Phương pháp điều trị viêm thanh quản cấp chi tiết nhất!

Phương pháp điều trị viêm thanh quản cấp bạn nên biết

Phương pháp điều trị viêm thanh quản cấp bạn nên biết

Viêm thanh quản cấp là hiện tượng niêm mạc thanh quản bị viêm sưng kéo dài dưới 3 tuần do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh thường gặp nhiều hơn ở đối tượng là trẻ em. Tùy theo thể trạng và nguyên nhân của bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau. Tham khảo những phương pháp điều trị viêm thanh quản cấp trong bài viết dưới đây.

Bệnh viêm thanh quản cấp là gì?

Viêm thanh quản cấp là tình trạng dây thanh âm bị viêm, sưng tấy khiến âm thanh đi qua dây thanh bị cản trở gây khàn giọng hoặc giọng nói bị bóp méo, thều thào khó ngheBệnh viêm thanh quản cấp là loại bệnh lý về đường hô hấp chỉ kéo dài dưới 3 tuần với những triệu chứng cụ thể. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến đường hô hấp. Tuy viêm thanh quản cấp không nguy hiểm nhưng người bệnh nên có những biện pháp điều trị kịp thời để bệnh không diễn biến nặng thêm sẽ rất khó điều trị nếu để bệnh chuyển thể sang dạng mãn tính.

➤  Tìm hiểu thêm: Viêm thanh quản

Nguyên nhân gây bệnh viêm thanh quản cấp

Lạm dụng giọng nói - Nguyên nhân chính gây viêm thanh quản cấp

Lạm dụng giọng nói – Nguyên nhân chính gây viêm thanh quản cấp

Viêm thanh quản cấp do rất nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Đặc thù công việc phải nói quá nhiều hoặc trong quá trình sinh hoạt luôn lạm dụng giọng nói, nói to, người làm nghề ca sĩ.
  • Người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus hoặc vi khuẩn.
  • Bị dị ứng với khói thuốc lá, hóa chất.
  • Có tiền sử bệnh trào ngược dạ dày, thưc quản.
  • Trẻ em bị viêm amidan hoặc viêm VA.
  • Môi trường sống ô nhiễm phải thường xuyên hít nhiều khói và bụi bẩn.
  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Hút thuốc lá và sử dụng nhiều bia rượu.
  • Uống nhiều nước đá lạnh.
  • Bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc đang bị bệnh viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm phổi,…
  • Người có thể trạng yếu và tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung vật dụng cá nhân với người đang bị bệnh.
  • Thời tiết có sự thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột.

Triệu chứng viêm thanh quản cấp

Triệu chứng khởi phát bạn đầu thường giống với các bệnh lý đường hô hấp khác. Sau đó, người bệnh sẽ thấy những triệu chứng có thể khởi phát đột ngột như:

  • Ho khan hoặc ho có đờm.
  • Sốt.
  • Cổ họng bị khô, ngứa rát.
  • Khan cổ họng.
  • Khàn giọng, mất tiếng.
  • Dây thanh bị viêm, sưng tấy.
  • Đau thanh quản.
  • Thở khó, thở khò khè.
  • Đau họng, nghẹt mũi.
  • Nhai nuốt khó khăn.
  • Trong quá trình thở có tiếng rít phía sau lưng.

Có thể bạn quan tâm:Viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Chuẩn đoán viêm thanh quản cấp

Chuẩn đoán viêm thanh quản cấp 1

Để chuẩn đoán chính xác tình trạng viêm thanh quản cấp, bác sĩ cần thăm khám và dựa vào những đặc điểm sau:

Lâm sàng

  • Tùy thuộc vào nguyên nhân và điều kiện gây bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện như: Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi….
  • Triệu chứng cơ năng điển hình như: Giọng nói bị thay đổi, ho có đờm hoặc ho khan, không bị khó thở.
  • Triệu chứng thực thể: Khám thấy niêm mạc họng đỏ, amidan sưng, niêm mạc thanh quản phù nề, dây thanh quản sung huyết đỏ, có xuất tiết nhầy.

Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu thấy bạch cầu có thể tăng.
  • Chụp X-quang tim phổi để loại trừ các bệnh phổi, phế quản đi kèm.

Chuẩn đoán xác định

  • Người bệnh khàn tiếng, ho khan đột ngột.
  • Tiền sử phơi nhiễm với nguyên nhân.
  • Khám họng, thanh quản thấy niêm mạc họng, thanh quản và dây thanh quản đỏ, sung huyết.

Phân loại thể lâm sàng

  • Thể xuất tiết: Người bệnh sẽ có những triệu chứng như sốt, mệt mỏi kéo dài, thanh quản có điểm xuất huyết dưới niêm mạc. Đây thường là dấu hiệu nhận biết của viêm thanh quản do cúm.
  • Thể phù nề: Đây là giai đoạn sau của xuất tiết, tình trạng nàu thường khu trú ở thanh nhiệt và sụn phễu. Người bệnh sẽ thấy đau khi nuốt và nhiều khi sẽ thấy thở khó, tiếng nói thay đổi chút ít.
  • Thể loét: Đặt nội soi thanh quản sẽ thấy có những vết loét nông, bờ đỏ, sụn phễu và sụn thanh thiệt phù nề.
  • Thể viêm tấy: Các triệu chứng toàn thân nặng, sốt cao, mặt hốc hác, mạnh đập nhanh. Triệu chứng cơ năng xuất hiện rõ rệt hơn: người bệnh thấy khó nuốt, mất tiếng, khàn giọng, đau họng, nhói đau ở tai, khó thở. Triệu chứng thực thể: thanh quản sưng viêm, tấy đỏ, ấn vào thấy đau và sẽ để lại sẹo hẹp thanh quản khi hết viêm.
  • Thể hoại tử: Màng sụn sẽ bị viêm và hoại tử, các tổ chức liên kết ở họng viêm tấy, cứng, sưng hoặc viêm tấy mủ. Thanh quản sưng to và bị che phủ bởi lớp màng giả. Người bệnh sẽ có những biểu hiện rất rõ như: khó nói, đau khi nuốt, khó thở. Ngoài ra, những triệu chứng toàn thân đi kèm như: nhiệt độ cơ thể cao, mạch yếu và nhanh, hơi thở nông, huyết áp giảm, nước tiểu có albumin, tiên lượng xấu, người bệnh dễ bị tử vong do viêm trụy tim mạch.

Chuẩn đoán phân biệt: Bác sĩ sẽ nội soi thanh khí phế quản để chuẩn đoán và lấy dị vật ra ngoài.

Nguyên tắc điều trị viêm thanh quản cấp

Nguyên tắc để điều trị viêm thanh quản cấp sẽ phải tùy thuộc theo tình trạng bệnh của từng người.

Đối với người bệnh viêm thanh quản không khó thở

  • Người bệnh cần hạn chế nói to, nói nhiều, tránh để cơ thể bị lạnh.
  • Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ kê đơn có một số loại thuốc để làm giảm triệu chứng của bệnh như thuốc kháng sinh, giảm viêm, kháng histamin H1, thuốc giảm ho, tiêu đờm,…
  • Điều trị tại chỗ: một số loại thuốc giảm viêm nhóm Corticoid, men tiêu viêm, tinh dầu,…
  • Ngoài ra, người bệnh cần chú ý tăng khả năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, điện giải. Bạn có thể áp dụng trong chế độ ăn hàng ngày hoặc bổ sung bằng thực phẩm chức năng, thuốc….

Đối với người bệnh viêm thanh quản khó thở

Tình trạng viêm thanh quản cấp khó thở được chia làm 3 cấp độ, tùy từng mức độ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau:

  • Khó thở thanh quản độ 1: Phác đồ điều trị nội khoa.
  • Khó thở thanh quản độ 2: Điều trị mở khí quản cấp cứu.
  • Khó thở thanh quản độ 3: Điều trị mở khí quản cấp cứu kết hợp với hồi sức tích cực.

Phác đồ điều trị cụ thể viêm thanh quản cấp

Trường hợp cần cấp cứu

Một số trường hợp viêm thanh quản cấp nhưng nguy hiểm và đe dọa tính mạng như có dị vật trong thanh quản, đường thở bị bít tắc cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay bởi nếu để lâu đường thở bị bít tắc hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp thời được điều trị.

  • Loại trừ dị vật đường thở (nếu có)
  • Sử dụng khí dung thuốc co mạch, giảm phù nề thanh quản.
  • Hỗ trợ hô hấp bằng việc thở oxy.
  • Nằm gối cao đầu.
  • Điều trị triệu chứng.
  • Giúp người bệnh có không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Theo dõi thường xuyên diễn biến.

Điều trị bằng thuốc

Những trường hợp bị viêm thanh quản cấp trên 1 tuần nên đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

sử dụng thuốc tây điều trị viêm thanh quản cấp trong một số trường hợp

Sử dụng thuốc tây điều trị viêm thanh quản cấp trong một số trường hợp

Thuốc khánh sinh

Kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp viêm thanh quản cấp do nhiễm bệnh từ vi khuẩn. Một số nhóm thuốc kháng sinh được các bác sĩ sử dụng như:

  • Nhóm thuốc Beta lactam: bao gồm thuốc Cephalexin, Amoxicilin, thuốc Cephalosporin (Cefadroxyl, Cefuroxime,…), thuốc kháng men (Acid Clavulanic, Sulbactam…)
  • Nhóm thuốc Macrolide: các loại thuốc Azithromycin, Roxithromycin, Clarythromycin…

Thuốc kháng viêm

Điều trị kết hợp thêm với thuốc kháng viêm có tác dụng tiêu viêm, giảm triệu chứng của bệnh.

  • Thuốc chống viêm Steroid như Prednisolon, Methylprednisolon,…
  • Một số loại thuốc chống viêm dạng men như Alpha chymotrypsin, Lysozym…

Thuốc giảm đau, hạ sốt, sử dụng khí dung

Với một số trường hợp viêm thanh quản cấp có thể được chỉ định dùng kết hợp các loại thuốc giảm đau, hạ sốt để điều trị bệnh hiệu quả hơn.

  • Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng như: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin…
  • Bệnh nhân được sử dụng khí rung, bơm thanh quản bằng các hỗn hợp kháng viêm, corticoid, kháng viêm dạng men, kháng sinh…
  • Nếu không đỡ có thể cân nhắc sử dụng khí dung thuốc co mạch.
Lưu ý người bênh tuyệt đối không tư ý mua kháng sinh về sử dụng bởi nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai dòng kháng sinh sẽ dẫn đến gặp rắc rồi với phản ứng phụ của thuốc, tăng vi khuẩn kháng thuốc, sau này thuốc không còn hiệu quả chữa bệnh với bệnh nhân đó. Nên uống thuốc dúng theo chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám.

Điều trị bệnh không sử dụng thuốc

Một số trường hợp bị bệnh viêm thanh quản cấp có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc khỏi sau 1 tuần nếu người bệnh biết cách chăm sóc bản thân và có kiến thức cải thiện tình trạng bệnh tốt. Mách bạn một số phương pháp điều trị dưới đây:

  • Hạn chế nói to, không nên nói nhiều đặc biệt không la hét.
  • Uống nước ấm mỗi ngày.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và súc miệng hàng ngày với nước muối loãng.
  • Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong phòng để cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho người bệnh.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, các yếu tố vi lượng,… qua chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Tập luyện những bài thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.

Bên cạnh đó người bệnh có thể áp dụng thêm một số phương pháp điều trị bệnh viêm thanh quản cấp tại nhà bằng những bài thuốc dân gian hoặc chữa viêm thanh quản bằng mật ong, giá đỗ,.. Kết hợp điều trị song song với phác đồ của bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, giúp người bệnh mau khỏe.

Xem thêm:Bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản

Giải pháp cho người bị viêm thanh quản cấp từ Heviho

Giải pháp cho người bị viêm thanh quản cấp từ Heviho 1

Viêm thanh quản cấp là bệnh lý phổ biến về hô hấp và rất dễ tái phát nên người bệnh không được chủ quan trong công cuộc phòng ngừa và điều trị bệnh.

Đáp ứng được nhu cầu phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm thanh quản cấp viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam đã cho ra đời dòng sản phẩm mang tên Heviho dạng viêm uống và siro dùng được cho cả người lớn và trẻ em.

Sản phẩm được chiết xuất từ những loại thảo dược thiên nhiên, rất an toàn, lành tính và đặc trị các bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả như: Sâm đại hành, Xạ can, Xuyên bối mẫu, Cát cánh, Cam thảo,…

Sử dụng Heviho giúp người bệnh không phải sử dụng kháng sinh và hạn chế trường hợp bị kháng thuốc.

Heviho là một sản phẩm thảo dược an toàn không tác dụng phụ, vừa tác động vào nguyên nhân của quá trình viêm, vừa giải quyết các triệu chứng khó chịu do viêm đường hô hấp gây ra qua các tác dụng: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Tiêu đờm.

Để đặt mua Heviho hãy BẤM VÀO ĐÂY

Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm khoa học TẠI ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...