Protein. Kẽm. VitaminD. Vitamin C và ăn nhiều những loại canh có tính mát. Ăn soup gà. Tuy rằng cảm giác khó chịu ở cổ họng không quá nguy hiểm nếu mới bị nhưng nếu đã áp dụng điều trị tại nhà với những mẹo nêu trên mà sau 7 ngày không khỏi người bệnh nên đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời không nên để bệnh ủ lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm không mong muốn. Đặc biệt khuyên người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ bởi điều này rất có hại cho sức khỏe. “Quỳnh Nguyễn tổng hợp” Chia sẻ0