Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà
Sử dụng lá trầu không để chữa viêm phế quản mãn tính là phương pháp dân gian an toàn, lành tính, giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Thế nhưng để chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu như thế nào thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số cách chữa mà bạn có thể tham khảo.
Mục lục
Dùng lá trầu không chữa viêm phế quản mãn tính có hiệu quả?
Trầu không (còn có tên khác là thược tương), đây là cây thân leo rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Lá trầu không có đầu thuôn nhọn, gần giống hình trái tim, dài khoảng 4-9 cm. Loại lá này thường được dùng trong tục lệ têm trầu, ăn cùng với cau và vôi. Bên cạnh đó, lá trầu không còn là một vị thuốc nam được dùng nhiều để chữa các bệnh lý về đường hô hấp (trong đó có viêm phế quản mãn tính).
Theo Đông y, lá trầu không có vị cay, tính ấm, mùi rất thơm, có tác dụng tán hàn, chỉ thống, khu phong, hành khí, hóa đờm, trị ho, giảm ngứa rát. Nhờ vị cay, tính nóng ấm mà còn có khả năng sát khuẩn, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, cải thiện được triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản,… Ngoài ra, lá trầu không còn hay được dùng để chữa các bệnh ngoài da rất hiệu quả.
Còn theo y học hiện đại, trong lá trầu không có chứa khoảng 0,8 – 2,4% một lượng tinh dầu có tác dụng làm giảm ho khan, ho có đờm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt nhẹ,… Hơn thế nữa, trong thành phần của lá trầu không còn có nhiều hoạt chất giúp hỗ trợ điều trị viêm phế quản như:
- Hai hoạt chất Chavicol và Betel đóng vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, virus như: liên cầu khuẩn, song cầu, tụ cầu, E.coli,… từ đó làm lành các tổn thương và viêm nhiễm ở phế quản.
- Các hoạt chất Eugenol, Tanin, Cineol có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa giúp làm giảm đi lượng đờm ở đường hô hấp.
- Cùng với đó là các axit amin, vitamin, cineol, estragol,… giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Với những công dụng trên, lá trầu không có hiệu quả đối với người bị viêm phế quản mãn tính, giúp cải thiện triệu chứng của bệnh.
Các cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để chữa tại nhà.
Dùng lá trầu không và muối
Đây là cách đơn giản và dễ làm nhất mà ai cũng có thể áp dụng được. Muối có tính kháng viêm, sát khuẩn nên được dùng để làm sạch niêm mạc họng, niêm mạc phế quản. Kết hợp hai nguyên liệu này với nhau sẽ tiêu diệt được vi khuẩn, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
Cách làm như sau:
- Lấy 1 nắm lá trầu không đem đi rửa sạch, để ráo nước (nên chọn lá tươi, có màu sẫm, không héo, không hư hỏng).
- Đem lá trầu không đi xay nhuyễn cùng với một chút muối tinh.
- Lọc bỏ bã, lấy nước cốt chia ra các phần bằng nhau uống hết trong ngày.
- Áp dụng cách này thường xuyên sẽ thấy triệu chứng bệnh giảm rõ rệt.
Nghệ và lá trầu không
Trong thành phần của nghệ có chứa hoạt chất Curcumin có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh. Khi kết hợp hai dược liệu sẽ mang lại hiệu quả trong việc giảm ho, tiêu viêm.
Cách làm như sau:
- Lá trầu không đem đi rửa sạch, để ráo nước. Nghệ cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
- Đem 2 nguyên liệu trên đi giã nát, sau đó cho vào bình và đổ khoảng 250ml nước sôi, khuấy đều.
- Hãm trong khoảng 20 phút rồi lọc lấy phần nước, bỏ bã.
- Chia nước thành nhiều phần bằng nhau uống trong ngày.
Kết hợp lá trầu không với gừng
Gừng có vị cay, tính ấm, được dùng kết hợp trong các bài thuốc chữa ho khan, viêm họng, viêm phế quản,…. cải thiện triệu chứng như ớn lạnh, tức ngực, thở khò khè, mệt mỏi.
Cách làm như sau:
- Lấy khoảng 10 lá trầu không già, không héo, không hư hỏng đem đi rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ.
- Gừng dùng 1-2 củ đem đi cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi.
- Cho 2 nguyên liệu trên vào cối, giã nát.
- Cho hỗn hợp vào cốc, đổ nước sôi vào rồi khuấy nhẹ và đậy nắp lại khoảng 5 phút.
- Sau đó lọc bỏ bã, lấy nước cốt để uống trong ngày.
- Có thể kết hợp 1-2 thìa mật ong để dễ uống hơn. Thực hiện cách này kiên trì sẽ thấy hiệu quả.
Lá trầu không với củ nén
Củ nén hay còn gọi là hành tăm có vị cay, mùi hăng nồng, tính nóng, được dùng để tiêu đờm, tán hàn, hỗ trợ hạ sốt, ớn lạnh. Ngoài ra, chúng còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, nên được dùng kết hợp với lá trầu không để chữa viêm phế quản cấp và mãn tính.
Cách làm như sau:
- Chuẩn bị khoảng 2-4 củ nén, 10g lá trầu không.
- Lá trầu không rửa sạch, để ráo nước. Củ nén bóc vỏ, rửa sạch, thái thành lát mỏng.
- Đem các nguyên liệu trên đi xay nhuyễn rồi đổ thêm nước sôi vào.
- Khuấy nhẹ, lọc bỏ phần bã, chỉ lấy nước cốt để sử dụng trong ngày.
- Áp dụng cách này khoảng 2-3 lần/ ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng.
Chú ý: Không nên dùng chung củ nén và mật ong với nhau bởi có thể gây ngộ độc, tiêu chảy,…
Dùng lá trầu không với nhục đậu khấu, đinh hương
Kết hợp lá trầu không, đinh hương, nhục đậu khấu là bài thuốc tốt để giảm ho, tiêu đờm, mang lại khả năng kháng khuẩn chống viêm niêm mạc phế quản. Trong nụ đinh hương có chứa hàm lượng tinh dầu cao (80% eugenol) có tính kháng khuẩn mạnh, còn trong nhục đậu khấu có axit myristic giúp ức chế vi khuẩn gây các bệnh về đường hô hấp.
Cách làm như sau:
- Chuẩn bị: lá trầu không (10 lá), nụ đinh hương (5g), nhục đậu khấu (6g), nước lọc.
- Đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 10-15 phút, rồi vớt ra để ráo nước.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm khoảng 300ml nước lọc rồi đun sôi trong 10 phút, tắt bếp.
- Để cho nước nguội bớt, chắt lấy nước chia làm 3 phần bằng nhau và sử dụng trong ngày.
Mật ong và lá trầu không
Mật ong được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt cho sức khỏe con người. Mật ong có công dụng kháng viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó, vitamin và khoáng chất có trong mật ong giúp nâng cao sức đề kháng để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó kết hợp lá trầu không với mật ong cũng là một phương pháp dân gian dùng cho viêm phế quản mãn tính.
Cách làm như sau:
- Rửa sạch là trầu không, để ráo nước rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng với 1 chút nước.
- Lọc lấy nước cốt, bỏ bã rồi cho thêm 1 chút mật ong vào khuấy đều.
- Uống từ 2-3 lần/ sau ăn và nên kiên trì thực hiện sẽ thấy triệu chứng giảm rõ rệt.
Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa viêm phế quản mãn tính
Lá trầu không là dược liệu khá lành tính nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Những đối tượng dưới đây không nên chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không như:
- Phụ nữ có thai không nên sử dụng bởi có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
- Không sử dụng cho trẻ nhỏ bởi có thể gây ngộ độc.
- Người có hệ tiêu hóa kém, người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý về dạ dày (viêm dạ dày, viêm xung huyết dạ dày, viêm loét dạ dày,…).
- Đối với những người đang mắc các bệnh lý nguy hiểm khác hoặc đang uống các thuốc Tây y thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
- Trong thời gian sử dụng, nếu thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường như choáng váng, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, hạ đường huyết,… thì nên dừng lại và đến cơ sở y tế để thăm khám.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và sử dụng bài thuốc phát huy được tối đa hiệu quả thì người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên chọn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng lá trầu không già, sẫm màu, không héo, không hư hỏng, được hái trong ngày.
- Trước khi sử dụng cần phải rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ hết tạp chất và vi khuẩn bám trên lá.
- Nên sử dụng hết các bài thuốc trong ngày, không để qua đêm vì có thể bị thiu, chua và mất hết tác dụng của bài thuốc.
- Chỉ nên sử dụng thuốc theo một khung giờ cố định hàng ngày và kiên trì thực hiện để phát huy được hiệu quả nhất.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt nghỉ ngơi khoa học để sức khỏe được cải thiện.
Heviho – giải pháp hiệu quả cho người bị viêm phế quản
Bên cạnh việc sử dụng lá trầu không để chữa viêm phế quản, người bệnh có thể tham khảo Heviho để làm giảm viêm, hỗ trợ cải thiện triệu chứng và đẩy nhanh quá trình điều trị.
Sản phẩm Heviho có thành phần là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng như: S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… Trong đó, thành phần S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855).
Theo nghiên cứu, S3 – Elebosin được chiết xuất từ Sâm đại hành có tác dụng làm giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu. Tương đương với hiệu quả của Indomethacin trong tân dược. Sản phẩm có công dụng:
- Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
- Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
- Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Sản phẩm không chỉ giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus chính vì vậy người bệnh không cần dùng kháng sinh. Từ đó giúp trị dứt điểm các triệu chứng của viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng trong đó có viêm phế quản.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà)
Mong rằng qua bài viết trên đã giúp bạn biết thêm được nhiều cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không. Ngoài ra, nếu còn điều gì thắc mắc hoặc muốn tư vấn về Heviho, hãy gọi về tổng đài miễn cước 1800.1208 để được chuyên gia giải đáp.