Viêm VA

Bé viêm VA độ 3: dấu hiệu và cách điều trị?

Viêm VA là một trong những bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi từ 6 tháng đến dưới 6 tuổi. Viêm VA có nhiều cấp độ và dễ dàng lây lan, để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đển sức khỏe của trẻ. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu về viêm VA cấp độ 3 ở trẻ.  ☛  Nên tìm hiểu tổng quan về bệnh trước: Viêm VA là gì? Bệnh của trẻ nhỏ Nội dung chính trong bàiViêm VA cấp độ 3 là gì?Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm VA độ 3Viêm VA cấp độ 3 có nguy hiểm không?Điều trị viêm VA cấp độ 3 cho trẻ như thế nào? Viêm VA cấp độ 3 là gì? Viêm VA ở trẻ được chia thành 4 cấp độ: Viêm VA cấp độ I: che lấp dưới 25% cửa mũi sau Viêm VA cấp độ II: che lấp dưới 50% cửa mũi sau Viêm VA cấp độ III: che lấp dưới 75% cửa mũi sau Viêm VA cấp độ IV: che lấp từ 75% cửa mũi sau trở lên. Sau khi bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm mô VA, chúng sưng phồng và tăng trưởng kích thước bất thường. Hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến khối VA có thể to như quả bóng bàn, che lấp cửa mũi sau. Độ che lấp từ 50-75% được gọi là viêm VA cấp 3. ☛ Tham khảo thêm: Viêm VA độ 2 – triệu chứng và cách chữa Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm VA độ 3 Do kích thước VA lớn, đè lên khẩu cái, che lấp gần như hoàn toàn lỗ mũi sau (50-75%), gây ảnh hưởng lớn, cản trở quá trình hô hấp, nếu không chữa trị sớm sẽ nhanh chóng chuyển sang viêm VA cấp độ 4, trẻ bị nghẹt thở hoàn toàn, phải dùng miệng để thở. Một số triệu chứng kèm theo khi trẻ bị viêm VA cấp 3: Cơ thể trẻ mệt mỏi, đau nhức các cơ, trẻ bỏ ăn , bỏ bú. Sốt cao trên 38 độ. Há miệng khi thở, thở khụt khịt, hay khóc hoặc nói giọng mũi kín. Trẻ chảy nhiều nước mũi có màu đục vàng hoặc xanh. Các cơn ho xuất hiện nhiều hơn so với thời gian đầu, ho dai dẳng kèm theo có đờm. Hơi thở của trẻ có mùi hôi khó chịu. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nôn trớ, tiêu chảy. Thính giác bị giảm, nghe kém. Khi khám lâm sàng thì thấy: Soi mũi trước: thấy hốc mũi đầy mủ nhầy, niêm mạc mũi phù nề, cuốn mũi dưới phù nề. Hút hết dịch mủ nhầy, làm co niêm mạc mũi có thể nhìn thấy khối sùi bóng, đỏ mấp mé ở cửa mũi sau, thành sau họng có nhiều khối lympho to bằng hạt đậu xanh và mũi nhầy chảy từ vòm xuống họng. Khám tai: thấy màng nhĩ sẹo hoặc lõm vào, màu hồng do sung huyết toàn bộ ở màng nhĩ hoặc góc sau trên. Các khe và hốc mũi đọng nhiều dịch, lớp niêm mạc nề đỏ. Sưng hạch góc hàm. ☛ Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng điển hình chung của viêm VA Viêm VA cấp độ 3 có nguy hiểm không? Viêm VA cấp độ 3 là trường hợp nặng hơn của viêm VA cấp, nên mức độ nguy hiểm cao hơn, không chỉ có triệu chứng nặng hơn mà ngay cả biến chứng cũng khó lường hơn. Khi trẻ bị viêm VA cấp 3, bạn cần chú ý hơn trong việc thăm khám, chữa trị và chăm sóc trẻ. Trẻ bị sốt kéo dài, thân nhiệt cao từ 38-41 độ có thể gây tổn thương não bộ, kèm theo các cơn co giật, người lờ đờ, mê sảng, nguy hiểm hơn là dẫn tới hôn mê nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, khi viêm VA ở cấp 3 cũng có rất nhiều biến chứng như: Gây ra các bệnh về viêm đường hô hấp khác: viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa làm giảm thính giác, suy giảm các chức năng hô hấp. Gây viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm đường ruột, viêm màng não, viêm cầu thận, viêm màng tim, dẫn tới suy tim cấp. Những biến chứng trên hoàn toàn có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ, vì vậy cần điều trị ngay khi phát hiện.  ☛ Thông tin thiết thực: Chăm sóc xử lý khi trẻ bị viêm VA Điều trị viêm VA cấp độ 3 cho trẻ như thế nào? Hướng điều trị cho trẻ khi bị viêm VA cấp 3 sẽ là điều trị nội khoa trước: Điều trị như viêm mũi cấp tính thông thường bằng hút mũi, rỏ mũi để bệnh nhân dễ thở và thuốc sát trùng nhẹ (ephedrin 1%, argyron 1%) dùng cho trẻ nhỏ. Dùng kháng sinh Amoxycillin hoặc Erythromycin trong 7 ngày. Nếu không đáp ứng sau 3 ngày, đổi sang Cefaclor hoặc Cefuroxim. Làm ẩm không khí, tránh tình trạng trẻ bị khô miệng. Cho trẻ nằm nghiêng để tránh hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp trẻ bị viêm VA cấp độ 3, các bác sĩ sẽ khuyên nên thực hiện nạo VA nếu việc điều trị nội khoa không có hiệu quả hoặc có nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Nạo VA ngày nay có nhiều phương pháp hiện đại tiên tiến, không đau cho trẻ, hạn chế chảy máu, mau lành vết thương. Việc nạo bỏ khối VA bị nhiễm trùng nặng giúp trẻ chấm dứt các triệu chứng khó chịu của bệnh.  ☛  Có thể tham khảo thông tin chi tiết qua bài viết: Phương pháp nạo VA an toàn cho trẻ nhỏ Mong rằng với tất cả thông tin về viêm VA cấp độ 3 bên trên, các vị phụ huynh sẽ tích lũy cho mình được những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc và điều trị bệnh cho con. Mọi thắc mắc xin hãy để lại câu hỏi tại bài viết hoặc gọi điện đến tổng đài tư vấn miễn cước 18001208để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ! Chia sẻ0

Viêm va và amidan làm sao để phân biệt được?

Viêm VA là gì và viêm amidan là gì? Hai chứng bệnh này khác nhau hay thực chất là một? Có rất nhiều người gặp khó khăn khi phân biệt viêm VA với viêm amidan. Vậy làm sao để phân biệt được hai chứng bệnh này? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin dưới đây. Phân biệt viêm VA và viêm amidan Viêm VA Viêm Amidan Khái niệm VA là một tổ chức lympho ở vòm mũi họng. Khi VA bị viêm và quá phát thành một khối to (gọi là sùi vòm họng) sẽ cản trở và gây khó khăn trong việc hít thở của người bệnh. Viêm VA thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng phát triển đến 6 tuổi là hết, cá biệt lắm mới thấy xuất hiện ở người lớn Amidan là một khối tân bào có cấu trúc giống thịt nhưng thực chất là các hạch bạch huyết nằm ở hai bên phía sau họng. Có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Amidan bị viêm thường do vi khuẩn và vi rút tân công ồ ạt làm amidan quá tải dẫn đến sưng viêm Phân loại Viêm VA chia làm các loại: Viêm VA cấp tính: Thường xảy ra ở trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi đến 4 tuổi. Khi đó các khe và hốc mũi của trẻ đọng dịch mũi, niêm mạc mũi nề đỏ. Niêm mạc họng đỏ, thành sau họng có dịch mũi chảy từ trên vòm xuống. Các hạch góc hàm bị sưng lên. Viêm VA mãn tính: là tình trạng quá phát và xơ hóa của VA sau nhiều lần bị viêm cấp tính. Trường hợp này người mắc sẽ bị chảy nước mũi và ngạt mũi mãn tính. Viêm VA quá phát: được phân thành các cấp độ theo kích thước và độ viêm VA: VA phì đại độ 1: VA bị sưng viêm che lấp dưới 25% cửa mũi sau VA phì đại độ 2: Che lấp từ 25% – 50% cửa mũi sau VA phì đại độ 3: Che lấp 50%-75% cửa mũi sau VA phì đại độ 4: Che lấp trên 75% cửa mũi sau Viêm amidan chia thành các loại: Viêm amidan cấp tính: là tình trạng amidan khẩu cái bị viêm xung huyết và xuất tiết, thường gặp nhiều ở trẻ từ 3-4 tuổi. Viêm amidan mãn tính: là tình trạng amidan bị viêm nhiễm trong một thời gian dài, lặp đi lặp lại nhiều lần hình thành nên các túi nhỏ trong amidan chứa đầy vi khuẩn. Viêm amidan mãn tính phổ biến ở thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Viêm amidan quá phát: là tình trạng amidan bị viêm nhiều lần và kéo dài lâu khiến amidan trở lên sưng to, lấn vào làm hẹp khoang họng. Viêm amidan quá phát độ 1: kích thước amidan sưng có chiều ngang bằng ¼ khoảng cách giữa hai chân trụ trước của amidan Viêm amidan qua phát độ 2: chiều ngang của amidan bằng 1/3 khoảng cách hai chân trụ trước của amidan Viêm amidan quá phát độ 3: chiều ngang của amidan lớn hơn ½ khoảng cách giữa hai chân trụ trước của amidan Nguyên nhân Nguyên nhân gây viêm VA và viêm amidan tương tự như nhau, nhiều trường hợp viêm VA chính là nguyên nhân dẫn đến viêm amidan. Các nguyên nhân thường gặp là: Vi khuẩn hoặc vi rút gặp yếu tố thuận lợi, phát triển gây nhiễm trùng dẫn đến viêm VA, viêm amidan Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí độc hại Sức đề kháng của cơ thể yếu Mắc các bệnh đường hô hấp khác như cúm, liên tụ cầu, viêm họng… Triệu chứng Viêm VA cấp tính: Trẻ bị sốt 38-39 độ, có thể sốt cao đến 40 độ. Ngạt mũi, tình trạng ngạt nặng dần, ngạt một bên rồi ngạt luôn cả hai bên Thở khó khăn, có khi phải thờ bằng miệng Chảy nước mũi, ban đầu nước mũi trong sau thì đặc dần Ho thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ 3 của bệnh do trẻ phải thở bằng miệng nhiều hoặc do dịch chảy từ vòm mũi họng xuống gây viêm họng Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, hơi thở có mùi hôi… Viêm VA mạn tính: Chảy nước mũi trong hoặc nhầy hoặc nước mũi mủ thường xuyên và kéo dài Ngạt mũi hoặc tắc mũi hoàn toàn phải thở bằng miệng Viêm VA kéo dài không được điều trị còn gây ra cho trẻ những biến đổi như: chậm phát triển thể chất và tinh thần. Khó ngủ, nghiến răng khi ngủ, ngủ không yên giấc. Gương mặt bị biến đổi: miệng luôn há, trán dô, mũi tẹt, răng vẩu, cằm lẹm… Viêm amidan cấp tính: Amidan bị sưng nề gây cảm giác đau rát khó chịu Người mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, đau họng Người bệnh bị sốt cao từ 38-39 độ Viêm amidan mãn tính: Sốt cao, đau họng, hay khạc nhổ do xuất tiết Hơi thở có mùi hôi Khó thở, thở khò khè, ho khan Niêm mạc có thể xuất hiện mủ Viêm amidan quá phát: Thở khò khè, có hiện tượng ngưng thở khi ngủ Amidan sưng to làm hẹp khoang họng gây đau đớn, khó nuốt Ho khan kéo dài, cơ thể mệt mỏi Ở trẻ nhỏ thì có các bất thường về phát âm, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ Biến chứng Viêm VA không được điều trị kịp thời, dứt điểm có thể dẫn đến các biến chứng như: Biến chứng ở tai: Viêm tai giữa cấp, viêm xương chũm cấp, viêm tai thanh dịch (nếu không được chữa dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ) Biến chứng ở mũi xoang: Viêm mũi xoang, viêm xoang sáng cấp (có thể lây lan vào mắt gây các biến chứng ở mắt làm suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa) Gây viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm phổi Ngủ ngáy hoặc ngưng thở kéo dài có thể dẫn đến suy tim Biến chứng khuôn mặt VA: Viêm VA kéo dài không được chữa trị dẫn đến rối loạn phát triển khối xương mặt và lồng ngực của trẻ khiến trẻ có các biểu hiện dễ nhận thấy như: hàm trên vẩu, răng hàm mọc lởm chởm, miệng hở, hàm dưới hẹp, mặt dài, xương ức dô ra trước, xương sườn lép và ngực không nở Viêm amidan là bệnh thường gặp, nếu ở thể nhẹ thì bệnh có thể tự khỏi, còn không bệnh nặng hơn sẽ để lại các biến chứng: Biến chứng tại chỗ: Viêm amidan có thể gây áp xe quanh amidan, người bệnh bị đau lan lên tai, không nuốt được, khó khăn khi há miệng Biến chứng kế cận: Viêm amidan có thể gây ra viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang. Nhiễm trùng máu Sốt thấp khớp cấp Viêm cầu thận cấp Nếu ở trẻ nhỏ thì có thể khiến trẻ chậm phát triển thể chất, trí tuệ… Phương pháp điều trị Nếu trẻ bị viêm VA ở mức độ nhẹ thì có thể không cần phải điều trị bằng thuốc. Chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, tăng cường đề kháng thì bệnh có thể tự khỏi Nếu bị viêm VA cấp tính thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc hoặc đưa ra phương pháp điều trị thích hợp Trong trường hợp viêm VA nặng, có biểu hiện nghẹt mũi hoàn toàn thì rất dễ gây các biến chứng, khi đó các bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng biện pháp nạo VA Mốt số phương pháp điều trị viêm amidan: Sử dụng thuốc tây y: có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm xung huyết, thuốc giảm đau để điều trị viêm amidan. Tuy nhiên việc dùng thuốc này cần theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng lạm dụng thuốc quá đà. Khi viêm amidan nặng, nhất là trong trường hợp bị viêm amidan quá phát thì phương pháp điều trị được khuyên dùng là phẫu thuật cắt amidan Các kỹ thuật điều trị Nạo VA kinh điển bằng thìa nạo Nạo VA dưới sự hướng dẫn của nội soi Nạo VA bằng năng lượng điện sóng cao tần Nạo VA bằng thiết bị cắt hút Cắt amidan kinh điển bằng thòng lọng Sử dụng điện cao tần để cắt amidan Cắt amidan bằng sóng điện từ Sử dụng laser hoặc dao siêu âm, dao mổ đơn cực để cắt amidan Cắt amidan bằng thiết bị cắt hút hoặc forcep lưỡng cực Cách phòng bệnh Vệ sinh răng miệng sạch sẽ Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh Bỏ các thói quen xấu gây hại như uống các thức uống chưa chứa cồn, caffeine Với trẻ nhỏ thì không cho trẻ mút tay, hoặc ngậm các đồ vật bẩn, cắn móng tay Khi có biểu hiện của bệnh thì cần thăm khám chữa trị kịp thời, dứt điểm, tránh kéo dài gây nên những biến chứng nguy hiểm Viêm VA và viêm amidan là hai chứng bệnh hoàn toàn khách nhau, tuy nhiên chúng có một số triệu chứng tương đối giống nhau nên mọi người dễ bị nhầm lẫn hai chứng bệnh này là một. Hi vọng các thông tin chúng tôi cung cấp bên trên sẽ giúp các bạn phân biệt được rõ hai chứng bệnh này. Ngoài ra để hiểu sâu hơn về từng chứng bệnh, các bạn có thể tham khảo thêm thông tin ở đường link dưới đây: Amidan là gì, vị trí vai trò của amidan Viêm VA: Bệnh trẻ nhỏ rất dễ mắc! Điều cần biết trước – trong và sau cắt amidan! Phương pháp nạo VA cho trẻ – Tất cả thông tin Giải pháp cho viêm VA, viêm amidan từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công chế phẩm dành riêng cho viêm đường hô hấp (trong đó có viêm VA và viêm amidan) với tên Heviho dưới 2 dạng bào chế là viên uống cho người lớn và siro cho trẻ nhỏ. Heviho chứa S3-Elebosin được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm amidan, và viêm VA như ho, đờm, đau rát họng,…sau khoảng 5 ngày sử dụng mà không có tác dụng phụ. Heviho đã được trưng bày tại Triển lãm Quốc tế phụ nữ sáng chế tổ chức ở Hàn Quốc và đã đạt giải vàng. Sản phẩm là sự lựa chọn hàng đầu khi mắc viêm VA, viêm amidan cấp và mạn tính. Để được tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng Viêm đường hô hấp của mình, bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ nhé. Siro Heviho và Viên uống Heviho hiện đã được phân phối tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể bấm vào đây để tìm: Nhà thuốc gần nhất có bán Siro Heviho hoặc Nhà thuốc gần nhất có bán Viên uống Heviho chính hãng Chia sẻ0

Viêm VA quá phát ở trẻ: triệu chứng và điều trị!

Viêm VA quá phát  là sự tăng trưởng bất thường của khối amidan vòm họng khi tình trạng viêm nhiễm các mô VA tái phát nhiều lần, lâu ngày gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nội dung chính trong bàiNguyên nhân dẫn đến viêm VA quá phátBiểu hiện của bệnh viêm VA quá phátChẩn đoán viêm VA quá phátChẩn đoán lâm sàngChẩn đoán thực thểDiễn biếnHướng điều trị bệnh Nguyên nhân dẫn đến viêm VA quá phát Do đặc tính cấu tạo và chức năng của các mô VA, chúng thường xuyên tiếp xức với vi khuẩn nên việc viêm nhiễm là điểu khó tránh. Đặc biệt khi sức đề kháng suy yếu hay gặp điều kiện thuận lợi như chuyển mùa, môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi độc hại khiến virus và vi khuẩn phát triển mạnh. Viêm VA kéo dài, điều trị không triệt để hoặc không đúng cách dẫn đến thường xuyên tái phát. ☛ Có thể bạn muốn đọc: Viêm VA là gì? Biểu hiện của bệnh viêm VA quá phát VA quá phát chia thành 4 độ, dựa theo mức độ che lấp cửa mũi sau: Viêm VA quá phát độ I: che lấp dưới 25% cửa mũi sau Viêm VA quá phát độ II: che lấp dưới 50% cửa mũi sau Viêm VA quá phát độ III: che lấp dưới 75% cửa mũi sau Viêm VA quá phát độ IV: che lấp từ 75% cửa mũi sau trở lên. Tùy vào từng cấp độ quá phát của khối VA mà trẻ nhỏ có triệu chứng nặng hay nhẹ: Chảy nước mũi nhiều, dịch nhày có khi trong khi đục, khi loãng khi đặc quánh. Cổ họng sưng đỏ, khối VA to che kín cửa mũi và bị phủ bởi lớp nhầy mủ vàng xanh. Trẻ khó nuốt khi ăn uống, thường nôn trớ, bỏ bú, bỏ ăn. Do bị nghẹt mũi nên ngủ không ngon giấc hay giật mình, khó thở. Cơ thể gầy yếu xanh xao, chậm phát triển về ngôn ngữ. Trẻ bị viêm VA quá phát Từ 5-7 tuổi là khoảng thời điểm các mô VA phát triển mạnh nhất. Các VA mở rộng có thể tăng trưởng kích thước gần bằng một quả bóng bàn và chặn hoàn toàn đường thở của trẻ  và gây ra nhiều triệu chứng về tai, mũi họng như: Triệu chứng vùng tai: Do kích thước mô VA quá lớn, mủ và vi khuẩn theo vòi Eustachi lên tai gây ra các bệnh viêm tai giữa, ù tai và giảm thính lực. Triệu chứng vùng mũi: Khối VA lan ra trước, che lấp lỗ mũi gây tắc mũi, chảy nước mũi, khó thở, thường xuyên phải thở bằng miệng, thở rít, giọng nói mũi kín, ngủ ngáy, thậm chí là ngưng thở khi ngủ. Triệu chứng khác về đường hô hấp: Do chất dịch nhày, mủ và vi khuẩn chảy xuống cỏ họng gây kích ứng lớp miêm mạc họng dẫn đến ho, nhiễm trùng khiến trẻ dễ mắc các bệnh như viêm họng hạt, viêm họng mủ,… Dị dạng sọ mặt: Do gặp khó khăn khi thở nên trẻ thường thở bằng miệng, lâu ngày khiến xương quai hàm dài ra, xương vòm cao lên, răng cửa nhô ra, môi dày,…Việc thiếu oxy lên não khiến trẻ bị suy giảm trí tuệ, xuất hiện các bệnh về phổi, tim, nguy hiểm hơn và suy tim cấp. Chẩn đoán viêm VA quá phát Chẩn đoán lâm sàng Ngạt mũi, khó thở là chính, do V.A to che lấp lỗ mũi sau gây ngạt tắc mũi thường xuyên, tăng về đêm. Khi ngủ trẻ khụt khịt rõ, há mồm để thở, ngủ không sâu, giấc không dài. Có thể đưa tới tắc, ngừng thở ngắn khi ngủ. Với trẻ nhỏ khi bú, ăn dễ bị sặc hay nôn trớ. Nghe kém: do bán tắc hay tắc hoàn toàn vòi Eustachi. Trẻ thường chậm biết nói, nói ngọng kéo dài, lơ đễnh, kém phát triển trí tuệ. Chẩn đoán thực thể Soi mũi trước: nếu mũi sạch, không viêm nề, đặt thuốc co hồi thật tốt, nhìn dọc theo sàn mũi ra phía sau có thể thấy khối sùi hồng nhạt, mềm. Khi nuốt sẽ thấy rõ hơn vì V.A bị đẩy lên trên. Soi mũi sau: bằng gương hay nội soi có thể thấy được kích thước, hình dạng của khối V.A (thường chỉ thực hiện được với ngưới lớn, trẻ lớn). V.A là khối sùi hồng nhạt, mền nằm ở vòm che lấp một phần lỗ mũi sau, lấn tới loa vòi Eustachi một hoặc cả hai bên. Sờ vòm: với trẻ nhỏ, khi không có viêm ở mũi họng có thể đưa đầu ngón tay qua họng, ngược lên vòm, có cảm giác chạm vào khối mềm, vòm bị che hẹp một phần. Khám tai: thường thấy màng nhĩ đục, mất bóng sáng do vòi nhĩ không được luôn thông thoáng. Khám họng: thành sau họng thường không nhẵn, có các hạt lympho, khi kêu a..a..hay khóc thì lưỡi gà, màn hầu không bít hết vòm, sát đến thành sau. Diễn biến Trẻ có V.A quá phát thường hay bị viêm V.A đợt cấp, dễ bị viêm đường hô hấp dưới. Nếu V.A quá to và để kéo dài dễ đưa tới bộ mặt V.A với: mũi hếch, gẫy, môi dày, luôn hở miệng, hàm trên vẩu, hàm dưới lẹm, hàm ếch lõm cao lên trên. Ở người lớn nếu còn V.A thì có thể gây nhức đầu, ngủ hay mê sảng, ngáy to. Hướng điều trị bệnh Trẻ mắc viêm VA quá phát có nghĩa là khối VA đã không còn khả năng thực hiện chức năng ngăn chặn vi khuẩn. Nếu cứ cố tình để lại sẽ càng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, xảy ra nhiều biến chứng hơn, là nơi trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn. Vì vậy sau khi thăm khám và chuẩn đoán, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ khối VA. ( Việc dùng thuốc điều trị trong trường hợp này chỉ là tạm thời và không có tác dụng) Hiện nay có nhiều phương pháp nạo VA, cùng với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, các bậc phu huynh không cần quá lo lắng khi cho trẻ thực hiện phẫu thuật. Đây là một trong các thủ thuật đơn giản và an toàn cho trẻ. Tuy nhiên các bạn cũng cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây: Độ tuổi thích hợp nhất để nạo VA là từ 20 tháng tuổi trở lên và dưới 5-6 tuổi. Trước khi thực hiện nạo VA, cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về việc tiến hành các xét nghiệm máu, dị ứng thuốc gây mê. Xác nhận các bệnh tiền sử  của trẻ như rối loạn đông máu, ưa chảy máu,…Ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc, vitamin cả kê đơn và không kê đơn, đặc biệt là các loại giảm đau như asprin, chống viêm ibuprofen, Indomethacin và naproxen có nguy cơ làm tăng khả năng chảy máu. Đảm bảo chế độ ăn cho trẻ: Trẻ nhỏ không được ăn gì trước khi nạo, đặc biệt là các loại thức ăn đặc, keo dính như sữa, nước hoa quả,…Có thể uống nước khoảng 2 tiếng trước khi phẫu thuật. Sau khi nạo trẻ sẽ có một số biểu hiện thông thường như: cảm thấy buồn nôn do thuốc gây mê, đau ở vùng cổ, vai gáy, khô họng, thiếu nước, hơi sốt nhẹ, ngủ ngáy, giọng nói thay đổi, hơi thở có mùi hôi, chảy máu nhẹ. Tránh các hoạt động mạnh ngay sau khi phẫu thuật. Trong quá liền vết thương, cần đảm bảo không bị nhiễm khuẩn. Không để trẻ súc họng, có thể đánh răng và súc miệng bình thường. Dặn trẻ không xì mũi hay bịt miệng khi hắt hơi. Nên cách ly trẻ với mọi người bởi trong khoảng thời gian 2 tuần sau mổ, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, cảm lạnh, lẫy nhiễm các bệnh. Đưa trẻ đến ngay bệnh viện khi có dấu hiệu bất thường: Nôn liên tục, khó dừng. Sốt cao trên 40 độ, không hạ nhiệt khi dùng thuốc. Chảy máu nhiều, không cầm được. Mất giọng hoàn toàn quá 24 giờ. Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin về bệnh viêm VA quá phát ở trẻ, nếu bạn còn thắc mắc hay băn khoăn gì hãy để lại câu hỏi tại bài viết hoặc gọi điện đến tổng đài tư vấn miễn cước 18001208để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ! Chia sẻ0

Chăm sóc và xử lý khi trẻ bị viêm VA

Trẻ bị viêm VA nếu không được chăm sóc và xử lý đúng cách sẽ khiến bệnh tình nặng hơn và tái phát nhiều lẫn dẫn đến viêm VA mãn tính hoặc các biến chứng khác. Chình vì vậy việc chăm sóc trẻ bị viêm VA cần được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm chú ý. ➤ Nên hiểu rõ về bệnh bằng cách đọc bài viết: Viêm VA – Bệnh thường gặp ở trẻ Nội dung chính trong bàiCách chăm sóc trẻ khi bị viêm VAĐiều cần nhớ khi chăm trẻ viêm VALưu ý trong lựa chọn thực phẩm cho trẻ viêm VACách xử lý khối VA khi trẻ bị viêmTrường hợp nhẹTrường hợp nặngĐẩy lùi viêm VA cho trẻ với Siro Heviho Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm VA Các VA hay còn được gọi là amidan họng hoặc amidan mũi họng. Đó là khối các mô bạch huyết nằm ở phía sau khoang mũi, trong vòm họng. Ở trẻ, chúng thường tạo thành một gò mềm ở mái và sau thành họng. Xuất hiện từ tuần thứ 16 của phôi thai và tiếp tục phát triển, lan tỏa mạnh cho đến khi 7 tuổi. Sự phát triển phì đại của khối VA giúp trẻ ngăn chặn lại sự tấn công của các tân nhân gây bệnh. Tuy nhiên do phải làm việc hết công suất, khối VA bị viêm nhiễm nhiều lần, sưng phồng quá phát khiến trẻ gặp khó khăn khi thở. Một số dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần lưu ý: Trẻ sốt cao, đột ngột, thân nhiệt từ 40-41 độ, xuất hiện các cơn co giật. Ho dữ dội, kèm theo co thắt thanh môn thành từng cơn. Nhiều đờm, chảy dãi liên tục. Nước mũi đặc quánh, màu vàng. Thường xuyên nôn trớ, tiêu chảy. Trẻ bị nghẹt mũi 1 phần hoặc hoàn toàn phải thở bằng miệng. Ngáy khi ngủ, giọng nói mũi kín. Họng sưng đỏ, lớp niêm mạc bị phủ lớp nhầy vàng. Ngay khi phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu trên, bạn cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Tai Mũi Họng để xác định phương hướng điều trị. Điều cần nhớ khi chăm trẻ viêm VA Khi bị viêm VA, khoang mũi họng của trẻ có nhiều dịch nhầy chứa vi khuẩn, cần vệ sinh hằng ngày. Xịt rửa mũi và súc miệng bằng nước muối sinh lý. Vệ sinh môi trường sống của trẻ sạch sẽ. Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, nhiều khói bụi độc hại. Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt vùng cổ khi trời lạnh. Nếu là mùa hè không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp, làm tăng tình trạng khô miệng, đau rát ở trẻ. Mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi, nhanh tỏa nhiệt khi bị sốt. Tuân thủ đúng nguyên tắc hạ nhiệt cho trẻ khi sốt: Sốt dưới 38,5 độ dùng khăn ấm trườm trán, lau các vùng giữ nhiệt như nách, bẹn, cổ. Trên 38,5 độ cho uống thuốc hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ về cân nặng và độ tuổi. Nếu sốt cao, uống thuốc không hạ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Hạn chế trẻ đưa tay vào miệng làm tăng khả năng nhiễm trùng, bội nhiễm. Lưu ý trong lựa chọn thực phẩm cho trẻ viêm VA Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh để cung cấp lượng vitamin cần thiết. Các loại vitamin giúp trẻ giảm tình trạng viêm nhiễm, khó thở. Chất chống oxy hóa có trong dâu tây, bông cải xanh, rau bina, cà rốt,… tốt cho trẻ bị viêm VA. Tránh cho trẻ ăn các loại quả chứa nhiều axit làm cản trở quá trình long đờm. Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như bột mì, ngũ cốc, trứng, đậu,… Trẻ bị viêm VA nên sử dụng nhiều các sản phẩm từ sữa (có hàm lượng chất béo thấp) để cung cấp vitamin D, canxi, protein,…Đặc biệt nên cho trẻ ăn nhiều sữa chua chứa lợi khuẩn kích thích hệ thống tiêu hóa. Nên cho trẻ uống nhiều nước để giảm tình trạng mất nước, khô rát cổ họng. Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn của trẻ bởi nếu cơ thể thừa muối sẽ dẫn tới tình trạng tích lũy chất lỏng, tăng tình trạng viêm nhiễm khối VA. Giảm lượng đường ( đường làm gia tăng hiện tượng khó thở ) trong chế độ ăn của trẻ. Kiêng các món cay nóng, nhiều dầu mỡ, hạt tiêu,…gây kích ứng lớp niêm mạc. Nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt, tránh những món khô cứng, nhiều góc cạnh. ☛ Tham khảo thêm: Viêm VA nên ăn gì kiêng gì? Cách xử lý khối VA khi trẻ bị viêm Bệnh viêm VA nếu không điều trị sớm và đúng cách sẽ dễ chuyển sang dạng mãn tính (khó chữa trị và dễ tái phát lại).Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của trẻ sẽ có những biện pháp chữa trị khác nhau. Trường hợp nhẹ Nếu trẻ đang trong giai đoạn đầu, tình trạng viêm nhiễm nhẹ (viêm VA cấp tính) thì chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng:  Hút mũi, rửa mũi để trẻ dễ thở và thuốc sát trùng nhẹ (ephedrin 1%, argyron 1%) dùng cho trẻ nhỏ. Khí dung mũi: corticoid và kháng sinh. Kháng sinh toàn thân: dùng cho những trường hợp nặng và có biến chứng. Nâng đỡ cơ thể. Những trường hợp viêm cấp tính kéo dài, thầy thuốc phải sờ vòm để giải phóng mủ tụ lại trong tổ chức V.A hoặc nạo V.A “nóng” với điều kiện cho kháng sinh liều cao trước và sau khi điều trị, nhưng rất hãn hữu. ➤ Chi tiết về các loại thuốc trong bài: Thuốc uống điều trị viêm VA Trường hợp nặng Nếu khối VA bị nhiễm trùng nặng, bệnh tái phát nhiều lần, phì đại lấn chiếm đường thở hay xuất hiện bệnh biến chứng viêm tai, viêm hạch…sẽ được bác sĩ chỉ định nạo loại bỏ. Trước khi thực hiện nạo VA, bạn nên cân nhắc và tìm hiểu về các phương pháp nạo. Trước khi nạo VA: Cần cho trẻ ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc bao gồm có kê đơn và không kê đơn, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau aspirin, ibuprofen, naproxen,…trước 10 ngày. Xác nhận với bác sĩ các bệnh tiền sử của trẻ về dị ứng thuốc, máu khó đông, ưa chảy máu. Đảm bảo dạ đay trẻ trống khi tiến hành phẫu thuật. Sau khi nạo VA: Tuân thủ theo chế độ ăn uống và chăm sóc trẻ của bác sĩ. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh tránh việc tái phát. Nếu có bất kỳ bất thường như chảy máu quá nhiều hay xuất hiện các biến chứng thì đưa trẻ đến bệnh viện ngay. ➤ Tìm hiểu: Các phương pháp nạo VA Đẩy lùi viêm VA cho trẻ với Siro Heviho Giải pháp thế hệ mới dành riêng cho trẻ bị viêm đường hô hấp nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chính là siro Heviho. Đây là sản phẩm có thành phần từ thảo dược tự nhiên mang lại hiệu quả cao mà vẫn an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ. Siro Heviho chứa S3-Elebosin từ cây Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm và đạt giải vàng trong Triển lãm Quốc tế Phụ nữ sáng chế được tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc. Sản phẩm giúp giảm ho, long đờm, chống viêm hiệu quả, giúp bé giảm nhanh các triệu chứng ho, đờm, khò khè, ngạt mũi sau 3 đến 5 ngày. Mẹ nên cho trẻ dùng ngay khi có dấu hiệu chớm ho, sổ mũi để đạt hiệu quả cao nhất. PGS.TS Lê Minh Hà (chủ nhiệm đề tài S3-Elebosin) và sản phẩm Siro Heviho tại Triển lãm Quốc tế Phụ nữ sáng chế được tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc với gần 30 nước tham gia và hơn 100 sáng chế Trên đây là những thông tin về viêm VA, nếu bạn còn thắc mắc hay băn khoăn gì hãy để lại câu hỏi tại bài viết hoặc gọi điện đến tổng đài tư vấn miễn cước 18001208để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ! Bấm vào đây để được giao tận nhà Siro Heviho Tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam TẠI ĐÂY Chia sẻ0

Hình ảnh viêm VA các cấp độ

Bệnh viêm VA hay còn gọi là bệnh sùi vòm họng. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2-6 tuổi. Viêmviêm VA có nhiều cấp độ khác nhau, bệnh càng nặng và kéo dài thì càng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu hình ảnh viêm VA các cấp độ qua bài viết dưới đây. Nội dung chính trong bàiHình ảnh các cấp độ viêm VAHình ảnh Viêm VA cấp độ IHình ảnh Viêm VA cấp độ IIHình ảnh Viêm VA cấp độ IIIBiến chứng nguy hiểm của viêm VA ở trẻBiến chứng gầnBiến chứng xaSử dụng Siro Heviho – hỗ trợ điều trị viêm VA ở trẻ Hình ảnh các cấp độ viêm VA Trẻ bị viêm VA nguyên nhân chủ yếu là do virus, vi khuẩn. Chúng có sẵn trong khoang họng hoặc xâm nhập từ các tác nhân bên ngoài vào, gặp thời cơ thuận lợi khi cơ thể suy yếu tấn công làm viêm nhiễm, tổn thương các mô lympho. VA phì đại có thể làm tắc nghẽn, lấp vít đường thở, cản trở hô hấp ở trẻ. Trước khi tìm hiểu các cấp độ cần hiểu rõ về bệnh. Hãy đọc bài: Viêm VA là gì? Nguyên nhân và cách điều trị Hình ảnh viêm VA các cấp độ Hình ảnh Viêm VA cấp độ I Đây là tình trạng nhẹ nhất của bệnh viêm VA. Khi trẻ mới bị viêm nhiễm nhẹ, bờ tự do của khối VA không đều, có dấu hiệu nham nhở. Đường kính ống thở vẫn bình thường. Trẻ bị viêm VA cấp I thường có các triệu chứng nhẹ như: Niêm mạc họng đỏ, thành sau họng có dịch mũi chảy từ trên vòm xuống. Ngạt mũi, sổ mũi nhẹ, chảy nước mũi trong. Có thể sốt nhẹ hoặc vừa, tùy cơ địa. Hình ảnh Viêm VA cấp độ II Sau một vài ngày phát bệnh, khi khối viêm sưng tấy to hơn, chạm vào khẩu cái mềm, đường kính ống thở bị thu hẹp lại, độ che lấp từ 25% -50% cửa mũi sau. Bệnh nhân có các triệu chứng: Khó thở, hô hấp khó khăn, thường xuyên thiếu oxy nên hay mệt mỏi. Há miệng thấy hơi đau, khó ăn uống, nuốt thấy đau. Các khe và hốc mũi đọng dịch mũi, niêm mạc mũi nề đỏ. Khô rát miệng. Trẻ bắt đầu có dấu hiệu thở bằng miệng do bị ngạt mũi nặng. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Viêm VA độ 2 – Triệu chứng và cách chữa Hình ảnh Viêm VA cấp độ III Khối VA phì đại, đè lên khẩu cái mền gây tắc mũi sau, mức độ che lấp từ 75% trở lên. Trẻ bị nghẹt mũi một bên hoặc cả 2, hoàn toàn thở bằng miệng, thở khụt khịt, giọng nói mũi kín. Trẻ bỏ ăn, quấy khóc. Nước mũi chảy nhiều, đặc hơn trước, có màu xanh hoặc vàng. Ho liên tục, có thể có đờm. Ho nhiều về đêm và sáng sớm. Sưng hạch góc hàm. Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở có mùi hôi khó chịu. Có thể có rối loạn tiêu hóa: nôn trớ, tiêu chảy. Thính giác của trẻ bị suy giảm. Bệnh viêm VA cấp độ III kéo dài khiến trẻ thường xuyên thở bằng miệng, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp khác, trở thành viêm VA mãn tính khó điều trị. Biến chứng nguy hiểm của viêm VA ở trẻ Biến chứng của bệnh viêm VA được chia thành 2 loại là biến chứng gần và biến chứng xa. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm VA Biến chứng gần Viêm tai giữa tiết dịch: Bệnh diễn biến dần dần, do VA làm tắc vòi nhĩ. Thường không có dấu hiệu chảy tai, trẻ chỉ gsuy giảm thính giác ngày một nặng hơn. Khi thăm khám thì thấy màn nhĩ lõm. Viêm tai giữa cấp nhiễm khuẩn: Do mủ và vi khuẩn theo vòi Eustachi lên tai gây ra, thường xảy ra trong đợt viêm VA cấp. Trẻ sốt cao, quấy khóc, dầu lắc lắc hoặc thường xuyên cho tay vào ngoáy tai. Áp-xe thành sau họng: vi khuẩn lan theo đường bạch mạch đổ vào hạch Gillete ở khoang sau họng gây ra. Trẻ quấy khóc, sốt cao, bỏ bú, ho, chảy mũi nhầy, khó thở như có vật gì chặn trong họng. Khi khám thấy hạch dưới hàm sưng, sờ vào đau. Phía sau thành họng sưng phồng căng đỏ lên, chạm sát lưỡi gà. Nếu để lâu, khối áp-xe vỡ, mủ trào sặc vào đường thở của trẻ, có thể gây tử vong. Viêm xoang mũi cấp: do bội nhiễm đa khuẩn gây nên. Trẻ sốt cao, nghẹt mũi, chảy mủ nhớt. Da vùng khóe trong mắt nề tấy đỏ. Trong trường hợp này cần cho trẻ sử dụng kháng sinh, chống viêm mạnh, hút dịch nhầy làm thông mũi. Rối loạn tiêu hóa: Một phần mủ chảy vào đường tiêu hóa hay do trẻ nuốt vào dạ dày gây ra rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, hay ói, chán ăn, đi cầu phân lỏng, lơn cợn hay sống. Ngưng thở khi ngủ: Do khối viêm VA quá lớn, chèn vít cửa mũi sau và amidan khẩu cái khiến trẻ không thở bằng mũi được. Biến chứng xa Viêm thanh quản co rít. Viêm thận nhiễm khuẩn, viêm khớp. Dị dạng sọ mặt: trẻ thở bằng miệng lâu ngày dẫn tới xương hàm trên không phát triển, đẩy ra trước. Di chứng tâm thần, trí tuệ kém phát triển ( do thường xuyên thở mằng miệng, thiếu oxy lên não lâu ngày). ☛ Tham khảo thêm tại: Cách chữa viêm VA cho trẻ từ thuốc nam đến Tây y Sử dụng Siro Heviho – hỗ trợ điều trị viêm VA ở trẻ Để phòng ngừa và điều trị viêm VA ở trẻ, bạn có thể bổ sung thêm sản phẩm Siro Heviho để bảo vệ đường hô hấp. Bởi Siro Heviho được chiết xuất từ những thảo dược thiên nhiên như: Sâm đại hành, cao Xạ can, cao Xuyên bối mẫu, cao Cát cánh, cao Mạch môn, cao Cam thảo, sản phẩm có tác dụng ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp trong đó có viêm VA cấp và mạn tính. Đây là siro duy nhất sử dụng chất kháng viêm được cấp bằng độc quyền sáng chế bởi Bộ Khoa học. Với cơ chế Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm đi từ các thảo dược tự nhiên, Siro Heviho giúp giảm nhanh các triệu chứng ho đờm, sổ mũi, đau rát họng cho bé sau 3-5 ngày mà không có tác dụng phụ. Ngoài ra Heviho có 2 dạng bào chế: viên uống tiện dụng dành cho người lớn, siro dễ uống cho trẻ em: Viên uống Heviho dùng tốt cho những trường hợp: Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính. Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày. Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, trường hợp viêm đường hô hấp mạn tính (ho đờm dai dẳng, viêm họng tái đi tái lại, họng dễ bị kích ứng…) nên dùng Heviho đủ liệu trình 2-3 tháng sẽ giúp phục hồi niêm mạc họng, ngăn ngừa tái phát rất tốt. Siro Heviho dùng tốt cho những trường hợp: Trẻ nhỏ và người lớn bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết. Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng. Trẻ mắc viêm V.A, viêm amidan cấp và mạn tính. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về viêm đường hô hấp ở trẻ và thông tin sản phẩm Siro Heviho, mời cha mẹ gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ! BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng viên uống Heviho cho người lớn BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng Siro Heviho cho trẻ nhỏ Chia sẻ0

Phương pháp nạo VA là gì? Thông tin cần biết

Nạo VA là gì? Phương pháp nạo VA nào là an toàn và tân tiến nhất hiện nay? Hay có nên cho trẻ nạo VA khi bị viêm không?…Đó hầu hết đầu là các câu hỏi thắc mắc của bất kỳ bậc phụ huynh nào khi có con trẻ bị viêm VA. Để tìm hiểu tất cả thông tin về phương pháp nạo VA, các bạn hãy cùng đọc bài viết dưới đây. Nội dung chính trong bài1. Nạo VA là gì?1.1. Phương pháp nạo VA1.2. Quy trình thực hiện nạo VA2. Khi nào nên và không nên nạo VA cho trẻ?2.1. Chỉ định phẫu thuật nạo VA2.2. Chống chỉ định3. Chi phí nạo VA cho trẻ hết khoảng bao nhiêu?4. Địa chỉ nạo VA cho trẻ tốt nhất!4.1. Tại Hà Nội4.2. Tại TP. Hồ Chí Minh5. Chăm sóc trẻ trước trong và sau nạo VA5.1. Trước khi nạo VA5.2. Sau khi nạo VA6. Giải pháp ngăn viêm VA cho trẻ từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Nạo VA là gì? Viêm VA là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là trong độ tuổi từ 2-6 tuổi, các mô lympho phát triển nhanh về kích thước, thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn gây viêm nhiễm nặng. Khi tình trạng viêm nhiễm nặng, kéo dài gây ra các biến chứng phức tạp, các bác sĩ sẽ chỉ định nạo VA. (➤Chi tiết về bệnh qua bài viết: Viêm VA – Bệnh của trẻ nhỏ!) Nạo VA là phương pháp loại bỏ toàn bộ tổ chức VA (mô bạch huyết vòm họng) ra khỏi vòm mũi họng mà không làm tổn thương đến các cơ quan bộ phận khác. Thủ thuật nạo VA không quá phức tạp có thể thực hiện dưới hình thức gây mê hoặc gây tê tại chỗ, tiến hành trong vài phút. Phương pháp nạo VA cho trẻ Phương pháp nạo VA Nạo VA được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn tại khu vực ngoại trú gây mê ( hoặc gây tê) qua đường miệng. Các bác sĩ dùng dụng cụ giúp trẻ mở rộng miệng và đưa dao vào nạo hoặc đốt, sau đó dùng gạc tiệt trùng để cầm máu. Với thủ thuật nạo VA không cần khâu nên bệnh nhân có thể ra viện trong ngày. Sau khi nạo xong, trẻ được đưa về phòng hồi sức đợi tỉnh và kê đơn thuốc giảm đau, chống sưng. Hiện nay có nhiều phương pháp nạo VA khác nhau, trong đó có nạo bằng bàn nạo La Force hoặc bằng thìa nạo Moure, bằng dao Hummer, Coblator, dao Plasma,… Nạo bằng Moure hoặc La Force: Đây là phương pháp được nhắc đến nhiều nhất và đã được sử dụng từ trước đây cho đến tận bây giờ. Là một phương pháp đơn giản, thời gian thực hiện nhanh, chi phí rẻ nhưng độ chính xác thấp, thường bỏ sót bệnh tích hoặc có thể gây tổn thương đến các vùng xung quang do nạo điểm mù hoặc nhìn qua gương theo đường miệng nên thiếu sự chính xác, khó đánh giá đúng vị trí của khối viêm. Ngoài ra phương pháp này còn gây đau cho trẻ, chảy nhiều máu, khó kiểm soát cầm máu. Nạo VA bằng dao điện đơn cực: Phương pháp này có ưu điểm thời gian mổ nhanh, ít mất màu và chi phí thấp. Nhưng lại dễ gây trầy xước lớp niêm mạc hố mũi do hạn chế tầm chi chuyển của điện cực, không triệt để và dễ gây bỏng. Nạo VA bằng Laser: Laser được sử dụng nhiều trong phẫu thuật Tai Mũi Họng bởi những ưu điểm như ít chảy máu, thời gian phẫu thuật nhanh, thời gian phục hồi nhanh nhưng giá thành lại cao. Nạo VA bằng Coblator: So với các phương pháp trên thì Coblator giúp cải tiến tầm nhìn, cho phép quan sát trực diện, cận cảnh, phóng đại những mô viêm mà không thể thấy qua gương hoặc nội soi miệng. Coblator là phương pháp phẫu thuật điện nên vừa có thể cắt vừa có thể cầm máu không gây mất nhiều máu. Hệ thống Coblator cắt đốt ở nhiệt độ thấp nên không gây bỏng hay tổn thương đến các mô xung quanh. Nạo VA bằng thiết bị cắt hút Hummer: Hummer là phương pháp có ưu điểm lấy mô VA nhanh, chính xác, an toàn, không gây đau đớn khi thực hiện. Nhưng chí phí cao, mất nhiều máu, đôi khi phải sử dụng các thiết bị cầm máu hỗ trợ. Nạo VA bằng dao Plasma: Đây là phương pháp nạo VA được cho là tối ưu hơn cả, Plasma vừa giúp cải thiện tầm nhìn, nội soi qua mũi cho phép quan sát trực diện, cận cảnh và phóng đại những chỗ kín hoặc không thể nhìn thấy. Chảy máu ít, không gây đau, không làm tổn thương các mô lành xung quanh. Trẻ có thể về nhà sau 3-4 giờ phẫu thuật, ăn uống bình thường, không cần kiêng nói. Quy trình thực hiện nạo VA Quy trình nạo VA Trước khi thực hiện phẫu thuật nạo VA: Trẻ sẽ được kiểm tra sức khỏe xem có đảm bảo đủ điều kiện để phẫu thuật, tiền sử không mắc các bệnh chống chỉ định nạo VA, thực hiện các xét nghiệm máu. Xác minh với bác sĩ tất cả các loại thuốc trẻ đang sử dụng bao gồm kê đơn, không kê đơn, vitamin,… Ngưng sử dụng các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen, naproxen hoặc bất kỳ loại thuốc nào có thành phần tương tự có khả năng làm tằn nguy cơ chảy máu. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng aspirin vì có thể liên quan đến hội chứng Reye ở trẻ. Không cho trẻ  ăn uống trước khi phẫu thuật. Do miệng và họng là các vùng dễ chảy máu nhiều hơn, nên trước khi thực hiện nạo VA, các bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng hồng cầu hay có mắc các bệnh về đông máu hay không. Ngoài ra, trẻ cẩn được thăm khám với bác sĩ tiền gây mê để loại bỏ các khả năng phản ứng, dị ứng, sốc phản vệ khi gây mê, gây tê. Không cho trẻ ăn uống trong vòng 1 ngày trước khi thực hiện nạo. Trong quá trình phẫu thuật: Nạo VA là một trong những thủ thuật phổ biến, nó có thể được thực hiện trên cơ sở ngoại trú. Có nghĩa là trẻ có thể phẫu thuật và ra viện trong ngày. Một số trẻ nhỏ hay trẻ có các vấn đề y tế khác, trẻ bị biến chứng phẫu thuật có thể được giữ trong bệnh viện qua đêm. Sau khi trẻ được đưa vào phòng mổ, các bác sĩ sẽ gây tê hoặc gây mê. Ca phẫu thuật thường diễn ra trong vòn 30-45 phút. Các bác sĩ  sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ các mô VA bị viêm. Quá trình cắt bỏ và cầm màu được thực hiện đồng thời, không để lại sẹo trên da. Kết thúc phẫu thuật, trẻ được đưa đến phòng hồi sức, theo dõi tình hình sức khỏe và chờ tỉnh sau một vài giờ. Sau phẫu thuật: Trẻ được theo dõi sức khỏe và tình trạng chỗ mổ bởi các ý tá và bác sĩ. Nếu trẻ có biểu hiện chảy nhiều máu hay có biến chứng khác, phục hồi chậm thì trẻ sẽ ở lại bệnh viện theo dõi thêm. Sau khi nạo VA, trẻ cần ăn thức ăn mền và phục hồi hoàn toàn sau 2 tuần. Khi nào nên và không nên nạo VA cho trẻ? Tuyến VA khi bình thường được coi như và hệ miễn dịch đầu tiên của trẻ, có chức năng ngăn chặn sự xâm nhập trái phép của vi khuẩn và virus, đồng thời tạo ra kháng thể chống lại các mầm bệnh. Nhưng nó cũng là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Nhiều người cho rằng không nên nạo VA  do có thể làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ ngay khi chúng bị viêm nhiễm. Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. (Chi tiết hơn: Vai trò của VA với cơ thể) Tuyến VA không phải là bộ phận duy nhất đảm nhiệm vai trò hệ miễn dịch cho cơ thể nên việc loại bỏ VA bị viễm không gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ. Vì ngoài VA ra thì còn có nhiều cơ quan khác cùng đảm đương vai trò như amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi, amidan vòi nhĩ,…sẽ bù đắp lại lượng kháng thể do tuyến VA cung cấp. Tuy nhiên không phải trường hợp viêm VA nào cũng được nạo bỏ. Trong các trường hợp viêm VA cấp tính, bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc khánh sinh (khi có hiện tượng bội nhiễm), kháng khuẩn, kháng viêm, xịt rửa, nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý. Tuy nhiên khi chúng bị viêm nhiễm kéo dài, quá phát thì không những không đảm bảo chức năng miễn dịch cho cơ thể mà còn là nơi tập trung nhiều loại vi khuẩn thì việc nạo VA là điều cần thiết cho trẻ tránh gây ra nhiều biến chứng như: Gây cản trở việc hít thở của trẻ, trẻ thường xuyên thở bằng miệng, ngủ ngáy, thậm chí là ngưng thở khi ngủ. Lâu ngày tình trạng này kéo dài dẫn tới dị dạng sọ mặt, trán rô, răng mọc lệch,…việc thiếu oxi lên não thường xuyên khiến trẻ giảm sút trí tuệ, ảnh hưởng tới sự phát triển. Dẫn đến viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa,… Các mô VA phì địa gây tắc nghẽn vòi nhĩ, dẫn tới nhiễm trùng tai giữa làm giảm thính giác, gây ra nhiều vẫn đề về ngôn ngữ. Chỉ định phẫu thuật nạo VA Nạo VA được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám, nội soi đối với các trường hợp: Trẻ bị viêm VA kéo dài, tái phát quá 5 lần trong 1 năm. VA gây ra các biến chứng viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, viêm hạch,…mà điều trị bằng nội khoa không khỏi. VA quá phát, ảnh hưởng tới đường thở của trẻ. Thường tiến hành nạo V.A cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thời gian hợp lý nhất là từ 18-36 tháng tuổi. Thông thường trước khi thực hiện nạo VA, các bác sĩ sẽ khuyên gia đình loại bỏ sữa và các chế phẩm từ sữa ra khỏi thực đơn của trẻ ít nhất 1 tháng để theo dõi tình hình. Một số trường hợp do nhạy cảm với các thành phần trong sữa gây ra tình trạng ứ đọng, tắc nghẽn vùng tai mũi họng dẫn đến viêm VA kéo dài. Chống chỉ định Chống chỉ định tuyệt đối: bệnh ưa chảy máu, rối loạn đông máu. Chống chỉ định tương đối: Khi đang có viêm V.A cấp tính, khi đang có nhiễm virus cấp tính như: cúm, sởi, ho gà, sốt xuất huyết…Các bệnh nhân cơ địa dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch, mắc các bệnh mạn tính: lao, giang mai, AIDS…Đang uống hay tiêm phòng dịch (chờ ít nhất 2 tuần sau uống vắc xin phòng bại liệt, 6 tháng sau tiêm phòng lao). Hay thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. ☛ Tham khảo thêm tại: Nạo VA có đau không và có nguy hiểm không? Chi phí nạo VA cho trẻ hết khoảng bao nhiêu? Thông thường chi phí để thực hiện một ca nạo VA bao gồm: Chi phí thăm khám tai mũi họng. Chi phí thực hiện các xét nghiệm bác sĩ chỉ định trước khi phẫu thuật như: xét nghiệm máu, kiểm tra hồng cầu, bạch cầu, di ứng với thuốc gây tê, gây mê,… Chi phí thực hiện phẫu thuật nạo VA. Chi phí hồi sức sau khi nạo: thuốc men, tái khám,… Ngoài ra chi phí phẫu thuật còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm VA, phương pháp thực hiện, địa chỉ cơ sở y tế khám chữa,… Đối với phương pháp sử dụng dao plasma chi phí dao động từ 8-12 triệu bao gồm cả chi phí khám và xét nghiệm trước khi phẫu thuật. Nạo VA có nằm trong danh mục được thanh toán bằng bảo hiểm y tế với các mức độ khác nhau tùy vào từng trường hợp của bệnh nhân và tuyến viện phẫu thuật. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chi phí 1 ca nạo VA cho trẻ là bao nhiêu? Địa chỉ nạo VA cho trẻ tốt nhất! Địa chỉ nạo VA tốt nhất cho trẻ Nạo VA là thủ thuật đơn giản nhưng để đảm bảo an toàn và không gây biến chứng cho trẻ, bạn nên lựa chọn những cơ sở uy tín, bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao. Dưới đây là một số địa chỉ nạo VA cho trẻ tốt nhất, bạn nên tham khảo: Tại Hà Nội Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Nhi Trung Ương Địa chỉ: Số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viên Trung ương Quân đội 108 Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bệnh viện Y Hà Nội Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Việt – Pháp Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Tại TP. Hồ Chí Minh Bệnh viện tai mũi họng TP. Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 155B Trần Quốc Thảo, Quận 3, TPHCM. Bệnh viện Nhi đồng 1 Địa chỉ: Số 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TPHCM. Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn Địa chỉ: Số 1 – 3 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM. Bệnh Viện FV Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Lương Bằng, Tân Phú, Quận 7, Hồ Chí Minh ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Địa chi Nạo VA trên toàn quốc! Chăm sóc trẻ trước trong và sau nạo VA Trước khi nạo VA Nguyên tắc chung: 1 tuần trước khi thực hiện nạo VA, dừng cho trẻ uống tất cả các loại thuốc chống viêm, kháng sinh, giảm đau có thể làm tăng khả năng chảy nhiều máu ( trừ khi có chỉ định của bác sĩ). Thông báo với bác sĩ các loại thuốc trẻ sử dụng bao gồm kê đơn, không kê đơn, vitamin,… Thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về thời hạn cho trẻ ăn uống trước khi nạo. Chuẩn bị sẵn cặp nhiệt độ và thuốc hạ nhiệt cho trẻ. Ổn định tâm lý bình tĩnh cho trẻ trước khi phẫu thuật. Gây mê sẽ trở nên không an toàn nếu dạ dày trẻ chứa thức ăn hay đồ uống. Đôi khi, trong thời gian mổ trẻ có thể nôn và thức ăn bị nôn có thể đi vào phổi. Nếu trẻ đã ăn hoặc uống sau các mốc thời gian nói trên, bác sĩ có thể phải trì hoãn ca mổ hoặc đổi lịch mổ sang ngày khác. Sau khi nạo VA Sau khi thực hiện nạo VA, trẻ được chăm sóc tại phòng hồi sức chờ tỉnh, Khi tỉnh dậy các bé thường thấy khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, quấy khóc,…Những biểu hiện đó đều là bình thường, không có gì đặc biệt. Trẻ có thể nôn trớ chất nhày có dính ít máu, nếu việc nôn diễn ra kiên tục, cần báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời. Cách chăm sóc trẻ sau khi nạo VA Thông thường sau 3-4 giờ, trẻ phục hồi và hành xử như thường, không có biến chứng gì khác thì sẽ được xuất viện. Những ngày đầu sau khi ra viện, bạn nên chú ý chỉ cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt dần dần chuyển sang dạng đặc hơn. Cho trẻ uống nhiều nước đề phòng tình trạng thiếu nước thường xảy ra  sau khi mổ, làm tăng độ đau cho trẻ. Sau 10 ngày đến 2 tuần thì trẻ hoàn toàn phục hồi trở lại. Quá trình diễn ra từ từ, đôi khi có thể châm hơn do bị nhiễm trùng. Trẻ sau khị nạo VA không bị đau khi nuốt nên các hoạt động ăn uống diễn ra bình thường. Tuy nhiên một số trẻ cảm thấy đau hoặc cứng cổ ( do tư thế nằm khi nạo). Triệu chứng này sẽ mất đi sau một vài ngày. Bạn có thể chườm ấm hoặc dùng thuốc giảm, cho trẻ tập các bài tập xoay cổ nhẹ nhàng. Trẻ có thể chảy nhiều dãi, đau miệng, thậm chí là đau tai trong thời gian bình phục, điều này nằm trong phạm vị cho phép, tùy thuộc vào mức độ. Một số trẻ ngủ ngáy, đó là dấu hiệu của việc phù nên, triệu chứng này thường mất đi trong tuần đầu. Trẻ có thể bị thay đổi giọng nói sau khi nạo VA do hình dáng và kích thước của khoang miệng bị thay đổi. Trẻ thường hay sốt nhẹ hoặc vừa. Nếu nhiệt độ dưới 38,5 độ và vẫn ăn uống bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Hơi thở có mùi do cổ họng tiết nhiều đờm hoặc quá trình liền vết thương đang diễn ra. Bạn chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Trong thời gian phục hồi, trẻ dễ bị lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp khác nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người ốm trong gia đình, tránh tụ tập nơi đông người. Cách giảm đau an toàn cho trẻ: Sử dụng thuốc giảm đau, chế phẩm từ paracetamol. Chú ý đừng cho trẻ uống thuốc khi bụng đói vì có thể làm tăng nguy cơ buồn nôn hay nôn sau phẫu thuật. Không nên dùng ibuprofen trong vòng 2 tuần sau mổ vì thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu. Giảm đau rát vết mổ cắt bằng cách cho trẻ uống nhiều nước. Cho trẻ vui chơi, nô đùa giúp trẻ quên đi nỗi đau. Tuyệt đối không cho trẻ ăn các món cay nóng, góc cạnh, cứng dễ làm trầy xước vết mổ trong thời gian bình phục. Nếu trẻ có các dấu hiệu sau, cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ: Sốt trên 39 độ, thân nhiệt không hạ sau khi sử dụng thuốc hạ sốt. Tình trạng nôn liên tục, không dừng. Đau tăng lên nhiều, không thể ăn uống. Chảy máu trầm trọng. Trẻ bị mất giọng hoàn toàn trong suốt 24 giờ. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau nạo VA Giải pháp ngăn viêm VA cho trẻ từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Các nhà khoa học Viện INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công chế phẩm dành riêng cho viêm đường hô hấp ở trẻ, trong đó có viêm VA cấp và mạn tính với tên gọi Siro Heviho. Đây là siro duy nhất sử dụng chất kháng viêm được cấp bằng độc quyền sáng chế bởi Bộ Khoa học. Với cơ chế Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm đi từ các thảo dược tự nhiên, Siro Heviho giúp giảm nhanh các triệu chứng ho đờm, sổ mũi, đau rát họng cho bé sau 3-5 ngày mà không có tác dụng phụ. Bấm vào đây để được giao tận nhà Siro Heviho Tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam TẠI ĐÂY Trên đây là những thông tin khái quát về phương pháp nạo VA cho trẻ. Hi vọng những thông tin này sẽ trở nên hữu ích với bạn đọc. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về viêm đường hô hấp ở trẻ và thông tin sản phẩm Siro Heviho, mời cha mẹ gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ! Nguồn: https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=tonsillectomy-and-adenoidectomy-161-8 https://www.medicalnewstoday.com/articles/323016.php http://www.schn.health.nsw.gov.au/fact-sheets/adenoidectomy Chia sẻ0

Loading...