Sốt là triệu chứng điển hình của bệnh viêm họng. Mức độ sốt cao hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này có nguy hiểm không và cách xử lý thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lục1. Tại sao viêm họng lại sốt?2. Triệu chứng sốt do viêm họng2.1. Đối với trẻ nhỏ2.2. Đối với người lớn3. Viêm họng gây sốt nguyên nhân do đâu?4. Viêm họng gây sốt có nguy hiểm?5. Cách xử lý sốt do viêm họng hiệu quả5.1. Hạ sốt5.2. Vệ sinh mũi họng5.3. Chế độ dinh dưỡng5.4. Sử dụng thuốc Tây y5.5. Mẹo dân gian hạ sốt6. Khi nào cần thăm khám gấp?7. Một số lưu ý khi sốt viêm họng8. Heviho – giải pháp cho bệnh viêm đường hô hấp Tại sao viêm họng lại sốt? ☛ Tìm hiểu chi tiết: Tấn tần tật về bệnh viêm họng. Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm và tổn thương khi virus, vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh khác xâm nhập vào vòm họng. Tình trạng sốt khi viêm họng là biểu hiện thông thường khi cơ thể bị viêm nhiễm. Lý giải về điều này, bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện YHCT Quân dân 102 cho biết: Khi vi khuẩn và virus xâm nhập và phát triển trong vòm họng, chúng sẽ tiết ra chất gây sốt ngoại sinh. Khi đó, cơ chế miễn dịch của cơ thể sẽ ngay lập tức khởi động qua quá trình nhận diện tế bào. Lúc này, các tế bào bạch cầu sẽ có nhiệm vụ tìm và tiêu diệt các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể. Trong quá trình hoạt động, bạch cầu kích thích và sản sinh monoamin, acid arachidonic làm tăng sản nhiệt, khiến thân nhiệt toàn cơ thể giảm thoát nhiệt mạnh gây ra triệu chứng sốt. Tùy vào độ viêm nhiễm, sức đề kháng và cơ địa của từng người thì tình trạng và thời gian sốt sẽ khác nhau. Trong những ngày đầu khi mới sốt, người bệnh sẽ chỉ sốt nhẹ dưới 38 độ và đi kèm với những biểu hiện như: khàn tiếng, đau rát họng, mệt mỏi,… Thế nhưng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh chuyển sang giai đoạn cấp tính, dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng người bệnh (nếu sốt cao trên 39 độ kèo dài). Triệu chứng sốt do viêm họng Đối với trẻ nhỏ Viêm họng gây sốt sẽ làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe cùa trẻ. Trẻ sơ sinh Ho, ngạt mũi. Bú ít hoặc bỏ bú. Há miệng khi ngủ. Quấy khóc, mệt mỏi. Sưng hạch ở cổ hoặc ở hàm. Sốt cao đột ngột từ 39 độ trở lên. Trẻ lớn hơn Chán ăn, đau đầu. Sổ mũi. Ho khan, đau rát họng. Khàn tiếng, môi khô. Lưỡi bẩn. Đối với người lớn Với người lớn, sốt viêm họng sẽ đi kèm với những triệu chứng sau: Đau rát họng khi nuốt và ăn uống. Cảm giác họng khô. Hắt hơi, ngạt mũi, sổ mũi. Ho khan. Nổi hạch ở cổ. Phát ban, buồn nôn. Sốt cao từ 38 – 40 độ. Viêm họng gây sốt nguyên nhân do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng kèm sốt: Virus: Đây là nguyên nhân gây sốt viêm họng phổ biến nhất. Một số loại virus như: Adenovirus, virus cúm, epstein-barr, herpes simplex, virus sởi, rhinovirus, coronavirus,… Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn phế cầu, liên cầu, tụ cầu… sau khi thâm nhập vào họng sẽ gây sốt viêm họng. Dị ứng: Một số tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn… cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm họng gây sốt. Thời tiết: Trong khoảng thời gian giao mùa hoặc khi trời lạnh, sức đề kháng và hệ miễn dịch sẽ suy giảm. Đây sẽ là điều kiện lý tưởng để virus, vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào cơ thể dễ dàng. Môi trường sống ô nhiễm: Bạn có thể bị viêm họng do sống ở môi trường quá nhiều bụi bẩn, khí thải từ các nhà máy, chất hóa học… Các yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn xâm nhập qua đường thở, gây ra viêm họng gây sốt hoặc các bệnh về đường hô hấp khác. Viêm họng gây sốt có nguy hiểm? Đối với những trường hợp viêm họng gây sốt ở thể nhẹ, khi nhiệt độ cơ thể dưới 38 độ thì không quá nguy hiểm. Người bệnh chỉ cần chú ý nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ làm hạ nhanh cơn sốt. Thế nhưng, đối với những trường hợp viêm họng gây sốt cao hơn 38 độ thì người bệnh không nên chủ quan. Bởi nếu tình trạng sốt cao mà không được hạ sốt sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: vỡ hồng cầu, động kinh, co giật, sùi bọt mép hoặc thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, người bệnh cần tìm cách làm hạ cơn sốt và điều trị viêm họng để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Đồng thời cũng nên chủ động đi khám và điều trị sớm nếu thấy có những triệu chứng đi kèm bất thường. Cách xử lý sốt do viêm họng hiệu quả Hạ sốt Khi gặp phải tình trạng sốt cao do viêm họng, người bệnh cần phải được hạ sốt ngay lập tức bằng cách: Chườm khăn ấm: Phương pháp này thường được dùng để làm giảm nhiệt độ cơ thể xuống khoảng 2-3 độ. Người bệnh dùng khăn để đắp vào trán, sau gáy. Với trường hợp sốt cao thì dùng khăn lau toàn thân, nhất là những vùng như nách, bẹn, lòng bàn tay, chân.. Mặc quần áo thoải mái: Người bệnh nên mặc quần áo thoáng mát để cơ thể giảm bớt nhiệt lượng, giúp giảm sốt nhanh hơn. Sử dụng thuốc hạ sốt: Trong trường hợp sốt cao trên 38,5 độ, người bệnh cần uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng được chỉ định. Vệ sinh mũi họng Người bệnh có thể vệ sinh mũi bằng cách nhỏ trực tiếp 2-3 giọt nước muối sinh lý vào bên mũi. Hoặc dùng nước muối sinh lý để súc miệng. Cách này cũng giúp làm dịu vùng họng, giảm đau, ngứa họng và ho. Chế độ dinh dưỡng Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Trong đó, vitamin C và kẽm là những chất giúp tình trạng viêm họng được cải thiện, nâng cao hệ miễn dịch. Một số loại thực phẩm như cam,quýt, chanh, xoài và hải sản. Sử dụng thuốc Tây y Sử dụng thuốc Tây y làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm họng, hạ sốt, tiện lợi và rất dễ sử dụng: Thuốc hạ sốt: Người bệnh thường sử dụng thuốc chứa Paracetamol, Aspirin… có tác dụng giảm đau, hạ sốt, giảm triệu chứng của viêm họng. Thuốc kháng viêm: Một số loại thuốc như thuốc ibuprofene, diclophenac, prednisolon, dexamthason, betamethason…. làm giảm các triệu chứng sưng, đau, điều trị viêm họng mãn tính. Thuốc kháng sinh: Một số loại kháng sinh được sử dụng điều trị viêm họng gây sốt như: amoxicillin kết hợp với axit clavulanic, cephalexin, ceftriaxone… Chúng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, virus. Viêm ngậm trị đau họng: Sử dụng viêm ngậm trị ho có tác dụng làm giảm đau rát họng, khó chịu ở cổ họng, tiêu đờm,.. chứ không có tác dụng trị sốt. Các thuốc khác: Tùy thuộc vào triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, bác sĩ có thể kê thêm các thuốc như: Thuốc giảm ho, tiêu đờm, thuốc chống dị ứng, thuốc co mạch,… Sử dụng thuốc Tây y để điều trị sốt viêm họng chỉ phù hợp khi viêm họng do nhiễm khuẩn gây ra, còn với trường hợp nhiễm virus thì không có tác dụng. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Mẹo dân gian hạ sốt Các mẹo dân gian chữa sốt viêm họng tại nhà thường sử dụng những thảo dược thiên nhiên, dễ kiếm, an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ. Uống nhiều nước: Người bệnh có thể uống nước lọc, nước trái cây, nước trà (trà xanh, trà gừng, trà hoa cúc,…) để làm giảm nhiệt độ cơ thể xuống. Trong trường hợp sốt cao, người bệnh cần bổ sung nước điện giải (oresol) để có hiệu quả tốt nhất. Lá tía tô: Loại lá này có tác dụng giải nhiệt cơ thể, tiêu độc, giảm viêm, sát khuẩn giúp hạ sốt hiệu quả. Bạn chỉ cần luộc lá tía tô rồi lấy nước để uống nhiều lần trong ngày. Chanh đào mật ong: Uống nước này 2 lần/ ngày có tác dụng tiêu đờm, diệt khuẩn, làm ấm vùng họng, từ đó làm giảm tình trạng đau họng và hạ sốt. ☛ Có thể bạn muốn biết: Chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong. Phương pháp dân gian này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở thể nhẹ, đang ở giai đoạn đầu, sốt không cao quá 38 độ. Tùy thuộc vào cơ địa từng người thì có tác dụng nhanh hoặc chậm. Chính vì thế, người bệnh nên kiên trì thực hiện hàng ngày và liên tục để có hiệu quả tốt nhất. Khi nào cần thăm khám gấp? Bạn cần đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để thăm khám nếu có những triệu chứng như sau: Đau họng dữ dội và kéo dài hơn 1 tuần. Khó nuốt, khó mở miệng. Khó thở. Đau tai, đau khớp. Sốt kéo dài trên 4 ngày. Sốt cao nhưng uống thuốc không hạ (với người lớn trên 39 độ, trẻ nhỏ trên 38,5 độ). Phát ban. Xuất hiện máu trong nước bọt hoặc đờm. Chảy dãi bất thường không có khả năng nuốt. Xuất hiện cục u ở cổ. Một số lưu ý khi sốt viêm họng Người bệnh cũng cần chú ý vài điều dưới đây để hỗ trợ điều trị và phòng tránh sốt do viêm họng: Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, tắm hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn. Luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ họng. Tắm bằng nước ấm khi trời chuyển lạnh hoặc giao mùa. Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Bổ sung thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Vệ sinh cổ họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá. Thường xuyên tập thể dục thể thao mỗi ngày để năng cao sức khỏe. Heviho – giải pháp cho bệnh viêm đường hô hấp Heviho là sản phẩm từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với thành phần S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng. Heviho giải quyết được triệu chứng của viêm đường hô hấp một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus chính vì vậy người bệnh không cần dùng kháng sinh. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng. Thuốc Heviho được bào chế ở dạng viên và dạng siro, phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY. Bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ. Chia sẻ0
Viêm họng
Cách chữa nuốt nước bọt đau họng hiệu quả!
Bạn đang gặp phải tình trạng nuốt nước bọt đau họng? Bạn cần tìm cách chữa hiệu quả nhất? Hãy cùng viemduonghohap tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lục1. Nuốt nước bọt đau họng là gì?2. Nguyên nhân gây nuốt nước bọt đau họng3. Chữa nuốt nước bọt đau họng tại nhà!3.1. Thay đổi lối sống3.2. Súc miệng nước muối3.3. Mật ong trị nuốt nước bọt đau họng3.4. Gừng giảm đau họng hiệu quả3.5. Cam thảo chống viêm cải thiện tình trạng4. Chữa nuốt nước bọt đau họng theo y học hiện đại!4.1. Thuốc kháng sinh4.2. Thuốc kháng viêm4.3. Thuốc giảm đau5. Heviho hiệu quả an toàn cho tình trạng nuốt nước bọt đau họng Nuốt nước bọt đau họng là gì? Đau họng khi nuốt nước bọt là tình trạng thường gặp mà ai cũng sẽ từng trải qua. Hiện tượng này xảy ra khi các dây thần kinh, các cơ cổ họng bị kích thích mà nguyên nhân chủ yếu là niêm mạc họng bị sưng viêm do tổn thương hoặc virus, vi khuẩn xâm nhập. Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, khó chịu khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có những biểu hiện đi kèm như: ho, cảm thấy đau khi nuốt thức ăn ở cả dạng đặc và lỏng, nôn, khó thở, khàn giọng,.. Hầu hết tình trạng nuốt nước bọt đau họng thể nhẹ sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên nếu cơn đau nhiều và kéo dài người bệnh cần được thăm khám và điều trị dứt điểm tránh hậu quả nguy hiểm. Nguyên nhân gây nuốt nước bọt đau họng Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt. Viêm họng: là bệnh lý phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Đây là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc họng dẫn đến triệu chứng nuốt nước bọt bị đau họng. Người mắc viêm họng có thể sẽ đi kèm với những triệu chứng như: ho, hắt hơi, ngạt mũi, sốt cao,… (☛ Tìm hiểu chi tithêm: Tất tần tật về viêm họng.) Viêm nắp thanh quản: là tình trạng viêm nhiễm tại chỗ xảy ra ở nắp thanh quản. Bệnh này sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu như: chảy nước dãi, đau họng khi nuốt; sốt cao; khó nuốt; khó thở, đau khi nghiêng về phía trước hoặc khi ngồi thẳng… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bởi khi nắp thanh quản bị sưng viêm sẽ ngăn đường thở. Viêm amidan: là tình trạng nhiễm trùng ở amidan thường hay gặp ở trẻ em từ 4-15 tuổi. Bệnh xảy ra do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây nên. Khi amidan bị viêm sẽ gây sưng đau, vướng khi nhai. Mức độ đau khi nuốt nước bọt tùy thuộc vào mức viêm nhiễm của amidan. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như: ho, miệng có mùi hôi, người mệt mỏi, sốt,… Chấn thương vùng họng: tình trạng này xảy ra khi người bệnh ăn phải những thực phẩm cứng, góc cạnh hoặc hóc dị vật. Điều này sẽ làm cho cổ họng bị sưng, gây đau khi nuốt nước bọt. Nhiễm trùng nấm men: trong một số trường hợp cổ họng, thực quản hoặc ở miệng bị nhiễm nấm lên men (điển hình như nấm candida), sẽ thấy cảm giác khó chịu và đau rát xuất hiện ở cổ họng khi nhai, nuốt thức ăn hoặc nước bọt. Ngoài ra, người bệnh này thường gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như: ăn không ngon, mất vị giác, khóe miệng đỏ và lưỡi có nhiều mảng trắng. Ung thư vòm họng: Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Một số biểu hiện thường thấy ở bệnh như: khàn tiếng, ngạt mũi, đau đầu, nổi hạch ở cổ, sụt cân nhanh, đau khi nuốt nước bọt. Bệnh thường phát triển âm thầm nên người bệnh thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chữa nuốt nước bọt đau họng tại nhà! Thay đổi lối sống Người bệnh nên uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho cổ họng, làm dịu những cơn đau khi nuốt nước bọt, đặc biệt người bệnh nên sử dụng nước ấm. Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách súc miệng bằng nước muối loãng 0,9%. Tắm bằng nước ấm khi hơi nước bốc lên sẽ khiến cổ họng dễ chịu hơn, từ đó tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng sẽ thuyên giảm. Sử dụng máy phun sương để tăng độ ẩm trong không khí giúp cổ họng bớt khô, đau họng khi nuốt nước bọt cũng giảm đáng kể. Không nên sử dụng rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá sẽ làm cổ họng bị kích ứng. Không nên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Hạn chế nói to, la hét, nói quá nhiều. Không nên uống nước lạnh trong thời gian chữa trị. Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường và giữ ấm cổ. Người bệnh nên sử dụng thực phẩm lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sữa,… để làm giảm tổn thương ở họng. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên tập thể dục thể thao hàng ngày. Súc miệng nước muối Súc miệng bằng nước muối là cách chữa đau họng hiệu quả được nhiều người áp dụng. Nước muối có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, làm sạch cổ họng và giảm viêm nhiễm. Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc pha nước muối loãng (tỷ lệ 9g muối và 1 lít nước) để súc miệng khi thấy nuốt nước bọt đau họng. Thực hiện súc miệng bằng nước muối 2 lần/ ngày vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ sẽ làm giảm tình trạng đau họng nhanh chóng. Mật ong trị nuốt nước bọt đau họng Mật ong có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời, hoạt chất có trong mật ong có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, làm dịu tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt. Bạn chỉ cần pha 1-2 thìa mật ong nguyên chất và cốc nước ấm (bạn có thể cho thêm 1-2 lát chanh nếu muốn). Bạn chỉ cần uống cốc nước mật ong ấm này hàng ngày thì sẽ thấy đau họng khi nuốt nước bọt thuyên giảm. ☛ Có thể bạn muốn biết: Mật ong chữa viêm đau họng mãn tính. Gừng giảm đau họng hiệu quả Trong Đông y, gừng là dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc trị ho, đau họng. Gừng có tính ấm, vị hơi cay, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt những tác nhân gây hại cho cổ họng. Từ đó sẽ giảm ho, tiêu đờm và làm dịu các cơn đau rát họng. Bạn cần chuẩn bị một củ gừng tươi đã cạo sạch vỏ rồi rửa sạch. Đem đi giã nát rồi đổ nước sôi vào ủ cho tinh chất hòa tan với nước. Chắt lấy nước uống khi còn ấm, ngày uống 3 lần vào buổi sáng, trưa tối. Thực hiện thường xuyên cách này sẽ thấy họng giảm đau hiệu quả. Cam thảo chống viêm cải thiện tình trạng Cam thảo được biết đến là thảo dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Bên cạnh đó, cam thảo cũng có khả năng chống viêm, giúp làm giảm tình trạng nuốt nước bọt thấy đau họng. Cách chữa bệnh này rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 1-2 lát cam thảo đã rửa sạch. Sau đó ngậm trực tiếp khoảng 5-10 phút sẽ nhanh chóng làm giảm tình trạng đau họng. Mẹo dân gian chỉ thích hợp chữa trị tình trạng nuốt nước bọt đau họng với những người bị nhẹ. Với tình trạng nặng hơn, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Chữa nuốt nước bọt đau họng theo y học hiện đại! Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám khi thấy những biểu hiện sau: Có nhiều mảng trắng được hình thành ở phía sau cổ họng. Cảm thấy khó thở. Cổ họng bị sưng to bất thường. Khó khăn khi mở miệng hoặc không thể mở miệng. Tình trạng đau khi nuốt nước bọt kéo dài quá 10 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Hoặc bệnh có dấu hiệu nghiêm trọng hơn sau khi áp dụng cách chăm sóc và chữa trị tại nhà. Chảy nước dãi bất thường. Bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định làm một số xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào mức độ bệnh lý, bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp. Một số loại thuốc tây phổ biến được bác sĩ chỉ định gồm: Thuốc kháng sinh Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Những loại kháng sinh phổ biến thường được bác sĩ kê đơn như: Penicillin, Erythromycin, Amoxicillin… Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khi nuốt nước bọt đau họng cũng được chỉ định dùng kháng sinh để điều trị. Thuốc kháng sinh không được sử dụng với người bệnh gan, thận, phụ nữ có thai, cho con bú. Thuốc kháng viêm Thuốc kháng viêm giúp làm giảm triệu chứng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt và hạn chế được những tổn thương ở vùng họng. Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định như: nhóm thuốc kháng viêm NSAID ( naproxen, diclofenac, aspirin và ibuprofen), nhóm thuốc corticosteroid… Thuốc giảm đau Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng để điều trị đau họng khi nuốt nước bọt như: Aspirin, Paracetamol, Ibuprofen…. Tuy nhiên, không nên sử dụng Aspirin để chữa đau họng cho người dưới 18 tuổi bởi có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể làm dịu những cơn đau họng khi nuốt nước bọt bằng một số phương pháp như: sử dụng kẹo ngậm làm dịu cổ họng, thuốc xịt họng,… ☛ Chi tiết hơn đọc tại bài viết: Thuốc trị viêm đau họng tổng hợp! Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc để chữa trị nếu chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp sử dụng thuốc không đúng cách có thể khiến cho bệnh nặng hơn và gây ra nhiều tác dụng phụ. Heviho hiệu quả an toàn cho tình trạng nuốt nước bọt đau họng Tình trạng nuốt nước bọt đau họng rất dễ tái phát, việc sử dụng các mẹo dân gian không phải phương pháp điều trị tận gốc. Hiểu được điều này viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam đã cho ra đời sản phẩm Heviho với chiết xuất thảo dược rất an toàn, lành tính khi sử dụng giúp người bệnh đẩy lùi dấu hiệu tái lại của bệnh viêm họng. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm thanh quản mạn tính với công thức toàn diện 3 tác động: Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, nuốt nước bọt đau cổ họng. Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng. Đặc biệt, S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). Sản phẩm phù hợp sử dụng với người bị viêm họng, viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mãn tính … BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY. Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn cách chữa tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt. Nếu như thấy cổ họng của bạn có dấu hiệu gì bất thường, thì chúng tôi khuyên bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được điều trị kịp thời. Nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ. Chia sẻ16
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm họng?
Viêm họng là bệnh lý phổ biến thường gặp ở trẻ. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm họng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. ☛ Tìm hiểu trước thông tin: Bệnh viêm họng là gì? Mục lục1. Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ2. Triệu chứng khi trẻ bị viêm họng3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm họng?3.1. Chăm sóc tại nhà3.2. Chế độ dinh dưỡng3.3. Điều trị4. Khi nào trẻ bị viêm họng cần gặp bác sĩ?5. Siro Heviho – giảm nhanh tình trạng viêm họng ở trẻ Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ Cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ để có hướng điều trị phù hợp giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng ở trẻ: Do virus hoặc vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu hay phế cầu) gây ra. Trẻ bị mắc một số bệnh lý như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm nướu, nấm miệng, bệnh chân tay miệng… Do thời tiết thay đổi đột ngột (nắng, mưa, nóng, lạnh thất thường). Trẻ bị dị ứng với lông chó, mèo, phấn hoa, bụi bẩn và hóa chất. Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, hít gián tiếp quá nhiều khói thuốc lá. Không gian sống thiếu độ ẩm, trẻ bị ra mồ hôi khi ngủ khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Trẻ thường xuyên uống nước lạnh, nước đá. Triệu chứng khi trẻ bị viêm họng Cha mẹ cần chú ý quan sát trẻ kỹ hơn để phát hiện kịp thời. Các triệu chứng thường thấy khi trẻ bị viêm họng: Trẻ bị ho khan, ho có đờm, ho nhiều về đêm. Đau, rát ở cổ họng. Cổ họng của trẻ bị sưng đỏ, có mụn mủ. Trẻ biếng ăn, khó nuốt, quấy khóc nhiều. Hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Sốt cao, người mệt lả. Nổi hạch ở cổ. ☛ Tham khảo chi tiết: Nhận biết trẻ bị viêm họng qua dấu hiệu nào? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm họng? Chăm sóc tại nhà Giữ ấm và nghỉ ngơi hợp lý Khi trẻ bị viêm họng, điều quan trọng nhất là phải giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là giữ ấm ở các bộ phận cổ, ngực, gan bàn chân. Bên cạnh đó, cha mẹ nên để cho bé có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, tránh để bé vận động, vui chơi quá sức. Súc miệng nước muối Muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn viêm nhiễm ở cổ họng. Khi trẻ bị viêm họng, cha mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối tinh khiết với liều lượng là 1 lít nước và 9g muối (tỉ lệ 0,9%) hoặc nước muối sinh lý bán tại hiệu thuốc. Súc miệng bằng nước muối ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ sẽ làm dịu triệu chứng viêm họng khiến bé cảm thấy thoải mái hơn. Dùng máy tạo độ ẩm Không khí quá khô hoặc quá thiếu độ ẩm cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm họng. Cha mẹ có thể sử dụng máy tạo ẩm không khí để tăng độ ẩm trong phòng giúp bé dễ chịu hơn. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng. Trẻ nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để bảo vệ răng, lợi và họng của trẻ. Chế độ dinh dưỡng Thực phẩm giàu vitamin C Những thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh ở niêm mạc họng, hỗ trợ điều trị viêm họng ở trẻ. Cha mẹ bổ sung cho tể nhiều những loại trái cây, rau củ quả chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, bưởi, dâu tây, cà chua,… vào bữa ăn hàng ngày để làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Thực phẩm giàu protein, kẽm Bổ sung nhiều thực phẩm protein rất tốt cho trẻ khi bị viêm họng. Chúng có tác dụng rất tốt trong việc giảm sưng viêm, chữa lành tổn thương ở cổ họng. Những thực phẩm giàu protein như đậu phụ, trứng, sữa, ức gà, khoai lang, chuối… Thực phẩm chứa nhiều chất kẽm có khả năng kháng khuẩn, chống virus xâm nhập vào cơ thể, giúp trẻ nâng cao sức đề kháng với các tác nhân gây viêm họng. Cha mẹ có thể bổ sung những thực phẩm chứa nhiều chất kẽm như: tôm, cua, ốc, ngao, nghêu, sò,… khi trẻ bị viêm họng. Thực phẩm cho tính mát Thực phẩm có tính mát như rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, bí xanh,… giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng rất tốt. Cha mẹ có thể nấu canh cho trẻ ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng cho, bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ. Các món canh sẽ giúp bé dễ nuốt, dễ ăn và không lo gây kích ứng vòm họng, làm giảm tình trạng đau rát, nuốt nghẹn, khó chịu ở họng. Cháo, súp loãng Cháo, súp loãng có thể cải thiện được tình trạng đau rát họng, hạn chế tổn thương niêm mạc họng ở trẻ, rất tốt cho các bé đang bị viêm họng. Cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ những món như: súp bí đỏ, súp cà rốt khoai tây, cháo bí ngô nấu táo đỏ, cháo gà súp lơ xanh,… cho trẻ mỗi ngày. ☛ Tham khảo thêm: Viêm họng nên ăn gì kiêng gì? Điều trị Sử dụng thuốc Tây Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng đi kèm mà bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc khác nhau. Thông thường, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc như sau: Thuốc kháng sinh (amoxicillin, erythromycin,..). Thuốc kháng viêm (dexamethason, betamethason, prednisolon…). Thuốc giảm đau – hạ sốt (paracetamol, aspirin,…) Một số loại thuốc xịt họng. Lưu ý: Cha mẹ không được tự ý cho trẻ uống thuốc một cách bừa bãi khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Thuốc uống của trẻ phải tuân thủ theo lời khuyên, chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. ☛ Có thể bạn muốn biết: Lựa chọn thuốc trị viêm đau họng như thế nào? Phương pháp dân gian Mật ong Mật ong thường được sử dụng để chữa viêm họng rất tốt. Bởi trong thành phần có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên như chrysin, catalase và pinocembrin có tác dụng làm sạch nhanh vùng họng, làm dịu cảm giác đau, ngứa rát. Ngoài ra, mật ong có chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và các khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cha mẹ sử dụng mật ong nguyên chất để chữa viêm họng cho trẻ như sau: Pha 2-3 thìa mật ong nguyên chất với một cốc nước ấm, khuấy đều. Mẹ cho trẻ uống ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng khi vừa ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, mẹ có thể cho thêm một vài lát chanh tươi vào cốc nước mật ong để làm giảm những cơn đau rát ở cổ họng của trẻ. ☛ Chi tiết: 8 cách chữa viêm họng bằng mật ong Lá hẹ + đường phèn Lá hẹ không những được sử dụng để nấu nhiều món ăn khác nhau mà còn có tác dụng chữa viêm họng. Trong thành phần của lá hẹ có chứa potassium, sắt, vitamin A, C rất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, chất sulfide có trong lá hẹ có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giúp làm giảm tình trạng viêm họng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Để làm giảm triệu chứng của viêm họng, cha mẹ cần làm như sau: Chuẩn bị: 1 nắm lá hẹ, đường phèn. Lá hẹ đem đi rửa sạch với nước muối loãng để ráo, cắt nhỏ cho vào bát. Bỏ thêm đường phèn vào bát rồi đem đi hấp cách thủy. Khi lá hẹ chín, mẹ chắt nước cốt đem cho trẻ uống. Cha mẹ cho trẻ uống ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa sẽ giúp bệnh thuyên giảm. Tỏi nướng Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình Việt, thế nhưng rất ít cha mẹ biết rằng tỏi chữa viêm họng rất hiệu quả. Trong thành phần của tỏi có nhiều vitamin A, B, C, allicin và các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm tốt. Đồng thời, tỏi còn giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi trẻ bị viêm họng, mẹ làm như sau: Lấy 3-4 tép tỏi để nguyên vỏ rồi đem đi nướng. Sau khi tỏi chín thì bóc hết vỏ, cho tỏi vào chén nhỏ rồi nghiền nát với một chút nước ấm. Mẹ chắt lấy nước tỏi rồi cho trẻ uống ngày 2 lần sáng và tối sẽ thấy bệnh có tiến triển. ☛ Chi tiết: Mẹo chữa viêm họng bằng tỏi Khi nào trẻ bị viêm họng cần gặp bác sĩ? Nếu tình trạng viêm họng của trẻ không có triệu chứng khác đi kèm thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Thế nhưng, cha me cần lưu ý đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ có những biểu hiện sau: Tình trạng viêm họng, đau họng kéo dài hơn 1 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm. Trẻ khó ăn, bỏ ăn và chảy nước dãi nhiều. Cổ họng sưng tấy, cứng cổ và hô hấp khó. Trẻ bị phát ban khắp người. Trẻ bị sốt trên 38 độ (với trẻ dưới 3 tháng tuổi), sốt trên 38,3 độ (với trẻ từ 3-6 tháng tuổi) và trên 39 độ (với trẻ trên 6 tháng tuổi). ☛ Thông tin thêm: Địa chỉ khám họng uy tín. Siro Heviho – giảm nhanh tình trạng viêm họng ở trẻ Siro Heviho là sản phẩm từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ thảo dược không gây tác dụng phụ, gồm: Cao xạ can, cát cánh, cam thảo, mạch môn, xuyên bối mẫu, S3-Elebosin. Thành phần S3 – Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Chính vì thế, Siro Heviho đã được hàng triệu bà mẹ tin tưởng sử dụng do có khả năng ngăn chặn rất tốt quá trình viêm, nhiễm khuẩn ở đường hô hấp. Giảm nhanh các triệu chứng ho, ho có đờm, khò khè khó thở, viêm họng ở trẻ. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về tình trạng viêm họng của trẻ hoặc về Siro Heviho, cha mẹ có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Siro Heviho chính hãng Đặt giao Siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY. Chia sẻ0
Có nên sử dụng kháng sinh trị viêm họng không?
Sử dụng kháng sinh trị viêm họng là một trong những phương pháp điều trị thông dụng đem lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện tượng lạm dụng kháng sinh và sử dụng không đúng cách có thể làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn cách sử dụng kháng sinh đúng cách trong điều trị viêm họng. Mục lụcViêm họng là gì?Viêm họng có nên dùng kháng sinh hay không?Thuốc kháng sinh chữa viêm họng thường được kê dùng!Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng kháng sinhMột số lưu ý khi dùng kháng sinh trị viêm họngMột số câu hỏi thường gặp khi dùng kháng sinh chữa viêm họngHeviho – Giải pháp hiệu quả an toàn cho người bị viêm họng Viêm họng là gì? Viêm họng là một bệnh về đường hô hấp phổ biến, có nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Ai cũng sẽ từng mắc viêm họng ít nhất 1 lần trong đời. Khi bị bệnh niêm mạc hầu họng bị sưng viêm, gây đau rát, khó chịu và vướng khi nhai nuốt. ☛ Tham khảo chi tiết về bệnh trong bài: Bệnh viêm họng – tất tần tật thông tin! Tâm lý của người Việt là khi ốm đau thường tự ý mua kháng sinh về sử dụng để giảm nhanh tình trạng bệnh, trong đó có cả viêm họng. Đây không phải là cách điều trị đúng đắn nhất, hãy cùng tham khảo nội dung tiếp theo. Viêm họng có nên dùng kháng sinh hay không? Nhiều người cho rằng chỉ cần dùng kháng sinh sẽ giúp chữa khỏi bệnh viêm họng của họ nhanh chóng. Theo thống kê, có đến 80% trường hợp viêm họng có nguyên nhân do virus, phổ biến hơn rất so viêm họng do vi khuẩn. Trong khi đó, thuốc kháng sinh không có tác dụng với bệnh virus mà chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Chính vì vậy, bác sĩ cần chẩn đoán xác định nguyên nhân gây viêm họng để biết chính xác người bệnh có nên sử dụng kháng sinh hay không. Xét nghiệm nhanh liên cầu khuẩn sẽ cho kết quả nhanh chóng. Nếu xét nghiệm dương tính, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn. Do đó, bạn không được tự ý sử dụng kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ. Người bị viêm họng do vi khuẩn có thể sử dụng kháng sinh trong điều trị. Bệnh nhân sẽ bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn chỉ sau một hoặc hai ngày sau khi dùng kháng sinh. Như vậy chỉ những trường hợp viêm họng do vi khuẩn mới nên sử dụng thuốc kháng sinh điều trị. Còn các trường hợp khác dùng kháng sinh không có tác dụng! Thuốc kháng sinh chữa viêm họng thường được kê dùng! Penicillin hoặc amoxicillin được khuyến cáo là lựa chọn đầu tiên cho người bị viêm họng do vi khuẩn. Đối với trẻ em hoặc người lớn bị dị ứng với penicillin có thể dùng các loại kháng sinh khác thay thế như azithromycin, cephalosporin, clarithromycin, clindamycin… Lợi ích của thuốc kháng sinh bao gồm: Giảm đau họng và các triệu chứng khác của viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra. Giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh hơn. Ngăn vi khuẩn lây lan sang người khác. Ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính với liên cầu nhưng không có triệu chứng (được gọi là người mang mầm bệnh) thì thường không cần dùng kháng sinh. Họ ít có khả năng lây lan vi khuẩn cho người khác và ít gặp biến chứng. Hầu hết các phương pháp điều trị kháng sinh cho bệnh viêm họng thường kéo dài từ 5 – 10 ngày. Bạn có thể cảm thấy sức khỏe khá hơn chỉ sau một hoặc hai ngày uống thuốc, nhưng bạn không nên dừng thuốc ngay mà cần uống đủ liệu trình theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra kháng thuốc và khó kiểm soát vi khuẩn hơn nếu bệnh tái phát. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng kháng sinh Sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc mất cảm giác ngon miệng. Thông thường những tác dụng phụ này nhẹ và không gây ảnh hưởng lớn đến điều trị và sức khỏe của bạn. Chúng sẽ biến mất khi bạn không dùng thuốc nữa. Nếu bạn bị dị ứng với thuốc kháng sinh, bạn có thể gặp phải các biểu hiện của phản ứng dị ứng như: Thở khò khè. Khó thở. Phát ban. Tim đập nhanh. Chóng mặt. Khi bạn hoặc người thân có các triệu chứng này, bạn cần ngừng sử dụng thuốc và liên lạc ngay với bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời. Một số lưu ý khi dùng kháng sinh trị viêm họng Sử dụng thuốc kháng sinh một cách thông minh sẽ giúp bảo vệ bạn và người thân an toàn và khỏe mạnh. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết khi sử dụng kháng sinh trị viêm họng: Uống thuốc đúng liều lượng: Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, không được tự ý dừng hay thay đổi loại thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc kháng sinh kê đơn cho người khác. Tránh lạm dụng kháng sinh: Lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không phù hợp sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn thích nghi trong cơ thể và trở nên kháng thuốc. Tiền sử bệnh: Thuốc kháng sinh có thể gây tương tác với các thuốc khác. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh và các loại thuốc đang sử dụng. Không tự ý dùng thuốc: Các bệnh cảm lạnh, cúm hay viêm phế quản, nhiễm trùng xoang có nguyên nhân do virus đều không đáp ứng với thuốc kháng sinh. Bạn không được tự ý mua thuốc điều trị khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Quan sát: Quan sát những thay đổi của bản thân trong quá trình dùng thuốc và báo ngay với bác sĩ nếu có các biểu hiện bất thường xảy ra. Không uống rượu: Rượu có thể làm giảm hiệu quả của thuốc và làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ như buồn nôn, tổn thương gan. Ngoài ra, rượu ảnh hưởng tới giấc ngủ, làm chậm quá trình chữa bệnh của bạn. Không nên uống thuốc kháng sinh với sữa hoặc nước hoa quả: Sữa, nước ép bưởi, cam, quýt có thể làm chậm quá trình hấp thu thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tốt nhất nếu bạn sử dụng chúng đúng cách. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn không rõ về cách dùng thuốc. Một số câu hỏi thường gặp khi dùng kháng sinh chữa viêm họng 1. Có thể bẻ viên thuốc thành nhiều miếng nhỏ để dễ nuốt không? Với các kháng sinh dạng viên nén thông thường thì việc bẻ thuốc không gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Mặc dù vậy, bạn nên hỏi ý kiến của dược sĩ, bác sĩ trước khi dùng. 2. Có thể dùng thuốc kháng sinh với thực phẩm nào? Thuốc kháng sinh thường uống với nước lọc vì sữa hoặc nước ép trái cây có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ một số thuốc. Sau khi dùng kháng sinh khoảng 3 giờ bạn mới nên ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa, trái cây. Đối với trẻ em, bác sĩ có thể kê đơn thuốc với dạng bào chế dễ uống như siro cho bé. 3. Nên dùng kháng sinh vào thời điểm nào trong ngày? Tùy từng loại thuốc mà bạn có thể uống vào trước hoặc sau bữa ăn. Tuy nhiên, bạn nên cố định một thời điểm nhất định trong ngày để tuân thủ sử dụng, tránh trường hợp quên uống thuốc. 4. Có thể dùng thuốc kháng sinh với các loại thuốc khác không? Vì thuốc kháng sinh có thể tương tác với thuốc khác, nên bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về các loại thuốc đang dùng. Thuốc kháng sinh có thể tương tác với một số chất làm loãng máu, thuốc kháng acid. Một số loại thuốc kháng sinh có thể làm cho thuốc tránh thai kém hiệu quả hơn. Heviho – Giải pháp hiệu quả an toàn cho người bị viêm họng Tuy thuốc kháng sinh có khả năng giảm nhanh tình trạng viêm họng chỉ sau vài ngày, nhưng phạm vi điều trị chỉ tác dụng với viêm do vi khuẩn. Trong khi đó, nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng chính là virus. Ngoài ra, lạm dụng kháng sinh đang trở thành vấn đề lớn đe dọa sức khỏe cộng đồng, gây ra hiện tượng nhờn thuốc và nhiều tác dụng không mong muốn. Một giải pháp hữu hiệu giúp khắc phục những yếu điểm của thuốc kháng sinh dành cho người bị viêm họng chính là Heviho. Heviho là sản phẩm phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Heviho bào chế từ các thảo dược an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, gồm: Xuyên bối mẫu, xạ can, mạch môn, cát cánh, cam thảo và S3-Elebosin. Đặc biệt, thành phần S3-Elebosin là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, thích hợp sử dụng với bệnh nhân viêm họng do liên cầu gây ra. Các chiết xuất thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ mà vẫn đem lại hiệu quả nhanh chóng sau 3 đến 5 ngày. Sản phẩm vừa giải quyết các triệu chứng viêm họng nhanh chóng, vừa tác động tận gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Từ đó giúp trị dứt điểm tình trạng viêm họng, đồng thời tạo điều kiện tái tạo niêm mạc cổ họng. Heviho có 2 dạng bào chế gồm viên uống Heviho thích hợp sử dụng cho người lớn và siro Heviho thơm ngon, dễ uống dành cho trẻ nhỏ. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kháng sinh trị viêm họng. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh và sản phẩm, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn, hỗ trợ sớm nhất. Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/strep-throat https://www.webmd.com/oral-health/understanding-strep-throat-treatment Chia sẻ0
Những triệu chứng viêm họng mãn tính dễ nhận biết
Bệnh viêm họng mãn tính là tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần và rất khó để điều trị. Muốn chữa khỏi bệnh hoàn toàn người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh viêm họng mãn tính để có phác đồ điều trị phù hợp giúp đẩy lùi bệnh một cách hiệu quả, nhanh chóng. Mục lụcHiểu thêm về viêm họng mãn tínhTriệu chứng chung của viêm họng mãn tính có thể gặpTriệu chứng riêng từng thể viêm họng mãn tínhTriệu chứng viêm họng mãn tính sung huyếtTriệu chứng viêm họng xuất tiếtTriệu chứng viêm họng quá phát (viêm họng hạt)Triệu chứng viêm họng teoMột số triệu chứng khácChẩn đoán viêm họng mãn tính thế nào?Khi nào bị viêm họng mãn tính cần đi gặp bác sĩ gấp?Điều trị viêm họng mãn tính bằng cách nào?Điều trị viêm họng mãn tính bằng cách giải quyết nguyên nhânĐiều trị theo triệu chứngThay đổi lối sốngHeviho – Giải pháp đẩy lùi triệu chứng viêm họng mãn tính nhanh chóng, an toàn và hiệu quả Hiểu thêm về viêm họng mãn tính Bệnh viêm họng mãn tính là tình trạng viêm họng cấp kéo dài khi mắc một số bệnh lý về hô hấp như: Cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang và không được điều trị dứt điểm nên chuyển sang giai đoạn viêm họng mãn tính. Bệnh cũng có thể do người bệnh lạm dụng rượu bia, thuốc lá, hít nhiều khói bụi khiến cho bệnh viêm họng cấp tái đi tái lại rất nhiều lần. Dựa theo đặc điểm tổn thường, viêm họng mãn tính được chia làm 4 thể bao gồm: Viêm họng sung huyết Viêm họng xuất tiết Viêm họng quá phát Viêm họng teo Các bệnh tích này có thể ở dạng khu trú hoặc lan tỏa. Thể điển hình của viêm họng mãn tính khu trú có bao gồm viêm amidan mãn tính và viêm VA mãn tính. Triệu chứng chung của viêm họng mãn tính có thể gặp Các triệu chứng chung của viêm họng mãn tính cũng giống với triệu chứng của viêm họng thông thường, đó là: Đau rát họng Người bệnh luôn cảm thấy đau, rát ở vùng cổ họng, nhất là mỗi khi ăn uống hay đơn giản chỉ là nuốt nước bọt không cũng thấy đau. Ngứa rát, vướng ở cổ họng Cổ họng luôn có cảm giác ngứa, vướng víu như có vật gì mắc ở đó khiến người bệnh thường xuyên phải hằng đắng và cảm thấy khó chịu mỗi khi nuốt. Khô họng Người bị viêm họng mãn tính luôn thấy cổ họng bị khô, luôn khát nước và nuốt nước bọt liên tục để giảm cảm giác khó chịu. Hầu họng sưng, viêm đỏ Triệu chứng viêm họng mãn tính này có thể quan sát bằng mắt thường, khi nhìn vào khu vực hầu họng sẽ thấy chúng bị sưng viêm, đỏ, tiết nhiều chất nhầy,.. Ho dai dẳng Khi bị viêm họng mãn tính, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng ho, có thể là ho khan hoặc ho có đờm tùy trường hợp. Tình trạng ho sẽ nặng hơn vào ban đêm, nhất là mỗi khi thời tiết lạnh. Đờm nhiều Ban đầu, xuất hiện đờm đặc, dẻo, có màu trong suốt, sau đó sẽ chuyển thành màu trắng đục. Độ đặc và màu sắc của đờm sẽ tăng lên theo sự tiến triển của bệnh. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và luôn muốn khạc nhổ đẩy chúng ra ngoài. Ngoài ra, người bệnh viêm họng mãn tính có thể có thêm các triệu chứng như hôi miệng, giọng khàn và trầm hơn bình thường, thậm chí là mất giọng vào mỗi buổi sáng ngủ dậy. Trên đây chỉ là những triệu chứng chung khi bị viêm họng mãn tính, còn tùy vào từng thể bệnh mà sẽ có các triệu chứng riêng biệt, cụ thể chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở dưới đây. Triệu chứng riêng từng thể viêm họng mãn tính Triệu chứng viêm họng mãn tính sung huyết Giai đoạn này được coi là giai đoạn khởi phát của viêm họng mãn tính, xuất hiện ngay sau khi kết thúc giai đoạn cấp tính. Khi đó, các triệu chứng sẽ là: Niêm mạc hầu họng sưng đỏ, nổi rõ các mao mạch. Cổ họng có cảm giác sưng nóng và khô. Triệu chứng viêm họng xuất tiết Khi quan sát sẽ thấy lớp niêm mạc có màu đỏ. Có nhiều hạt li ti trên thành họng. Niêm mạc họng tiết nhiều chất nhầy dọc theo thành họng. Triệu chứng viêm họng quá phát (viêm họng hạt) Viêm họng quá phát hay còn gọi là viêm họng hạt sẽ đi kèm những dấu hiệu như: Niêm mạc họng tấy đỏ, viêm sưng to, có hiện tượng tăng sản và dày lên Xuất hiện những hạt xơ với kích thước không giống nhau kèm theo màu đỏ hoặc trắng. (Dấu hiệu này được gọi là viêm họng hạt có mủ). Vùng eo họng bị thu hẹp. Vùng cổ họng đỏ, trở nên nhạy cảm, dễ buồn nôn, ho khan nhiều. Cổ họng xuất tiết nhiều, dịch tiết đặc và dính hơn. Triệu chứng viêm họng teo Lúc này bệnh đã trở nặng nên triệu chứng là rất nguy hiểm Các tuyến nhầy và nang tổ chức có hiện tượng xơ hóa. Hai trụ giả phía sau của amidan mất đi. Những hạt ở thành sau biến mất. Niêm mạc họng trở nên nhẵn, mỏng có màu trắng và xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ có thể nhìn thấy bằng mắt. Màng hầu và lưỡi gà mỏng đi. Vùng eo họng giãn rộng, ít khả năng tiết dịch nhầy và trở nên khô rát. Một số triệu chứng khác Cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Chán ăn, bỏ bữa. Khó nuốt, nuốt vướng, gặp khó khăn trong quá trình ăn uống. Mất ngủ. Sốt cao. Nổi hạch ở cổ. Khàn tiếng, mất giọng Buồn nôn hoặc nôn. ➤ Xem thêm: Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Chẩn đoán viêm họng mãn tính thế nào? Thông thường viêm họng mãn tính chủ yếu được chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng, đồng thời các bác sĩ có thể dùng đèn soi cổ họng để quan sát các biểu hiện của niêm mạc họng, từ đó xác định thể bệnh. Và tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu một số xét nghiệm hỗ trợ để chẩn đoán viêm họng mãn tính như: Nội soi thanh quản: Trong thủ thuật này các bác sĩ sẽ đưa ống nội soi có chứa camera vào sâu trong cổ họng và thanh quản. Từ hình ảnh mà camera gửi về sẽ giúp các bác sĩ xác định được thể bệnh cũng như xem được biểu hiện của một số cơ quan lân cận như thanh quản, thực quản và thành họng, từ đó có thể khẳng định hoặc loại trừ một số nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản,… X-quang phổi: Từ kết quả phim X- quang phổi, các bác sĩ sẽ quan sát tìm ra nguyên nhân gây viêm họng hoặc chẩn đoán phân biệt với các bệnh hô hấp khác như viêm phế quản, lao phổi. Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ viêm họng mãn tính xảy ra do dị ứng. Khi đó nồng độ IgE trong huyết tương sẽ tăng cao bất thường. Xét nghiệm khác: Vì viêm họng mãn tính có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau nên với từng trường hợp cụ thể bác sĩ có thể yêu cầu nhiều xét nghiệm khác để hỗ trợ chẩn đoán bệnh. Khi nào bị viêm họng mãn tính cần đi gặp bác sĩ gấp? Người viêm họng mãn tính nên đi gặp bác sĩ ngay khi thấy các biểu hiện sau: Viêm họng mãn tính tái phát nhiều lần gây nên những biến chứng khác như: áp xe quanh vòm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng tim, viêm khớp,… Viêm họng mãn tính nặng khiến họng sưng to, ho khạc ra máu, thường xuyên bị đau đầu dữ dội,… Viêm họng kèm theo sưng tấy cổ hoặc lưỡi, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm họng nặng hoặc mắc các bệnh nguy hiểm như ung thủ, nhiễm HIV, lupus ban đỏ hoặc giang mai. Viêm họng kèm theo phát ban, nhất là ở trẻ em thì dấu hiệu này thường liên quan đến các bệnh như sởi, thủy đâu, rubella. Viêm họng kèm sốt cao không thấy hạ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, cha mẹ cần đưa đến bệnh viện ngay vì nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như co giật,… Viêm họng kèm theo triệu chứng cổ cứng rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não, cần được cấp cứu ngay. Viêm họng và chảy nhiều nước dãi cảnh báo tình trạng viêm họng nặng, cần được điều trị nhanh chóng. Ngoài các dấu hiệu trên, nếu người bệnh viêm họng mãn tính thấy xuất hiện thêm các triệu chứng như có máu trong nước bọt hoặc đờm, đau họng kèm theo đau tai hoặc đau khớp, viêm họng kéo dài hơn 7 ngày mà không đỡ, viêm họng rêu lưỡi trắng thì cần lập tức đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng và nguy hiểm hơn. Điều trị viêm họng mãn tính bằng cách nào? Người bị bệnh viêm họng mãn tính có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu có phương pháp điều trị đúng và kịp thời. Trong đó vấn đề quan trọng nhất là phải giải quyết được nguyên nhân gây bệnh. Nếu không bệnh rất dễ tái phát. Mách bạn một vài phương pháp điều trị hiệu quả dưới đây: Điều trị viêm họng mãn tính bằng cách giải quyết nguyên nhân Đầu tiên, người bệnh cần được bác sĩ điều trị dứt điểm bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng cấp, viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan,… những nguyên nhân lớn dẫn đến bệnh viêm họng mãn tính. Trường hợp này có thể bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh để điều trị. Thứ hai, người bệnh cần chữa khỏi dứt điểm hội chứng trào ngược dạ dày, thực quản gây viêm họng. Có thể sử dụng thuốc kháng bơm proton theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thứ ba là loại bỏ những yếu tố nguy cơ gây bệnh bằng cách không hút thuốc lá và uống bia rượu; Tránh xa các tác nhân gây hại: khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo,… Điều trị theo triệu chứng Một số loại thuốc và phương pháp giúp người bệnh thuyên giảm triệu chứng bao gồm: Dùng thuốc chống dị ứng. Thuốc làm lỏng chất tiết, dịch nhầy gây nghẹt thở. Thuốc tiêu viêm, giảm đau. Thuốc giảm ho, long đờm. Nhỏ mũi thường xuyên với nước muối sinh lý. Súc miệng thường xuyên với nước muối ấm ít nhất 3-4 lần mỗi ngày. Thay đổi lối sống Tự xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất. Có thể thay đổi môi trường sống nếu bạn đang sống trong môi trường bị ô nhiễm chứa nhiều khói và bụi bẩn. Trồng thêm cây xanh trong nhà và sử dụng máy tạo độ ẩm cho không gian sống sẽ rất tốt cho người bị bệnh viêm họng. Nên bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, trái cây tươi, hoa quả các loại giàu vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Xông hơi vùng mũi họng bằng nước nóng kèm theo muối hoặc một số loại tinh dầu như: Tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp,… Thường xuyên rửa tay sạch sẽ trước, sau khi ăn và đặc biệt là sau khi đi vệ sinh. Không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác. Đặc biệt là với người đang bị viêm họng hoặc mắc bệnh về đường hô hấp dễ lây truyền. Luôn luôn giữ đủ ấm cho cơ thể đặc biệt là vùng cổ họng và lòng bàn chân. Hạn chế tối đa ăn những loại đồ ăn cay nóng, giòn cứng, đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm ngọt chứa nhiều đường gây tổn thương nặng nề hơn cho niêm mạc họng. Hãy uống nước ấm và bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước. Nói không với rượu, bia và thuốc lá. Ăn những loại đồ ăn mềm dễ nuốt như cháo, soup, bánh mì mềm,… Hạn chế uống nhiều nước cam và chanh do có chứa hàm lượng axit cao dễ gây khô rát họng. Hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Nên đánh răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Và đánh răng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn. Hãy tập thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra đường và khi giao tiếp. Thường xuyên giặt sạch chăn, ga gối đồng thời vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Thường xuyên luyện tập thể chất giúp nâng cao sức khỏe đồng thời ngăn ngừa bệnh viêm họng mãn tính hiệu quả. Người bệnh có thể lựa chọn những bài tập yoga phù hợp với sức khỏe hoặc đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn ít nhất 1 giờ đồng hồ. Heviho – Giải pháp đẩy lùi triệu chứng viêm họng mãn tính nhanh chóng, an toàn và hiệu quả Việc điều trị viêm họng mãn tính bằng thuốc tây có nhược điểm là nhiều tác dụng phụ, dễ nhờn thuốc khiến bệnh nhanh tái phát trở lại. Còn điều trị bằng thuốc đông y thì thời gian tác dụng lại lâu, khâu chuẩn bị phức tạp. Do đó, sản phẩm Heviho ra đời được coi là giải pháp tối ưu, giải quyết được hết những nhược điểm của các phương pháp kể trên đồng thời hiệu quả trị bệnh mang lại cực kỳ khả quan. Heviho được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, với thành phần là chiết xuất của các loại thảo dược như: Sâm đại hành, cát cánh, xạ can, mạch môn, xuyên bối, cam thảo,… không những giúp giảm các triệu chứng viêm họng mãn tính nhanh chóng mà còn cực kỳ an toàn với người bệnh, không gây tác dụng phụ, phù hợp với cả đối tượng cơ địa nhạy cảm như trẻ em. Không những vậy, chất S3-Elebosin từ Sâm đại hành còn giúp ngăn ngừa phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, hỗ trợ ngăn ngừa tái phát hiệu quả. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY Trên đây là một số thông tin cơ bản về các triệu chứng của viêm họng mãn tính cũng như phương pháp đẩy lùi các triệu chứng này một cách hiệu quả. Hi vọng với những thông tin này, các bạn đã có thêm phần nào kiến thức giúp chăm sóc sức khỏe hô hấp của bản thân và gia đình ngày càng tốt hơn. Chia sẻ0
09 triệu chứng viêm họng cấp bạn nên biết
Viêm họng cấp là thể bệnh về đường hô hấp dễ gặp trong xã hội hiện đại ngày nay do những khu công nghiệp và nhà cao tầng mọc lên như nấm gây ô nhiễm môi trường. Bệnh viêm họng cấp sẽ không nguy hiểm nếu được điều trị dứt điểm. Nếu bạn đang gặp những triệu chứng bệnh viêm họng cấp dưới đây thì nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp tránh để lâu có thể chuyển sang bệnh viêm họng mãn tính rất khó chữa khỏi dứt điểm Mục lụcĐôi điều về bệnh viêm họng cấpTriệu chứng nhận biết bệnh viêm họng cấp tính1. Triệu chứng đau họng2. Ngứa rát họng3 – Dấu hiệu ho khan4 – Chảy nước mũi dẫn đến tắc nghẹt mũi – Khó thở5 – Ho có đờm6 – Khan tiếng – Mất tiếng7 – Xuất hiện hạch ở vùng cổ8 – Dấu hiệu sốt cao9 – Triệu chứng chán ăn – Người mệt lảDấu hiệu viêm họng cấp thế nào thì nên đi khám bác sĩ?Khi thấy các triệu chứng viêm họng cấp cần làm gì?Những điều nên làmNhững điều nên tránhMột số phương pháp khắc phục triệu chứng viêm họng cấpKhắc phục và đẩy lùi triệu chứng viêm họng cấp bằng tây yÁp dụng các mẹo dân gian làm giảm các triệu chứng viêm họng cấpHeviho – Giải pháp nhanh chóng và an toàn cho người bị viêm họng cấp Đôi điều về bệnh viêm họng cấp Bệnh viêm họng cấp tình là tình trạng vùng niêm mạc họng bị tổn thương, viêm hoặc sưng tấy do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Điều này khiến cho người bệnh gặp nhiều bất tiện trong đời sống hàng ngày khi giao tiếp hoặc khi nhai nuốt thức ăn. Dựa theo triệu chứng lâm sàng của bệnh, viêm họng cấp được chia làm hai loại đó là viêm họng đỏ và viêm họng có bựa trắng (viêm họng do liên cầu): Viêm họng đỏ là thể viêm họng cấp thường gặp, chủ yếu là do virus và các loại vi khuẩn thường trú trong khoang miệng gây ra. Bệnh hay bùng phát vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi với triệu chứng điển hình là họng bị sưng viêm, phù nề và có màu đỏ tươi. Viêm họng có bựa trắng là thể viêm họng cấp có mức độ nặng, dễ gây biến chứng. Nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn liên cầu, đặc biệt là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Viêm họng cấp nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ chuyển sang giai đoạn viêm họng mãn tính. Lúc này bệnh rất khó có thể điều trị dứt điểm. Dễ tái đi tái lại nhiều lần gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Triệu chứng nhận biết bệnh viêm họng cấp tính Bệnh viêm họng cấp tính có nhiều triệu chứng khác nhau. Người bệnh có thể gặp cùng lúc một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây: 1. Triệu chứng đau họng Khi bị bệnh viêm họng cấp thì niêm mạc họng của người bệnh sẽ bị sưng tấy sau đó gây ra hiện tượng đau nhức, khó nuốt kèm theo dấu hiệu khô họng, đồng thời tuyến amidan sẽ bị viêm nhiễm. gây cảm giác đau họng cho người bệnh. 2. Ngứa rát họng Đây là triệu chứng thường thấy phổ biến nhất ở người bị bệnh viêm họng cấp tính, lúc này vùng niêm mạc họng đã bị vi khuẩn, virus tấn công sau đó sẽ xuất hiện những mảng màu trắng đục bám chặt ở khu vực thành họng khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, buồn nôn và muốn nôn trớ. Thậm chí có thể cảm thấy nóng và khô rát ở vùng cổ họng. 3 – Dấu hiệu ho khan Tiếp theo triệu chứng đau, ngứa rát họng thì những cơn ho khan sẽ xuất hiện. Thời điểm ban đầu những cơn ho có thể ngắn sau đó sẽ kéo dài hơn. Đặc biệt người bệnh sẽ bị ho nhiều nhất vào ban đêm khi đang ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và sức khỏe tổng thể. 4 – Chảy nước mũi dẫn đến tắc nghẹt mũi – Khó thở Sau khi người bệnh bị viêm họng cấp tính xuất hiện tình trạng ho khan sẽ là hiện tượng chảy nước mũi gây tắc nghẹt mũi dẫn đến thở khó do nước mũi chảy liên tục. Nước mũi có thể có màu trong suốt, xanh hoặc vàng tùy theo tình trạng viêm nhiễm ở người bệnh. 5 – Ho có đờm Sau những cơn ho khan nếu người bệnh không có phương pháp điều trị dứt điểm mà để tình trạng ho kéo dài sẽ xuất hiện dấu hiệu ho có đờm. Do nước mũi chảy liên tục sẽ thông qua hệ thống thông xoang đi xuống cổ họng. Đờm lúc này có thể màu trắng đục, màu xanh hoặc màu vàng tùy thuộc vào thể trạng bệnh của từng người khác nhau. Sau đó lưỡi của người bệnh có thể xuất hiện những đốm trắng dẫn đến hơi thở có mùi hôi khó chịu. ➤ Tìm hiêu chi tiết: Ho đờm lâu ngày và mẹo chữa hiệu quả 6 – Khan tiếng – Mất tiếng Do những cơn ho kéo dài quá lâu kèm theo đờm nhầy ứ đọng trong vùng niêm mạc họng gây ra tình trạng khàn tiếng thậm chí là mất tiếng nếu triệu chứng quá nặng. Niêm mạc họng lúc này bị viêm sưng và tổn thương nặng nề khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình nhai nuốt thức ăn. 7 – Xuất hiện hạch ở vùng cổ Sau khi viêm họng cấp gây ảnh hưởng liên quan đến vùng tai mũi họng thì một số trường hợp có thể xuất hiện hạch ở cổ. Lúc này người bệnh có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc dùng ngón tay sờ sẽ thấy được những nốt hạch nhỏ nổi lên ở vùng cổ. Kích thước của những nốt hạch này có thể khác nhau. 8 – Dấu hiệu sốt cao Sốt cao sau khi bị viêm họng cấp là do tình trạng viêm nhiễm kéo dài và đã lan rộng khiến người bệnh phải chịu những cơn sốt cao có thể lên đến 39°C hoặc 40°C. Người bệnh lúc này cần được đi khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời tránh để lâu dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe do sốt cao gây ra. 9 – Triệu chứng chán ăn – Người mệt lả Triệu chứng này xuất hiện sau khi người bệnh mắc viêm họng cấp lâu ngày đồng thời gặp hầu hết tất cả những triệu chứng nói trên khiến họ cảm thấy rất mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa do đau rát cổ họng, khó nuốt, nuốt vướng. Người bệnh cần có phương pháp điều trị và bồi bổ cơ thể ngay để bảo vệ sức khỏe cho bản thân Dấu hiệu viêm họng cấp thế nào thì nên đi khám bác sĩ? Với một số trường hợp bị viêm họng cấp do nhiễm virus cảm cúm thông thường thì các triệu chứng có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, với phần lớn các trường hợp còn lại, các bạn nên đến gặp bác sĩ khi thấy các triệu chứng bệnh như sau: Các triệu chứng viêm họng cấp kéo dài hơn một tuần và ngày càng có khuynh hướng tiến triển nghiêm trọng hơn. Tình trạng ho, đau họng cản trở và gây nhiều khó khăn cho việc ăn uống hàng ngày. Các triệu chứng của viêm họng cấp xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh thường xuyên bị mất ngủ. Người bệnh luôn cảm thấy khó thở, thở gấp, thở khò khè. Chảy nhiều nước dãi, có máu lẫn trong nước bọt hoặc đờm. Đau họng kèm theo đau khớp quai hàm hoặc đau tai. Sốt cao quá 2 ngày mà không giảm. Dấu hiệu này cảnh báo rằng họng đang bị nhiễm trùng nặng, cần được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Nước tiểu có màu sắc bất thường, sậm hơn và gần giống màu cola. Điều này có nghĩa là vi khuẩn streptococcus đã tấn công đến thận và gây nhiễm trùng. Ngoài ra, những người bị viêm họng cấp mà kèm theo các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch như tiểu đường, HIV,… hay đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị liệu ung thư,… cũng nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với bản thân. Khi thấy các triệu chứng viêm họng cấp cần làm gì? Những điều nên làm Thường xuyên rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh. Luôn giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ họng và lòng bàn chân. Uống nước ấm và bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi, các loại vitamin giúp tăng cường sức đề kháng. Ăn những loại đồ ăn mềm dễ nuốt. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Đánh răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Đánh răng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn. Tập thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra đường và khi giao tiếp. Thường xuyên giặt sạch chăn, ga gối đồng thời vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Trồng thêm cây xanh trong nhà và sử dụng máy tạo độ ẩm cho không gian sống sẽ rất tốt cho người bị bệnh viêm họng cấp. Những điều nên tránh Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác đặc biệt là người đang bị viêm họng hoặc mắc bệnh về đường hô hấp. Ăn những loại đồ ăn cay nóng, khô cứng, chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm ngọt nhiều đường gây tổn thương niêm mạc họng. Tiếp xúc thường xuyên với môi trường nhiều khói và bụi bẩn, lông chó mèo. Hạn chế tối đa đi đến nông trại vật nuôi. Nói không với rượu, bia và thuốc lá. Hạn chế uống nhiều nước cam và chanh do chứa hàm lượng axit cao gây khô rát họng. Một số phương pháp khắc phục triệu chứng viêm họng cấp Khắc phục và đẩy lùi triệu chứng viêm họng cấp bằng tây y Để nhanh chóng khắc phục và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu mà viêm họng cấp gây ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc tây như: Thuốc kháng sinh: Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh từ đó làm giảm tất cả các triệu chứng khó chịu như đau rát, ngứa họng,… mà viêm họng cấp gây ra. Một số loại kháng sinh thường sử dụng gồm: amoxicilin, cephalexin, erythromycin, clarythromycin,… Thuốc kháng viêm: Thuốc giúp xoa dịu và làm giảm tình trạng sưng viêm, phù nề, tấy đỏ ở niêm mạc họng, từ đó làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Loại thuốc hay dùng như: alpha chymotrypcin, prednisolon 5mg,.. Thuốc hạ sốt, giảm đau: Đúng như tên gọi, tác dụng của loại thuốc này là cắt cơn sốt, giảm đau tại vùng họng bị tổn thương. Hoặc nói theo cách khác là giúp giảm thiểu các triệu chứng mà viêm họng cấp gây ra. Các loại thường được chỉ định gồm paracetamol, aspirin,… Thuốc long đờm: Có công dụng làm loãng đờm, từ đó giúp người bệnh có thể tống đờm ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn. Nhóm thuốc long đờm gồm các loại như: eprazinon, carbocystein, bromhexin, acetylcystein, ambroxol,… Ngoài các loại thuốc trên, các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác như thuốc trị ho, nước súc miệng có khả năng diệt khuẩn, nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng, răng miệng hàng ngày. Tuy các loại thuốc tây y có thể làm giảm các triệu chứng viêm họng cấp nhanh chóng nhưng tác dụng điều trị lại không lâu dài, rất dễ gây nên tình trạng nhờn thuốc và tái phát trở lại. Ngoài ra sử dụng thuốc tây ẩn chứa rất nhiều tác dụng phụ và gây nhiều nguy hiểm nếu dùng sai cách. Chính vì vậy người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ đề ra, không được tự ý mua thuốc hay tự thay đổi liều lượng khi sử dụng. Áp dụng các mẹo dân gian làm giảm các triệu chứng viêm họng cấp Người bệnh viêm họng cấp có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để làm giảm các triệu chứng khó chịu mà viêm họng cấp gây ra. Các mẹo này rất dễ thực hiện, nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nên tương đối an toàn, lành tính: Dùng muối giảm viêm, sưng tấy họng Muối có tính sát trùng, sát khuẩn cao nên người bệnh viêm họng cấp có thể súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng hàng ngày giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy cổ họng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản: Người bệnh chỉ cần lấy nửa thìa muối hạt pha loãng cùng 500ml nước ấm, sau đó lấy dung dịch này súc miệng ngày 2-3 lần, mỗi lần từ 1-3 phút. Thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm họng giảm hẳn. Mẹo giảm triệu chứng viêm họng cấp từ mật ong Trong mật ong chứa nhiều các hợp chất chống oxy hóa, được các chuyên gia đánh giá cao trong việc cải thiện các triệu chứng do bệnh lý viêm đường hô hấp gây ra như ho khan, ho đờm, đau rát họng,… Ngoài ra, thành phần mật ong có chứa nhiều đường Glucose, sau khi chuyển hóa sẽ thành Hydrogen Peroxide, có tác dụng phá hủy thành tế bào của vi khuẩn gây hại từ đó ức chế sự phát triển và dần dần tiêu diệt chúng. Có thể dùng mật ong chữa đau họng, viêm họng, giảm ho bằng cách sau: Pha 3 thìa mật ong cùng nước cốt nửa quả chanh vào 300ml nước ấm, sau đó khuấy đều rồi đưa cho người bệnh uống từ từ, không nên uống quá gấp. Nên uống duy trì hàng ngày vào 2 buổi sáng và tối để hiệu quả chữa trị được tối ưu. Gừng giúp kháng viêm, tiêu đờm Thành phần của gừng chứa nhiều Gingerol – một hoạt chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng kháng viêm, giảm đau, tiêu đờm, ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn, virus nên cực kỳ hữu ích trong việc trị các bệnh về đường hô hấp, nhất là chứng viêm họng cấp. Các sử dụng gừng trị các triệu chứng viêm họng rất đơn giản: Người bệnh chuẩn bị 2 củ gừng tươi mang rửa sạch xong cạo vỏ rồi thái thành từng lát mỏng. Sau đó cho gừng đã thái vào ấm trà cùng 300ml nước sôi, hãm trong khoảng 15 phút rồi cho thêm một chút muối biển vào. Rót trà gừng ra chén rồi uống vào các buổi sáng tối. Nên uống trà lúc còn ấm để đảm bảo hiệu quả. Đồng thời duy trì uống trà gừng hàng ngày đến khi triệu chứng bệnh được cải thiện. Ngoài ra, người bệnh có thể pha trà gừng với mật ong theo cách trên để tăng cường hiệu quả trị bệnh. Các mẹo dân gian tuy cách thức thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, an toàn và lành tính nhưng hiệu quả mang lại không rõ rệt, phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới thấy tác dụng. Phương pháp này chỉ phù hợp khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh nên chủ động đến các bệnh viên chuyên khoa thăm khám để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Heviho – Giải pháp nhanh chóng và an toàn cho người bị viêm họng cấp Sử dụng thuốc tây hiệu quả nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ còn sử dụng thuốc nam, thuốc đông y an toàn hơn nhưng tác dụng lại lâu và không rõ rệt. Vậy giải pháp nào giải quyết được tất các các vấn đề nói trên? Đó chính là Heviho – sản phẩm với chiết xuất thảo dược giúp đẩy lùi các triệu chứng viêm họng cấp một cách nhanh chóng, hiệu quả mà lại cực kỳ an toàn, lành tính. Heviho được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam – đơn vị dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp cấp và mạn tính với công thức toàn diện 3 tác động: Giúp giảm triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng. Chứa S3-Elebosin từ Sâm đại hànhgiúp ngăn ngừa phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, hỗ trợ ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Ngoài S3-Elebosin từ Sâm đại hành, Heviho còn chứa các dược liệu có tác dụng tốt trên vùng hầu – họng như Xạ can, Xuyên bối mẫu. Từ đó giúp giảm ho, long đờm, giảm đau rát họng hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Heviho được bào chế dưới hai dạng là viên uống và siro, viên uống tiện dụng cho người lớn và siro thơm ngon dễ nuốt cho trẻ em từ 6 tháng tuổi. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY Viêm họng cấp là một bệnh lý thường xuyên tái phát vì vậy cần được tư vấn kỹ lưỡng tránh tình trạng tái phát. Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Chia sẻ0