Bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan trong trường hợp nào?
Phẫu thuật cắt bỏ amidan là một phương pháp điều trị viêm amidan phổ biến hiện nay. Mặc dù chỉ là một phẫu thuật nhỏ không ảnh hường nhiều đến sức khỏe nhưng theo các chuyên gia, không phải lúc nào cũng có thể cắt bỏ amidan. Vậy, có nên cắt amidan hay không, khi nào bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan. Tất cả thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
Viêm Amidan là bệnh gì?
Viêm amidan là một bệnh lý thuộc nhóm các bệnh lý tai – mũi – họng. amidan là một tổ chức lympho nằm bên trong họng, có vai trò là một lá chắn giúp bảo vệ họng khỏi sự tấn công của các tác nhân có hại từ môi trường như vi khuẩn, virus, nấm… Tuy nhiên, khi vi khuẩn và các tác nhân gây hại tấn công ồ ạt, quá mức, amidan cũng sẽ bị sưng viêm, nhiễm trùng gây tình trạng sưng viêm, tấy đỏ.
Tình trạng này thường gặp nhiều hơn ở trẻ nhỏ, ít gặp ở người trưởng thành. amidan bị viêm nhiễm nhiều lần sẽ trở thành “ổ” chứa các xác của vi khuẩn, tế bào bạch cầu… Đây lại chính là nơi khởi phát cho những đợt viêm họng, viêm phế quản cấp gặp phải ở nhiều bệnh nhân.
Viêm amidan có nhiều biểu hiện dễ nhận diện như: đau rát họng, sốt cao, sưng đỏ vùng họng, bệnh nhân khó nhai nuốt, chán ăn, hơi thở có mùi hôi. Nếu không được điều trị sớm và kịp thời, viêm amidan có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Viêm amidan – bệnh hô hấp thường gặp!
Viêm Amidan có nên cắt không? Tại sao cần cắt Amidan?
Khi nhận thấy dấu hiệu của viêm amidan, rất nhiều người đã nghĩ ngay đến việc cắt amidan. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là một quan niệm sai lầm. Không phải lúc nào cắt bỏ amidan cũng đem lại tác dụng tốt.
Amidan là một bộ phận quan trọng của cơ thể, có vai trò bảo vệ, sản sinh các tế bào bạch cầu và kháng thể tạo nên hệ thống miễn dịch cho cơ thể trước những tác động của ngoại cảnh, nhất là vùng hầu họng. Do vậy, nếu như amidan vẫn đang thực hiện tốt chức năng của mình, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thì không nên cắt amidan.
Ngược lại, khi amidan đã mất đi chức năng của mình, bị viêm nhiễm nhiều và không đem lại lợi ích cho cơ thể, người bệnh có thể cân nhắc vấn đề cắt bỏ amidan. Lúc này, viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần, nhất là ở đối tượng trẻ nhỏ sẽ khiến cơ thể sản sinh nhiều kháng thể tích lũy trong các tế bào cơ tim. Hậu quả của tình trạng này là các biến chứng tiểu ra máu, suy tim, hở van tim… sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi đó, chỉ định cắt bỏ amidan là việc rất cần thiết.
☛ Tham khảo thêm tại: Điều cần biết trước – trong và sau cắt amidan!
Chỉ định cắt Amidan trong trường hợp nào?
Phẫu thuật cắt bỏ amidan là một trong những biện pháp điều trị viêm amidan khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, việc dùng thuốc không đem lại hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào bị viêm amidan cũng được chỉ định phẫu thuật này.
Thông thường, cắt amidan chỉ áp dụng cho đối tượng trẻ em trên 5 tuổi và người lớn. Với trẻ em dưới 3 tuổi, các chuyên gia khuyến nghị không nên cắt bỏ amidan vì chúng rất dễ mọc lại, đồng thời gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Nếu trẻ có các triệu chứng gây nguy hiểm như ngưng thở khi ngủ, các bệnh lý như thấp tim, viêm cầu thận… thì mới cần cắt bỏ amidan.
Cụ thể trong những trường hợp dưới đây, bác sĩ sẽ cân nhắc để chỉ định cắt bỏ Amidan:
Viêm Amidan cấp tái đi tái lại nhiều lần
Khi bị viêm Amidan cấp 5 – 6 lần trong năm, amidan không còn đem lại công dụng tạo các kháng thể bảo vệ cơ thể mà ngược lại, chúng lại trở thành ổ chứa vi khuẩn và xác của cá tế bào bạch cầu gây viêm nhiễm, dị ứng, sưng đỏ. Lúc này, người bệnh còn có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng khác như: viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, viêm khớp…
Viêm Amidan mạn tính
Với bệnh nhân viêm amidan mạn tính đã được điều trị nội trú trên 4 tuần nhưng các triệu chứng như: đau họng, viêm hạch ở cổ, hơi thở hôi vẫn không được cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định thủ thuật cắt bỏ amidan.
Amidan có kích thước quá lớn
Amidan sưng to có thể gây cản trở ăn uống, ngáy ngủ, thậm chí gây tắc đường thở khi ngủ. Không chỉ vậy, tình trạng này còn đi kèm các đợt nhiễm khuẩn cấp tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Chỉ định amidan lúc này sẽ giúp giảm tối đa các tác dộng của amidan đến cơ thể.
Viêm amidan không đáp ứng với thuốc điều trị
Một số bệnh nhân có thể bị viêm amidan do liên cầu Streptococcus không đáp ứng với thuốc điều trị có thể được chỉ định cắt amidan.
Áp xe quanh Amidan
Áp xe quanh amidan với biểu hiện là các tổ chức xung quanh amidan bị sưng đỏ, viêm, hóa mủ. Ngoài triệu chứng sưng phù amidan, bệnh thường đi kèm các biểu hiện khác như sốt cao, đau rát họng, khó nuốt, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu…
Viêm Amidan nghi ngờ có khối u ác tính
Khối u ác tính ở amidan hay còn được gọi là ung thư amidan là căn bệnh có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị và cắt bỏ amidan cho người bệnh.
Khi nào bệnh nhân không nên cắt Amidan?
Chống chỉ định cắt amidan với các trường hợp sau:
Chống chỉ định tuyệt đối
Nhóm đối tượng sau tuyệt đối không được cắt amidan bao gồm:
- Người bệnh có bệnh về máu, tim mạch như máu khó đông, suy tim nặng,..
- Bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như bệnh lao phổi, đái tháo đường
Chống chỉ định tương đối
Các trường hợp sau đây cần hạn chế chỉ định cắt amidan:
- Amidan trong thời kỳ viêm cấp, người bệnh trọng tình trạng đau rát họng, niêm mạc xung huyết đỏ, bạch cầu cao trên 10.000
- Phụ nữ đang trong thời kỳ có thai hoặc kinh nguyệt
- Người bệnh đang ở những nơi đang xảy ra những vụ dịch, đặc biệt là dịch lây theo đường hô hấp như cúm, sởi, sốt xuất huyết
- Thời tiết đang có biến động lớn, có thể nóng quá hoặc lạnh quá
- Độ tuổi chỉ định phẫu thuật cắt amidan là lớn hơn 5 tuổi và nhỏ hơn 55 tuổi. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ.
Lưu ý khi cắt Amidan
Phẫu thuật cắt amidan có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, thậm chí có thể gây biến chứng tử vong do nhiều nguyên nhân như: phản ứng với thuốc gây mê, thuốc kháng sinh, bệnh nhân có bệnh nền liên quan đến rối loạn đông máu bẩm sinh hay mắc phải, cắt không đúng kĩ thuật…
Vì thế, nếu có chỉ định cắt amidan, bệnh nhân nên thực hiện tại các các cơ sở y tế hoặc chuyên khoa tai – mũi – họng uy tín, chuyên môn cao. Đồng thời, người bệnh cần tránh những phòng khám tư nhỏ lẻ, chuyên môn kém, không đạt yêu cầu về dụng cụ phẫu thuật do có thể gây các biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật.
Trước khi thực hiện phẫu thuật cắt amidan, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ điều trị tất cả các tiền sử bệnh lý và tiền sử dị ứng kháng sinh của mình.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thực hiện thêm các xét nghiệm về chức năng gan, thận, khả năng đông máu để tránh những tai biến có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Với phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh nên hoãn thời gian phẫu thuật cắt amidan đến sau thai kì hoặc khi kết thúc kì kinh nguyệt.
Sau khi kết thúc phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh răng miệng. Tuyệt đối kiêng các thức ăn cứng, nóng, chua, cay… do có thể làm ảnh hưởng đến vị trí phẫu thuật.
☛ Tham khảo thêm tại: Sau cắt amidan nên ăn gì kiêng gì?
Giải pháp đẩy lùi viêm Amidan với Heviho
Trong các trường hợp viêm amidan không cần cắt bỏ, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên điều trị viêm amidan bằng cách sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên lành tính, an toàn, ít gây tác dụng phụ với cơ thể. Trong đó, Heviho là sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm amidan, sưng amidan một cách hiệu quả.
Heviho là sản phẩm được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là sản phẩm chuyên biệt cho cho tình trạng viêm đường hô hấp cấp và mạn tính. Heviho đem lại tác dụng trị viêm amidan toàn diện với 3 tác động:
- Giảm nhanh triệu chứng sưng, viêm, ho, rát họng, đờm, khó nuốt do tình trạng viêm amidan gây nên.
- Heviho có chứa chiết xuất S3-Elebosin từ Sâm đại hành – giúp ngăn ngừa phản ứng viêm và chống nhiễm khuẩn gây viêm amidan.
- Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do viêm amidan gây ra.
Ngoài ra, Heviho còn có chứa các dược liệu khác như Xạ can, Xuyên bối mẫu, Mạch môn, Cam thảo… có tác dụng rất hiệu quả trên vùng hầu – họng, giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa viêm amidan tái phát hiệu quả.
Để phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân, Heviho có hai dạng bào chế khác nhau: Heviho dạng viên dành cho người lớn và dạng siro dùng cho trẻ nhỏ.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà)
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về những trường hợp được bác sĩ chỉ định cắt amidan. Hi vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích bạn có được những kiến thức hữu ích giúp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn cho bản thân cùng những người thân yêu trong gia đình. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo:
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12172229/
- https://www.uptodate.com/contents/tonsillectomy-in-adults-indications
- https://www.karger.com/Article/Abstract/342329
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cat-amidan-thuong-duoc-chi-dinh-trong-truong-hop-nao/