Cách nhận biết ho viêm phế quản như thế nào?

Ho là triệu chứng phổ biến của cơ thể khi bị viêm phế quản. Tuy nhiên do có nhiều biểu hiện ho viêm phế quản nên người bệnh hay bị nhầm lẫn với những triệu chứng ho của các bệnh khác. Vậy phân biệt triệu chứng ho này thế nào và nên làm gì để giảm ho viêm phế quản? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thế nào là ho viêm phế quản?

Ho viêm phế quản là triệu chứng thường thấy khi mắc bệnh. Ống phế quản sưng viêm sẽ làm cho bề mặt của lòng ống phế quản tổn thương, phù nề. Các cơ trơn dưới lớp mô bị co thắt, dịch tiết ra khiến người bệnh cảm thấy khó thở, có đờm, thở khò khè. Người bệnh sẽ có biểu hiện ho nhiều, dai dảng, xuất hiện thêm đờm màu vàng, xanh.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triệu chứng viêm phế quản cấp – bạn không nên bỏ qua!

Phân biệt ho viêm phế quản với các trường hợp ho khác

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp người bệnh phân biệt ho viêm phế quản với các dạng ho khác:

Ho viêm phế quản

Ho viêm phế quản 1

Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh thường bị ho kèm đờm, đờm có khi màu trắng, vàng hoặc xanh tùy vào nguyên nhân gây bệnh của mỗi người. Nếu trong trường hợp đờm màu trắng thì nguyên nhân bệnh là do virus. Còn nếu đờm màu vàng/xanh thì khả năng cao là do vi khuẩn gây ra và cần phải sử dụng kháng sinh để điều trị. Tình trạng ho này có thể kéo dài vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Đi kèm với đó là những triệu chứng thường gặp như: thở khò khè, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh hoặc tức ngực.

Ở giai đoạn mãn tính, tình trạng ho kéo dài có thể vài tháng đến vài năm. Ho xảy ra nhiều đợt mỗi năm và tái phát liên tục, nhất là khi thời tiết thay đổi. Người bệnh ho lâu ngày sẽ xuất hiện đờm đặc hơn, màu vàng, có mủ, khối lượng đờm từ 5-10ml và tăng dần theo thời gian.

Ho viêm họng

Ho do viêm họng sẽ có biểu hiện ngứa cổ, rát họng, có đờm vướng và khô họng. Bệnh nhân luôn có cảm giác đờm bị vướng ở cổ nên luôn muốn ho thật mạnh để tống các dị vật ra ngoài. Tình trạng này diễn ra quá nhiều sẽ khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương, sưng tấy, phù nề và thậm chí là ho đờm lẫn máu.

Ho viêm phổi

Ho do viêm phổi đi kèm với đờm màu vàng hoặc xanh. Ngoài ra còn có những triệu chứng khác như: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn, đau ngực, khó thở, môi tím tái,… Các triệu chứng của bệnh viêm phổi thường nặng hơn so với viêm phế quản. Nếu người bệnh bị ho nhiều, sốt cao và ớn lạnh thì khả năng cao là mắc viêm phổi.

Để phân biệt được ho viêm phế quản với những trường hợp ho khác, người bệnh không thể chỉ dựa vào mỗi triệu chứng mà chẩn đoán bệnh lý. Bệnh nhân cần dựa vào các triệu chứng đi kèm và đồng thời nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám chính xác và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Cách chẩn đoán ho viêm phế quản

Ban đầu bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về những triệu chứng từ khi bắt đầu cho đến khi nghiêm trọng. Bác sĩ sử dụng ống nghe để nhận biết sự khác biệt trong hơi thở để phân biệt bệnh nhân đang mắc viêm phế quản với những bệnh khác.

Đồng thời cũng tùy vào triệu chứng bệnh nhân gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một vài xét nghiệm bổ sung như:

  • Lấy mẫu đờm của bệnh nhân đem đi phân tích để tra ra bệnh cụ thể.
  • Chụp X-quang ngực để xác định nơi nhiễm trùng ở phổi.
  • Xét nghiệm chức năng phổi bằng cách yêu cầu bệnh nhân thôi luồng khí và phế dung kế để đo lượng không khí trong phổi, từ đó biết được mức độ hoạt động của phổi.

Nên làm gì khi bị ho viêm phế quản?

Tùy vào thể trạng của từng người bệnh thì sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp dưới đây.

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc 1

Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến để chữa ho viêm phế quản như:

  • Thuốc kháng viêm: Hai loại thuốc được dùng thông dụng nhất là Acetaminophen và Ibuprofen thường được dùng trong trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm nặng.
  • Thuốc loãng đờm: Thuốc có tác dụng làm loãng đờm giúp người bệnh tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Các loại thuốc được sử dụng như: Bromhexin, Acetylcystein, Carbocystein…
  • Thuốc kháng virus: Người bệnh được chẩn đoán ho viêm phế quản do virus cúm gây ra.
  • Thuốc giãn phế quản: Thuốc làm giảm triệu chứng thở khò khè bằng cách khí dung.
  • Thuốc giảm ho: Thuốc giảm ho không nên sử dụng thường xuyên, chỉ nên sử dụng khi ho làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Một số loại thuốc được dùng như: Dextromethorphan, Terpin codein….

☛ Xem thêm tại: Các loại thuốc chữa viêm phế quản thường dùng

Lưu ý: Người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu sử dụng sai thuốc, sai liều lượng thì sẽ gây nhờn thuốc hoặc gây ra những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Áp dụng phương pháp dân gian

Người bệnh có thể kết hợp với các phương pháp dân gian để làm giảm ho viêm phế quản. Cách này có thể áp dụng cho mọi đối tượng bởi các nguyên liệu đều từ thiên nhiên, an toàn, lành tính và không gây ra tác dụng phụ.

Gừng

Áp dụng phương pháp dân gian 1

Trong thành phần của gừng có chứa hoạt chất gingerol có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Gừng có tính ấm nên thường được dùng để làm dịu họng, giảm ho hiệu quả.

Gừng tươi đem đi cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi cho vào bình nước nóng hãm uống, mỗi ngày khoảng 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối. Kiên trì thực hiện sẽ thấy ho viêm phế quản thuyên giảm. Người bệnh có thể cho thêm mật ong vào nước gừng ấm tùy vào sở thích.

☛ Xem chi tiết: Gừng chữa viêm phế quản tại nhà

Mật ong

Mật ong có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế hoạt động của vi khuẩn, làm dịu họng, giảm ho, đẩy nhanh quá trình phục hồi viêm nên được nhiều người áp dụng. Có thể kết hợp mật ong với các nguyên liệu khác như: gừng, chuối, giấm táo,… để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Người bệnh pha hỗn hợp 1 cốc giấm táo, 1 thìa mật ong, 2 cốc nước lọc rồi khuấy đều. Sử dụng hỗn hợp này 1 lần/ ngày đến khi triệu chứng bệnh được cải thiện.

Chú ý: Không áp dụng cách này với trẻ nhỏ, trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong bởi có thể gây ngộ độc.

☛ Đọc chi tiết: Top 7 cách chữa viêm phế quản bằng mật ong

Quả mơ

Mơ có vị chua, thường được dùng để làm giảm ho, ngứa rát họng, khàn tiếng nên được nhiều người sử dụng để chữa ho viêm phế quản.

Bệnh nhân ngâm mơ với đường vào trong hũ thủy tinh rồi đợi cho đến khi đường tan hết là có thể sử dụng được. Mỗi lần dùng ngậm khoảng 2-3 quả sẽ thấy giảm ho nhanh chóng.

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Ngoài những cách làm giảm ho viêm phế quản được kể trên, người bệnh cũng cần lưu ý những điều dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hồi phục.

  • Nên uống nhiều nước ấm để làm loãng đờm, làm dịu họng để hạn chế nhưng cơn ho do viêm phế quản gây ra.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc tiếp xúc gần với khói thuốc lá.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ khi thời tiết giao mùa hoặc trời mùa đông.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất,…
  • Hạn chế tiếp xúc và không dùng chung đồ cá nhân với những người đang mắc những vấn đề về đường hô hấp.
  • Bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
  • Dùng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí giúp người bệnh dễ thở hơn.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao.
  • Nên tiêm phòng vacxin cúm, ho gà.

Heviho – giải pháp từ thiên nhiên cho người ho viêm phế quản

Sản phẩm Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước của các nhà Khoa học hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm chứa S3 – Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu. Tương đương với hiệu quả của Indomethacin trong tân dược.

Heviho - giải pháp từ thiên nhiên cho người ho viêm phế quản 1

Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản với công thức toàn diện 3 tác động:

  • Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
  • Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Khi sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng

Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...