Triệu chứng viêm phế quản cấp - bạn không nên bỏ qua!
Viêm phế quản là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Thế nhưng người bệnh hay chủ quan bởi các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết được triệu chứng của viêm phế quản cấp, từ đó đưa ra được hướng điều trị kịp thời.
Mục lục
Thế nào là viêm phế quản cấp?
Viêm phế quản cấp là tình trạng ống phế quản bị sưng viêm do virus tấn công vào niêm mạc phế quản. Khi đó, các dịch nhầy sẽ xuất hiện gây cản trở đường thở cho người bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ ai, dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Thế nhưng hầu hết bệnh đều tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày và không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Các nguyên nhân gây viêm phế quản cấp chủ yếu là do virus, vi khuẩn gây nên. Một số loại virus thường gặp như: Adenovirus, Virus cúm A và B, Rhinovirus,… hoặc vi khuẩn như: Mycoplasma, Chlamydia,… Bệnh thường gặp ở thời điểm giao mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Ngoài ra cũng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản cấp như: sức đề kháng kém, người hay hút thuốc lá, người bị trào ngược dạ dày,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh viêm phế quản cấp là gì?
Nhận biết triệu chứng viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp tính thường phát triển từ 3-4 ngày sau khi người bệnh mắc cảm lạnh hoặc cảm cúm. Các triệu chứng của bệnh cũng phát triển theo từng giai đoạn khác nhau.
Triệu chứng thông thường
- Ho kéo dài: Người bệnh xuất hiện những cơn ho khan, ho có đờm. Những cơn ho này kéo dài kèm theo cảm giác đau tức ngực, chảy nước mũi.
- Khạc đờm: Đờm có thể là màu xanh, màu vàng hoặc trắng đục. Đây là biểu hiện để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh là do virus hoặc vi khuẩn.
- Sổ mũi, ngạt mũi: Hiện tượng này xuất hiện nhiều về đêm khi người bệnh nằm bởi niêm mạc họng bị phù nề gây bít tắc.
- Đau họng: Cổ họng người bệnh có thể sưng lên, ngứa, rát và đau khi nuốt.
- Thở khò khè: Ống phế quản bị thu hẹp lại do phù nề, sưng viêm nên không khí đi qua sẽ gây ra những tiếng khò khè.
- Sốt: Người bệnh có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ tùy vào tình trạng bệnh. Thế nhưng cũng có một số trường hợp không có triệu chứng này.
- Mệt mỏi: Cơ thể luôn có cảm giác uể oải, xanh xao, chán ăn làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm.
Triệu chứng qua từng giai đoạn bệnh
Triệu chứng viêm phế quản cấp khi ở giai đoạn đầu thường biểu hiện nhẹ nên người bệnh khá chủ quan. Thế nhưng vì vậy mà tình trạng bệnh có thể trở nặng dần và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Giai đoạn đầu
Các triệu chứng ở giai đoạn này thường kéo dài từ 3-4 ngày. Người bệnh sẽ có những biểu hiện điển hình như:
- Sốt 38-39 độ, có trường hợp sốt cao đến 40 độ.
- Người bệnh bị đau cơ, mệt mỏi, đau nhức lồng ngực và tăng lên khi bị ho.
- Các cơn ho khan xuất hiện về đêm, ho từng cơn, kéo dài.
- Có cảm giác rát bỏng ở xương ức, đau do ho liên tục.
- Khó thở, thở ran rít và ran ngáy.
Giai đoạn sau
Giai đoạn này bắt đầu từ khoảng 6-8 ngày, tuy các triệu chứng ở giai đoạn đầu đỡ cải thiện nhưng bệnh nhân vẫn có thể còn sốt. Kèm với đó là những dấu hiệu sau:
- Ho khan chuyển thành ho có đờm, đờm xanh/ vàng hoặc thậm chí là ho ra máu.
- Tiếng thở ở phổi có thể ran ngáy và ran ẩm, gõ không thấy vùng đục.
- Cảm giác đau rát bỏng ở xương ức cũng giảm dần.
- Vẫn còn biểu hiện khó thở nhẹ.
Các triệu chứng này thường kéo dài khoảng 4-5 ngày rồi đến ngày thứ 10 thì khỏi hẳn. Tuy nhiên ở một số trường hợp ho khan kéo dài sau nhiều tuần thì người bệnh cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tìm phương pháp điều trị dứt điểm.
Khi có triệu chứng viêm phế quản cấp cần làm gì?
Những triệu chứng viêm phế cấp thường không quá nghiêm trọng, chúng có thể tự thuyên giảm và khỏi hẳn sau khoảng 10 ngày. Thế nhưng người bệnh không nên chủ quan, bởi nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách thì bệnh sẽ chuyển biến thành mãn tính. Khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
Chính vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ mình bị viêm phế quản cấp, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để thăm khám. Quá trình điều trị diễn ra càng sớm thì khả năng hồi phục càng cao và hạn chế được những biến chứng nguy hiểm.
Khi thấy những biểu hiện dưới đây thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Tình trạng ho kéo dài làm mãi không thuyên giảm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Ho ra máu.
- Đờm đặc và sẫm màu hơn.
- Sốt cao không thuyên giảm.
- Đau ngực trầm trọng, khó thở cần phải gọi ngay cấp cứu.
☛ Xem thêm: Mắc viêm phế quản bao lâu thì khỏi bệnh?
Biện pháp cải thiện viêm phế quản cấp
Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để làm giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp.
Chăm sóc tại nhà
- Người bệnh nên uống nhiều nước ấm hoặc trà ấm để làm loãng đờm nhày, giúp tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn.
- Không nên hút thuốc lá, tránh xa khỏi những nơi có khói thuốc lá.
- Không tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ cá nhân với người đang mắc các bệnh về đường hô hấp.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, giao mùa.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với những nơi có môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
- Có thể dùng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí, giúp người bệnh dễ thở hơn.
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập.
- Tiêm phòng vắc-xin cúm, ho gà.
Phương pháp dân gian
Các biện pháp dân gian giúp làm giảm các triệu chứng do viêm phế quản gây ra. Phương pháp này dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ bởi các nguyên liệu đều từ thiên nhiên, an toàn, lành tính.
Trà gừng: Gừng có chứa hoạt chất gingerol có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế được các tác nhân gây hại rất tốt. Người bệnh chỉ cần một vài lát gừng cho vào cốc nước nóng, để ngâm khoảng 15 phút rồi uống khi nước còn ấm. Mỗi ngày uống trà gừng khoảng 2 lần sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng.
Mật ong: Mật ong có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu diệt virus vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra trong mật ong còn chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa viêm phế quản tái phát. Bạn trộn 1 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt chanh lại với nhau rồi uống vào 2 buổi sáng và tối. Áp dụng lâu dài sẽ thấy bệnh tiến triển rõ rệt.
Tỏi: Tỏi có chứa nhiều hàm lượng chất allicin có công dụng sát khuẩn, tiêu diệt virus, vi khuẩn, chống viêm hiệu quả. Bệnh nhân chỉ cần nhai khoảng 1-2 tép tỏi sống mỗi ngày sẽ cải thiện được triệu chứng.
☛ Tham khảo thêm: Chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam hiệu quả
Sử dụng thuốc
Tùy vào triệu chứng nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nhau như:
- Thuốc kháng viêm: Acetaminophen và Ibuprofen là hai loại thuốc thông dụng nhất, được dùng trong trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm nặng.
- Thuốc giãn phế quản: Thuốc được dùng để làm giảm các triệu chứng thở khò khè bằng cách khí dung.
- Thuốc loãng đờm: Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn như: Bromhexin, Acetylcystein, Carbocystein… dùng để làm loãng đờm, giúp người bệnh tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Người bệnh nên uống thật nhiều nước để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
- Thuốc kháng histamine: Các tác dụng làm giảm các triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được sử dụng bởi thuốc gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc kháng virus: Thuốc thường được dùng cho người bệnh có nguyên nhân gây ra bởi virus cúm.
Heviho – giải pháp cho người viêm phế quản cấp
Sản phẩm Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước của các nhà Khoa học hàng đầu Việt Nam. Đây là sản phẩm đầu tiên chứa chất kháng viêm thực vật S3-Elebosin từ Sâm đại hành được Bộ Khoa học cấp bằng độc quyền sáng chế số 13855. Thành phần này đã được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu.
Heviho với cơ chế 4 tác động toàn diện: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm. Sản phẩm giúp giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng.
Sản phẩm có công dụng:
- Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
- Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
- Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản, phế quản, ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Heviho là lựa chọn hàng đầu cho viêm phế quản, bởi tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng
Đặt giao siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY
Hy vọng qua bài viết này, người bệnh đã có thêm kiến thức để nhận biết được các triệu chứng của viêm phế quản cấp, tránh nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác. Ngoài ra, nếu còn bất cứ vấn đề nào cần giải đáp, bạn có thể gọi điện trực tiếp đến tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn.