Viêm họng do vi khuẩn! - Nhận biết và điều trị thế nào?
Viêm họng là bệnh lý về đường hô hấp ai cũng đã từng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Trong đó viêm họng do vi khuẩn thường nghiêm trọng hơn, diễn biến phức tạp và gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để nhận biết viêm họng do vi khuẩn? Bệnh nguy hiểm thế nào? Làm sao để điều trị và phòng ngừa? Bạn hãy dành ít phút để tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
☛ Tham khảo trước: Viêm họng – Bệnh hô hấp dễ tấn công nhất!
Mục lục
- Thế nào là viêm họng do vi khuẩn?
- Nhận biết viêm họng do vi khuẩn bằng cách nào?
- Viêm họng do vi khuẩn có nguy hiểm?
- Khi nào bệnh nhân cần thăm khám gấp?
- Chẩn đoán viêm họng do vi khuẩn thế nào?
- Phương pháp điều trị viêm họng do vi khuẩn
- Heviho – đẩy lùi triệu chứng viêm họng do vi khuẩn!
- Biện pháp phòng viêm họng do vi khuẩn
Thế nào là viêm họng do vi khuẩn?
Viêm họng do nhiễm khuẩn là tình trạng cổ họng đau rát, sưng do vi khuẩn gây ra. Trong đó, phổ biến nhất là viêm họng do nhóm liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus). Khi có điều kiện thuận lợi, chúng xâm nhập vào họng gây tình trạng nhiễm khuẩn ở amidan hoặc niêm mạc họng, gây ra những biểu hiện như đau họng, sốt, khó nuốt…
Viêm họng do vi khuẩn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường gặp hơn ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên 5 – 15 tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch kém.
Viêm họng do vi khuẩn có thể lây truyền rất nhanh từ người này sang người khác theo các con đường sau:
- Tiếp xúc gần với người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi.
- Dùng chung thức ăn, nước uống với người bệnh viêm họng do vi khuẩn.
- Chạm tay vào các đồ vật có liên cầu khuẩn như tay nắm cửa, mặt bàn… rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Bệnh viêm họng do nhiễm khuẩn thường nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng cổ họng do virus. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh diễn biến khó lường và có thể gây ra nhiều biến chứng có hại cho cơ thể.
Nhận biết viêm họng do vi khuẩn bằng cách nào?
Viêm họng do vi khuẩn là tình trạng phổ biến, bạn có thể nhận biết bằng những triệu chứng như sau:
- Xuất hiện đốm trắng bất thường: Liên cầu thường hình thành những đốm, vệt trắng bất thường trong họng và hai bên amidan. Chúng thường gây đau rát và ngứa ngáy vùng cổ họng, sưng amidan.
- Sốt: Bệnh nhân bị viêm họng do vi khuẩn thường sốt cao trên 38 độ C. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhân bị viêm họng không sốt hoặc sốt rất nhẹ.
- Sưng hạch cổ: Hạch bạch huyết ở cổ là nơi tập trung các tế bào bạch huyết, có chức năng tấn công và tiêu diệt các vi khuẩn, tác nhân có hại xâm nhập. Vì thế, khi xảy ra tình trạng nhiễm trùng, bệnh nhân có thể gặp tình trạng sưng đau hạch bạch huyết ở cổ.
- Đau họng: Đau họng là triệu chứng phổ biến nhất. Đau họng do vi khuẩn thường dữ dội và dai dẳng, khiến bệnh nhân rất khó chịu. Trong trường hợp nặng, đau họng do vi khuẩn còn có thể gây phản ứng đau họng đến mức chán ăn, buồn nôn, khó nuốt, ăn không ngon…
- Phát ban: Một số ít người bệnh bị viêm họng do vi khuẩn thường xuất hiện triệu chứng phát ban ở vùng cổ hoặc ngực và những vùng ít vận động của cơ thể. Khi sờ vào có thể thấy những hạt nhỏ li ti.
- Các triệu chứng khác: Ngoài ra, người bệnh viêm họng nhiễm khuẩn còn có thể gặp một số triệu chứng khác như: đau đầu, đau cơ và cứng cơ, khó thở, tờ gấp, nước tiểu sẫm màu sau một tuần Viêm họng. Với triệu chứng phát ban toàn thân và nước tiểu sẫm màu, bệnh nhân cần theo dõi, thăm khám sớm vì đây có thể là biến chứng nghiêm trọng khi bị viêm họng do liên cầu khuẩn.
Tuy nhiên, chỉ 2/3 bệnh nhân có xuất hiện đầy đủ các triệu chứng kể trên và rất khó để phân biệt viêm họng do vi khuẩn, virus hay các nguyên nhân khác. Do vậy, để biết chính xác viêm họng có phải do vi khuẩn hay không, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán phát hiện và thực hiện các xét nghiệm vi sinh.
☛ Tham khảo thêm: Phân biệt viêm họng do vi khuẩn và viêm họng virus
Viêm họng do vi khuẩn có nguy hiểm?
Mặc dù tỷ lệ viêm họng do nhiễm khuẩn chỉ chiếm 5 – 10 % tổng số trường hợp mắc viêm họng, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh thường nặng hơn so với các nguyên nhân khác. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác.
Vi khuẩn ở họng nếu không được kiểm soát bằng các thuốc kháng sinh có thể xâm nhập vào máu tới tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Tại đây, chúng tấn công các tổ chức trong cơ thể, gây nhiều bệnh lý như:
- Viêm, hoại tử mô: Vi khuẩn sinh sôi, phát triển, lây lan qua các mô tổn thương đến các hạch bạch huyết gây viêm và hoại tử mô.
- Nhiễm trùng: Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng tại các cơ quan lân cận như: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi… Nguy hiểm nhất là nguy cơ nhiễm khuẩn huyết đe dọa tính mạng người bệnh.
- Các biến chứng toàn thân: Nếu không được điều trị, viêm họng do vi khuẩn có thể gây biến chứng viêm cầu thận cấp, sốt thấp khớp dẫn tới đau khớp, viêm khớp, phát ban dưới da thậm chí làm ảnh hưởng đến van tim, gây bệnh thấp tim.
Tuy vậy, bạn không nên quá lo lắng, nếu được chăm sóc và trị liệu tốt, viêm họng có thể được kiểm soát nhanh sau vài ngày, các triệu chứng nhanh chóng biến mất và không tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm trên.
Khi nào bệnh nhân cần thăm khám gấp?
Viêm họng do vi khuẩn có thể gây hại nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của viêm họng do vi khuẩn, bệnh nhân không được chủ quan, nên đi thăm khám ngay để nhanh chóng kiểm soát triệu chứng của bệnh, hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nhanh gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, khi gặp các triệu chứng sau, bệnh nhân cần đi thăm khám gấp:
- Đau họng kèm sốt trên 38 độ C ở trẻ lớn hoặc sốt trên 48 tiếng.
- Đau họng không kiểm soát được bằng các biện pháp đang dùng.
- Khó thở hoặc khó nuốt, kể cả nuốt nước bọt.
- Sốt kèm đau khớp, thở gấp hay khó thở.
- Đau họng kèm phát ban.
- Nước tiểu đậm màu hơn 1 tuần sau khi đau họng.
- Đau họng kèm sưng hạch bạch huyết.
Chẩn đoán viêm họng do vi khuẩn thế nào?
Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm họng do vi khuẩn dựa trên có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
Với triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể quan sát các biểu hiện của bệnh kết hợp với hỏi bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán bệnh dựa trên các xét nghiệm cận lâm sàng:
- Xét nghiệm vi sinh: Bác sĩ sẽ lấy mẫu từ dịch cổ họng giúp xác định sự có mặt của vi khuẩn gây bệnh.
- Xét nghiệm kháng nguyên: Xét nghiệm này được thực hiện khi kết quả lấy mẫu dịch họng không đáp ứng được yêu cầu của bác sĩ.
Phương pháp điều trị viêm họng do vi khuẩn
Với nguyên nhân vi khuẩn, biện pháp điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với điều trị triệu chứng và các biện pháp chăm sóc tại nhà.
Sử dụng thuốc
Các loại thuốc điều trị viêm họng do vi khuẩn được kê đơn bao gồm:
Nhóm thuốc kháng sinh
Nếu được chẩn đoán mắc bệnh viêm họng do vi khuẩn, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh 7 – 10 ngày. Nhóm thuốc kháng sinh giúp ngăn ngừa sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn, phòng ngừa các biến chứng xảy ra.
Thuốc có thể được dùng ở dạng viên uống hoặc thuốc tiêm. Một số nhóm kháng sinh thường được dùng là:
- Nhóm thuốc Beta – lactam: Penicillin, Amoxiciilin, Cefuroxim, Ceftriaxon…
- Nhóm thuốc Macrolid: Erythromycin, clarithromycin, azithromycin…
Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt
Với người bệnh có triệu chứng đau họng, sốt, khó nuốt do viêm họng, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc giảm đau hạ sốt như: Paracetamol, aspirin…
Nhóm thuốc chống viêm
Nhóm thuốc chống viêm có tác dụng ức chế phản ứng viêm, nhờ đó giúp làm giảm các triệu chứng như sưng, nóng, đỏ, đau do viêm họng gây ra.
Có hai nhóm thuốc chống viêm được sử dụng hiện nay:
- Nhóm thuốc chống viêm Corticoid: Prednisolon, Dexamethason, Betamethason… được sử dụng trong điều trị viêm họng nặng, phản ứng viêm nặng.
- Nhóm thuốc chống viêm NSAIDs: Ibuprofen, Diclophenac, Aspirin… dùng để làm giảm các phản ứng viêm ở mức độ nhẹ hơn.
Dung dịch sát khuẩn họng miệng
Các dung dịch sát khuẩn họng miệng thường chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm, gây tê cục bộ. Chúng có tác dụng làm giảm đau, dịu họng và tiêu diệt các vi khuẩn có trong hầu, họng, miệng. Nhờ đó, các dung dịch này hỗ trợ việc điều trị viêm họng do vi khuẩn hiệu quả hơn.
Các thuốc khác
Tùy vào các triệu chứng khác của bệnh nhân như ho, sổ mũi… bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc phù hợp để làm giảm các triệu chứng đi kèm này.
☛ Chi tiết đọc tại bài: Viêm đau họng uống thuốc gì?
Chăm sóc tại nhà
Song song với việc sử dụng thuốc trị viêm họng, bệnh nhân cũng cần lưu ý các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp bệnh nhanh khỏi hơn như:
- Uống nhiều nước: Nước ấm làm dịu cơn đau, rát họng. Nước cũng giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất, làm mát và thải bỏ chất độc khỏi cơ thể người bệnh. Do vậy, bệnh nhân nên uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Chế độ ăn uống phù hợp: Bệnh nhân bị viêm họng nên ăn các loại thức ăn mềm, ấm để tránh tổn thương họng. Ngoài ra, bệnh nhân cần bổ sung thêm rau xanh và trái cây để tăng cường sức khỏe. Cần tránh các loại thực phẩm cay nóng và các chất kích thích như bia, rượu…
- Vệ sinh họng miệng hằng ngày: Bệnh nhân nên có thói quen súc họng, miệng nhiều lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn có trong họng, miệng.
- Nghỉ ngơi hợp lý.
Lưu ý trong điều trị
Trong quá trình dùng thuốc, để hạn chế các tác dụng phụ cũng như tăng hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần chú ý:
- Lưu ý tình trạng kháng kháng sinh Penicillin. Khi thăm khám, bệnh nhân cần báo lại với bác sĩ về tình trạng kháng kháng sinh của mình. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ đúng thời gian và phác đồ của điều trị, tránh tự ý sử dụng thuốc để làm giảm nguy cơ kháng thuốc và thất bại điều trị.
- Không sử dụng Aspirin cho đối tượng trẻ nhỏ vì có thể gây hội chứng Reye nguy hiểm cho trẻ.
- Với bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày – tá tràng, bệnh nhân cần báo lại với bác sĩ để tránh sử dụng các thuốc giảm đau Aspirin, các thuốc kháng viêm thuộc nhóm Corticoid.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị với thuốc, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bệnh nhân nên báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời, tránh các phản ứng có hại do thuốc.
Heviho – đẩy lùi triệu chứng viêm họng do vi khuẩn!
Mặc dù biện pháp sử dụng thuốc điều trị viêm họng do vi khuẩn đem lại tác dụng giảm nhanh tình trạng sau vài ngày, tuy nhiên chúng lại gây nhiều tác dụng không mong muốn, có hại với sức khỏe, đồng thời việc lạm dụng các thuốc khánh sinh còn làm gia tăng tỉ lệ kháng kháng sinh. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên sử dụng sản phẩm Heviho là giải pháp an toàn, hữu hiệu từ các thảo dược thiên nhiên giúp đẩy lùi triệu chứng viêm họng do vi khuẩn an toàn, hiệu quả.
Heviho là sản phẩm được phát triển từ đề tài nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên như cam thảo, cát cánh, sâm đại hành, mạch môn, xạ can, xuyên bối mẫu… Nhờ đó, bạn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm lâu dài mà không cần băn khoăn về tác dụng phụ hay kháng thuốc.
Heviho có chứa hoạt chất S3 – Elebosin được chiết suất từ sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Với thành phần này, sản phẩm giúp cải thiện nhanh các triệu chứng đau rát họng, khó nuốt… Chúng tác động trực tiếp đến gốc rễ gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng.
Ngoài ra, Heviho còn có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, phục hồi niêm mạc họng nên rất tốt cho bệnh nhân viêm họng do vi khuẩn.
Hiện nay, Heviho có hai dạng bào chế là siro thơm ngọt dành cho trẻ nhỏ và viên uống tiện dụng cho người lớn. Sản phẩm được rất nhiều chuyên gia, bác sĩ và người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Biện pháp phòng viêm họng do vi khuẩn
Các biện pháp sử dụng thuốc giúp tiêu diệt nhanh vi khuẩn, nhưng không có hiệu quả ngăn ngừa viêm họng do vi khuẩn tái phát. Do vậy, bạn cần có biện pháp phòng ngừa bệnh:
Vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua nước bọt, ho, hắt hơi, sổ mũi… Để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, bạn nên tuân thủ các biện pháp giữ vệ sinh như:
- Rửa tay sạch sẽ hằng ngày, đúng cách. Nhất là sau khi ho, hắt hơi, trước khi ăn uống để phòng ngừa lây nhiễm. Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Che miệng khi ho hay hát hơi để ngăn vi khuẩn phát tán.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Vệ sinh các vật dụng bằng cồn hay nước ấm, xà phòng. Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
- Giữ vệ sinh môi trường sống xanh, sạch.
Bên cạnh giữ gìn vệ sinh thì việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt theo lối sống tích cực cũng giúp phần phòng ngừa viêm họng:
- Bạn nên thiết lập thói quen súc miệng với nước muối và các dung dịch sát khuẩn hằng ngày để làm sạch đường họng.
- Uống nước nhiều hơn, nhất là nước ấm để làm ấm cổ họng, giảm nguy cơ viêm họng.
- Không nên sử dụng các chất kích thích, hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn do chúng có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc điều trị, gây nhiều tác dụng phụ như độc với gan, buồn nôn và nôn, làm giảm sức đề kháng tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng.
- Ngừng thói quen hút thuốc lá do khói thuốc chứa rất nhiều chất độc có hại cho cổ họng. Các nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân hút thuốc lá nhiều có nguy cơ gặp viêm, đau họng, nhiễm trùng họng nặng hơn so với người bình thường.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng viêm họng do vi khuẩn, rất mong sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về tình trạng này. Hãy đi khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh để sớm được chẩn đoán và điều trị đúng cách, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn lây lan ra cộng đồng và hạn chế tối đa các biến chứng do bệnh gây ra.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK559007/
- https://emedicine.medscape.com/article/225243-overview
- https://medlatec.vn/tin-tuc/viem-hong-nhiem-khuan-trieu-chung-dieu-tri-va-cach-phong-ngua-s98-n22728
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/viem-hong-nhiem-khuan-nhung-dieu-can-biet/