Đau họng covid uống thuốc gì nhanh khỏi? - Lời khuyên từ chuyên gia

Đau họng hay viêm họng khi bị covid khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, mệt mỏi, khó khăn trong việc ăn uống,… Vậy đau họng covid uống thuốc gì nhanh khỏi? Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia.

Đau họng – triệu chứng phổ biến khi bị covid

Đau họng - triệu chứng phổ biến khi bị covid 1

Covid là một  bệnh lý đường hô hấp, có khả năng lây nhiễm cực nhanh do virus SARS-CoV-2 gây ra. Khi nhiễm virus, người bệnh có thể sẽ gặp phải các triệu chứng như ho, đau họng, sốt, khó thở,… với mức độ từ nhẹ đến nặng khác nhau. Những trường hợp nhẹ đến trung bình, người bệnh có thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà, sau khoảng vài ngày đến một tuần sẽ hồi phục hoàn toàn. Còn những trường hợp triệu chứng nặng, chuyển biến nghiêm trọng hơn thì phải đưa ngay đến bệnh viện để được hỗ trợ y tế.

Đau họng hay viêm họng là một trong những triệu chứng thường gặp khi mắc covid bởi khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập, tấn công cơ thể, chúng sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc họng gây sưng đỏ, phù nề, đau rát,… Nhiều bệnh nhân covid còn ví tình trạng đau đớn này như là “muốn xé cổ họng”, “đau không nuốt nổi”,…

Đau họng covid không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn làm giảm sức đề kháng của người mắc, là yếu tố thuận lợi khiến các covid trở nặng hơn.

☛ Tham khảo thêm tại: Đau họng covid bao lâu hết?

Điều trị đau họng khi bị covid sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ khác nhau, nhưng chung quy lại thì đầu tiên vẫn là điều trị nguyên nhân gây bệnh, cụ thể ở đây là virus SARS-CoV-2, tiếp đến là điều trị các triệu chứng khó chịu đi kèm. Dưới đây là một số loại thuốc dùng để điều trị viêm họng do covid, mọi người có thể tham khảo.

Đau họng covid uống thuốc gì? – Thuốc Tây

Uống thuốc Tây trị đau họng covid là phương pháp được đông đảo mọi người áp dụng vì tính tiện lợi và hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, chúng sẽ ẩn chứa nhiều tác dụng phụ và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu dùng không đúng cách. Vì vậy, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc thường được kê:

Thuốc kháng virus

Nguyên nhân đau họng là do virus xâm nhập, nhân lên rồi gây tổn thương niêm mạc họng. Vì vậy, để giảm đau họng thì cần phải tiêu diệt virus hoặc ít nhất cũng là ngăn chặn không để chúng nhân nên, giảm tải lượng virus trong cơ thể. Lúc này, sử dụng thuốc kháng virus sẽ mang lại hiệu quả khả quan.

Thuốc kháng virus có nhiều loại, chủ yếu được dùng cho người bệnh covid mức độ nhẹ và trung bình ở giai đoạn virus đang nhân lên, cần giảm tải lượng virus trong cơ thể. Các loại thuốc kháng virus phổ rộng gồm: Favipiravir, Molnupiravir, Remdesivir, Paxlovid. Còn nhóm kháng thể đơn dòng đặc hiệu với virus SARS-CoV-2 được kể đến như Casirivimab + Imdevimab, Bamlanivimab + Etesevimab.

Thuốc kháng virus 1

Các liệu pháp kháng virus trong điều trị COVID-19

Paxlovid là thuốc kháng virus đường uống đầu tiên được FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp vào ngày 22/12/2021. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy Paxlovid có thể làm giảm 88% tỷ lệ nhập viện hoặc tử vong do covid so với giả dược. Tuy nhiên, nhược điểm của Paxlovid là có nguy cơ tương tác thuốc nghiêm trọng và phức tạp. Thành phần của Paxlovid có khả năng làm tăng nồng độ và độc tố của thuốc dùng đồng thời hoặc nếu dùng với các thuốc cảm ứng mạnh CYP3A sẽ làm giảm hiệu quả chống lại SARS-CoV-2.

Thuốc kháng virus 2

Molnupiravir cũng được FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp trong điều trị covid ngày 23/12/2021. Nhưng thuốc chỉ dùng trong trường hợp các thuốc điều trị covid khác được FDA cấp phép không sẵn có hoặc không phù hợp về mặt lâm sàng. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy Molnupiravir chỉ giảm khoảng 30% tỷ lệ nhập viện hoặc tử vong có nguyên nhân liên quan đến covid so với giả dược. Về mặt an toàn, Molnupiravir gây lo ngại về nguy cơ biến đổi gen và ảnh hưởng trên tinh trùng. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng.

Theo hướng dẫn điều trị của Viện Y khoa Hoa Kỳ, Paxlovid và Molnupiravir được cập nhật vào nhóm thuốc sử dụng cho bệnh nhân ngoại trú mức độ nhẹ có nguy cơ tiến triển nặng với thứ tự ưu tiên như sau: Paxlovid -> Sotrovimab -> Remdesivir -> Molnupiravir.

Hiện nay ở nước ta , Bộ Y tế đã cho phép sử dụng Molnupiravir trong thử nghiệm lâm sàng, còn Paxlovid thì chưa có mặt tại Việt Nam.

Thuốc chống viêm Corticoid

Thuốc được sử dụng trong trường hợp viêm họng covid ở mức độ nặng, giúp giảm nhanh tình trạng phù nề, sưng tấy tại vùng niêm mạc họng bị tổn thương. Dexamthason, Prednisolone và Betamethasone,… là những loại thuốc kháng viêm Corticosteroid thường được sử dụng. Trong đó, Dexamthason được ưu tiên hơn vì đã có bằng chứng về hiệu quả trong điều trị covid. Với những bệnh nhân không sử dụng được Dexamthason như phụ nữ có thai hoặc cung ứng không đảm bảo thì có thể sử dụng corticoid khác (Prednisolone) với liều quy đổi tương đương.

Dexamthason: Dùng điều trị viêm họng, tác dụng làm dịu tình trạng sưng tấy và phản ứng dị ứng. Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng gồm: Sưng phù, tăng cân, khó ngủ, vết thương lâu lành, buồn nôn, choáng váng, đau đầu,…

Betamethasone: Là một corticosteroid tổng hợp, tác dụng chống viêm, chống dị ứng, được dùng nhiều trong điều trị viêm họng. Tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng Betamethasone là mất ngủ, suy giảm tâm lý, thay đổi nhân cách, suy yếu cơ, rối loạn nước và điện giải,…

Prednisolone: Thuốc có tác dụng chính là giảm sưng viêm, giảm phản ứng dị ứng, cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ. Vậy nên ngoài dùng điều trị viêm họng, Prednisolone còn được dùng trong điều trị dị ứng, rối loạn máu, vấn đề đường hô hấp như hen suyễn,… Prednisolone thường không gây tác dụng phụ nếu sử dụng ở liều thấp và bình thường. Nhưng nếu sử dụng ở liều cao, thuốc có thể gây ra một số tác dụng như buồn nôn, đau đầu, rối loạn kinh nguyệt, khó ngủ, mồ hôi,….

Thuốc chống viêm Corticoid 1

Liều dùng corticoid theo hướng dẫn điều trị COVID-19 của Bộ Y tế

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Loại thuốc này có tác dụng giảm đau, hạ sốt, cải thiện tình trạng khó nuốt do viêm họng covid gây ra.Paracetamol và Aspirin là 2 loại thường được sử dụng trong trường hợp này.

Paracetamol: Có tác dụng giảm đau, hạ sốt, được dùng trong điều trị bệnh viêm họng đồng thời cải thiện các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau khớp,… Sử dụng Paracetamol trong thời gian ngắn mang lại hiệu quả giảm đau, hạ sốt nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, khuyến cáo không được sử dụng thuốc quá liều, có thể gây suy gan, suy thận, thậm chí tử vong.

Aspirin: Là thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, kháng viêm không Steroid, dùng để điều trị các triệu chứng viêm họng như đau rát họng, hạ sốt, giảm đau đầu, đồng thời cải thiện tình trạng khó nuốt do viêm họng covid gây ra. Nếu sử dụng Aspirin liều thấp, trong thời gian ngắn sẽ không gây tác dụng phụ. Nhưng nếu dùng với liều cao trong thời gian dài có thể dẫn tới một số phản ứng nghiêm trọng như sưng môi, mặt, lưỡi, phát ban, buồn ngủ, khó thở,…

Thuốc chống viêm NSAID

Thuốc chống viêm NSAID 1

Nhóm thuốc này có công dụng làm giảm tình trạng nóng đỏ, sưng tấy ở khu vực hầu họng. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng giảm đau và giảm viêm ở mức độ nhẹ. Diclofenac và Ibuprofen là 2 loại thuốc kháng viêm NSAID thường được sử dụng trong điều trị đau họng.

Diclofenac: Giúp cải thiện tình trạng sưng viêm trong điều trị viêm họng. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc là ù tai, phát ban, chóng mặt, mờ mắt, khó chịu ở dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…

Ibuprofen: Dùng trong trường hợp đau họng kèm theo sốt và đau nhức nhẹ. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình sản xuất các chất gây viêm từ đó cải thiện tình trạng sưng viêm, phù nề họng. Tương tự như Diclofenac, khi sử dụng Ibuprofen, người bệnh cũng có thể gặp phải các vấn đề như mờ mắt, ù tai, ngứa da, chóng mặt, căng thẳng, ợ nóng,… Đặc biệt lưu ý, Ibuprofen không được khuyến cáo sử dụng cho đối tượng trẻ em, người già, phụ nữ có thai ở những tháng cuối thai kỳ.

Thuốc súc họng

Thuốc súc họng thông thường sẽ chứa các thành phần như: NaCl, NaF, acid boric, xylitol, kẽm sulfat, tinh dầu thơm, menthol,… giúp làm sạch vùng hầu họng, tổng khứ tác nhân gây hại ra ngoài, đồng thời thay đổi độ pH ở khu vực họng nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.

Để mang lại hiệu quả tối ưu trong điều trị đau họng do covid, người bệnh nên dùng thuốc súc họng sau khi đánh răng, ngày súc 1-3 lần. Ở một vài trường hợp, thuốc súc họng có thể gây ra những tác dụng phụ như phát ban, ngứa họng, phồng rộp môi, mặt đỏ, toát mồ hôi, thậm chí là sốc phản vệ. Vì thế, người bệnh cần đặc biệt cẩn trọng khi lựa chọn và sử dụng thuốc súc họng.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh 1

Thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, không phải trường hợp đau họng covid nào cũng được sử dụng kháng sinh, việc sử dụng thuốc cần phải tùy theo mức độ, tình trạng bệnh cũng như chỉ định của bác sĩ. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, việc sử dụng kháng sinh trong điều trị covid cần lưu ý các điểm sau:

  • Ở bệnh nhân mức độ nhẹ không sử dụng kháng sinh, kháng nấm nếu không có bằng chứng nhiễm trùng.
  • Ở bệnh nhân mức độ trung bình, chỉ điều trị kháng sinh khi nghi ngờ có bằng chứng nhiễm trùng.
  • Ở bệnh nhân mức độ nặng trở nên điều trị kháng sinh kinh nghiệm theo yếu tố nguy cơ của bệnh nhân hoặc theo kháng sinh đồ nếu có.

Viên ngậm giảm đau

Viên ngậm giảm đau thường chứa các hoạt chất như amylmetacresol và 2,4-dichlorobenzyl alcohol,… có tác dụng diệt khuẩn, kháng virus, gây tê tại chỗ, từ đó làm dịu vùng niêm mạc họng, mang lại cảm giác dễ chịu hơn.

Thuốc hỗ trợ tăng đề kháng

Thuốc hỗ trợ tăng đề kháng hay các loại vitamin tổng hợp có một trong các thành phần sau: vitamin B1, B6 và B12; vitamin C; vitamin D,… giúp tăng cường đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, đẩy lùi nhanh các yếu tố gây hại đồng thời hỗ trợ phục hồi niêm mạc họng cực tốt.

☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc điều trị viêm đau họng

Đau họng covid uống thuốc gì? – Bài thuốc dân gian

Ngoài thuốc Tây thì người bệnh đau họng do covid có thể tham khảo các bài thuốc dân gian dưới đây để cải thiện tình trạng khó chịu. Tuy an toàn nhưng cần lưu ý là các bài thuốc này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, đồng thời người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng nhé.

Quất chưng đường phèn

Quất chưng đường phèn 1

Theo Y học cổ truyền, quất (tắc) có vị chua, tính ấm, tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, giải cảm, sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị đau rát họng ho đờm và khàn tiếng. Không những vậy, vitamin C trong quất còn giúp nâng cao đề kháng, tăng cường miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ hoạt động tiêu diệt vi khuẩn và virus.

Đường phèn có vị ngọt thanh, công dụng thanh nhiệt, nhuận phế. Kết hợp quất và đường phèn sẽ tạo ra bài thuốc cực hiệu quả giúp giảm ngứa cộm, đau rát cổ họng do các bệnh đường hô hấp gây ra.

Cách làm quất chưng đường phèn rất đơn giản:

  • Chuẩn bị: 3-5 quả quất tươi, 1 ít đường phèn
  • Thực hiện: Quất rửa sạch, cắt đôi. Đường phèn giã nhỏ. Cho cả 2 loại vào bát xong mang hấp cách thủy 15-20 phút. Để nguội bớt xong chắt lấy nước uống khi còn ấm. Có thể ăn cả phần cái để tăng thêm hiệu quả chữa bệnh. Ngày ăn/uống 2-3 lần đến khi các triệu chứng đau họng giảm hẳn.

Hoa hồng bạch và mật ong

Hoa hồng bạch và mật ong 1

Hoa hồng bạch chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu có tác dụng chữa ho cực hiệu quả. Còn mật ong lại chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Vì vậy, bài thuốc từ hoa hồng bạch và mật ong được xem là có công hiệu mạnh với chứng ho, đau rát họng do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp gây ra.

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: 1 chén mật ong, 1 bông hoa hồng bạch.
  • Thực hiện: Hoa hồng bạch tách lấy phần cánh mang rửa sạch, để ráo. Tiếp đó cho vào bát cùng với mật ong rồi đem đi hấp cách thủy 15-20 phút. Xong chắt lấy phần nước hoặc lấy tất cả hỗn hợp cho người bệnh uống lúc còn ấm. Ngày thực hiện vài lần để thấy được hiệu quả.

Lưu ý: Bài thuốc này không sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi vì độ tuổi này chưa dùng được mật ong.

Trà thảo mộc (trà hoa cúc)

Uống trà thảo mộc hay cụ thể là trà hoa cúc cũng được xem là bài thuốc làm dịu tình trạng đau rát, khó chịu họng hiệu quả bởi hoa cúc có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa, làm mềm ẩm lớp niêm mạc họng.

Cách làm trà hoa cúc như sau:

  • Chuẩn bị: 10 nụ hoa cúc khô, 30ml mật ong, 200ml nước sôi, 2 quả tắc đã bỏ nước.
  • Thực hiện: Ngâm 10 nụ hoa cúc vào trong 200ml nước sôi rồi đậy lại trong 5 phút. Xong cho tất cả nước ngâm hoa cúc cùng 20ml mật ong + 2 quả quất vào máy xay, xay nhuyễn trong 3 phút. Tiếp đến đổ hỗn hợp thu được ra cốc, cho thêm 10ml mật ong còn lại vào khuấy đều rồi dùng ngay.

➤ Tham khảo thêm: Tổng hợp cách giảm đau họng khi bị covid

Heviho – đánh bay tình trạng đau rát họng nhanh chóng, an toàn

Một liệu pháp giúp đánh bay tình trạng đau họng một cách nhanh chóng lại an toàn, được nhiều người tin dùng hiện nay đó là Heviho – sản phẩm chiết xuất thảo dược tự nhiên, nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – đơn vị đi đầu cả nước về nghiên cứu khoa học.

Heviho - đánh bay tình trạng đau rát họng nhanh chóng, an toàn 1

Heviho là sản phẩm đầu tiên trên thị trường chứa hợp kháng viêm thực vật S3-Elebosin (chiết xuất từ Sâm đại hành) được Bộ Khoa học cấp bằng sáng chế độc quyền số 13855. Hoạt chất này đã được chứng minh lâm sàng về tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu.

Heviho - đánh bay tình trạng đau rát họng nhanh chóng, an toàn 2

Biểu đồ so sánh hiệu quả giảm viêm của S3 – Elebosin và Indomethacin – chất kháng viêm tân dược
(Thể tích khối viêm càng nhỏ, cho thấy hiệu quả kháng viêm càng cao)

Ngoài S3-S3-Elebosin, Heviho còn chứa các thành phần thảo dược khác như Xạ can, Xuyên bối mẫu, Cát cánh, Cam thảo,… tạo thành cơ chế 4 tác động toàn diện: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm. Sản phẩm không chỉ giúp chống viêm mạnh mẽ, nhanh chóng giảm đau rát họng, giảm ho, long đờm mà còn cực an toàn, người bệnh có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không lo gặp tác dụng phụ.

Heviho được bào chế dưới 2 dạng phù hợp với mọi đối tượng, viên uống tiện lợi cho người lớn và siro thơm ngon cho trẻ nhỏ. Sản phẩm được nhiều bác sĩ, chuyên gia tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Tai mũi họng TW, bệnh viện 103,… đánh giá cao, tin tưởng giới thiệu cho người bệnh.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà)

Lưu ý dùng thuốc khi bị đau họng covid

Để việc điều trị đau họng covid có hiệu quả nhanh chóng, hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh sử dụng thuốc cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tất cả các loại thuốc điều trị viêm họng do covid chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua về dùng hay tự ý điều chỉnh liều lượng khi chưa được sự cho phép từ bác sĩ chuyên môn.
  • Thuốc cần uống đúng liều lượng, đúng thời gian quy định. Không lạm dụng quá đà hay bỏ thuốc giữa chừng vì như vậy có thể dẫn đến nhờn thuốc, tăng nguy cơ bệnh tái lại.
  • Cẩn trọng khi dùng kháng sinh. Chúng chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, không có tác dụng với virus. Chỉ dùng thuốc trong trường hợp được bác sĩ chỉ định.
  • Với các bài thuốc dân gian, nguyên liệu cần được xử lý sạch để tránh kích ứng. Đồng thời cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, xem chúng có phù hợp với mức độ và thể trạng của bản thân hay không.
  • Trong quá trình dùng thuốc cần tránh xa các chất kích thích vì chúng có thể làm giảm hiệu quả điều trị.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Đau họng covid uống thuốc gì?” Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn đã có thêm phần nào kiến thức giúp chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn, nâng cao sức khỏe vượt qua dịch bệnh. Nếu còn bất cứ vấn đề nào cần giải đáp, mọi người có thể để lại ý kiến bên dưới bài viết hoặc gọi điện trực tiếp đến tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...