Trẻ bị viêm VA uống thuốc gì?
Trẻ bị viêm VA uống thuốc gì?
Bé nhà bạn được kết luận bị viêm VA, bạn băn khoăn nếu không cần thực hiện nạo VA thì bé phải uống thuốc gì? Bác sĩ kê đơn thuốc nhưng bạn vẫn băn khoăn thuốc này có phải kháng sinh, thuốc có điều trị dứt điểm được tình trạng viêm VA của bé. Tất cả các thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết: “Trẻ bị viêm VA uống thuốc gì?” ngay dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Viêm VA thực chất là gì?
Khi thời tiết thay đổi đột ngột bé nhà bạn gặp phải các triệu chứng khó thở, nghẹt mũi, nước mũi chảy nhiều, ngáy khi ngủ hay phải thở bằng miệng thì rất có thể bé đã bị viêm VA. Viêm VA thực chất là viêm mũi họng, tuy nhiên các triệu chứng viêm khu trú chủ yếu tồn tại ở vị trí khối VA – tổ chức lympho (tổ chức có vai trò bảo vệ cơ thể) nằm sau họng phía cửa mũi. Tình trạng viêm nhiễm là do sự hoạt động quá mức của các mô chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus.
Hiện nay, rất nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa viêm VA và viêm amidan do chúng có một số triệu chứng giống nhau. Các bạn cần chú ý quan sát con trẻ, tránh việc điều trị nhầm bệnh. (Phân biệt viêm VA và viêm Amidan qua bài viết: Viêm VA và viêm Amidan làm thế nào để phân biệt?)
Các dạng viêm VA
Viêm VA tồn tại chủ yếu ở 2 dạng, viêm VA cấp tính và viêm VA mãn tính.
Viêm VA cấp tính: là sự viêm nhiễm cấp tính, các mô lympho có trong vòm họng bị tổn thương, nhiễm khuẩn nặng dẫn đến sưng phồng, xuất tiết hoặc có mủ. Kích thước các mô lympho quá lớn dễ làm cản trở đường hô hấp ở trẻ, cần điều trị dứt điểm bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát, cấp tính.
Biểu hiện: trẻ thường sốt đột ngột 38-39 độ, nghẹt mũi, chảy nước mũi nhiều, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở có mùi hôi,…
Viêm VA mãn tính: là trạng thái sau của viêm VA cấp, khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài, bên cạnh các biểu hiện lâm sàng, trẻ còn xuất hiện các bệnh lý phát sinh ở tai, các cơ quan hô hấp dưới, mũi,…
Biểu hiện: trẻ bị chảy mũi và nghẹt mũi kéo dài, có thể bị nghẹt hoàn toàn, thở bằng miệng. Gương mặt bắt đầu thay đổi, trán dô, xương hàm nhô, răng mọc lệch lạc,…
Cách xác định trẻ bị viêm VA
Ngoài việc dựa vào các biểu hiện, triệu chứng của bệnh viêm VA trên, cách chắc chắn nhất để xác định trẻ có mắc bệnh hay không là bạn cho trẻ đi khám nội soi và tiến hành các kiểm tra lâm sàng như:
- Xét nghiệm đờm để kiểm tra có vi khuẩn, virus hay không
- Xét nghiệm máu, hoạt động của các tế bào máu khi bị tấn công bởi tác nhân xấu
- Chụp X-quang vùng đầu và cổ để xác định kích thước khối VA và tình trạng nhiễm trùng.
Dựa vào kết quả lâm sàng, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh và phương hướng điều trị cho trẻ.
☛ Tham khảo thêm tại: Hình ảnh viêm VA các cấp độ
Trẻ bị viêm VA nên uống gì?
Thuốc Đông Y
Thuốc đông y được nhiều người sử dụng bởi nó an toàn, ít tác dụng phụ và đòi hỏi sự kiên nhẫn của người bệnh.
Bài thuốc 1: Dùng 7g tô bạc hà, 9g tân di hương, 15g hoàng bá, 10g hương bạch chỉ đem sắc với 500ml nước, đến khi còn lại 300ml thì chắt ra, sắc tiếp lần 2 lấy 200ml. Dùng nước thuốc 2 lần trong ngày, kéo dài khoảng 2 tuần.
Bài thuốc 2: Dùng 16g thục địa, 8g hoài sơn, 8g mạch môn, 8g sơn thù, 6g ngũ vị, 4g bách phục linh đem sắc voeis 600ml nước, đến khi còn 1 nửa thì chắt ra bát. sắc tiếp lần 2 với 400ml nước lấy 200ml nước thuốc. Lượng thuốc thu được đem chia thành 2 bữa uống trong ngày, uống vài tuần.
☛ Tham khảo thêm tại: Mẹo chữa viêm VA bằng phương pháp dân gian
Thuốc Tây Y
Việc điều trị viêm VA ở trẻ phải tuân theo nguyên tắc điều trị nguyên nhân gây bệnh và điều trị triệu chứng trước.
Thuốc điều trị nguyên nhân
Các nhóm thuốc kháng sinh betalactam: penicilin, amoxycillin, Erythromycin hoặc cephalosporin,… thường được dùng để điều trị nguyên gây viêm VA. Thời gian sử dụng không quá 7 ngày. Nếu không đỡ chuyển sang Cefaclor hoặc Cefuroxim.
Vệ sinh mũi miệng sạch sẽ cho trẻ khi bị viêm VA
Thuốc điều trị triệu chứng
Thuốc hạ sốt, giảm đau: Trẻ sốt từ 38-39 độ không khuyến cáo dùng thuốc hạ sốt. Khi nhiệt độ trên 39 độ, bạn nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Nếu trẻ sốt trên 40 độ thì cần làm mát trước cho thân nhiệt giảm xuống rồi mới uống thuốc hạ sốt. Bởi trên 40 độ thuốc không có tác dụng.
Dùng đơn thuần 1 loại thuốc như paracetamol dạng gói hay siro đều được. Đây là loại thuốc có ít tác dụng phụ nhất. Dạng viên ném dùng cho đường hậu môn. Khi sử dụng thuốc hạ sốt, bạn nên lưu ý về liều lượng và thời gian. Thuốc hạ sốt thường có tác dụng sau 30 phút và kéo dài 4-6 tiếng. Liều dùng thường từ 10-15mg/kg cân nặng và sau 4 tiếng mới dùng lại.Dùng tối đa không quá 4 lần trong ngày.
Ở liều thông thường, paracetamol không gây kích ứng niêm mạc dạ dày, không ảnh hưởng đến quá trình đông máu, không ảnh hưởng đến chức năng thận, tuy nhiên với liều cao trên 2.000mg/ngày có thể làm tăng các nguy cơ biến chứng ngoài da và dạ dày.
Ngoài ra thuốc acetaminophen, ibuprofen cũng có tác dụng hạ sốt cho trẻ. Cẩn trọng về liều lượng khi dùng cho trẻ sơ sinh.
Thuốc giảm ho: nhóm thuốc giảm ho trung ương (chứa codein, dextromethorphan, pholodin,…) có khả năng gây ức chế nhẹ trung tâm hô hấp. Thuốc chưa codein không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, có thể gây nghiện nếu dùng kéo dài. Một số thuốc có tác dụng gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho như benzonatat, bạc hà (menthol), lidocain, bupivacain, ambroxol… cũng có thể được sử dụng để giảm ho. Ngoài ra chỉ nên dùng thuốc ho trong trường hợp ho không có đờm. Có thể sử dụng các loại siro, thảo dược xuất xứ đông y như lá húng chanh hấp đường phèn, mật ong, lá hẹ, quả quất,…để giảm ho cho trẻ.
Thuốc tiêu đờm, làm loãng đờm: loại thuốc thông dụng hiện nay là rhinathiol, mucomyst, guaifenesin có tác dụng làm tăng sự tiết dịch giúp tăng thể tích đờm, làm loãng đờm. Thuốc acetylcystein, bromhexin có tác dụng tác động vào cấu trúc của dịch đờm, dễ dàng tống chúng ra khỏi cơ thể.
Thuốc kháng sinh, kháng viêm: dùng cho những trường hợp nặng và có biến chứng. Nên sử dụng theo chị định của bác sĩ.
Thuốc nhỏ mũi: hút mũi, rỏ mũi để bệnh nhân dễ thở và thuốc sát trùng nhẹ (ephedrin 1%, argyron 1%) dùng cho trẻ nhỏ.
Thuốc tăng cường hệ miễn dịch: để giúp trẻ nhanh chóng bình phục sau khi mắc bệnh, bạn nên bổ sung các loại vitamin nhóm B,C,…
Trên đây là những thông tin chia sẻ về các loại thuốc được sử dụng khi trẻ viêm VA. Tuy nhiên, bạn không được tự ý mua và uống thuốc khi không có kê đơn của bác sĩ. Để đặt được hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị, khi sử dụng thuốc cần đảm bảo đúng liều lượng, số bữa, khoảng cách giữa các bữa và lưu ý của bác sĩ.
Nếu bệnh đã chuyển sang dạng mãn tính và xuất hiện biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định nạo VA. Hiện nay với sự phát triển của y học, các phương pháp nạo VA đơn giản, không gây đau cho trẻ, trẻ có thể xuất viện sau vài giờ phẫu thuật.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe – Siro Heviho
Bên cạnh việc cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh, chống viêm thì ngày nay mọi người có xu hướng sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hơn. Siro Heviho chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược, sử dụng an toàn. Sản phẩm là thành tựu nghiên cứu của INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được hàng triệu bà mẹ tin tưởng và lựa chọn.
Siro Heviho chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). Sản phẩm ngăn chặn rất tốt quá trình viêm, nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, đờm, khò khè khó thở, viêm họng ở trẻ chỉ sau 1-2 chai. Trường hợp viêm amidan, viêm V.A mạn tính, nên cho trẻ sử dụng từ 2 đến 3 tháng để ngăn ngừa tái phát.
Nếu bạn có câu hỏi hay bất kì thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Bấm vào đây để được giao tận nhà Siro Heviho
Tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam TẠI ĐÂY