Làm gì khi bị đau họng nuốt vướng Covid?
Đau họng nuốt vướng là tình trạng khá phổ biến. Nhưng khi chúng xảy ra vào mùa dịch Covid, nhiều người bệnh lại lo lắng không biết liệu đây có phải triệu chứng của Covid – 19 hay không? Phải làm gì để cải thiện đau họng nuốt vướng Covid? Hãy đọc đến cuối bài viết để tìm ra giải pháp an toàn, hiệu quả nhất cho tình trạng này nhé!
Covid gây đau họng nuốt vướng như thế nào?
Đau họng kèm theo nuốt vướng là tình trạng người bệnh có cảm giác cổ họng đang mắc dị vật, kèm theo cảm giác đau rát họng, đặc biệt khó chịu khi người bệnh nói chuyện, nuốt nước bọt hay nuốt thức ăn. Tình trạng này xảy ra là do phản xạ nuốt – phản xạ sinh lý tự nhiên của cơ thể, có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau như lưỡi, cổ họng, thực quản… Khi xảy ra bất kỳ tổn thương nào dù là nhỏ nhất cũng đều gây tình trạng đau họng kèm theo cảm giác nuốt vướng, khó chịu ở vùng cổ họng.
Đây là một trong những triệu chứng thường gặp của người bệnh SARS – CoV – 2. Khi mắc Covid – 19, virus Corona sẽ tấn công trực tiếp vào niêm mạc xoang họng, đường hô hấp và nhu mô phổi. Theo thống kê, khoảng 90% F0 gặp phải triệu chứng đau họng kèm theo nuốt vướng. Đặc biệt với những người bệnh mắc biến thể Omicron, tỷ lệ gặp phải triệu chứng này lên tới 53%.
Tuy nhiên, không phải lúc nào đau họng nuốt vướng cổ họng cũng có nguyên nhân do Covid – 19. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm đường hô hấp thông thường. Do vậy, để biết chính xác tình trạng đau họng nuốt vướng bạn đang gặp có phải do nguyên nhân Covid – 19 hay không, bạn nên thực hiện test nhanh hoặc xét nghiệm PCR sẽ chính xác nhất.
Đau và nuốt vướng cổ họng do Covid – 19 không phải là triệu chứng đặc biệt nguy hiểm, nhưng lại gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều người bệnh mô tả cơn đau họng do bệnh gây ra: “đau không nuốt nổi”, “đau không ngủ được”, đau như muốn cấu họng ra khỏi cơ thể”…
Nếu được chăm sóc và trị liệu đúng cách, tình trạng đau họng nuốt vướng có thể được cải thiện nhanh. Ngược lại, nếu bạn chủ quan coi thường, đau họng nuốt vướng thông thường có thể làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, trở thành yếu tố thuận lợi cho virus SARS – CoV – 2 hoạt động mạnh hơn.
Bị đau họng nuốt vướng Covid nên làm gì?
Trường hợp xác định chính xác tình trạng đau họng nuốt vướng của bạn có nguyên nhân do Covid – 19, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:
Áp dụng các biện pháp tại nhà
Với trường hợp vừa mới mắc đau họng nuốt vướng, hoặc chỉ bị ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo áo dụng một số biện pháp giảm đau họng tại nhà như sau:
Súc miệng với nước muối
Súc miệng với nước muối là một trong những biện pháp tiêu diệt vi khuẩn và làm dịu họng đơn giản, dễ áp dụng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả khá tốt.
Mặc dù không trực tiếp tiêu diệt virus Corona nhưng nước muối lại có tác dụng kháng khuẩn tốt, nhờ vậy làm giảm nguy cơ bị bội nhiễm tại đường hô hấp, phòng ngừa đau rát họng diễn ra nặng hơn. Bên cạnh đó, nước muối còn giúp làm cổ họng luôn được ẩm ướt, tránh bị khô, cân bằng pH tại niêm mạc họng và làm loãng đờm nhầy gây ngứa rát hay ho. Nhờ vậy, tình trạng đau và nuốt vướng cũng được cải thiện đáng kể.
Theo đó, bạn nên súc miệng với nước muối 2 – 3 lần mỗi ngày. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý mua tại các hiệu thuốc hoặc dùng nước muối tự pha tại nhà cũng đem lại hiệu quả tương tự.
Uống nhiều nước ấm
Nước ấm có khả năng làm loãng đờm nhầy, làm dịu họng và tiêu diệt các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus… Nhờ việc loại bỏ các tác nhân này, cảm giác khó chịu do đau họng và nuốt vướng cổ họng sẽ được kiểm soát tốt.
Không chỉ vậy, nước ấm còn làm dịu họng, giúp tăng cường sức đề kháng của hàng rào bảo vệ, làm giảm thân nhiệt cho người bệnh Covid đang bị sốt hoặc mất nước.
Với cách này, bạn nên bổ sung đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống trà gừng ấm, trà mật ong ấm để tăng cường hiệu quả.
Xông hơi miệng họng
Xông hơi miệng họng là cách giảm đau rát họng được các chuyên gia y tế khuyến cáo. Khi xông họng, hơi nước nóng cùng các hạt nước li ti sẽ đi sâu vào họng và làm ẩm niêm mạc, làm dịu cảm giác đau họng và hỗ trợ làm loãng đờm nhầy.
Bạn có thể áp dụng cách này theo các bước sau:
- Chuẩn bị một chậu nước nóng đang bốc hơi, dùng khăn to trùm kín đầu và bao quanh chậu nước.
- Người bệnh để mặt song song với chậu nước, sau đó hít thật sâu để hơi nóng đi sâu vào họng, phế quản.
- Thực hiện đến khi nước nóng trong chậu nguội bớt, ngày áp dụng 1 – 2 lần.
Bạn có thể thêm tinh dầu bạc hà hoặc khuynh diệp để tăng hiệu quả giảm đau họng nuốt vướng Covid.
Áp dụng các mẹo dân gian giảm đau họng
Dưới đây là một số mẹo giảm đau họng nuốt vướng từ dân gian, bạn có thể tham khảo áp dụng tại nhà. Các mẹo này đều có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng kiểm soát các triệu chứng, không tiêu diệt tận gốc căn nguyên gây đau rát họng nuốt vướng Covid.
Ngậm gừng tươi hoặc sử dụng trà gừng
Trong các bài thuốc dân gian chữa các bệnh ho, đau họng, viêm họng… rất thường thấy vị dược liệu gừng tươi (còn được gọi là sinh khương). Khoa học hiện đại cũng đã tìm thấy trong thành phần của gừng có chứa hoạt chất Gingerol đem lại tác dụng chống viêm, tiệu diệt vi khuẩn rất hiệu quả.
Bởi vậy, khi đang bị đau rát họng nuốt vướng Covid, bạn có thể tìm đến các mẹo giảm đau rát từ gừng tươi như ngậm gừng hoặc sử dụng trà gừng nóng.
Uống trà cam thảo giúp làm dịu họng
Cam thảo là vị thuốc dược liệu có vị ngọt thanh, tác dụng giải độc, làm dịu họng nên thường được dùng trong các bài thuốc dân gian cải thiện viêm họng, đau họng hay nuốt vướng cổ họng. Bên cạnh đó, hoạt chất axit glycyrrhizic trong cam thảo còn đem lại hiệu quả chống viêm, giảm sưng họng, hóa đờm, giảm ho…
Bạn có thể uống 1 – 2 ly trà cam thảo ấm mỗi ngày giúp làm dịu họng và đẩy lùi các triệu chứng Covid.
Sử dụng hoa hồng bạch
Hoa hồng bạch có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ phế, tiêu đờm nên được sử dụng phổ biến trong dân gian để cải thiện đau rát họng, nuốt vướng khá hiệu quả.
Bạn có thể thực hiện cách này tại nhà như sau:
- Hoa hồng bạch đem tách lấy cánh hoa, rửa sạch với nước muối loãng.
- Cho vào bát cùng một chút đường phèn rồi đem hấp cách thủy khoảng 10 phút và uống khi còn ấm.
- Áp dụng mẹo này 1 – 2 lần/ ngày sẽ thấy triệu chứng đau họng nuốt vướng do Covid cải thiện tốt.
Sử dụng viên ngậm giảm đau họng
Ngoài các cách trên, bạn cũng có thể sử dụng một số viên ngậm giảm đau họng có chứa chiết xuất thảo dược thiên nhiên như tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp… Kẹo được bào chế dưới dạng viên cứng, giúp các dược chất tan từ từ trong miệng, tác động trực tiếp và để giảm tình trạng đau rát họng.
Sử dụng thuốc Tây y
Với trường hợp đau rát họng nuốt vướng do Covid nghiêm trọng, gây nhiều khó chịu và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, bạn có thể nhờ bác sĩ kê đơn một số thuốc Tây y giúp kiểm soát tình trạng này nhanh hơn. Một số thuốc Tây y thường được dùng là:
- Thuốc giảm đau, chống viêm như: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen… Giảm tình trạng khó chịu do viêm họng gây ra, giảm tình trạng sưng viêm, phù nề tại niêm mạc họng.
- Thuốc xịt họng: Thuốc có chứa hoạt chất Phenol đem lại tác dụng sát khuẩn họng, giảm tình trạng đau rát họng.
- Thuốc hạ sốt: Được dùng trong trường hợp người bệnh bị đau họng nuốt vướng Covid kèm theo sốt cao.
☛ Tham khảo thêm: Thuốc điều trị viêm đau họng
Lời khuyên cho người bệnh đau họng nuốt vướng do Covid
Ngoài các biện pháp cải thiên cơn đau rát nuốt vướng kể trên, người bệnh cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày để bảo vệ cổ họng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể tốt hơn.
Thay đổi chế độ ăn uống
Cảm giác đau và khó nuốt do Covid gây ra có thể khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, không muốn ăn uống. Tuy vậy, cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi các tổn thương do Covid gây ra. Bạn cần một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng, đồng thời cũng phải dễ ăn, dễ nuốt để hỗ trợ giảm đau họng nuốt vướng Covid nhanh chóng:
- Ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đủ năng lượng 30 – 35 kcal/ kg/ ngày để cung cấp đủ chất cho cơ thể.
- Nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E… và khoáng chất có trong rau xanh và hoa quả nhiều màu.
- Cung cấp thêm thực phẩm giàu chất béo chứa EPA và DHA để tăng cường hiệu quả chống viêm, nâng cao sức đề kháng và chữa lành tổn thương niêm mạc họng.
- Ăn nhiều một số thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng như Kẽm, Sắt, Selen… để chống viêm. Các thực phẩm này cũng giúp kích thích vị giác, giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn.
Các thực phẩm kể trên nên chế biến thành các món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, soup, canh…
Ngoài ra, trong giai đoạn này, bạn cũng nên hạn chế ăn một số món ăn dễ gây tổn thương niêm mạc họng, kích thích phản ứng ho như:
- Đồ ăn cay nóng: tiêu, ớt… Các món ăn này dễ khiến niêm mạc họng kích ứng, tăng cảm giác đau họng nuốt vướng.
- Đồ ăn lạnh như kem, nước đá, sinh tố đá xay… dễ làm niêm mạc họng đang viêm bị sưng tấy, tổn thương.
- Thức ăn nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên, rán, đồ ăn sẵn… có thể bám trong niêm mạc họng, làm tăng cảm giác cộm vướng và kích thích phản ứng ho.
- Thực phẩm khô cứng như bánh mỳ, bánh quy, ngũ cốc thô… dễ làm tổn thương họng, dễ bám dính vào thành họng gây ngứa ngáy, khô rát, sưng tấy…
☛ Chi tiết hơn: Đau họng nên ăn gì, kiêng gì?
Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh Covid cũng nên thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh như sau:
- Thiết lập thời gian sinh hoạt, nghỉ ngơi đúng giờ, thư giãn đầu óc và hạn chế làm việc quá sức.
- Chú ý vệ sinh họng miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các vi khuẩn có hại trong họng miệng.
- Giữ ấm cổ họng bằng cách quàng khăn ấm, mặc áo kín cổ…
- Bảo vệ cổ họng bằng cách đeo khẩu trang mỗi khi cần ra ngoài hay phải tiếp xúc với khói bụi.
- Nâng cao sức đề kháng bằng các bài tập luyện thể dục, thể thao đơn giản tại nhà như Yoga, chạy bộ, bơi lội, đạp xe… 30 phút mỗi ngày.
Heviho – giải pháp giảm đau họng nuốt vướng do Covid
Ngoài các cách giảm đau họng nuốt vướng do Covid trên đây, người bệnh có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Heviho đến từ Viện Hàn lâm. Hiện nay, đây được coi là giải pháp giảm đau họng nuốt vướng đạt hiệu quả cao như thuốc Tây y, nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, ít gây tác dụng phụ.
Heviho là sản phẩm được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – đơn vị hàng đầu cả nước về nghiên cứu khoa học. Heviho là sản phẩm đầu tiên chứa hoạt chất kháng sinh thực vật từ Sâm đại hành, có tên gọi là S3 – Elebosin, đã được Bộ Khoa học cấp bằng sáng chế độc quyền.
Thành phần này cũng đã được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu sử dụng. Tác dụng này được đánh giá là tương đương với hoạt chất Indomethacin – một chất chống viêm được sử dụng phổ biến trong tân dược.
Ngoài S3 – Elebosin, Heviho còn chứa các thảo dược khác như: xuyên bối mẫu, xạ can, cam thảo, cát cánh, mạch môn… Đây đều là những thảo dược quý, được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc dân gian giảm đau rát họng, giảm ho hay các triệu chứng khác của Covid.
Nhờ vậy, Heviho đem lại nhiều tác dụng tốt cho người bệnh đau họng nuốt vướng do Covid:
- Giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, đau rát họng, đờm, nuốt cướng cổ họng.
- Ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương đường hô hấp.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ làm lành các vết thương.
Hiện nay, Heviho được sản xuất ở cả hai dạng bào chế: siro thơm ngọt cho trẻ và viên uống tiện lợi cho người lớn, giúp bạn chăm sóc gia đình dễ dàng hơn.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng
Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng đau họng nuốt vướng do Covid. Nếu bạn chưa chắc chắn tình trạng bạn đang gặp phải có phải do nguyên nhân Covid hay không, hãy thực hiện các test Covid tại nhà để biết chính xác. Ngoài ra, nếu còn thắc mắc nào về sản phẩm, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 1208 để được các chuyên gia của Heviho tư vấn thêm.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/sore-throat-coronavirus
- https://www.connexionfrance.com/article/French-news/Covid-19/Covid-France-Painful-swallowing-is-new-symptom-related-to-Omicron
- https://covid19.gov.vn/lam-gi-voi-chung-dau-hong-khi-bi-covid-19-171220302215236372.htm