Bệnh viêm đường hô hấp

Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em - cha mẹ cần biết

Trẻ nhỏ là đối tượng hay bị viêm phế quản, đặc biệt là vào thời điểm thời tiết giao mùa vào đông. Nếu không được điều trị viêm phế quản kịp thời thì bệnh có thể biến chứng sang viêm phổi, suy hô hấp,… gây nguy hiểm. Dưới đây là những cách trị viêm phế quản cho bé mà cha mẹ không nên bỏ qua. Mục lụcViêm phế quản ở trẻ em là gì?Nguyên nhân khiến trẻ mắc viêm phế quảnCác cách chữa viêm phế quản ở trẻ emDùng thuốc chỉ định của bác sĩÁp dụng phương pháp dân gianBổ sung dinh dưỡng cho trẻChăm sóc trẻ tại nhàSiro Heviho – giải pháp từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị viêm phế quản ở trẻ Viêm phế quản ở trẻ em là gì? Viêm phế quản ở trẻ là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc ống phế quản, khiến cho đường thở bị thu hẹp lại và tiết ra nhiều chất nhầy đặc, làm tắc nghẽn đường thở. Bệnh phổ biến đối với trẻ nhỏ ở độ tuổi từ khoảng 6 tháng đến 3 tuổi, nhất là khi thời tiết chuyển đông. Thông thường, có 2 dạng viêm phế quản ở trẻ: Viêm phế quản cấp tính: Đây là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp gây ra các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi, thở khò khè, trẻ quấy khóc, chán ăn, sốt,… Bệnh thường xuất hiện kết hợp với các dạng bệnh viêm nhiễm như cúm, ho gà, viêm nhu mô phổi,… nên rất dễ nhầm lẫn và khó chẩn đoán. Viêm phế quản cấp xảy ra từng đợt trong thời gian ngắn. Viêm phế quản mãn tính: Trẻ thường bị tái phát bệnh nhiều lần do không điều trị đúng cách. Bệnh có thể kéo dài dai dẳng vài tháng hoặc thậm chí vài năm, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Nguyên nhân khiến trẻ mắc viêm phế quản Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ, cụ thể như: Virus: Theo thống kê, có đến khoảng 90% các trường hợp mắc viêm phế quản là do virus. Một số loại thường gặp như: virus cúm, Rhinovirus, Coronavirus, Adnovirus, Enterovirus, virus Herpes… Vi khuẩn: Nguyên nhân này ít gặp hơn nhưng cũng có thể gây viêm phế quản ở trẻ. Các loại vi khuẩn phổ biến như: phế cầu khuẩn (H.influenzae), liên cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus), Mycoplasma, Chlamydia… Lối sống sinh hoạt: Trẻ tắm quá lâu, tắm nước lạnh, nằm phòng điều hòa sai cách,… có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp cho trẻ, trong đó có viêm phế quản. Môi trường: Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại, khói thuốc lá,… Nếu tiếp xúc thường xuyên thì sẽ dễ mắc viêm phế quản mãn tính. Các cách chữa viêm phế quản ở trẻ em Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số cách chữa viêm phế quản ở bé mà cha mẹ có thể tham khảo. Dùng thuốc chỉ định của bác sĩ Với trường hợp trẻ cần dùng thuốc thì bác sĩ sẽ kê đơn sau khi thăm khám. Một số loại thuốc được sử dụng như: Thuốc giảm ho, long đờm: Có tác dụng làm giảm dịch nhầy kích ứng niêm mạc phế quản gây ho, giảm đau rát họng. Một số loại thuốc được dùng bao gồm: natri benzoat, acetylcystein, carbocystein, dextromethorphan… Đối với trẻ bị tắc nghẽn phổi, bác sĩ sẽ chỉ định dùng salbutamol (các loại thuốc giãn phế quản) để trẻ thở dễ hơn. Thuốc kháng viêm: Các loại thuốc kháng viêm khác nhau sẽ được chỉ định cho từng mức độ khác nhau của bệnh. Thuốc chống virus: Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ là do virus thì bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc này. Thuốc kháng sinh: Được dùng khi nguyên nhân do vi khuẩn gây ra. Một số loại thuốc được dùng như: penicillin, ampicillin, amoxicillin, beta lactam, macrolide… để tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Cha mẹ lưu ý: Không nên tự ý mua thuốc về để sử dụng cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp sử dụng sai thuốc có thể khiến bệnh lâu khỏi hơn và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. ☛ Tham khảo thêm: Thuốc kháng sinh trị viêm phế quản phải dùng đúng! Áp dụng phương pháp dân gian Súc miệng bằng nước muối Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, các vi sinh vật trong không khí là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản ở trẻ diễn biến nặng hơn hoặc tái phát. Vì thế, cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ cách vệ sinh miệng họng với nước muối sinh lý hoặc các loại dung dịch sát khuẩn họng để loại bỏ chúng. Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối loãng khoảng 3-4 lần/ ngày. Ngoài ra, đây cũng là cách làm loãng đờm ở họng giúp trẻ tống chúng ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn. Mật ong Mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, mật ong còn làm giảm ho, dịu họng, đẩy nhanh quá trình làm lành những tổn thương ở niêm mạc. Mật ong có chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Hàng ngày pha mật ong với nước ấm và uống trực tiếp, mỗi ngày nên uống khoảng 2-3 lần sẽ thấy bệnh được cải thiện hơn. Ngoài ra, cha mẹ có thể kết hợp thêm chanh để giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm loãng dịch ở phế quản. Từ đó giúp cải thiện triệu chứng, giảm ho, long đờm. Phụ huynh nên cho trẻ uống nước khi còn ấm. Lưu ý: Không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi bới có thể ngộ độc. Gừng Gừng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây hại và chống oxy hóa. Gừng cũng được dùng để làm dịu họng, giảm ho, cải thiện triệu chứng viêm phế quản ở trẻ. Phụ huynh thái gừng thành các lát mỏng rồi cho vào bình nước hãm uống. Nên uống khoảng 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Áp dụng kiên trì sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng. ☛ Tìm hiểu thêm: Gừng để chữa viêm phế quản  Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ Khi mắc bệnh, cơ thể của trẻ rất yếu, sức đề kháng suy giảm, dễ mất nước nên phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Cha mẹ nên cho trẻ ăn một số loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: Giàu protein: Thực phẩm chứa nhiều protein giúp trẻ hồi phục nhanh hơn, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ. Cha mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ nhưng thực phẩm như: thịt gà, thịt lợn, trứng gà,… Rau xanh và hoa quả: Thực phẩm này nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể của trẻ. Nhất là nhũng loại quả có khả năng làm giảm triệu chứng viêm phế quản và giảm triệu chứng khó thở ở trẻ như: cà rốt, cam, dứa, táo, bông cải xanh,… Thực phẩm từ sữa: Với trẻ nhỏ, sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp nhiều dưỡng chất nhất cho cơ thể. Đối với trẻ đang mắc viêm phế quản, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiêu các loại thực phẩm từ sữa như: sữa chua, sữa tươi, bơ, váng sữa,… Thực phẩm mềm: Các đồ ăn được chế biến dưới dạng mềm, lỏng, loãng sẽ giúp trẻ dễ nuốt hơn. Phụ huynh nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để trẻ hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm gây kích ứng niêm mạc họng như: bánh kẹo ngọt, đồ uống có gas, đồ ăn nhiều dầu mỡ chiên rán, đồ ăn mặn,… ☛ Xem thêm tại: Những món ăn trị viêm phế quản tại nhà Chăm sóc trẻ tại nhà Cha mẹ cũng nên cho  trẻ duy trì những thói quen tốt như: Cho trẻ ngủ đủ giấc, sinh hoạt đúng giờ. Tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cho trẻ mặc ấm khi thời tiết chuyển mùa, khi nằm điều hoà. Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi,… Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, phòng ngủ, đồ chơi của trẻ để không gian sống sạch sẽ hơn, hạn chế nấm mốc, bụi bẩn làm hại đường hô hấp. Có thể dùng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong không khí, giúp trẻ dễ thở hơn. Không cho trẻ tiếp xúc gần với những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp. Siro Heviho – giải pháp từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị viêm phế quản ở trẻ Hiện nay, các bác sĩ, chuyên gia khuyên cha mẹ nên tìm đến các sản phẩm hỗ trợ giảm viêm nhiễm, phục hồi sức khỏe đường hô hấp có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính. Một trong số đó phải kể đến Siro Heviho đến từ Viện hàn lâm. Sản phẩm có thành phần là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người dùng như: sâm đại hành, xạ can, xuyên bối mẫu, cát cánh, cam thảo… Đặc biệt, hoạt chất chống viêm S3 – elebosin chiết suất từ sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế độc quyền về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Theo nghiên cứu, hoạt chất S3 – elebosin được chiết suất từ sâm đại hành có tác dụng làm giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu, tương đương với hiệu quả của Indomethacin – một chất chống viêm được sử dụng phổ biến trong tân dược. Nhờ vậy, Siro đem lại công dụng: Giảm nhanh tình trạng ho, đau rát cổ họng, nuốt vướng cổ họng, ho có đờm ở trẻ bị viêm phế quản. Chứa S3 – elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn hầu họng. Hỗ trợ phục hồi và tái tạo niêm mạc phế quản, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát. Khi sử dụng sản phẩm siro Heviho, trẻ không cần phải sử dụng kháng sinh, từ đó giúp hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng kháng sinh. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng Đặt giao siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY Chia sẻ13

Viêm phế quản ở trẻ em có lây không? Cách phòng tránh

Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy viêm phế quản ở trẻ em có lây không? Hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lụcHiểu nhanh về viêm phế quản ở trẻNguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ emBệnh viêm phế quản ở trẻ em có lây không?Viêm phế quản ở trẻ em lây qua đường nào?Các giai đoạn lây nhiễm viêm phế quản ở trẻGiai đoạn ủ bệnhGiai đoạn viêm đường hô hấp trênGiai đoạn viêm phế quản cấpGiai đoạn trẻ hồi phụcCách phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ emHạn chế tiếp xúc với người bệnhGiữ vệ sinh miệng họngTạo môi trường sạch sẽÁp dụng một chế độ ăn uống hợp lýTiêm phòng cho trẻSiro Heviho – cải thiện và phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ Hiểu nhanh về viêm phế quản ở trẻ Viêm phế quản ở trẻ là tình trạng sưng viêm, tổn thương ở niêm mạc của ống phế quản, từ đó khiến ống niêm mạc bị thu hẹp lại và gây ứ đọng dịch. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi và dễ xảy ra hơn và mùa lạnh, giao mùa. Các triệu chứng của bệnh diễn ra trong thời gian ngắn thì được gọi là viêm phế quản cấp tính. Còn các triệu chứng xảy ra nhanh chóng, kéo dài thì được gọi là viêm phế quản mãn tính. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây áp xe phổi, viêm phổi,… vô cùng nguy hiểm cho trẻ. Trẻ mắc viêm phế quản sẽ có những dấu hiệu phổ biến như: Đau họng, chảy nước mũi, ho khan, ho có đờm, đau tức ngực, đau cơ, đau toàn thân, mệt mỏi, thở khò khè, nôn ói, trẻ quấy khóc nhiều, ớn lạnh, sốt nhẹ,… Những triệu chứng này thường kéo dài từ 7-10 ngày, riêng triệu chứng ho có thể kéo dài lâu hơn. Vì triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác nên cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám nếu thấy nghi ngờ. Việc chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh hơn. ☛ Xem chi tiết: Viêm phế quản ở trẻ là gì? Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em Dưới đây là những nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ: Virus: Đây là nguyên nhân phổ biến chiếm đến 90% các trường hợp mắc viêm phế quản. Các loại virus phổ biến như: virus cúm, Rhinovirus, Coronavirus, Adnovirus, Enterovirus, virus Herpes… Vi khuẩn: Trường hợp này gặp ít hơn nhưng cũng có thể gây bệnh viêm phế quản. Một số loại vi khuẩn thường gặp như: phế cầu khuẩn (H.influenzae), liên cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus), Mycoplasma, Chlamydia… Hệ miễn dịch yếu: Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất bởi hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Chất kích ứng: Môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, lông động vật, khói thuốc lá,… là những chất kích ứng có thể dẫn đến viêm phế quản. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có lây không? Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm phế quản thì bệnh có thể lây hoặc không. Viêm phế quản cấp tính: Với thể cấp tính, nguyên nhân gây ra viêm phế quản ở trẻ là do virus, vi khuẩn nên có thể lây nhiễm. Những tác nhân gây bệnh có thể kể đến như virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus adenovirus,… Viêm phế quản mãn tính: Trái ngược lại với thể cấp tính, viêm phế quản mãn không gây lây nhiễm. Bởi nguyên nhân gây bệnh không phải do virus, vi khuẩn mà là do đường thở bị kích thích trong thời gian dài. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thường là do môi trường sống bị ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá,… Viêm phế quản ở trẻ em lây qua đường nào? Viêm phế quản có thể lây nhiễm theo 2 con đường sau: Lây trực tiếp: Người mắc viêm phế quản ho, hắt hơi hoặc nói chuyện sẽ tạo ra những giọt bắn chứa virus, vi khuẩn bay lơ lửng trong không khí. Khi đó trẻ nhỏ nếu tiếp xúc gần hoặc hít phải thì sẽ bị nhiễm bệnh. Lây gián tiếp: Nếu trẻ em chạm phải bất cứ vật gì hay thứ gì bị nhiễm tác nhân gây bệnh như: cánh cửa, mặt bàn,… sau đó đưa tay chạm lên miệng, mắt, mũi thì cũng nhiễm bệnh. Các giai đoạn lây nhiễm viêm phế quản ở trẻ Giai đoạn ủ bệnh Giai đoạn ủ bệnh của trẻ bị lây nhiễm thường kéo dài từ 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ không có bất kì triệu chứng nào . Giai đoạn viêm đường hô hấp trên Trẻ sẽ bắt đầu có những triệu chứng như đau họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức người, mệt mỏi, trẻ quấy khóc, khó ngủ. Đây là giai đoạn trẻ nhỏ tiếp xúc với nhiều virus và dễ lây nhiễm bệnh cho người khác. Giai đoạn viêm phế quản cấp Các triệu chứng trong giai đoạn này sẽ nặng hơn. Trẻ nhỏ sẽ ho khan, ho có đờm, đờm màu trắng đục hoặc xanh vàng, mệt mỏi, quấy khóc. Nếu tình trạng đau họng và ho nhiều kéo dài còn có thể ho ra máu, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến đường hô hấp. Giai đoạn trẻ hồi phục Với viêm phế quản cấp tính, trẻ nhỏ sẽ giảm dần những triệu chứng và hồi phục trong 7-10 ngày. Tuy nhiên thời gian có thể kéo dài hơn tùy vào sức đề kháng của trẻ. Lúc này cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng để trẻ tăng cường sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây bệnh. Cách phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em Viêm phế quản ở trẻ có khả năng lây nhiễm nên cha mẹ cần phòng ngừa để tránh mắc phải. Dưới đây là những một số cách phòng ngừa viêm phế quản. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh Để tránh lây nhiễm từ người sang người, điều cha mẹ cần làm là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Nếu trong gia đình có người bị cảm lạnh, cảm cúm thì nên cho người bệnh dùng riêng đồ dùng như cốc, bát, chén,… Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, nhất là nơi công cộng. Giữ vệ sinh miệng họng Phụ huynh hướng dẫn trẻ cách vệ sinh họng miệng bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ các tác nhân gây hại. Ngoài ra đây còn là cách để làm loãng đờm trong họng giúp trẻ tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Tạo môi trường sạch sẽ Cha mẹ nên giữ nhà cửa sạch sẽ, dọn vệ sinh nơi ở, giặt chăn ga gối thường xuyên nhằm ngăn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc lá. Áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý Phụ huynh bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm sau để trẻ nhanh hồi phục: Ăn nhiều loại rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin A, C, E cho trẻ. Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa như: đậu phụ, trứng gà, bột mỳ,… Bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa. Nên ăn những thực phẩm lỏng, loãng như súp, cháo,… và chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ. Tiêm phòng cho trẻ Tiêm phòng cúm và vắc-xin ngừa phế cầu để bảo vệ trẻ khỏi những bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn dẫn đến các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm phế quản. ☛  Tham khảo thêm: Viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi? Siro Heviho – cải thiện và phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ Để làm giảm viêm phế quản, hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi niêm mạc phế quản, phụ huynh có thể tham khảo sử dụng siro Heviho từ Viện hàn lâm cho bé nhà mình. Siro Heviho được cấp bằng sáng chế độc quyền về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn Sản phẩm có thành phần là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người dùng như: sâm đại hành, xạ can, xuyên bối mẫu, cát cánh, cam thảo… Đặc biệt, hoạt chất chống viêm S3 – elebosin chiết suất từ sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế độc quyền về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Theo nghiên cứu, hoạt chất S3 – elebosin được chiết suất từ sâm đại hành có tác dụng làm giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu, tương đương với hiệu quả của Indomethacin – một chất chống viêm được sử dụng phổ biến trong tân dược. Nhờ vậy, Siro đem lại công dụng: Giảm nhanh tình trạng ho, đau rát cổ họng, nuốt vướng cổ họng, ho có đờm ở trẻ bị viêm phế quản. Chứa S3 – elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn hầu họng. Hỗ trợ phục hồi và tái tạo niêm mạc phế quản, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát. Khi sử dụng sản phẩm siro Heviho, trẻ không cần phải sử dụng kháng sinh, từ đó giúp hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng kháng sinh. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng Đặt giao siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY Chia sẻ17

Viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm phế quản thở khò khè là triệu chứng bệnh lý về đường hô hấp thường gặp, nhất là với trẻ nhỏ. “Tình trạng này có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. Mục lụcThế nào là viêm phế quản thở khò khè?Viêm phế quản thở khò khè do dâu?Triệu chứng viêm phế quản thở khò khèBị viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không?Cần phải làm gì khi bị viêm phế quản thở khò khè?Dùng thuốc Tây yÁp dụng các mẹo dân gianChăm sóc tại nhàKhi nào cần gặp bác sĩ?Heviho – giải pháp từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị viêm phế quản Thế nào là viêm phế quản thở khò khè? Viêm phế quản thở khò khè là một dạng của bệnh viêm phế quản. Bệnh thường gặp vào mùa lạnh và phổ biến ở trẻ sơ sinh, tình trạng này khiến cho phổi bị tắc nghẽn dẫn đến thở khò khè. Âm thanh này phát hiện ra ở trong cổ họng khi người bệnh thở. Ở trường hợp nghiêm trọng hơn có thể nghe tiếng khò khè khi hít vào. Khi bị viêm phế quản, niêm mạc ống phế quản bị sưng, viêm và tiết dịch khiến cho đường thở bị thu hẹp lại. Lúc nào việc lưu thông không khí sẽ gây khó khăn và phát ra tiếng thở khò khè. Nguy hiểm hơn ở một số trẻ bị viêm phế quản không thở được sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh viêm phế quản cấp là gì? Viêm phế quản thở khò khè do dâu? Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm phế quản thở khò khè bao gồm: Chủ yếu là do virus dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn. Thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Sức đề kháng suy yếu khiến các tác nhân gây hại tấn công dễ dàng, nhất là người cao tuổi và trẻ nhỏ. Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại,… Tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên. Người bệnh tắm nước quá lạnh, quá lâu, ngồi máy lạnh sai cách,… Triệu chứng viêm phế quản thở khò khè Khi bị viêm phế quản, niêm mạc ống bị sưng tấy và tiết ra dịch nhầy, đường thở lúc này bị thu hẹp lại gây cản trở khôn khí lưu thông gây tiếng khò khè. Tùy vào từng người bệnh mà có những tiếng thở khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp: Thở khò khè nhưng âm thanh như huýt sáo: do mũi bị tắc lỗ thông khí do dịch nhầy khiến cho đường thở bị cản trở và gây tiếng như huýt sáo. Thở khò khè kèm theo tiếng khàn: người bệnh bị viêm cả khí quản và thanh quản khiến cho đường dẫn khí dưới dây thanh âm bị hẹp đi. Thở khò khè: do người bệnh bị tắc nghẽn đường hô hấp. Thở dốc: phát ra âm thanh lúc thở đi kèm với thở dốc. Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân còn đi kèm với những triệu chứng khác như: Ho: ban đầu ho khan, sau dần chuyển sang ho có đờm. Đờm có màu xanh hoặc vàng. Thở nhanh: đường thở bị co hẹp khiến người bệnh bị thiếu khí, phải thở nhanh và dồn dập. Rút lõm lồng ngực: người bệnh thở khó khăn hơn, lồng ngực rút lõm mỗi khi hít thở. Mệt mỏi, chán ăn. Với trẻ nhỏ thì bỏ bú, quấy khóc, khó chịu. Bị viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không? Viêm phế quản thở khò khè sẽ gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Cụ thể như: Suy hô hấp: Tình trạng này gây khó thở, thở khò khè kéo dài, nhất là khi đờm tích tụ ngày càng nhiều sẽ khiến việc thở càng khó khăn hơn khiến cơ thể không đáp ứng đủ lượng oxy cần thiết. Lúc này, người bệnh sẽ bị rút lõm lồng ngực, thở nhanh, thở gấp, cánh mũi phập phồng và có triệu chứng bị thiếu oxy. Viêm phổi: Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ gây nhiễm trùng lan rộng, biến chứng thành bệnh viêm phổi. Phổi sẽ bị xơ hóa dần viêm nhiễm sẽ tái phát nhiều lần. Nhiễm khuẩn huyết: Virus, vi khuẩn xâm nhập vào máu sẽ tấn công lên nhiều cơ quan khác của cơ thể, đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm. Người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: thở nhanh, tim đập nhanh, sốt cao không hạ, nôn ói, rối loại tâm thần, đau dạ dày, rùng mình,… ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm phế quản có nguy hiểm không? Cần phải làm gì khi bị viêm phế quản thở khò khè? Có nhiều cách để điều trị viêm phế quản thở khò khè. Dùng thuốc Tây y Tùy vào nguyên nhân và thể trạng của từng người thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến dưới đây như: Thuốc giãn phế quản: Thuốc làm giảm triệu chứng thở khò khè, giúp thông mũi và hạn chế nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh: Thuốc được dùng khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hoặc đang mắc các vấn đề về phổi mãn tính. Thuốc hạ sốt: Acetaminophen được dùng để giúp hạ sốt, làm giảm các cơn khò khè. Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc như: Thuốc tiêm Epinephrine để làm thông đường thở bị tắc. Sử dụng thuốc Corticosteroid (chẳng hạn như Methylprednisolone hoặc Prednison) có công dụng giảm viêm, ức chế hệ thống miễn dịch, điều trị triệu chứng viêm phế quản. Trường hợp người bệnh khó thở sẽ được sử dụng máy thở. Lưu ý: Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Việc sử dụng thuốc giãn phế quản cho người bệnh cảm thấy khó thở trầm trọng là điều quan trọng. Tuy nhiên dùng loại thuốc có thời gian tác dụng ngắn hay dài tùy vào mỗi bệnh nhân. Người bệnh cần mang theo thuốc bên mình để phòng những cơn khó thở bộc phát. ☛ Xem thêm tại: Các loại thuốc chữa viêm phế quản thường dùng Áp dụng các mẹo dân gian Nếu viêm phế quản thở khò khè không đến mức nặng thì người bệnh có thể áp dụng những cách dưới đây để điều trị tại nhà. Lá bạc hà: Lá bạc hà có tính kháng khuẩn, chống viêm, làm giảm đau họng một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, lá bạc hà có giúp loại bỏ được đờm ra khỏi đường thở. Người bệnh có thể ngửi lá bạc hà mỗi ngày để giúp dễ thở hơn. Sử dụng tỏi: Trong thành phần của tỏi có chứa hoạt chất allcin, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, loại bỏ các vi khuẩn gây cản trở đường thở giúp cải thiện viêm phế quản thở khò khè. Bệnh nhân có thể chế biến tỏi cùng với những món ăn hàng ngày để giúp bệnh mau khỏi hơn. Mật ong: Mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, thường được dùng để chữa các bệnh như cúm, ho, thở khò khè. Ngoài ra, mật ong có khả năng làm dịu họng, loại bỏ được đờm ra khỏi đường thở. Dùng mật ong trộn cùng với bột nghệ sau đó ngậm nuốt từ từ. Áp dụng hàng ngày để sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm. ☛ Tham khảo thêm: Chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam hiệu quả Chăm sóc tại nhà Bên cạnh việc sử dụng thuốc và áp dụng các cách chữa dân gian, bạn có thể kết hợp thêm những cách khắc phục tại nhà để làm hỗ trợ điều trị bệnh. Uống nhiều nước ấm mỗi ngày tùy vào nhu cầu của cơ thể để làm loãng chất lỏng, dịch nhầy ở đường hô hấp giúp người bệnh dễ thở hơn. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý dạn Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn. Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn các thực phẩm mềm, loãng như cháo, súp, canh nóng,… Hạn chế ăn những đồ cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, sữa và các thực phẩm từ sữa, đồ ngọt, nước ngọt có gas, đồ uống có cồn và các chất kích thích. Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Khi nào cần gặp bác sĩ? Viêm phế quản thở khò khè có thể chuyển biến thành một số bệnh về đường hô hấp nặng. Bởi vậy người bệnh cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mình và nên đến bệnh viện ngay lập tức khi thấy những triệu chứng dưới đây: Khó thở, không thở được. Hơi thở nhanh, gấp gấp không ổn định. Người bệnh mệt mỏi, chán ăn, xanh xao. Sốt nhẹ đến sốt cao. Ho đột ngột bởi có cảm giác ngạt thở. Heviho – giải pháp từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị viêm phế quản Viêm phế quản thở khò khè là bệnh lý có thể gặp ở bất cứ ai và dễ tái phát nên người bệnh không được chủ quan trong việc phòng ngừa và điều trị. Thấu hiểu nhu cầu này, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công dòng sản phẩm mang tên Heviho dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Đây là sản phẩm đầu tiên ứng dụng hoạt chất chống viêm S3 – Elebosin chiết suất từ sâm đại hành. Nhờ đó, Heviho đem lại tác dụng vượt trội trong cải thiện triệu chứng đau họng do bệnh viêm đường hô hấp với công thức toàn diện ba tác động: Giảm nhanh triệu chứng ho, đau họng, rát họng, đờm, vướng cổ họng, đau thanh quản. Chứa S3 – Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viên, nhờ đó chống nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản, nhờ đó giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Sản phẩm được chiết suất từ các loại thảo dược thiên nhiên như: sâm đại hành, xạ can, xuyên bối mẫu, cát cánh, cam thảo… nên rất an toàn và lành tính với người dùng. Nhờ việc sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh nên sẽ hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc. Để mua được Heviho chính hãng từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, bạn có thể mua theo 2 cách sau: Cách 1: Mua tại nhà thuốc gần nơi mình sinh sống bằng cách BẤM VÀO ĐÂY. Cách 2: Đặt giao tận nhà bằng cách gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208 (giờ hành chính) để được hướng dẫn hoặc ĐẶT TẠI ĐÂY. Chia sẻ13

Cách nhận biết ho viêm phế quản như thế nào?

Ho là triệu chứng phổ biến của cơ thể khi bị viêm phế quản. Tuy nhiên do có nhiều biểu hiện ho viêm phế quản nên người bệnh hay bị nhầm lẫn với những triệu chứng ho của các bệnh khác. Vậy phân biệt triệu chứng ho này thế nào và nên làm gì để giảm ho viêm phế quản? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lụcThế nào là ho viêm phế quản?Phân biệt ho viêm phế quản với các trường hợp ho khácHo viêm phế quảnHo viêm họngHo viêm phổiCách chẩn đoán ho viêm phế quảnNên làm gì khi bị ho viêm phế quản?Điều trị bằng thuốcÁp dụng phương pháp dân gianBiện pháp chăm sóc tại nhàHeviho – giải pháp từ thiên nhiên cho người ho viêm phế quản Thế nào là ho viêm phế quản? Ho viêm phế quản là triệu chứng thường thấy khi mắc bệnh. Ống phế quản sưng viêm sẽ làm cho bề mặt của lòng ống phế quản tổn thương, phù nề. Các cơ trơn dưới lớp mô bị co thắt, dịch tiết ra khiến người bệnh cảm thấy khó thở, có đờm, thở khò khè. Người bệnh sẽ có biểu hiện ho nhiều, dai dảng, xuất hiện thêm đờm màu vàng, xanh. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triệu chứng viêm phế quản cấp – bạn không nên bỏ qua! Phân biệt ho viêm phế quản với các trường hợp ho khác Dưới đây là một số dấu hiệu giúp người bệnh phân biệt ho viêm phế quản với các dạng ho khác: Ho viêm phế quản Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh thường bị ho kèm đờm, đờm có khi màu trắng, vàng hoặc xanh tùy vào nguyên nhân gây bệnh của mỗi người. Nếu trong trường hợp đờm màu trắng thì nguyên nhân bệnh là do virus. Còn nếu đờm màu vàng/xanh thì khả năng cao là do vi khuẩn gây ra và cần phải sử dụng kháng sinh để điều trị. Tình trạng ho này có thể kéo dài vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Đi kèm với đó là những triệu chứng thường gặp như: thở khò khè, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh hoặc tức ngực. Ở giai đoạn mãn tính, tình trạng ho kéo dài có thể vài tháng đến vài năm. Ho xảy ra nhiều đợt mỗi năm và tái phát liên tục, nhất là khi thời tiết thay đổi. Người bệnh ho lâu ngày sẽ xuất hiện đờm đặc hơn, màu vàng, có mủ, khối lượng đờm từ 5-10ml và tăng dần theo thời gian. Ho viêm họng Ho do viêm họng sẽ có biểu hiện ngứa cổ, rát họng, có đờm vướng và khô họng. Bệnh nhân luôn có cảm giác đờm bị vướng ở cổ nên luôn muốn ho thật mạnh để tống các dị vật ra ngoài. Tình trạng này diễn ra quá nhiều sẽ khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương, sưng tấy, phù nề và thậm chí là ho đờm lẫn máu. Ho viêm phổi Ho do viêm phổi đi kèm với đờm màu vàng hoặc xanh. Ngoài ra còn có những triệu chứng khác như: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn, đau ngực, khó thở, môi tím tái,… Các triệu chứng của bệnh viêm phổi thường nặng hơn so với viêm phế quản. Nếu người bệnh bị ho nhiều, sốt cao và ớn lạnh thì khả năng cao là mắc viêm phổi. Để phân biệt được ho viêm phế quản với những trường hợp ho khác, người bệnh không thể chỉ dựa vào mỗi triệu chứng mà chẩn đoán bệnh lý. Bệnh nhân cần dựa vào các triệu chứng đi kèm và đồng thời nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám chính xác và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Cách chẩn đoán ho viêm phế quản Ban đầu bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về những triệu chứng từ khi bắt đầu cho đến khi nghiêm trọng. Bác sĩ sử dụng ống nghe để nhận biết sự khác biệt trong hơi thở để phân biệt bệnh nhân đang mắc viêm phế quản với những bệnh khác. Đồng thời cũng tùy vào triệu chứng bệnh nhân gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một vài xét nghiệm bổ sung như: Lấy mẫu đờm của bệnh nhân đem đi phân tích để tra ra bệnh cụ thể. Chụp X-quang ngực để xác định nơi nhiễm trùng ở phổi. Xét nghiệm chức năng phổi bằng cách yêu cầu bệnh nhân thôi luồng khí và phế dung kế để đo lượng không khí trong phổi, từ đó biết được mức độ hoạt động của phổi. Nên làm gì khi bị ho viêm phế quản? Tùy vào thể trạng của từng người bệnh thì sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp dưới đây. Điều trị bằng thuốc Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến để chữa ho viêm phế quản như: Thuốc kháng viêm: Hai loại thuốc được dùng thông dụng nhất là Acetaminophen và Ibuprofen thường được dùng trong trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm nặng. Thuốc loãng đờm: Thuốc có tác dụng làm loãng đờm giúp người bệnh tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Các loại thuốc được sử dụng như: Bromhexin, Acetylcystein, Carbocystein… Thuốc kháng virus: Người bệnh được chẩn đoán ho viêm phế quản do virus cúm gây ra. Thuốc giãn phế quản: Thuốc làm giảm triệu chứng thở khò khè bằng cách khí dung. Thuốc giảm ho: Thuốc giảm ho không nên sử dụng thường xuyên, chỉ nên sử dụng khi ho làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Một số loại thuốc được dùng như: Dextromethorphan, Terpin codein…. ☛ Xem thêm tại: Các loại thuốc chữa viêm phế quản thường dùng Lưu ý: Người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu sử dụng sai thuốc, sai liều lượng thì sẽ gây nhờn thuốc hoặc gây ra những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Áp dụng phương pháp dân gian Người bệnh có thể kết hợp với các phương pháp dân gian để làm giảm ho viêm phế quản. Cách này có thể áp dụng cho mọi đối tượng bởi các nguyên liệu đều từ thiên nhiên, an toàn, lành tính và không gây ra tác dụng phụ. Gừng Trong thành phần của gừng có chứa hoạt chất gingerol có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Gừng có tính ấm nên thường được dùng để làm dịu họng, giảm ho hiệu quả. Gừng tươi đem đi cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi cho vào bình nước nóng hãm uống, mỗi ngày khoảng 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối. Kiên trì thực hiện sẽ thấy ho viêm phế quản thuyên giảm. Người bệnh có thể cho thêm mật ong vào nước gừng ấm tùy vào sở thích. ☛ Xem chi tiết: Gừng chữa viêm phế quản tại nhà Mật ong Mật ong có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế hoạt động của vi khuẩn, làm dịu họng, giảm ho, đẩy nhanh quá trình phục hồi viêm nên được nhiều người áp dụng. Có thể kết hợp mật ong với các nguyên liệu khác như: gừng, chuối, giấm táo,… để đem lại hiệu quả tốt nhất. Người bệnh pha hỗn hợp 1 cốc giấm táo, 1 thìa mật ong, 2 cốc nước lọc rồi khuấy đều. Sử dụng hỗn hợp này 1 lần/ ngày đến khi triệu chứng bệnh được cải thiện. Chú ý: Không áp dụng cách này với trẻ nhỏ, trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong bởi có thể gây ngộ độc. ☛ Đọc chi tiết: Top 7 cách chữa viêm phế quản bằng mật ong Quả mơ Mơ có vị chua, thường được dùng để làm giảm ho, ngứa rát họng, khàn tiếng nên được nhiều người sử dụng để chữa ho viêm phế quản. Bệnh nhân ngâm mơ với đường vào trong hũ thủy tinh rồi đợi cho đến khi đường tan hết là có thể sử dụng được. Mỗi lần dùng ngậm khoảng 2-3 quả sẽ thấy giảm ho nhanh chóng. Biện pháp chăm sóc tại nhà Ngoài những cách làm giảm ho viêm phế quản được kể trên, người bệnh cũng cần lưu ý những điều dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hồi phục. Nên uống nhiều nước ấm để làm loãng đờm, làm dịu họng để hạn chế nhưng cơn ho do viêm phế quản gây ra. Tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc tiếp xúc gần với khói thuốc lá. Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ khi thời tiết giao mùa hoặc trời mùa đông. Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất,… Hạn chế tiếp xúc và không dùng chung đồ cá nhân với những người đang mắc những vấn đề về đường hô hấp. Bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Dùng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí giúp người bệnh dễ thở hơn. Thường xuyên tập thể dục thể thao. Nên tiêm phòng vacxin cúm, ho gà. Heviho – giải pháp từ thiên nhiên cho người ho viêm phế quản Sản phẩm Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước của các nhà Khoa học hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm chứa S3 – Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu. Tương đương với hiệu quả của Indomethacin trong tân dược. Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản với công thức toàn diện 3 tác động: Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng. Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Khi sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY Chia sẻ13

Đau họng Covid nên uống gì để giảm đau rát, làm dịu họng?

Đau họng Covid khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe. Biết nên uống gì, ăn gì trong giai đoạn này có thể hỗ trợ bạn giảm đau họng, nhanh chóng phục hồi. Vậy, đau họng covid nên uống gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Mục lụcVai trò của dinh dưỡng với người bệnh đau họng CovidĐau họng Covid nên uống gì để giảm đau rát?Uống nước ấmTrà bạc hàNước chanh tươiNước gừngNước mật ongNước ép lá diếp cáNước lá húng chanhNước lá tía tôTrà quếTrà cam thảoF0 bị đau họng Covid không nên uống gì?Đồ uống có cồnĐồ uống lạnhCà phêĐồ uống chứa nhiều đườngHeviho – Giải pháp giảm đau họng Covid từ Viện Hàn Lâm Vai trò của dinh dưỡng với người bệnh đau họng Covid Đau họng là triệu chứng phổ biến ở người bệnh Covid – 19, có thể gặp ở mọi đối tượng. Theo thống kê, số người gặp triệu chứng này có thể lên tới 90%. Các nhà khoa học đã chỉ ra, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết có thể giúp người bệnh giảm bớt khó chịu, cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ hồi phục sức khỏe sau khi mắc các bệnh lý đường hô hấp như Covid – 19. Ngược lại nếu bạn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, hay ăn uống không khoa học, lành mạnh, sức đề kháng của cơ thể sẽ bị suy giảm, tình trạng đau họng Covid có thể diến biến nặng nề và phức tạp hơn, thời gian hồi phục cũng lâu hơn. Bộ Y tế khuyến cáo, người bệnh đau họng Covid cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như: vitamin, khoáng chất, chất xơ, protein, nguyên tố vi lượng, chất chống oxy hóa… Nhờ chế độ ăn uống khoa học, phù hợp, tình trạng đau họng Covid sẽ giúp cơ thể đánh bại virus SARS – CoV – 2,  nhanh chóng kiểm soát tốt. Đau họng Covid nên uống gì để giảm đau rát? Để nhanh chóng cải thiện triệu chứng đau họng Covid, hỗ trợ hồi phục tổn thương niêm mạc họng, người bệnh có thể tham khảo một vài loại thức uống sau đây: Uống nước ấm Nước ấm là cái tên đứng đầu danh mục các loại thức uống nên dùng khi đang bị đau họng Covid. Bởi lẽ, theo các chuyên gia, trong giai đoạn này, nước ấm đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho F0. Cụ thể, nước ấm có khả năng làm dịu cổ họng, cung cấp độ ẩm giảm khô rát, làm loãng đờm nhầy để hỗ trợ cơ thể tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn, tránh gây kích ứng họng. Bên cạnh đó, cơ thể được cung cấp đủ nước cũng giúp hoạt động tăng sinh, tái tạo tế bào diễn ra tốt hơn. Bởi vậy, khi đang gặp tình trạng đau họng Covid, điều bạn cần làm là uống đủ 1,5 – 2 lít nước ấm mỗi ngày, đặc biệt mỗi khi bị đau họng bạn nhé! Trà bạc hà Lá bạc hà có chứa nhiều hoạt chất tốt, giúp kháng viêm, giảm đau và làm dịu niêm mạc họng. Tiêu biểu là tinh dầu Menthol trong lá bạc hà giúp long đờm, ngăn ngừa phản ứng ho gây đau rát họng. Nếu như đang phân vân chưa biết đau họng covid nên uống gì thì bạn có thể thử sử dụng trà bạc hà nhé. Cách làm rất đơn giản như sau: Chuẩn bị một nắm lá bạc hà tươi, đem rửa sạch với nước muối loãng rồi để cho ráo nước. Vò nát lá bạc hà rồi cho vào bình cùng 200ml nước sôi, hãm trong khoảng 15 – 20 phút. Dùng để uống hằng ngày, đặc biệt vào các buổi sáng sẽ giúp cổ họng thấy dễ chịu hơn, tăng cường hiệu quả giảm đau rát họng, ho do covid. Nước chanh tươi Nếu như đang gặp triệu chứng đau rát họng kèm theo có đờm nhầy trong cổ họng, bạn có thể thử dùng nước chanh tươi. Quả chanh rất giàu acid citric có tác dụng phá vỡ cấu trúc đờm nhầy, giúp cơ thể tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, tinh dầu chanh cũng là hoạt chất tốt, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế tác nhân gây đau rát họng. Hàm lượng vitamin C cao trong quả chanh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Bạn có thể pha nước chanh tươi uống hằng ngày theo cách sau: Chanh tươi cắt đôi, vắt lấy nước cốt, bỏ hạt. Thêm vào ly khoảng 300ml nước ấm rồi khuấy đều và uống trực tiếp (Không nên pha nước quá nóng do có thể làm ảnh hưởng đến hoạt chất trong quả chanh). Bạn có thể thêm một chút mật ong hoặc đường phèn cho dễ uống. Bạn có thể uống 1 – 2 ly nước chanh ấm mỗi ngày giúp giảm đờm, đau họng covid hiệu quả. Nước gừng Gừng tươi vẫn luôn được biết đến là loại thảo dược có vị cay, tính ấm, giúp chống viêm, tiêu diệt tác nhân gây hại có trong đường hô hấp. Gừng tươi rất giàu hoạt chất Gingerol và các tinh dầu gừng có tác dụng giảm sưng viêm, giảm đau rát họng, cắt cơn ho nên rất phù hợp với người bệnh đau họng Covid. Bên cạnh đó, gừng tươi còn có hoạt tính tương tự như các Histamin nội sinh, giúp ngăn ngừa phản ứng viêm, dị ứng ở đường hô hấp. Cách thực hiện như sau: Gừng tươi đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, sau đó cắt thành những lát mỏng hoặc giã nhuyễn. Cho gừng vào bình cùng nước sôi và hãm trong khoảng 15 phút. Mỗi lần uống, bạn đổ ra cốc, có thể pha cùng một chút mật ong và uống khi còn ấm để giảm đau rát họng. Bạn nên dùng 2 – 3 ly trà gừng ấm mỗi ngày, giúp nhanh chóng kiểm soát tình trạng đau họng Covid. Nước mật ong Một trong những thức uống giảm đau họng được nhiều người bệnh áp dụng tại nhà là nước mật ong. Mật ong vẫn luôn được biết đến với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa tốt. Bên cạnh đó, mật ong còn rất giàu chất khoáng, vitamin cũng như các chất dinh dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhanh chóng đẩy lùi virus gây bệnh. Với cách này, bạn có thể ngậm 1 thìa mật ong trong miệng rồi nuốt từ từ, hoặc pha mật ong cùng nước ấm để uống 2 lần, sáng và tối mỗi ngày. Nước ép lá diếp cá Một trong những thức uống giúp giảm đau họng Covid mà ít người biết đến là nước ép rau diếp cá. Theo y học cổ truyền, lá diếp cá là loại rau có vị chua, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu đờm, giải độc, làm dịu và giảm đau. Nghiên cứu của khoa học hiện đại cũng đã tìm ra trong lá diếp cá có chứa hoạt chất Decanoyl acetaldehyde – được coi là chất kháng sinh thực vật có đặc tính chống viêm, sát khuẩn, ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Nhờ những tác dụng này, rau diếp cá đem lại tác dụng giảm đau họng Covid khá tốt. Bạn có thể tham khảo cách làm nước ép rau diếp cá theo các bước dưới đây: Rau diếp cá đem rửa sạch với nước muối loãng cho sạch bụi bẩn. Cắt nhỏ rau diếp cá rồi đem xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt chia ra uống nhiều lần mỗi ngày. Nước lá húng chanh Lá húng chanh vẫn luôn được biết đến là loại thảo dược có rất nhiều tác dụng tốt trong việc kiểm soát các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp. Đông y quan niệm, lá húng chanh có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, làm dịu họng. Hoạt chất trong lá húng chanh được coi là vị thuốc kháng sinh thực vật có tác dụng tiêu diệt tác nhân gây viêm, nhờ vậy giúp giảm đau họng Covid và phòng tái phát khá hiệu quả. Bạn có thể thực hiện cách này như sau: Chuẩn bị lá húng chanh tươi đem rửa sạch với nước muối loãng, cắt nhỏ. Cho lá húng chanh vào bát cùng một ít đường phèn hoặc mật ong rồi đem chưng cách thủy trong khoảng 10 phút. Chắt lấy phần nước để uống. Phần bã lá dư có thể ngậm nuốt cùng với nước. Bạn nên áp dụng cách này 2 lần mỗi ngày. Nước lá tía tô Lá tía tô có vị cay, tính ấm. Dân gian dùng lá tía tô để giảm đau rát họng, ho, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh lý về đường hô hấp, bao gồm cả Covid – 19. Tác dụng của lá tía tô trong việc kháng lại virus Corona đã được khoa học chứng minh. Kết quả cho thấy, dịch chiết từ lá tía tô trong việc ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2 theo nhiều cách khác nhau. Hoạt chất glycoprotein trong lá tía tô có tác dụng giảm các phản ứng dị ứng, nhờ vậy giúp giảm triệu chứng đau rát họng, sưng viêm hay nuốt vướng cổ họng. Bạn có thể áp dụng cách này theo các bước sau: Chuẩn bị lá tía tô tươi đem rửa sạch với nước muối loãng, cắt nhỏ. Cho vào máy xay sinh tố cùng với một ít muối hạt và nước lọc, xay nhuyễn. Lọc lấy nước chia ra uống nhiều lần trong ngày. Trà quế Trong Đông y, quế là vị thuốc có vị cay, tính ấm, mùi thơm nồng. Quế có chứa tinh dầu Cinnamaldehyde có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm ấm cổ họng, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở niêm mạc họng. Đồng thời, trà quế cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Cách pha trà quế rất đơn giản như sau: Chuẩn bị một nhánh gừng tươi đem cạo bỏ vỏ, rửa sạch với nước muối loãng, đập dập rồi đem đun sôi với nước. Sau khi nước gừng sôi thì thêm một nhánh quế hoặc bột quế và đun tiếp trong 10 phút. Tắt bếp, để cho nước nguội bớt rồi thêm mật ong vào khuấy đều. Trà quế chia ra uống 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng đau họng Covid. Lưu ý: Trà quế không thích hợp cho người bị nóng trong, trẻ nhỏ hay phụ nữ có thai. Trà cam thảo Cam thảo là vị thuốc Đông y có tính bình, vị ngọt, lợi về các kinh tâm, phế, tì, thận. Cam thảo có công hiệu thanh nhiệt giải độc, giảm ho, sưng đau họng nên thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y trị các bệnh lý viêm đường hô hấp. Theo các nghiên cứu hiện đại, cam thảo chứa nhiều hoạt chất quý như axit glycyrrhizic có tác dụng chống viêm nhiễm, chống dị ứng, giảm đau rát hiệu quả. Vì vậy, khi bị đau họng Covid, bạn có thể tìm đến trà cam thảo để giảm đau rát, khó chịu: Chuẩn bị cam thảo, liên diệp, đem rửa sạch với nước. Cho vào ấm, hãm cùng nước sôi nóng trong khoảng 10 phút. Dùng thay trà hằng ngày. ☛ Đọc thêm: Làm gì khi bị đau họng nuốt vướng Covid? F0 bị đau họng Covid không nên uống gì? Ngoài những thức uống có lợi cho sức khỏe trên đây, F0 cũng cần hạn chế một số đồ uống có thể làm tình trạng đau rát họng nghiêm trọng hơn. Đó là: Đồ uống có cồn Một số đồ uống chứa cồn như bia, rượu là tác nhân gây tình trạng kích ứng niêm mạc họng, khiến tình trạng đau họng Covid kéo dài và diễn biến nghiêm trọng hơn. Chúng còn kích thích các mô tại họng tiết ra nhiều chất nhầy bít tắc đường hô hấp, gây phản xạ ho và khiến người bệnh cảm thấy khó thở hơn. Không chỉ vậy, đồ uống có cồn còn làm giảm chức năng đề kháng của cơ thể, khiến Covid càng có điều kiện tồn tại và gây hại đối với sức khỏe của F0. Vậy nên, trong giai đoạn này, bạn cần hạn chế tối đa sử dụng các loại thức uống có cồn nhé! Đồ uống lạnh Khi đang bị đau họng, uống đồ uống lạnh có thể làm tê liệt dây thần kinh cảm giác, gây giảm cơn đau rát tạm thời. Tuy nhiên, tác dụng này không kéo dài lâu. Thậm chí sử dụng đồ uống lạnh còn làm kích ứng niêm mạc họng, khiến chúng bị sưng tấy, phù nề nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nước lạnh cũng làm giảm thân nhiệt, tạo điều kiện cho virus Corona phát triển tốt hơn, khiến Covid – 19 kéo dài dai dẳng khó điều trị. Bởi vậy, bạn nên uống nhiều nước ấm thay vì các loại đồ uống lạnh trong giai đoạn này. Cà phê Cà phê là thức uống ưa thích của nhiều người. Nhưng trong thời gian bị đau họng Covid – 19, bạn nên hạn chế sử dụng loại đồ uống này. Trong cà phê có chứa nhiều Cafein gây kích ứng cổ họng, có thể làm cho tình trạng sưng viêm, đau rát trở nên nghiêm trọng hơn. Đây cũng là chất làm kích thích phản xạ ho, khiến F0 cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nhiều hơn. Đồ uống chứa nhiều đường Một loại đồ uống khác mà F0 cũng cần hạn chế là đồ uống chứa nhiều đường. Khi uống các thức uống có nhiều đường như nước ngọt, siro, đường có thể bám vào niêm mạc họng, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển. Đặc biệt với người bệnh Covid – 19, sức đề kháng của cơ thể đang bị suy giảm, điều này có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, làm cho các triệu chứng đau họng, ho, sốt… diễn biến phức tạp hơn. Heviho – Giải pháp giảm đau họng Covid từ Viện Hàn Lâm Nếu như bạn đang tìm kiếm một giải pháp giảm đau họng Covid an toàn, hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên thì Heviho chính là cái tên mà bạn không nên bỏ qua. Đây là sản phẩm được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và được sản xuất trong dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại, đạt chuẩn GMP – WHO của Công ty Dược phẩm Thái Minh. Sản phẩm Heviho có chứa các thành phần có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên như: Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo. Đặc biệt là thành phần S3 – ELEBOSIN được chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (Số 1 – 0013855). Theo nghiên cứu, S3 – ELEBOSIN có tác dụng làm giảm 50% thể tích khối viêm chỉ sau 24h đầu sử dụng sản phẩm, tương đương với hiệu quả của Indomethacin trong tân dược. Sản phẩm có công dụng: Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, có đờm, nuốt vướng cổ họng. Chứa S3 – ELEBOSIN từ Sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, ngăn ngừa Covid – 19 tái phát hiệu quả. Khi sử dụng sản phẩm Heviho, bạn cũng không cần sử dụng thêm kháng sinh, nhờ đó giảm được tối đa nguy cơ gặp các tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc. Đặc biệt Heviho có 2 dạng chế phẩm: viên uống tiện lợi cho người lớn và siro thơm ngọt cho trẻ nhỏ, giúp chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà) Trên đây là tổng hợp thông tin về các loại thức uống tốt cho người bệnh đau họng Covid. Nếu còn bất kì thắc mắc nào hoặc muốn tư vấn chi tiết về sản phẩm Heviho, bạn hãy gọi về tổng đài miễn cước 1800.1208  để được các chuyên gia tư vấn giải đáp. Tài liệu tham khảo: https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/11-thuc-pham-va-o-uong-giup-lam-diu-cac-trieu-chung-covid-19 https://soyte.binhduong.gov.vn/Lists/giaoducsuckhoe/DispForm.aspx?ID=90&dau-hong-uong-gi.html https://www.everydayhealth.com/diet-nutrition/foods-and-drinks-to-help-soothe-covid-19-symptoms/ Chia sẻ14

Viêm phế quản cấp j20 là bệnh gì? - Tìm hiểu ngay

Viêm phế quản cấp j20 là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp nhất khi thời tiết giao mùa hoặc chuyển lạnh. Vậy viêm phế quản cấp j20 là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lụcViêm phế quản cấp j20 là bệnh gì?Triệu chứng viêm phế quản cấp j20Trẻ nhỏNgười lớnNguyên nhân nào gây viêm phế quản cấp j20?Viêm phế quản cấp j20 có nguy hiểm không?Viêm phế quản cấp j20 có lây không?Khi nào cần gặp bác sĩ?Điều trị viêm phế quản cấp j20Sử dụng thuốcPhương pháp dân gianCách phòng ngừa viêm phế quản cấp j20Heviho – hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp Viêm phế quản cấp j20 là bệnh gì? J20 là kí hiệu đại diện cho Bệnh lý về phế quản cấp, thuộc bảng mã ICD – là bảng mã phân loại quốc tế về bệnh tật. Đây là một nền tảng phân loại bệnh tật, thương tích và các nguyên nhân tử vong do Tổ chức Y tế Thế giới ban hành, tạo nên ngôn ngữ chung giúp các chuyên gia y tế chia sẻ thông tin về sức khỏe trên toàn thế giới. Viêm phế quản cấp j20 hay thể cấp tính là tình trạng sưng viêm, tổn thương ở niêm mạc ống phế quản. Điều này dẫn đến những cơn ho dai dẳng, ống niêm mạc bị sưng viêm nên thu hẹp lại gây khó thở và làm tăng tiết dịch. Bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào dù là người lớn hay trẻ nhỏ, tuy nhiên tỉ lệ trẻ em mắc bệnh chiếm đa số. Viêm phế quản cấp j20 có thể điều trị khỏi hoàn toàn sau khoảng 7-10 ngày và không để lại biến chứng. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời thì bệnh dễ chuyển biến nặng, từ đó rất khó điều trị dứt điểm. ☛ Xem thêm : Bệnh viêm phế quản cấp là gì? Triệu chứng viêm phế quản cấp j20 Trẻ nhỏ Viêm phế quản cấp j20 ở trẻ nhỏ thường khó xác định và dễ xảy ra biến chứng. Vì thế cha mẹ có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau: Hắt hơi nhiều. Sốt. Chảy nước mũi. Có nhiều dịch nhầy trong cổ họng. Thở khó hoặc thở khò khè. Ho khan, ho có đờm. Trẻ quấy khóc, chán ăn, bỏ bú. Với trường hợp nặng hơn thì sốt trên 40 độ, có dịch vàng và xanh ở mũi kèm đờm đặc, co giật, hôn mê. Người lớn Đối với người lớn, các triệu chứng dễ nhận biết hơn như: Hắt hơi, chảy nước mũi, đau đầu, đau mỏi người (các dấu hiệu này thường bị nhẫm lẫn với cảm cúm, cảm lạnh). Ho khan, ho có đờm, các cơn ho dai dẳng từ 10 ngày đến 3 tuần. Người mệt mỏi, chán ăn. Giảm cân không rõ lý do. Tức ngực. Ho ra máu. Khó thở mỗi khi vận động mạnh. Vàng da, ớn lạnh. Sốt cao trên 38 độ. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triệu chứng viêm phế quản cấp không nên bỏ qua! Nguyên nhân nào gây viêm phế quản cấp j20? Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp j20, trong đó có những yếu tố gây bệnh chủ yếu phải kể đến như: Vi khuẩn, virus: Chiếm đến 95% tổng số các trường hợp nhiễm bệnh. Virus thường thấy nhất là virus cúm, á cúm, các Rhinovirus, Coronavirus… Vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae, Bordetella ho gà và Chlamydia pneumoniae. Thời tiết: Sự thay đổi của thời tiết, không khí lạnh khiến cho những người có sức đề kháng kém khó thích ứng rất dễ mắc bệnh. Môi trường: Bệnh nhân tiếp xúc với nhiều khói bụi, hóa chất, môi trường ô nhiễm,… trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Thuốc lá: Hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc là là nguy cơ hàng đầu dẫn đến viêm phế quản cấp. Trào ngược dạ dày thực quản: Những người mắc bệnh này cũng thường xuyên bị do cổ họng bị kích ứng. Tuổi tác: Người cao tuổi trên 50 tuổi, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là những đối tượng thường dễ gặp nhất. Viêm phế quản cấp j20 có nguy hiểm không? Viêm phế quản cấp j20 không quá nguy hiểm và có thể khỏi sau khoảng 1-2 tuần khi được điều trị đúng cách. Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh của từng người thì quá trình hồi phục sẽ khác nhau, người lớn và trẻ nhỏ sẽ cần nhiều thời gian để cơ thể bình phục so với người trưởng thành. Với trường hợp người bệnh mắc viêm phế quản do hút thuốc lá, sức đề kháng yếu thì cần phải theo dõi chặt chẽ, tránh bệnh chuyển biến xấu và gây ra nhiều biến chứng. Bệnh có thể chuyển biến thành viêm phế quản mãn tính rất khó điều trị dứt điểm. Một số biến chứng nguy hiểm được kể đến như: nhiễm trùng hô hấp, viêm phổi, suy hô hấp… ☛ Tham khảo tại: Giải đáp – Viêm phế quản có nguy hiểm không? Viêm phế quản cấp j20 có lây không? Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus gây ra nên khả năng lây lan khá cao. Tình trạng nhiễm trùng có thể lây trực tiếp từ người sang người qua đường giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện,… Bệnh sẽ tiến triển theo 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 (ủ bệnh): Trong thời gian đầu tiếp xúc với mầm bệnh, các tác nhân gây hại sẽ lây qua giọt bắn khi nói chuyện, hắt hơi,… Trong khoảng 1-3 ngày đầu, người bệnh không xuất hiện các triệu chứng bất thường nhưng khả năng lây nhiễm khá cao. Giai đoạn 2 (viêm hô hấp): Người bệnh xuất hiện những triệu chứng như sổ mũi, ho, đau họng, sốt,… Lúc này các tác nhân gây hại sẽ phát tán qua ngoài môi trường qua dịch mũi, đờm, nước bọt của bệnh nhân. Để ngăn chặn quá trình lây nhiễm, bệnh nhân cần phải đeo khẩu trang để tránh nguy cơ lây lan. Giai đoạn 3 (viêm phế quản cấp): Người bệnh có triệu chứng ho khan, ho có đờm, đờm có lúc nào vàng hoặc xanh. Người bệnh cần phải tránh tiếp xúc với những người xung quanh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Giai đoạn 4 (phục hồi): Các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần và khỏi hoàn toàn từ 7-10 ngày. Tuy bệnh đang chuyển sang giai đoạn hồi phục nhưng khả năng lây lan vẫn còn nên người bệnh cần thận trọng. Khi nào cần gặp bác sĩ? Người mắc viêm phế quản cấp j20 có thể cải thiện và khỏi bệnh trong khoảng 7-10 ngày. Thế nhưng có một số trường hợp, bệnh diễn biến nặng, nhiễm thêm các vi trùng khác hoặc thấy xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì người bệnh cần đến bệnh viện ngay lập tức. Tình trạng ho dai dẳng, không giảm mà có dấu hiệu nặng hơn. Khó thở, thở nhanh, khò khè, thở co kéo rút lõm lồng ngực. Ho có đờm, đờm có màu xanh, nâu, trắng đục,… Sốt cao không thuyên giảm. Những người mắc bệnh mãn tính về tim mạch và đường hô hấp: suy tim, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính. Người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên đến thăm khám sớm nhất nếu nghi ngờ mình mắc viêm phế quản j20. Điều trị viêm phế quản cấp j20 Sử dụng thuốc Tùy vào nguyên nhân gây bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Sử dụng thuốc để điều trị viêm phế quản cấp j20 là các nhanh nhất để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Một số nhóm thuốc được sử dụng để điều trị viêm phế cấp như: Kháng sinh: Được dùng trường hợp mắc viêm phế quản cấp do vi khuẩn gây ra. Trong một vài trường hợp có người bệnh có nguy cơ bị viêm phổi cao thì cũng được bác sĩ kê đơn kháng sinh để ngăn ngừa bệnh tiến triển. Thuốc chống viêm dạng uống hoặc hít: Thuốc được sử dụng với những người bệnh có phản ứng mẫn cảm với dị nguyên, cơ địa dị ứng có bệnh nền như viêm da cơ địa, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… giúp bệnh nhân dễ thở hơn. Thuốc long đờm: Thuốc điều trị triệu chứng, giúp người bệnh dễ dàng tống đờm ra khỏi cơ thể. Thuốc giảm ho: Thuốc có tác dụng giảm ho, ức chế trung tâm phản xạ gây ho. Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc sai liều lượng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe.  ☛ Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc chữa viêm phế quản thường dùng Phương pháp dân gian Phương pháp dân gian giúp làm giảm triệu chứng viêm phế quản cấp, hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi. Cách này sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên có khả năng chống viêm, sát khuẩn, giúp nâng cao sức khỏe và ngăn bệnh tái phát. Lá trầu không: Lá trầu không có chứa hoạt chất phenolic cùng với tinh dầu có khả năng diệt các vi khuẩn gây viêm phế quản. Không những vậy lá trầu không còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, trị ho, tiêu đờm nên thường được dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp. Lá trầu không đem đi xay nhuyễn sau đó chắt lấy nước cốt uống hàng ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm. Lá diếp cá: Lá diếp cá có tác dụng giảm sưng, tiêu mủ, long đờm, giảm ho nên được nhiều  sử dụng để chữa các bệnh về đường hô hấp trong đó có viêm phế quản. Xay nhuyễn 150g rau diếp các với 20g muối tinh rồi chắt lấy nước. Chia nước cốt thành 2 phần bằng nhau rồi uống hết trong ngày. Gừng tươi: Trong thành phần của gừng có chứa hợp chất gingerol giúp kháng viêm, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, chống oxy hóa, làm giảm các cơn ho, làm dịu họng nhanh chóng. Chữa viêm phế quản bằng gừng là cách được nhiều người áp dụng khi mắc viêm phế quản cấp. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi cho vào bình hãm lấy nước uống. ☛ Xem chi tiết tại: Top 7 bài thuốc nam trị viêm phế quản đơn giản, hiệu quả Cách phòng ngừa viêm phế quản cấp j20 Không có cách nào để ngăn chặn hoàn toàn viêm phế quản cấp. Tuy nhiên để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thì cần phải lưu ý một số vấn đề sau: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bỏ thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá. Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi,… Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Hạn chế ăn những thực phẩm lạnh, nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có chứa gas, cồn, cafein,… Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để để nâng cao sức khỏe. Điều trị dứt điểm các bệnh về đường hô hấp. Tiêm vacxin phòng chống viêm phổi, cúm, ho gà,… Heviho – hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp Heviho là sản phẩm từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với thành phần S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). Heviho dùng tốt cho người bị viêm đường hô hấp nói chung và viêm phế quản nói riêng bởi những lý do sau: 1. Heviho là sản phẩm duy nhất chứa chất kháng viêm thực vật S3-Elebosin được Bộ khoa học cấp bằng sáng chế. Với tác dụng làm giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu, Heviho tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng của quá trình viêm như đau rát họng, ho. 2. Thành phần chiết xuất 100% nguồn gốc thảo dược: Heviho có ưu điểm hơn các phương pháp sử dụng thuốc tân dược ở chỗ không tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài. Hơn nữa Heviho vẫn mang lại hiệu quả cao trong việc chống viêm, giảm đau rát vùng hầu – họng, làm loãng đờm, tống đờm ra khỏi cơ thể, giảm phản xạ ho. 3. Heviho có nguồn gốc uy tín, được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, sản xuất bởi nhà máy đạt chuẩn GMP và có dây chuyền hiện đại vào bậc nhất cả nước tại Công ty Cổ phần Công nghệ cao Thái Minh (Thái Minh Hitech) BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY Chia sẻ14

Loading...