Viêm họng trong 3 tháng đầu mang thai có nguy hiểm?

Viêm họng trong 3 tháng đầu mang thai có nguy hiểm?

Viêm họng trong 3 tháng đầu khi mang thai là điều hầu hết phụ nữ đều gặp phải. Mẹ bầu sẽ gặp vài triệu chứng khó chịu như hắt hơi, sổ mũi hoặc ho. Lúc này mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng trong việc thăm khám và điều trị để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu lên sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bệnh viêm họng là gì?

Viêm họng là bệnh lý rất phổ biến trong xã hội hiện đại do môi trường bị ô nhiễm và các khu công nghiệp cũng như những tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm. Vì vậy không chỉ những người bình thường dễ bị viêm họng mà mẹ bầu cũng khó tránh khỏi bị viêm họng trong 3 tháng đầu của thai kì

Đối với những người bệnh bình thường khi mới chớm bị viêm họng có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu nếu bị viêm hong thì cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để không gay biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Xem thêm bài viết chi tiết: Viêm họng và tất cả các thông tin

Nguyên nhân gây viêm họng cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ trong thời kì mang thai đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kì có sự thay đổi rất lớn về sức khỏe, tâm sinh lý cũng như hệ miễn dịch suy giảm nên rất dễ mắc bệnh lý về đường hô hấp như cảm cúm, viêm mũi, viêm họng,…

Một số nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ mang thai dễ bị viêm họng trong 3 tháng đầu:

  • Phụ nữ có tiền sử bệnh trào ngược dạ dày, thực quản.
  • Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm chứa nhiều khói và bụi bẩn.
  • Phụ nữ bị bệnh hen suyễn.
  • Do sự tấn công của các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng như: Khói bụi, lông chó mèo, hóa chất tẩy rửa,…
  • Phụ nữ có những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như: Hút thuốc lá, uống bia, rượu,…
  • Vấn đề vệ sinh răng miệng kém.
  • Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc ăn thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ hay đồ ăn khô cứng gây tổn thương vùng niêm mạc họng.

Viêm họng trong 3 tháng đầu mang thai có nguy hiểm?

Hút thuốc lá khi mang thai – Nguyên nhân lớn gây viêm họng cho mẹ bầu

Triệu chứng viêm họng khi mang thai

Cũng giống như ở những người bình thường khác thì mẹ bầu khi mang thai có thể gặp phải một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Đau họng. Khó nuốt. Nuốt vướng.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Đau đầu.
  • Sổ mũi.
  • Ho khan hoặc ho có đờm.
  • Người mệt mỏi, chán ăn.
  • Có thể kèm theo sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Khô rát họng.
  • Đôi khi cơ thể cảm thấy ớn lạnh.
  • Nặng hơn mẹ bầu có thể gặp triệu chứng: Khó thở, đau bụng hoặc buồn nôn.

Phụ nữ bị viêm họng trong 3 tháng đầu mang thai có nguy hiểm?

Các chuyên gia cho biết mẹ bầu bị viêm họng trong 3 tháng đầu thực tế không quá nguy hiểm tuy nhiên bệnh cần được điều trị và chăm sóc đúng cách để tránh những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu để bệnh kéo dài, lúc này sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và sự hình thành phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó viêm họng khi mang thai thường khiến mẹ bầu bị ho, nếu để dấu hiệu này kéo dài sẽ rất nguy hiểm bởi khi mẹ ho sẽ gây ra áp lực cho vùng bụng điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoạt động của thai nhi trong bụng. Hơn nữa trong vòng 3 tháng đầu thai nhi còn rất non yếu nếu để tình trạng ho kéo dài rất dễ bị động thai hoặc sảy thai ngoài ý muốn.

Song song với việc đó trong giai đoạn đầu mang thai mẹ thường bị nghén nếu kèm theo viêm họng sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi, chán ăn khiến thai nhi thiếu hụt dưỡng chất cần thiết để phát triển.

Điều trị viêm họng khi mang thai tại nhà

Súc miệng bằng nước muối ấm

Nước muối ấm có công dụng làm sạch vùng miệng họng, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập và có khả năng làm loãng dịch nhầy giúp làm thông thoáng vùng cổ họng, đem lại sự thoải mái, dễ chịu hơn cho mẹ bầu.

Mỗi ngày mẹ bầu nên súc miệng thường xuyên với nước muối ấm ít nhất 3 lần để đẩy lùi nhanh triệu chứng bệnh viêm họng.

Sử dụng tỏi tươi

Tỏi tươi mang trong mình hoạt chất kháng khuẩn mang tên acilin được ví như một loại kháng sinh tự nhiên. Vì vậy mẹ bầu sử dụng tỏi tươi khi bị viêm họng là phương pháp an toàn mà mang lại hiệu quả.

Có thể ngậm trực tiếp 2 tép tỏi tươi trong miệng khoảng 15-20 phút cho đến khi cảm thấy nóng ấm vùng cổ họng thì nhai rồi nuốt từ từ. Mỗi ngày lặp lại 2 lần.

Uống trà gừng mật ong

Uống trà gừng mật ong sẽ giúp phụ nữ mang thai được xoa dịu nhanh chóng vùng cổ họng, giúp làm ấm cơ thể và giảm ho nhanh.

Pha một ly trà nóng kèm theo một lát gừng thái mỏng sau khi đã được rửa sạch và gọt bỏ vỏ. Thêm vào ly trà 1 thìa cafe mật ong nguyên chất. Khuấy đều và từ từ thưởng thức khi trà còn nóng ấm. lưu ý mẹ bầu không nên uống trà vào buổi tối để tránh bị mất ngủ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kì.

Dùng giấm táo

Giấm táo khi sử dụng cùng nước nóng sẽ tăng cao khả năng diệt khuẩn và chống viêm hiệu quả. Mẹ bầu bị viêm họng mỗi ngày có thể uống 1 ly giấm táo còn ấm hoặc lấy hỗn hợp này súc miệng thường xuyên mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh viêm họng bị đẩy lùi nhanh chóng. Bên cạnh đó giấm táo còn có khả năng hỗ trợ điều trị một vài bệnh lý khác về hô hấp rất hiệu quả.

Viêm họng trong 3 tháng đầu mang thai có nguy hiểm?

Uống nước cam nướng

Dân gian xưa nay vẫn lưu truyền về bài thuốc chữa bệnh viêm họng bằng trái cam nướng rất an toàn và hiệu quả. Phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng cho mẹ bầu.

Bằng cách chọn 1 trái cam tươi đem rửa sạch ròi thái lát sau đó đem nướng cho đến khi miếng cam khô lại là có thể sử dụng được. Chuẩn bị một ly nước sôi còn đang bốc hơi sau đó cho miếng cam đã nướng vào đó, thêm một chút muối, khuấy đều rồi uống từ từ khi hỗn hợp còn nóng ấm. Lặp lại 2 lần mỗi ngày và thực hiện đều đặn từ 3-5 ngày để điều trị bệnh.

Mẹ bầu bị viêm họng khi nào cần gặp bác sĩ

Phần lớn phụ nữ bị viêm họng khi mang thai có thể điều trị dứt điểm tại nhà bằng những phương pháp tự nhiên hoặc áp dụng những cách nêu trên. Tuy nhiên với những trường hợp phương pháp tự nhiên không khỏi sau vài ngày hoặc những trường hợp đặc biệt bắt buộc phải điều trị thì mẹ bầu cần đến thăm khám bác sĩ.

Bên cạnh đó nếu mẹ bầu bị viêm họng kèm theo những dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

  • Sốt cao
  • Mẹ bầu bị khó thở, choáng váng kèm theo chóng mặt.
  • Cổ họng đau rát liên tục nhiều ngày.
  • Bị tiêu chảy.
  • mẹ bầu bị nổi phát ban trên da, cơ thể bị gai lạnh.
  • Đã áp dụng những phương pháp tự nhiên sau 3-5 ngày nhưng triệu chứng không thuyên giảm.
Có thể bạn quan tâm: Viêm họng sốt cao phải làm gì?

Lúc này bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho mẹ bầu phù hợp với thể trạng và sức khỏe hiện tại. Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý phải tuân thủ tuyệt đối liều lượng thuốc sử dụng theo đơn của bác sĩ. Báo ngay cho bác sĩ những dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc để tránh những trường hợp xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé.

Phòng ngừa viêm họng khi mang thai bằng cách nào?

Mách mẹ bầu một số phương pháp phòng ngừa viêm họng khi mang thai dưới đây:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Đánh răng vào buổi sáng và buổi tối, đặc biệt là sau khi ăn.
  • Tập thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để thai nhi phát triển tốt.
  • Từ bỏ thơi quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như uống rượu bia, hút thuốc lá. Hạn chế ăn đồ cay nóng hay thực phẩm ngọt chứa nhiều đường.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mối ngày, lưu ý nên sử dụng nước ấm
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, các tác nhân gây dị ứng, kích ứng cổ họng và đặc biệt là những đối tượng đang có bệnh về hô hấp.
  • Tập thói quen đeo khẩu trang kín mũi và miệng mỗi khi ra ngoài.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe của bản thân.
  • Biết cách giữ ấm cơ thể đặc biệt là thời điểm giao mùa, khí hậu lạnh. Vùng cổ và bàn chân là nơi cần được giữ ấm nhiều nhất.

Viêm họng trong 3 tháng đầu mang thai có nguy hiểm?

Uống nhiều nước ấm mỗi ngày – Cách giúp mẹ bầu giảm viêm họng

viemduonghohap.vn đã tổng hợp những kiến thức cần biết về bệnh viêm họng cho phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu. Mong rằng mẹ bầu sẽ áp dụng đúng và biết cách phòng ngừa bệnh để giữ gìn sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con. Tuy nhiên những trường hợp đặc biệt cần đi thăm khám bác sĩ thật sớm để đảm bảo rằng mẹ bầu và em bé không bị ảnh hưởng gì đến sức khỏe trong giai đoạn này.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...