Viêm họng

Điều trị viêm họng cấp bằng nhiều phương pháp khác nhau

Viêm họng cấp tính hiện rất phổ biến. Bệnh nằm trong thể bệnh về đường hô hấp nên dễ tái đi tái lại nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm. Mách bạn những phương pháp điều trị viêm họng cấp tính hiệu quả dưới đây. Mục lụcViêm họng cấp là gì? Nguyên nhân gây bệnhChẩn đoán bệnh viêm họng cấp bằng cách nào?Chẩn đoán bệnh qua thăm khámChẩn đoán qua xét nghiệmĐiều trị viêm họng cấp theo Đông yViêm họng cấp – Điều trị theo Tây yĐiều trị viêm họng cấp theo phương pháp dân gianMột số phương pháp hỗ trợ điều trị viêm họng cấp tại nhàHeviho giải pháp kết hợp Đông – Tây y cho người viêm họng cấp Viêm họng cấp là gì? Nguyên nhân gây bệnh Bệnh viêm họng cấp tình là hiện tượng vùng niêm mạc họng bị tổn thương, viêm sưng hoặc tấy đỏ do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Viêm họng cấp khiến cho người bệnh gặp nhiều bất tiện trong khi giao tiếp hoặc khi nhai nuốt thức ăn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Viêm họng cấp nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ chuyển thể sang viêm họng mãn tính. Lúc này bệnh rất khó để có thể điều trị dứt điểm. Bệnh sẽ dễ tái đi tái lại nhiều lần gây nhiều phiền toái và mệt mỏi cho người bệnh. Theo các chuyên gia hô hấp, nguyên nhân gây nên viêm họng cấp có thể là do: Người bệnh bị cảm lạnh, cảm cúm. Viêm mũi. Do thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày: Hút nhiều thuốc lá, lạm dụng bia rượu. Do vi khuẩn hoặc virus tấn công vùng niêm mạc họng. Tiếp xúc thường xuyên với môi trường nhiều khói và bụi bẩn. Do đặc thù công việc phải nói quá nhiều: Giáo viên, ca sĩ. Chẩn đoán bệnh viêm họng cấp bằng cách nào? Chẩn đoán bệnh qua thăm khám Bệnh viêm họng cấp chủ yếu được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng. Đầu tiên bác sĩ sẽ khám vùng họng sau đó thu thập những dấu hiệu mà người bệnh đang gặp phải, những dấu hiệu này có thể bao gồm: Niêm mạc họng sưng đỏ kèm theo xuất tiết. Tổ chức bạch huyết ở phía sau vùng họng cũng đỏ tấy lên, các mao mạch nổi rõ. Amidan sưng to kèm theo mủ hoặc bựa trắng trên bề mặt. Hạch góc hàm sưng nhẹ. Cảm giác bị đau khi ấn vào. Niêm mạc mũi xuất hiện tình trạng xung huyết, tăng tiết nhiều dịch nhầy. Chẩn đoán qua xét nghiệm Triệu chứng của bệnh viêm họng cấp là rất đặc trưng nên có thể dễ quan sát thấy. Tuy nhiên bệnh ở mức độ nặng thì việc xét nghiệm sẽ đóng vai trò giúp xác định rõ ràng được nguyên nhân cũng như mức độ nhiễm bệnh. Lúc này khi thăm khám bác sĩ có thể cho người bệnh xét nghiệm một vài vấn đề sau: Xét nghiệm công thức máu. Phết dịch họng nuôi cấy vi khuẩn để xác định rõ loại vi khuẩn gây bệnh. Điều trị viêm họng cấp theo Đông y Chữa viêm họng cấp tính bằng đông y là phương pháp khá nhiều người áp dụng, với ưu điểm nổi trội như: Thành phần là các thảo dược tự nhiên nên rất lành tính, an toàn. Áp dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau, kể cả trẻ em, người già, phụ nữ mang thai,… Tác động sâu vào gốc rễ, căn nguyên gây bệnh giúp trị bệnh tận gốc, hiệu quả lâu dài. Theo Đông y, viêm họng cấp tính là do cảm phải phong tà bên ngoài kết hợp với đàm nhiệt bên trong cơ thể gây nên. Do đó pháp trị lúc này là sơ phong, thanh nhiệt, hóa đàm. Dưới đây là một số bài thuốc đông y trị viêm họng cấp được nhiều người sử dụng: 1. Bài thuốc từ cây xạ can ( cây rẻ quạt ) Công dụng: Xạ can hay còn có một tên gọi khác là cây rẻ quạt. Cây có phần lá mọc thẳng đứng và xòe ra hai bên như hình một chiếc quạt. Cây xạ can thuộc họ lay ơn, có củ. Cây cao khoảng 50cm và có hoa 6 cánh điểm những chấm màu đỏ. Thành phần của cây rẻ quạt có chứa hoạt chất như: Tectoridin, shekan, irisflorentin, belamcandin. Những hoạt chất này có khả năng hỗ trợ điều trị viêm họng cấp tính mang lại hiệu quả cao. Nguyên liệu cần chuẩn bị: Xạ can ( đã chế biến) : 06 gram. Cát cánh: 02 gram.Cách thực hiện: Hoàng Cầm: 04 gram. Cam thảo: 02 gram. Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị đi tán nhỏ thành bột. Sau đó đun sôi cùng với nước. Sau khi nước còn hơi ấm dùng để uống trong ngày. Thực hiện đều đặn trong khoảng một tháng sẽ thấy hiệu quả. 2. Bài thuốc từ cây cát cánh Công dụng: Cây cát cánh còn có tên gọi khác là cây bạch dược, cánh thảo hay kết cánh thuộc họ hoa chuông hay còn gọi là Campanulaceae. Cát cánh mang vị đắng, hơi cay, có tính ôn. Cây cát cánh có công dụng tuyên phế, khứ đàm, lợi yết, khai thông phế khí. Cát cánh có khả năng điều trị ho khan, ho có đờm hay viêm họng sưng đau. Những triệu chứng của bệnh viêm họng cấp. Chuẩn bị: Cát cánh: 6 gram. Sâm đại hành: 15 gram. Mạch môn: 15 gram. Rẻ quạt: 6 gram. Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đi rửa thật sạch sau đó cho vào ấm, thêm nước và sắc lên uống hàng ngày giúp điều trị viêm họng cấp hiệu quả. Lưu ý người bệnh nên kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày sau 3-4 tuần sẽ thấy hiệu quả 3. Bài thuốc điều trị viêm họng cấp từ cây sâm đại hành Công dụng: Sâm đại hành mang vị ngọt dịu, có tính ấm giúp tiêu độc, an thần, bổ huyết do thành phần có chứa hoạt chất: Izoeleutherin, Eleutherin &  Eleuthero La. Cây sâm đại hành có công dụng hỗ trợ điều trị viêm họng cấp hiệu quả cùng một vài bệnh lý khác như; Nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, vàng da, thiếu máu,… Chuẩn bị nguyên liệu: Sâm đại hành:  14gram. Cây rẻ quạt khô: 14gram. Cách thực hiện: Đem hai nguyên liệu đã chuẩn bị đem sắc lên rồi lấy nước uống hàng ngày. Nên uống khi còn nóng ấm giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh viêm họng cấp. ➤ Tham khảo thêm: Sâm đại hành – bước tiến mới trong điều trị viêm đường hô hấp Tuy có rất nhiều ưu điểm tốt nhưng phương pháp điều trị viêm họng cấp bằng Đông y vẫn còn một số hạn chế như hiệu quả chậm, phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài, công đoạn thực hiện tốn nhiều thời gian, hiệu quả phụ thuộc vào tùy cơ địa của mỗi người bệnh. Do đó, không phải ai áp dụng phương pháp này cũng mang lại hiệu quả giống nhau. Nếu sử dụng thuốc đã lâu mà không thấy bệnh thuyên giảm, bạn hãy đi khám để được tư vấn cách điều trị khác phù hợp hơn. Viêm họng cấp – Điều trị theo Tây y Sử dụng thuốc Tây y điều trị viêm họng cấp được coi là phương pháp phổ biến nhất hiện nay mà đa số người bệnh áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là giúp giảm triệu chứng của bệnh nhanh chóng, tức thì. Sau khi thăm khám bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc cho người bệnh. Trong đơn có thể bao gồm một hoặc nhiều loại thuốc dưới đây: Thuốc hạ sốt, giảm đau, tiêu viêm Paracetamol & Aspirin có thể được kê đơn. Tuy nhiên thuốc Aspirin không được dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Đồng thời hạn chế dùng cho người bị viêm loét dạ dày, tá tràng. Thuốc bôi Glycerin borat 5% Thuốc có công dụng giảm viêm loét ở vùng lưỡi hoặc niêm mạc miệng, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Dung dịch súc miệng họng Có thể sử dụng loại dung dịch này súc miệng hàng ngày giúp giảm viêm sưng và tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng đồng thời phòng ngừa bội nhiễm. Cũng có thể sử dụng thêm nước muối ấm để súc miệng. Thuốc nhỏ mũi Thuốc nhỏ mũi có rất nhiều loại, Thuốc này có công dụng sát khuẩn, giúp người bệnh giảm tình trạng tắc nghẹt mũi và chảy nước mũi do viêm họng cấp gây ra. Thuốc kháng sinh Kháng sinh được chỉ định sử dụng trong trường hợp người bệnh bị viêm họng cấp do liên cầu khuẩn hoặc viêm họng đỏ bội nhiễm. Nhóm thuốc kháng sinh được kê đơn sử dụng trong khoảng từ 5-10 ngày tùy thuộc vào thể trạng bệnh của mỗi người. Một số loại kháng sinh có thể được chỉ định dùng là: Cephalexin. Amoxicilin. Clarythromycin. Erythromycin. ➤ Xem chi tiết trong bài viết: Viêm họng cấp uống thuốc gì? Tuy có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh tức thì nhưng dùng thuốc tây điều trị viêm họng cấp lại không mang lại hiệu quả bền vững, người bệnh rất dễ bị tái phát bệnh trở lại. Ngoài ra, sử dụng thuốc tây gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Do đó,khi điều trị viêm họng cấp với thuốc Tây y người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo đơn của bác sĩ. Không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng sử dụng. Cũng không tự mua thuốc về uống nếu không đi khám bác sĩ để tránh những rủi ro gây ra khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm Điều trị viêm họng cấp theo phương pháp dân gian Ưu điểm của phương pháp dân gian chữa viêm họng cấp đó là nguyên liệu dễ kiếm, chi phí rẻ, cách làm đơn giản. Các nguyên liệu chế biến đều chứa thành phần là các hoạt chất chống viêm hoặc kháng sinh tự nhiên, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh cũng như góp phần thúc đẩy tái tạo niêm mạc họng bị tổn thương. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị viêm họng cấp được nhiều người áp dụng: 1. Sử dụng gừng tươi điều trị viêm họng cấp Gừng tươi mang tính nóng ấm nên có khả năng làm ấm vùng cổ họng đồng thời giảm viêm, tiêu sưng rất hiệu quả. Người bệnh có thể uống một ly  trà nóng kèm theo một vài lát gừng tươi để điều trị viêm họng cấp. Một cách khác người bệnh có thể chuẩn bị 1 củ gừng tươi đem rửa sạch, sau đó thái sợi nhỏ rồi bỏ vào lọ thủy tinh, ngâm cùng với mật ong sau 2 giờ là có thể dùng được. Người bệnh ngậm 1 thìa cafe hỗn hợp này để trị bệnh viêm họng cấp. Mỗi ngày thực hiện đều đặn 2 lần để giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. 2. Tỏi tươi Tỏi tươi được xem như một loại kháng sinh tự nhiên do có chứa hàm lượng lớn hoạt chất mang tên allicin có khả năng kháng viêm đồng thời làm sạch vùng họng rất hiệu quả. Hàng ngày người bệnh ngậm 1 đến 2 lát tỏi tươi trong miệng cho đến khi cảm thấy nóng vùng cổ họng thì nhai nuốt từ từ. Lặp lại 2 lần mỗi ngày sẽ thấy giảm nhanh triệu chứng viêm sưng, đau rát họng. 3. Lá hẹ điều trị viêm họng cấp Lá hẹ mang tính ấm, vị hơi cay, có công dụng điều trị viêm họng. Người bệnh dùng một nắm lá hẹ tươi đem rửa sạch rồi cắt khúc, sau đó cho vào nồi hấp cách thủy cùng với một chút đường phèn. Hấp cho đến khi chín nhừ thì lọc lấy nước cốt. Người bệnh uống từ 2-3 lần mỗi ngày để giảm nhanh triệu chứng viêm họng cấp. Áp dụng đều đặn mỗi ngày sau khoảng 1-2 tuần sẽ thấy dễ chịu. Tuy dễ thực hiện nhưng tác dụng chữa viêm họng cấp bằng bài thuốc dân gian vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng, không có liều lượng cụ thể cho từng đối tượng, hiệu quả mang lại không cao, chỉ phù hợp khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới thấy được tác dụng. Ngoài ra, vì là các bài thuốc truyền miệng nên dễ bị “tam sao thất bản” nên trước khi định áp dụng các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh trường hợp sử dụng không đúng cách, dẫn đến nguy hiểm. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị viêm họng cấp tại nhà Bên cạnh việc điều trị viêm họng cấp theo Đông y, Tây y hoặc dân gian người bệnh có thể áp dụng song song những phương pháp dưới đây giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh: Súc miệng nước muối ấm thường xuyên. Xông hơi vùng mũi họng. Khí dung cùng với nước muối hoặc tinh dầu tràm, bạc hà, tinh dầu sả hoặc tinh dầu khuynh diệp. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Đánh răng sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ và sau mỗi bữa ăn. Dành thêm thời gian nghỉ ngơi cho cơ thể giúp nâng cao sức khỏe. Uống đủ nước ấm mỗi ngày ít nhất từ 1,5-2 lít nước. Bổ sung thêm nước trái cây giúp tăng cường sức đề kháng. Đồng thời ăn thêm nhiều rau củ quả, trái cây tươi. Uống thêm trà mật ong nóng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngậm chanh tươi và muối mỗi ngày 2-3 lần sau khi ăn giúp giảm đau rát họng đồng thời không gây hại cho dạ dày. Heviho giải pháp kết hợp Đông – Tây y cho người viêm họng cấp Với mong muốn cải thiện các triệu chứng viêm họng cấp tính nhanh chóng, an toàn lại chất lượng cao, sản phẩm Heviho ra đời bằng việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa Đông – Tây y. Cụ thể là với các thành phần là các chiết xuất dược liệu tự nhiên trong Đông y, được bào chế dưới dạng viên nén và siro như Tây y không những giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả mà còn rất thuận tiện trong việc sử dụng. Sản phẩm được nghiên cứu bởi Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam – đơn vị dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học. Với thành phần gồm các chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như Sâm đại hành; Xạ can; Cát cánh; Bối mẫu; Mạch môn; Cam thảo,… Heviho giúp đẩy lùi một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả các triệu chứng mà viêm họng cấp gây ra như đau rát cổ họng, ho đờm, vướng cộm cổ họng,… Đặc biệt hoạt chất S3-Elebosin từ Sâm đại hành còn giúp ngăn ngừa các phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng cực kỳ tốt. Không những vậy, cơ chế của sản phẩm còn tác động lên niêm mạc họng giúp phục hồi và tái tạo vùng niêm mạc bị tổn thương, hỗ trợ ngăn ngừa tái phát hiệu quả. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY Hi vọng qua bài viết bạn đọc đã có thêm kiến thức về phương pháp chữa viêm họng cấp tính hiệu quả, phù hợp với bản thân. Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc gì hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ. Chia sẻ16

Viêm họng khó thở tiềm ẩn nguy hiểm chớ chủ quan

Triệu chứng viêm họng khó thở sẽ thường khởi phát do những tổn thưởng ở cơ quan hô hấp gây ra. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt thì triệu chứng này có thể là những dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn ở hệ thần kinh trung ương hoặc tại hệ tiêu hóa. Vì vậy khi bị viêm họng khó thở người bệnh chớ nên chủ quan. Mục lụcViêm họng khó thở – Dấu hiệu bệnh gì?1 – Bệnh viêm phế quản cấp tình2 – Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính3 – Bệnh hen suyễn4 – Bị cảm lạnh và cảm cúm5 – Trào ngược dạ dày thực quản6 – Có dị tật trong cổ họng7 – Ung thư vòm họng8 – Viêm thanh quản cấp9 – Viêm amidanMách bạn một số cách khắc phục viêm họng khó thở tại nhàBị viêm họng khó thở – Khi nào cần gặp bác sĩ?Heviho – Giải pháp cho người bị viêm họng khó thở từ viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam Xem bài viết chi tiết: Bệnh viêm họng – tất cả thông tin cần biết Viêm họng khó thở – Dấu hiệu bệnh gì? Triệu chứng viêm họng khó thở xuất hiện do rất nhiều lý do như vướng dị vật ở cổ, cảm lạnh, viêm họng thông thường. Tuy nhiên trên thực tế thì triệu chứng viêm họng khó thở có thể cũng sẽ là biểu hiện của một số bệnh tiềm ẩn khác. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe mà người bệnh có thể gặp liên quan đến triệu chứng viêm họng khó thở 1 – Bệnh viêm phế quản cấp tình Viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm ở các đường dẫn không khí trong phổi. Hiện tượng viêm nhiễm ở cơ quan này khiến tổ chức phía dưới niêm mạc bị phù nề gây ra tình trạng tăng tiết dịch và co thắt cơ trơn của phế quản sẽ dẫn đến triệu chứng ho khan, ho có đờm, thở khò khè, viêm đau họng, khó thở, nghẹn cổ họng khi nuốt. Bệnh viêm phế quản cấp tính là một bệnh lý viêm nhiễm tại đường hô hấp thường gặp. Bệnh thường được điều trị bằng thuốc làm giảm triệu chứng kèm theo kháng sinh. Tuy nhiên nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn và dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này bệnh sẽ rất khó điều trị dứt điểm đồng thời có thể gây ra biến chứng lên những cơ quan khác. 2 – Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính Bệnh phổi tắc nghẽn là hiện tượng thông khí tại phổi bị tắc nghẽn mãn tính. Bệnh lý này khởi phát do người bệnh hút thuốc lá trong một thời gian dài, do sống trong môi trường ô nhiễm, do di truyền hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi và hóa chất. Những triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn thường bao gồm: Ho, đau họng, mệt mỏi, đờm ứ trong họng, khó thở,… Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường sẽ có mức độ rất nghiêm trọng đồng thời có thể gây ra những biến chứng lên cơ quan hô hấp, tim và máu nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. 3 – Bệnh hen suyễn Viêm họng khó thở cũng rất có thể là dấu hiệu của những cơn hen suyễn cấp tính. Hen suyễn là hiện tượng đường thở của người bệnh bị viêm mãn tính gây ra tình trạng tăng tiết dịch gây phù nề. Từ đó khiến đường thở bị thu hẹp và xuất hiện triệu chứng đau họng, ho, tức nặng ngực, khó thở,… 4 – Bị cảm lạnh và cảm cúm Cảm cúm hay cảm lạnh là biểu hiện người bệnh bị nhiễm trùng tại vùng mũi họng thường gặp nhất. Bệnh thường do virus gây ra và cũng khá lành tính và có thể tự khỏi sau 7-10 ngày đối với những người có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu thì virus gây bệnh có khả năng bùng phát cao đồng thời tăng sinh triệu chứng đau rát cổ họng, khó nuốt, nuốt vướng, mệt mỏi, khô miệng kèm theo khó thở. 5 – Trào ngược dạ dày thực quản Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý về đường tiêu hóa. Trào ngược dạ dày là do acid dịch vị trong dạ dày bị đẩy trào ngược lên thực quản thậm chí cả vùng hầu họng. Hiện tượng này kéo dài khiến tình trạng đau họng nghiêm trọng hơn khiến người bệnh cảm thấy khó thở. Bài viết chi tiết: Viêm họng td gerd – Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản 6 – Có dị tật trong cổ họng Việc cổ họng có dị vật sẽ gây ra tình trạng đau họng và khó nuốt thông thường. Tuy nhiên nếu kích thước của dị vật lớn có thể khiến bạn bị khó thở thậm chí mất tiếng. Dị vật trong cổ họng thường sẽ không nguy hiểm nếu được can thiệp y tế đúng cách. Tuyệt đối không cố dùng tay để lấy dị vật ra khỏi cổ họng vì việc này có thể gây nguy hiểm đến đường thở của người bệnh. 7 – Ung thư vòm họng Ung thư vòm họng là bệnh ung thư rất phổ biến ở xã hội hiện đại . Đây là loại ung thư có mức độ nghiêm trọng đồng thời có khả năng gây tử vong cao. Ban đầu việc khối u xuất hiện không gây ra triệu chứng gì điển hình, người bệnh có thể chỉ cảm thấy đau rát họng khi ăn hoặc khi giao tiếp. Theo thời gian một số triệu chứng nghiêm trọng khác có thể xuất hiện như: Khó thở, đau tức ngực, sút cân nhanh chóng, người mệt mỏi, xanh xao. 8 – Viêm thanh quản cấp Thanh quản có vai trò hô hấp cũng như tạo ra âm thanh. Viêm thanh quản cấp xuất hiện khi niêm mạc thanh quản bị tổn thương do người bệnh nói quá nhiều, la hét, nói liên tục hoặc do nhiễm vi khuẩn, virus. Viêm thanh quản cấp thường ở thể phù nề và khiến niêm mạc thanh quản sưng dỏ nghiêm trọng gây ra tình trạng đau họng, khó thở. Nếu không điều trị kịp thời bệnh dễ chuyển sang thể viêm loét. 9 – Viêm amidan Viêm amidan là hiện tượng amidan ở hai bên hầu họng bị viêm do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Viêm amidan có triệu chứng sưng đỏ hạch amidan ở cổ họng. Khi hiện tượng viêm nhiễm kéo dài có thể tạo mủ ở các hốc amidan. Khi bệnh mói khởi phát người bệnh có thể chỉ cảm thấy đau họng, sốt. Tuy nhiên khi tình trạng nhiễm trùng biến chứng nặng nề khiến amidan ngày càng sưng to thì người bệnh có thể bị nghẹn khi nhai nuốt thức ăn, khàn tiếng, mất tiếng thậm chí là khó thở. Mách bạn một số cách khắc phục viêm họng khó thở tại nhà Hầu hết nguyên nhân gây viêm họng khó thở đều là bệnh lý về đường hô hấp trên. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị được kê đơn từ bác sĩ, người bệnh cũng có thể kết hợp áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà như sau: Hạn chế việc hoạt động mạnh, giảm chơi thể thao, mang vác vật dụng hoặc chạy bộ để phòng ngừa tình trạng khó thở. Cho cơ thể thêm thời gian nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh giúp thư giãn. Sử dụng thêm quạt gió đồng thời mở cửa phòng hoặc cửa sổ để không có cảm giác ngột ngạt khó thở. Hít sâu, thở đều giúp điều hòa ống phế quản trong phổi đồng thời giảm hiện tượng tắc nghẽn ở cơ quan này. Bổ sung thêm nhiều nước ép trái cây cho cơ thể để tăng cường vitamin và khoáng chất. Đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cũng như ức chế nhiễm trùng cho cơ thể. Uống trà chanh mật ong ấm giúp loại bỏ đờm nhầy trong họng đồng thời chống viêm, giảm ho và ngứa họng hiệu quả. Uống thêm nhiều nước ấm mỗi ngày. Trồng thêm cây xanh trong không gian sống giúp thanh lọc không khí. Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong nhà giúp người bệnh giảm viêm họng. Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và súc miệng với nước muối loãng. Rửa tay sạch sẽ trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thêm gừng và tỏi vào món ăn hàng ngày giúp giảm viêm họng hiệu quả. Bị viêm họng khó thở – Khi nào cần gặp bác sĩ? Viêm họng khó thở là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh khác nhau. Tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh mà mức độ có thể nặng hoặc nhẹ. Nếu người bệnh bị viêm họng chỉ kèm theo những triệu chứng thông thường thì có thể điều trị và nghỉ ngơi tại nhà, sau 5-7 ngày bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên nếu người bệnh bị viêm họng khó thở thì nên đi khám bác sĩ sớm để tìm hiểu rõ về bệnh lý của mình, tránh những triệu chứng khởi phát về bệnh lý nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Đi khám ngay khi thấy những dấu hiệu sau: Viêm họng kèm theo khó thở kéo dài trên 3 ngày. Tay chân luôn có cảm giác bị lạnh. Hiện tượng khó thở nghiêm trọng tăng dần. Cơ thể xanh xao,. mệt mỏi. Ra nhiều mồ hôi. Thở khó, thở khò khè và có dấu hiệu suy hô hấp. Người bệnh sụt cân nhanh không có lý do. Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng. Cổ họng chứa nhiều đờm, khi khạc ra có lẫn máu. Heviho – Giải pháp cho người bị viêm họng khó thở từ viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam Heviho được nghiên cứu bởi Viện hàn lâm khoa học & công nghệ Việt nam mang đến 3 tác động toàn diện cho người mắc Viêm họng Giúp nhanh giảm các triệu chứng ho, đau rát họng, đờm, vướng cộm cổ họng… Chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi niêm mạc họng sau khi sử dụng đủ liệu trình 2-3 tháng, ngăn tái phát hiệu quả. Sử dụng Heviho giúp giảm tình trạng viêm đường hô hấp cấp và mạn tính Sản phẩm dùng tốt cho những trường hợp: Người bị viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm họng cấp, viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính. Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày. Viêm đường hô hấp là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng kỹ lưỡng để có cách xử trí thích hợp. Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY Chia sẻ0

Viêm họng td gerd - Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản

Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản là thế nào? Viêm họng td Gerd là bệnh lý xuất hiện khi xuất hiện tình trạng acid dịch vị dư thừa bên trong dạ dày bị đẩy trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Triệu chứng này liên tục xảy ra dẫn đến khoang miệng bị nhiễm khuẩn và acid ăn mòn dần niêm mạc họng gây ra tình trạng viêm họng, ho khan, khàn giọng Xem bài viết chi tiết: Viêm họng và tất cả thông tin Viêm họng do trào ngược dạ dày – Nguyên nhân do đâu Người bị thừa cân, béo phì. Cân nặng có sự thay đổi đột ngột. Người có tiền sử bệnh về dạ dày. Người bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh. Lạm dụng thuốc tây y trong điều trị một số bệnh lý khác. Phụ nữ mang thai. Thường xuyên có thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày: Sử dụng bia, rượu thường xuyên. Hút thuốc lá. Thường xuyên ăn đêm. Thói quen đi ngủ ngay sau khi ăn. Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ. Làm việc quá sức gây căng thẳng, mệt mỏi. Triệu chứng viêm họng do trào ngược dạ dày gây ra Viêm họng do trào ngược dạ dày thường kèm theo một số triệu chứng phổ biến dưới đây: Đau rát họng, khó nuốt, nuốt vướng. Khàn tiếng. mất tiếng. Ngứa rát cổ họng. Khó phát âm. Ho khan, ho có đờm. Cảm giác đau tức ngực. Thường xuyên muốn hắng giọng. Xem thêm: Triệu chứng bệnh viêm họng Cách chữa viêm họng do trào ngược dạ dày bằng mẹo dân gian Dân gian từ xa xưa lưu truyền rất nhiều những mẹo chữa viêm họng hiệu quả từ những nguyên liệu thiên nhiên. Những mẹo này có cách thực hiện đơn giản và dễ tìm. Người bệnh có thể áp dụng một số nguyên liệu dưới đây vừa giúp điều trị viêm họng vừa tốt cho sức khỏe dạ dày. Đu đủ chín: Đu đủ có chứa rất nhiều Vitamin A, C, E, K,… giúp bồi bổ cơ thể. Bên cạnh đó  đu đủ còn chứa những khoáng chất tốt cho sức khỏe như: Photpho, Selen, Magie, Đồng, Kẽm, Beta Carotene, Canxi,…Những khoáng chất này giúp hấp thu tốt Vitamin A, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Chính vì vậy, người bị viêm họng do trào ngược dạ dày nên bổ sung đu đủ chín giúp thuyên giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Chuẩn bị 1 quả đu đủ chín đem gọt sạch vỏ, loại bỏ hết hạt rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng. Cho đu đủ vào bát rồi hấp cùng một chút đường trong khoảng 15 phút. Người bệnh nên ăn trước bữa ăn khoảng 30 phút và lặp lại 2 lần mỗi ngày. Kiên trì áp dụng sau 1 tuần sẽ thấy hiệu quả thuyên giảm triệu chứng viêm họng do trào ngược dạ dày gây ra. Nghệ và mật ong: Chuẩn bị tinh bột nghệ và mật ong theo tỉ lệ 1:1. Trộn hai loại nguyên liệu vào một ly nước nóng ấm rồi khuấy đều. Rồi uống từ từ khi nước còn ấm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1-2 lần sau khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.trong khoảng 1 tuần liên tục. Cam thảo:  Chuẩn bị một ít cam thảo đem rửa thật sạch rồi đun sôi cùng với nước để uống hàng ngày. Nên uống nước cam thảo trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút là tốt nhất. Chỉ nên sử dụng cam thảo tối đa 1-2 tuần thì ngừng lại. Do cam thảo mang tính nóng vì vậy không nên lạm dụng dùng nhiều. Trà hoa cúc: Theo như Đông y thì hoa cúc có mùi thơm và vị đắng có công dụng thanh nhiệt, giải độc giúp làm giảm mệt mỏi căng thẳng, an thần đồng thời giúp người sử dụng ngủ ngon. Đặc biệt trà hoa cúc có khả năng trung hòa tốt lượng acid dư thừa trong dạ dày. Bên cạnh đó còn giúp làm giảm viêm họng khá hiệu quả. Chuẩn bị một nắm hoa cúc đem rửa thật sạch rồi đem xao khô. Trước khi sử dụng hãy tráng hoa cúc qua 1 lần nước sôi để loại sạch bụi bẩn. Cho hoa cúc vào ấm trà rồi thêm 150ml nước sôi vào và hãm lại trong khoảng 5 phút. Sử dụng trà hoa cúc khi còn ấm tốt nhất và nên dùng trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Có thể thêm một lát gừng tươi hoặc đường phèn tùy theo sở thích của người dùng. Sử dụng gừng tươi: Chuẩn bị vài củ gừng tươi đem rửa sạch, gọt vỏ rồi thái thành từng sợi nhỏ. Cho gừng vào một lọ thủy tinh rồi đổ mật ong cho ngập hết phần gừng trong lọ. Đậy kín nắp sau đó bảo quản nơi khô thoáng, sử dụng sau khoảng 3-5 ngày. Mỗi lần sử dụng người bệnh có thể ngậm trực tiếp 1-2 thìa cafe hỗn hợp trong miệng rồi nuốt từ từ. Thực hiện 1-2 lần mỗi ngày đến khi khỏi viêm họng thừ ngừng. Biến chứng viêm họng do trào ngược dạ dày gây ra Những triệu chứng của bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: Viêm thực quản: Dịch vị acid dạ dày dư thừa khi trào ngược lên thực quản và hầu họng sẽ gây ra hiện tượng kích thích các mô lót ở vùng niêm mạc họng, dẫn đến viêm thực quản. Ho liên tục: Có khá nhiều người khi bị viêm họng do trào ngược dạ dày gây ra mắc những cơn ho liên tục và luôn có cảm giác bị đau rát họng do dịch vị acid dư thừa trào ngược lên vùng hầu họng khiến người bệnh khó chịu đồng thời luôn muốn ho. Vòng thực quản: Vòng thực quản chính là những nếp gấp của các mô trở nên bất thường. Chúng hình thành ở các lớp lót dưới của thực quản và chính những mô này có thể gây ra triệu chứng co thắt thực quản khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong quá trình nhai nuốt thức ăn. Làm hẹp thực quản: Thực quản ngày càng bị bó hẹp lại do các mô sẹo từ triệu chứng trào ngược dạ dày gây ra hoặc những khối u hình thành từ đó dễ xảy ra hiện tượng khó nuốt đồng thời vướng nghẹn cổ họng khi người bệnh nhai nuốt thức ăn. Barrett thực quản: Các tế bào nằm bên trong niêm mạc thực quản lúc này đã bị tổn thương do acid dạ dày trào ngược gây ra sẽ thay đổi để trở nên giống với các tế bào bên trong ruột non. Biến chứng này khá là hiếm nhưng lại rất nguy hiểm, bởi vì nó làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư thực quản. Đây được xem là biến chứng nặng nhất. Heviho – Giải pháp cho người bị viêm họng do trào ngược dạ dày từ viện Hàn Lâm Heviho được nghiên cứu bởi Viện hàn lâm khoa học & công nghệ Việt nam mang đến 3 tác động toàn diện cho người mắc Viêm họng Giúp nhanh giảm các triệu chứng ho, đau rát họng, đờm, vướng cộm cổ họng… Chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi niêm mạc họng sau khi sử dụng đủ liệu trình 2-3 tháng, ngăn tái phát hiệu quả. Sử dụng Heviho giúp giảm tình trạng viêm đường hô hấp cấp và mạn tính Sản phẩm dùng tốt cho những trường hợp: Người bị viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm họng cấp, viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính. Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày. Viêm đường hô hấp là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng kỹ lưỡng để có cách xử trí thích hợp. Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY Chia sẻ0

Mẹo chữa viêm họng cho phụ nữ cho con bú

Sau sinh cơ thể mẹ còn yếu, sức đề kháng suy giảm nên rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Đặc  biệt là viêm họng. Khi mắc bệnh viêm họng phụ nữ đang cho con bú sẽ có những dấu hiệu như những người bình thường khác. Tuy nhiên cần hết sức lưu ý đến những phương pháp điều trị bởi việc sử dụng thuốc có thể gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và sức khỏe của bé. Vậy chữa viêm họng cho phụ nữ cho con bú bằng cách nào? Mục lụcDấu hiệu phụ nữ co con bú bị viêm họngMẹ bị viêm họng có nên cho con bú hay không?Phương pháp tự nhiên chữa viêm họng cho phụ nữ đang cho con búSúc miệng thường xuyên với nước muối ấmUống trà rễ cam thảoUống trà gừng, chanh và mật ongChữa viêm họng cho mẹ đang cho con bú với bột nghệSúc miệng với nước ép cà rốt giúp giảm viêm họngChữa viêm họng cho mẹ đang cho con bú bằng chanh và muốiSử dụng củ cải tươiPhụ nữ cho con bú bị viêm họng – Khi nào cần gặp bác sĩ?Những lưu ý khi mẹ đang cho con bú bị viêm họng Dấu hiệu phụ nữ co con bú bị viêm họng >>> Xem bài viết chi tiết: Triệu chứng bệnh viêm họng dễ nhận biết  Phụ nữ đang cho con bú bị viêm họng thông thường cũng gặp những triệu chứng giống người bình thường; Sốt. Đau đầu. Viêm đau họng. Viêm sưng amidan. Đau họng khi nuốt. Người nhức mỏi. Ho khan. khàn giọng. Khô rát họng. Hắt hơi, sổ mũi. Buồn nôn hoặc nôn Mẹ bị viêm họng có nên cho con bú hay không? Theo các chuyên gia và bác sĩ nếu mẹ chỉ bị viêm họng thông thường thì vẫn nên cho con bú bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Bên cạn đó mẹ đang cho con bú cũng có thể sử dụng một số loại thuốc mà không ảnh hưởng tới sữa mẹ. Tuy nhiên điều này cần được tư vấn từ bác sĩ chuyên môn để được tư vấn đơn thuốc phù hợp, mang lại an toàn cho em bé của bạn. Có thể bạn quan tâm: Cách chữa viêm họng cho bà bầu hiệu quả  Phương pháp tự nhiên chữa viêm họng cho phụ nữ đang cho con bú Nếu mẹ đang cho con bú không muốn sử dụng thuốc thì có thể tham khảo một số phương pháp chữa viêm họng từ nguyên liệu thiên nhiên dưới đây. Súc miệng thường xuyên với nước muối ấm Muối có tính kháng khuẩn cao nên có khả năng đẩy lùi vi khuẩn gây hại. Vì vậy mẹ bầu nên súc miệng với nước muối ấm mỗi ngày từ 3-5 lần để làm sạch khoang miệng, chống lại các vi khuẩn gây hại cho khoang miệng. Uống trà rễ cam thảo Theo một số nghiên cứu y học trên thế giới việc sử dụng trà rễ cam thảo cùng với nước nóng ấm có khả năng làm giảm triệu chứng viêm họng, đau rát họng một cách tự nhiên. Và đây là phương pháp an toàn nên có thể áp dụng được cho mẹ đang cho con bú. Mỗi ngày mẹ uống 1-2 ly trà rễ cam thảo khi còn nóng ấm để đẩy lùi viêm họng. Áp dụng đều đặn 5-7 ngày. Uống trà gừng, chanh và mật ong Mẹ có thể áp dụng cách chữa viêm họng bằng chanh, gừng và mật ong sử dụng pha trà uống mỗi ngày giúp làm dịu cổ họng. Mẹ hãy ha một ly trà nóng. lựa chọn loại trà mà mẹ thích như trà hoa cúc, trà xanh, trà hoa hồng,… Sau đó thêm vào ly trà một chút mật ong nguyên chất, 1 lát chanh và 1-2 lát gừng. khuấy đều rồi uống khi trà còn nóng ấm. Lưu ý nếu mẹ hay bị mất ngủ thì không nên dùng trà vào buổi tối nhé. Xem thêm: Mẹo chữa viêm họng hạt bằng gừng Chữa viêm họng cho mẹ đang cho con bú với bột nghệ Chuẩn bị 1/2 ly nước nóng và 1/2 thìa bột nghệ, thêm vào ly một chút muối sau đó khuấy đều và uống trực tiếp. Mỗi ngày uống 1 ly hỗn hợp nói trên sau khoảng 3-4 ngày mẹ sẽ thấy dễ chịu hơn. Đối với mẹ đang cho con bú bị viêm họng kèm theo triệu chứng ho có thể dùng 1 thìa bột nghệ trộn đều vào 1 ly sữa rồi đun sôi. Uống sữa này vào buổi sáng và buổi tối trước ki đi ngủ khi sữa còn nóng ấm để giảm nhanh triệu chứng ho và viêm họng hiệu quả. Súc miệng với nước ép cà rốt giúp giảm viêm họng Chuẩn bị 2 củ cà rốt đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi ép lấy nước. Thêm 3 thìa mật ong vào khuấy đều. sau đó pha loãng hỗn hợp theo tỉ lệ 1:1 với nước lọc. Sử dụng hỗn hợp này súc miệng 3-5 lần mỗi ngày. Mỗi lần súc từ 5-7 phút liên tục để giảm viêm họng cho mẹ đang cho con bú. Chữa viêm họng cho mẹ đang cho con bú bằng chanh và muối Cách này rất đơn giản nhưng mang lại kết quả khá tốt cho mẹ đang cho con bú bị viêm họng. Chuẩn bị 1 quả chanh tươi, đem rửa sạch rồi thái lát mỏng, sau đó thêm vào một ít muối hạt, trộn đều. Mỗi lần sử dụng ngậm 1 lát chanh trong miệng ít nhất 10 phút rồi nhai nuốt từ từ. Hoặc mẹ có thể pha nước chanh muối uống ấm mỗi ngày 1-2 ly để điều trị viêm họng. Sử dụng củ cải tươi Củ cải tươi có công dụng làm dịu vùn niêm mạc họng giúp giảm ho, viêm họng, khàn giọng, mất tiếng. Mẹ đang cho con bú mỗi ngày uống 1-2 ly nước ép củ cải tươi, thêm vào đó vài hạt muối, khuấy đều rồi uống ngay sau khi mới ép. Hoặc mẹ có thể dùng củ cải tươi nấu cháo, thêm vào đó hành và tía tô. Ăn cháo khi còn nóng để nâng cao hiệu quả chữa viêm họng. Phụ nữ cho con bú bị viêm họng – Khi nào cần gặp bác sĩ? Mẹ đang cho con bú bị viêm họng không phải tình trạng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì nên đi khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Triệu chứng viêm, đau họng kéo dài trên 1 tuần không thuyên giảm khi áp dụng những phương pháp tự nhiên. Mẹ bị sốt cao trên 40°C và không giảm ngay khi đã sử dụng thuốc hạ sốt. Mẹ đang sử dụng thuốc điều trị bệnh lý về tuyến giáp Tuy nhiên sau khi sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ nếu thấy những dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để kiểm tra lại. Nếu thuốc là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ sau khi dùng thì có thể bác sĩ sẽ cho mẹ ngừng hoặc đổi thuốc khác để có hiệu quả hơn. Những lưu ý khi mẹ đang cho con bú bị viêm họng Mẹ bị viêm họng khi đang cho con bú nên chú ý đến chế độ ăn uống kết hợp sinh hoạt lành mạnh mỗi ngày để triệu chứng bệnh viêm họng không trầm trọng thêm., bên cạnh đó cần lưu ý những vấn đề dưới đây để đẩy lùi viêm họng nhanh chóng. Uống nhiều nước ấm mỗi ngày. Ăn thêm tỏi sống giúp cải thiện hiệu quả tình trạng viêm họng. Bổ sung thêm nhiều rau củ, trái cây tươi. Nên uống 1 ly sữa ấm trước khi đi ngủ. Giành thêm thời gian nghỉ ngơi cho cơ thể thư giãn. Súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày. Hạn chế ôm ấp, hôn trẻ khi mẹ đang bị viêm họng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn. trước và sau bữa ăn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Nên hạn chế cho trẻ bú mẹ trực tiếp, khi đang có bệnh lý về hô hấp nên hút sữa và cho trẻ bú bình. Tuyệt đối không hắt hơi gần trẻ, mẹ nên đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm vi khuẩn gây hại cho trẻ. Tránh tiếp xúc nhiều và đi đến nơi đông người vì rất dễ lây nhiễm chéo vì chứa nhiều vi khuẩn. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ giúp giảm bụi bẩn. Đồng thời trồng thêm cây xanh trong nhà để thanh lọc không khí. Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong không gian sống. Tránh dung nạp thực phẩm cay nóng, thức ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm ngọt nhiều đường,… Nên ăn những loại đồ ăn mềm dễ nuốt để tránh gây tổn thương thêm vùng niêm mạc họng. Tập thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác đặc biệt là người đang có bệnh lý về hô hấp. Mẹ đang cho con bú bị viêm họng nên ưu tiên điều trị tai nhà bằng những phương pháp từ thiên nhiên. Tuy nhiên những phương pháp này sẽ mang đến hiệu quả chậm và phụ thuộc vào thể trạng cũng như cơ địa của mỗi người mà thời gian điều trị có thể khác nhau. Vì vậy mẹ cần kiên trì áp dụng mới có kết quả. Bên cạnh đó việc điều trị bằng nguyên liệu tự nhiên sau 7 ngày mà triệu chứng không thuyên giảm, thì mẹ nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp hơn. Tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe. Chia sẻ0

Mách bạn 4 cách chữa viêm họng bằng diện chẩn

Chữa đau họng bằng diện chẩn là một phương pháp được khá nhiều người bệnh áp dụng và cảm nhận hiệu quả tốt. Tuy nhiên phương pháp này còn mang cho người bệnh khá nhiều e dè khi chưa được Bộ y tế công nhận. Vậy có nên chữa viêm họng bằng điện chẩn hay không? Thực hiện bằng cách nào an toàn. Mời bạn đọc bài viết chi tiết của viemduonghohap.vn Mục lụcChữa viêm họng bằng điện chẩn là thế nào?Phương pháp chữa viêm họng bằng điện chẩn1 – Sử dụng điện chẩn chữa đau rát họng do viêm họng2 – Cách chữa viêm họng cấp tính bằng phương pháp điện chẩn3 – Chữa viêm họng mãn tính bằng điện chấn4 – Sử dụng điện chẩn chữa viêm họng hạtNhững lưu ý khi chữa viêm họng bằng điện chẩn Chữa viêm họng bằng điện chẩn là thế nào? Điện chẩn là một phương pháp chữa bệnh không cần sử dụng thuốc mà người bệnh sẽ được áp dụng một vài thủ thuật giúp chẩn đoán bệnh lý qua gương mặt. Phương pháp này sử dụng một số vật dụng để điều trị như: Que dò, cây lăn, búa gõ, cây cào, hơ nhang, hơ ngải cứu hoặc sử dụng tay ấn vào các huyệt đạo trên gương mặt để khắc phục bệnh lý cho người bệnh. Bên cạnh đó tùy thuộc vào từng dạng bệnh lý của mỗi người mà lựa chọn điều trị bằng vật dụng, day ấn huyệt đạo hay ấn huyệt trên lòng bàn tay, chân hoặc toàn thân. Bài viết chi tiết: Viêm họng – Tất cả các thông tin cần biết Phương pháp chữa viêm họng bằng điện chẩn Nếu muốn điều trị viêm họng bằng điện chẩn hiệu quả nhất người bệnh cần nắm rõ tình trạng bệnh của mình để lựa chọn phương pháp điện chẩn phù hợp nhất 1 – Sử dụng điện chẩn chữa đau rát họng do viêm họng Đây là phương pháp điều trị bệnh cơ bản khi người bệnh mới chớm bị bệnh. Lúc này bệnh viêm họng chưa có biểu hiện gì khác ngoài hiện tượng đau rát họng Có thể bạn quan tâm: Đau rát họng nên làm gì? Vật dụng: Cây lăn có đầu gai nhỏ. Thực hiện: Xác định trước vị trí cần lăn: Người bệnh bị đau rát họng thông thường sẽ lăn ở vị trí lòng bàn ban. Vị trí này nằm ở chính giữa và dưới ngón áp út. Với bệnh nhân nam thì thực hiện trên bàn tay trái. Bệnh nhân nữ thực hiện trên bàn tay phải. Dùng cây lăn lăn vào vị trí đã xác định và lăn mở rộng ra xung quanh một chút. lăn liên tục trong khoảng 2 phút. Người bệnh cần kiên trì áp dụng phương pháp này đều đặn từ 3-4 lần mỗi ngày. Áp dụng cho đến khi triệu chứng đau rát họng thuyên giảm. 2 – Cách chữa viêm họng cấp tính bằng phương pháp điện chẩn Đây là phương pháp chữa viêm họng giành cho người bị viêm họng cấp tính có kèm theo triệu chứng như: Sốt cao, cơ thể mệt mỏi, nhai nuốt đau, ho khan, đau rát họng, … Vật dụng;  Dầu gió. Miếng dán salonpas Thực hiện: Dùng tay thấm một chút dầu gió thoa đều vào cổ tay phía trong. Sử dụng ngón tay day và ấn nhẹ nhàng vào các huyệt 8, huyệt 12 và huyệt 20. Những huyệt này được xác định là nằm giữa hai bên mắt và sống mũi. Sau đó sử dụng miếng salonpas dán trực tiếp vào huyệt số 17 và huyệt 38. Hai huyệt này được xác định là nằm giữa hai bên nhân trung. Người bệnh áp dụng đều đặn 3 lần mỗi ngày cách nhau 5 phút mỗi lần. Sau khi áp dụng từ 3-5 ngày người bệnh sẽ thấy triệu chứng bệnh viêm họng cấp tính thuyên giảm. 3 – Chữa viêm họng mãn tính bằng điện chấn Đây là phương phá điều trị viêm họng khi triệu chứng đã nặng hơn. Hơn thế nữa phương pháp này còn áp dụng cho những người có cơ thể mệt mỏi, khi bệnh đang trong giai đoạn phát triển mạnh và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vật dụng: Dầu cù là Thực hiện: Dùng một chút dầu cù là xoa ra tay sau đó xoay nhẹ nhàng khoảng 90 vòng tại các huyệt 20, huyệt 14 và huyệt 275. Đối với người bệnh mới chuyển sang giai đoạn viêm họng mãn tính nên áp dụng phướng pháp này 1 lần mỗi ngày. Với những người mắc bệnh nặng hơn cần áp dụng phương pháp điện chẩn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Người bệnh cần kiên trì áp dụng chữa viêm họng mãn tính bằng điện chẩn cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm mới thôi. 4 – Sử dụng điện chẩn chữa viêm họng hạt Vật dụng:  Que thủy tinh. Dầu cù là. Cây gõ Thực hiện:  Xác định các huyệt: Huyệt 14: Nằm dưới dái tai. Huyệt 20: nằm giữa hai mắt. Huyệt 275: Các xa huyệt 14 khoảng 2cm và hướng vào trong mặt và thấp hơn một chút so với huyệt 14. Người bệnh dùng que thủy tinh chấm vào dầu cù là và thực hiện xoay nhẹ ở mỗi huyệt khoảng 90 vòng. Đối với người bị viêm họng hạt mới khởi phát nên áp dụng phướng pháp này 1 lần mỗi ngày. Với những người mắc bệnh nặng hơn cần áp dụng phương pháp điện chẩn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Trường hợp người bệnh bị viêm họng hạt kèm theo sốt cao thì dùng thêm điếu ngải cứu khô hoặc nhang hơ đều tại vị trí các huyệt trên sống lưng. Tiếp đó sử dụng một khăn ướt rồi bọc vài viên đá lạnh chườm lên trán và vài huyệt trên mặt. Những lưu ý khi chữa viêm họng bằng điện chẩn Chữa viêm họng bằng điện chẩn cũng mang lại cho người bệnh những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên để đạt được kết quả người bệnh nên chú ý những điều dưới đây để giúp quá trình điều trị an toàn và tốt nhất. Chữa viêm họng bằng điện chẩn là phương pháp có khả năng thuyên giảm triệu chứng khó chịu của bệnh, tuy nhiên cách này không được lạm dụng bởi có thể gây ra sự mệt mỏi cho cơ thể hoặc gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Phương pháp này tuy hỗ trợ điều trị được bệnh viêm họng những không thể chữa khỏi tận gốc mà chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng. Vì vậy không thể thay thế phương pháp chữa bệnh viêm họng bằng điện chẩn với các phương pháp điều trị bằng Đông y hoặc Tây y theo phác đồ của bác sĩ. Sau khi áp dụng chữa viêm họng bằng điện chẩn từ 5-7 ngày mà không thấy triệu chứng thuyên giảm thì người bệnh cần đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp hơn. Bên cạnh đó người bệnh cần lưu ý một số vấn đề trong ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày để không làm nghiêm trọng thêm triệu chứng bệnh, bên cạnh đó việc điều trị bệnh sẽ hiệu quả hơn: Sử dụng mật ong giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh viêm họng Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng mũi họng bằng việc súc miệng nước muối ấm. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn. Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây hại cho vùng mũi họng: lông vật nuôi, bụi phấn, phấn hoa, khói hay bụi bẩn,… Cần xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng. Tránh những loại đồ ăn khô cứng, cay nóng, thực phẩm gây kích ứng cổ họng,… Uống nhiều nước ấm mỗi ngày. Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm và trồng thêm cây xanh trong không gian sống của gia đình. Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi giúp tăng cường vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Không nói to và không thường xuyên la hét để giảm kích ứng vùng họng. Sử dụng thêm một số thảo dược thiên nhiên cải thiện tình trạng viêm họng hiệu quả như: Chanh, muối, mật ong, gừng, tỏi,…. Phương pháp chữa viêm họng bằng điện chẩn trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo vì đây là phương pháp chưa được Bộ Y tế công nhận. Vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng trước khi quyết định áp dụng phương pháp chữa bệnh này. Chia sẻ0

Mách bạn cách chữa viêm họng bằng quất và mật ong

Chữa viêm họng bằng quất và mật ong là một bài thuốc được dân gian lưu truyền lâu đời do cách thực hiện đơn giản, an toàn, rẻ tiền, nguyên liệu dễ kiếm và mang về hiệu quả khá cao. vậy chữa bệnh viêm họng bằng quất và mật ong bằng cách nào và cần lưu ý những gì khi áp dụng. Mục lụcMật ong và quất có công dụng chữa viêm họng vì sao?Công dụng của mật ongCông dụng của trái quấtCách chữa viêm họng bằng quất và mật ongQuất hấp mật ongQuất ngâm mật ongNhững lưu ý cần thiết khi chữa viêm họng bằng quất và mật ongHeviho – Giải pháp cho viêm đường hô hấp từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Mật ong và quất có công dụng chữa viêm họng vì sao? Công dụng của mật ong Mật ong được dân gian ví như một loại kháng sinh tự nhiên đồng thời là một nguồn nguyên liệu tuyệt vời cho sức khỏe con người. mật ong được áp dụng điều trị rất nhiều bệnh như dạ dày, ho, viêm họng ,… Do mật ong có tính ấm, có khả năng kháng khuẩn cao, loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng giúp làm sạch vùng miệng họng. Làm dịu cổ họng đang bị đau rát, giảm nhanh những cơn ho. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể như: Cacbon – hyđrat, canxi, protein, magie sẽ làm lành nhanh chóng những vết loét họng. Mật ong mang về nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe Xem bài viết chi tiết: Bài thuốc chữa viêm họng từ mật ong Công dụng của trái quất Quất là một loại trái cây rất hổ biến ở nước ta và được sử dụng nhiều nhất trong dịp lễ tết. Thành phần của trái quất có chứa nhiều Vitamin và dưỡng chất giúp nâng cao sức đề kháng cho người sử dụng và có công dụng giảm đau họng hiệu quả như: Đường. Sắt. Acid hữu cơ. Đồng. Pectin. Linalol. Limonen. Sabinen. Fortunelin Cách chữa viêm họng bằng quất và mật ong Quất hấp mật ong Chuẩn bị:  Quất tươi : 2 trái. Mật ong: 10ml Cách thực hiện:  Đem quất đu rửa sạch rồi lau khô. Thái mỏng trái quất và loại bỏ hạt Cho vào 1 chiếc bát nhỏ. Thêm mật ong vào. Đem hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm điện. Trước bữa ăn lấy hỗn hợp ra uống hết phần nước và ăn hết phần cái. Nên dùng khi hỗn hợp còn nóng ấm. Mỗi ngày thực hiện 2 lần và áp dụng liên tục trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả. Quất ngâm mật ong Chuẩn bị: Quất tươi: 0,5kg Mật ong : 1 lít. Đường phèn: 200 gram 1 lọ thủy tinh có nắp. Cách thực hiện:  Quất đem rửa sạch, lau khô nước rồi thái lát. Loại bỏ toàn phần hạt quất. Xếp vào lọ thủy tinh đan xen giữa những lớp quất là một lớp đường phèn. Đổ mật ong ngập hết phần quất và đường phèn đã xếp trong lọ. Đậy kín nắp. Bảo quản nơi khô thoáng và sử dụng sau 2 tuần. Mỗi lần sử dụng ngậm một chút hỗn hợp trong miệng rồi nuốt từ từ, lặp lại mỗi ngày 2-3 lần. Hoặc có thể dùng hỗ hợp pha cùng nước trà nóng và uống vào mỗi buổi sáng để điều trị viêm họng Những lưu ý cần thiết khi chữa viêm họng bằng quất và mật ong Tuyệt đối không sử dụng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng được bài thuốc này tuy nhiên không được lạm dụng mật ong để tránh tình trạng bị nóng trong. Những đối tượng có tiền sử bệnh về dạ dày nên lưu ý khi sử dụng quất để chữa bệnh viêm họng bởi có nguy cơ khiến bệnh dạ dày nặng thêm. Hoặc gây ra tình trạng ợ chua do acid bị dư thừa. Đây là phương pháp dân gian nên chỉ phù hợp sử dụng với người bệnh mới khởi phát. Nên đi khám bác sĩ ngay khi áp dụng 7 ngày mà triệu chứng viêm họng không thuyên giảm. Cần kết hợp thêm chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, sinh hoạt lành mạnh và tập thể dục thường xuyên giúp nân cao sức khỏe. Hạn chế đồ ăn cay nóng, giòn cứng dễ gây trầy xước cổ họng. Heviho – Giải pháp cho viêm đường hô hấp từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Một trong những phương pháp hiệu quả giúp giảm viêm họng là sử dụng viên uống Heviho nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên: Sâm đại hành, Xạ can, Xuyên bối mẫu,… vừa mang lại hiệu quả cao mà không gây tác dụng phụ. Heviho vinh dự là ứng dụng của đề tài đạt giải vàng trong Triển lãm Quốc tế Phụ nữ sáng chế tổ chức ở Seoul, Hàn Quốc (Sáng chế về hoạt chất S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn) Heviho giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, đờm, đau rát cổ họng ở người bị viêm họng mạn tính. Có 2 dạng bào chế nên có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi: viên uống dành cho người lớn, siro dành cho trẻ em, giúp hệ hô hấp cả nhà khỏe mạnh. Viêm họng mạn tính nếu để dai dẳng lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng, vì vậy nên cần xử lý kịp thời. Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY Chia sẻ0

Loading...