Viêm họng lây qua đường nào?

Viêm họng là một trong những chứng bệnh viêm đường hô hấp rất nhiều người mắc phải. Các triệu chứng của bệnh thường gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người mắc. Ngoài ra nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy nhiều người rất lo lắng không biết bệnh này có lây không? và viêm họng lây qua đường nào? Để giải đáp cho những thắc mắc này, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua các thông tin dưới đây.

Viêm họng lây qua đường nào? 1

Tìm hiểu về bệnh viêm họng

Viêm họng là tình trạng vùng niêm mạc họng bị tổn thương, viêm nhiễm do vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân độc hại từ môi trường gây nên. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng khó chịu sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

➤ Xem chi tiết: Bệnh viêm họng và những thông tin cần biết

Một số nguyên nhân gây viêm họng phổ biến gồm:

  • Vi khuẩn: phế cầu, tụ cầu và nguy hiểm hơn là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A,…
  • Virus: virus cúm A và virus cúm B, coronavirus và parainfluenza virus,…
  • Mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, thất thường khiến cơ thể không kịp thích nghi, dễ dẫn tới viêm họng
  • Có khối u tồn tại ở cổ họng hoặc lưỡi cũng có thể dẫn đến viêm họng
  • Thường xuyên hút thuốc, tiếp xúc với khói bụi, rượu bia, đồ ăn cay nóng,… sẽ làm tổn thương lớp lót ở niêm mạc họng gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Khi bị viêm họng, người bệnh thường gặp các triệu chứng như:

  • Vùng niêm mạc họng bị sưng đỏ, sung huyết
  • Vách họng có nhiều mụn nhỏ, nhìn rõ mạch máu và có chất nhầy phủ trên bề mặt
  • Cổ họng cảm thấy khó chịu, đau, ngứa ngáy
  • Cách hạch bạch huyết ở cổ sưng lên
  • Người bệnh có cảm giác buồn nôn
  • Dịch tiết trong cổ họng ngày càng nhiều và sẫm màu
  • Có thể xuất hiện tình trạng ho khan, sốt, đau đầu, đau tai,…

Bệnh viêm họng có lây không?

Nhiều người thắc mắc rằng bệnh viêm họng có lây không? Câu trả lời là bệnh viêm họng có khả năng lây nhiễm

Nếu viêm họng là hậu quả của các bệnh lý khác như cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng, ngộ độc thực phẩm hay các bệnh lý khác không có khả năng truyền nhiễm,… thì trong trường hợp này bệnh viêm họng không có khả năng truyền nhiễm

Tuy nhiên, nếu viêm họng do các tác nhân như vi khuẩn, virus xâm nhập, tấn công niêm mạc họng gây viêm, ho, sổ mũi, đờm,… thì lúc này các tác nhân gây bệnh hoàn toàn có thể phát tán từ người bệnh sang người lành sau đó gây hại trên vật chủ mới. Đó là lý do nhiều người trong cùng một gia định hoặc tập thể có thể bị viêm họng cùng lúc khi sống chung. Vì vậy khi sống và làm việc chung với người bị viêm họng, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, tránh tình trạng bị lây nhiễm bệnh.

Viêm họng lây qua những đường nào?

Viêm họng lây qua những đường nào? 1

Như giải thích ở trên thì viêm họng là bệnh có khả năng lây nhiễm. Vậy viêm họng lây qua đường nào? Theo các chuyên gia hô hấp thì mầm bệnh gây viêm họng có thể lây qua hai con đường đó là trực tiếp và gián tiếp

Lây nhiễm viêm họng qua tiếp xúc trực tiếp

Viêm họng có thể lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh qua người lành thông qua dịch nước bọt hoặc dịch nhầy tiết ra. Việc người bệnh ho, hắt hơi sẽ khiến vi khuẩn gây bệnh theo đường không khí bám trên bề mặt các đồ vật dẫn đến việc lây nhiễm bệnh.

Ngoài ra, đơn giản nhất có thể là việc giao tiếp hàng ngày, tiếp xúc với người bệnh ở cự ly gần cũng có thể bị lây nhiễm. Các ổ vi khuẩn gây bệnh sẽ theo đường không khí lây từ người này sang người khác

Nếu không gian càng nhỏ, khoảng cách tiếp xúc càng gần thì khả năng lây bệnh viêm họng càng cao.

Với những người có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ và người già thì khả năng bị lây lan viêm họng cũng cực kỳ cao. Do đó, khi ở chung với các đối tượng này, người bệnh cũng cần lưu ý giữ khoảng cách an toàn, hạn chế tối đa việc lây bệnh qua đường không khí.

Lây viêm họng qua tiếp xúc gián tiếp

Sử dụng chung các đồ vật cá nhân với người viêm họng như cốc, chén, khăn tắm, dũa đánh răng,…cũng có khả năng bị lây bệnh vì các vi khuẩn gây viêm họng bám trên các đồ vật này dễ dàng phát tán, bám vào người lành và lây nhiễm bệnh.

Với trường hợp mẹ bị viêm họng cho con bú thì sẽ không lây cho bé trong quá trình bú sữa vì sữa mẹ là nguồn dưỡng chất đầy đủ, bổ sung sức đề kháng cho trẻ, đồng thời không có sự xâm nhập của vi khuẩn. Để hạn chế không lây viêm họng cho trẻ, mẹ chỉ cần thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn, mỗi khi ho và hắt hơi thì nên quay ra xa phía trẻ.

Hạn chế và phòng ngừa lây nhiễm viêm họng

Hạn chế và phòng ngừa lây nhiễm viêm họng 1

Để hạn chế và phòng ngừa lây nhiễm viêm họng, mọi người cần lưu ý những vấn đề sau:

Với người đang bị bệnh

  • Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh thì người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời
  • Trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc tự động tăng giảm liều lượng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Nếu không tuân thủ có thể sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn
  • Cùng với quá trình điều trị, việc chăm sóc cũng góp phần quan trọng giúp người bệnh nhanh khỏi. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ưu tiên các loại thức ăn dạng mềm lỏng, uống nhiều nước hàng ngày, bổ sung thêm nhiều hoa quả tươi,… sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng, giảm cảm giác khó chịu do viêm họng gây ra.
  • Người bệnh cần nâng cao ý thức cộng đồng, bảo vệ sức khỏe của người xung quanh bằng cách: không khạc nhổ bừa bãi, sau khi hắt hơi, xì mũi cần vứt giấy đúng nơi quy định. Nếu trường hợp trẻ nhỏ bị viêm họng thì gia đình nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi, chăn gối của trẻ, đồng thời cho trẻ nghỉ học ở nhà để tránh lây bệnh có các bạn khác.

Với người khỏe mạnh

Người khỏe mạnh cũng cần có ý thực tự giác bảo vệ bản thân, tránh tình trạng bị lây nhiễm viêm họng bằng cách:

  • Tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh: Nếu bạn bè, đồng nghiệp bị viêm họng thì nên giữ khoảng cách với họ, không nên tiếp xúc quá gần, không nói chuyện gần hơn 1m hoặc hôn người đang bị bệnh. Ngoài ra cũng tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh
  • Cần tăng cường sức đề kháng bằng cách tập luyện thể dục thể thao đều đặn, ăn uống khoa học, hạn chế hút thuốc, uống rượu bia, cà phê, làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm,… Đồng thời nên đi khám sức khỏe định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe của mình như thế nào.

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm họng khác

Cả người bệnh hay người khỏe mạnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau để phòng ngừa sự lây lan của viêm họng:

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng hàng ngày
  • Thiết lập thói quen súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh
  • Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng
  • Luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt là vùng hầu họng
  • Hạn chế tối đa việc nói to, hét lớn
  • Tập các bài thể dục, thể thao lành mạnh, phù hợp với sức khỏe

Heviho – Giải pháp ngăn ngừa viêm họng từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Heviho được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với các thành phần từ thảo dược, trong đó có hợp chất thiên nhiên S3-Elebosin (chiết xuất từ Sâm đại hành) được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt đối với các bệnh Viêm đường hô hấp.

Sử dụng Heviho sẽ giúp nhanh chóng giảm ho, đờm, cộm, vướng, đau rát họng…đồng thời giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc họng cho những ai mắc Viêm đường hô hấp như: Viêm họng cấp và mạn tính, Viêm thanh quản, Viêm amidan…

Sử dụng sản phẩm thảo dược 1

Cách dùng sản phẩm như sau:

  • Liều thường dùng: ngày 4 viên, chia 2 lần. Uống sau ăn.
  • Liều duy trì: ngày 2 viên, chia 2 lần. Uống sau ăn.
  • Nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 2-3 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

Sản phẩm ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp. Giúp xử lý nhanh chóng tình trạng đau, nóng rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, vướng họng, khó nuốt. Như vậy, Heviho vừa tác động vào nguyên nhân của quá trình viêm, vừa giải quyết các triệu chứng khó chịu do viêm đường hô hấp gây ra.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “viêm họng lây qua đường nào?” đồng thời chúng tôi cũng cung cấp thêm nhiều kiến thức về chứng bệnh này cũng như những phương pháp phòng ngừa, hạn chế viêm họng lây lan hiệu quả. Hi vọng qua đây các bạn đã có thêm kiến thức bổ ích, giúp chăm sóc tốt sức khỏe của bản thân và gia đình.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...