Kháng sinh trị viêm phế quản - những thông tin cần biết

Hiện nay, việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm phế quản là phương pháp khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các loại kháng sinh được dùng điều trị viêm phế quản và những lưu ý khi dùng qua bài viết sau.

Viêm phế quản khi nào cần dùng kháng sinh?

Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp mà ai cũng có thể mắc phải. Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây viêm phế quản thường là do vi khuẩn, virus gây ra. Nếu như không thăm khám và điều trị kịp thời thì bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng.

Trường hợp viêm phế quản được xác định do vi khuẩn gây ra, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Cụ thể, các dấu hiệu được chẩn đoán viêm phế quản do vi khuẩn bao gồm: bệnh nhân xuất hiện đờm, đờm có màu xanh hoặc vàng, bệnh sau 10 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, kết quả xét nghiệm thấy bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao,…

Thế nhưng việc sử dụng loại thuốc kháng sinh nào, liều lượng và cách dùng ra sao thì cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tùy vào loại vi khuẩn, mức độ và tình trạng của bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thay đổi liệu trình bởi có thể gây ra kháng thuốc, phản tác dụng.

Còn đối với trường hợp viêm phế quản được xác định là do virus gây ra, người bệnh có những triệu chứng đi kèm như: đau rát họng, đau đầu, mệt mỏi, ho khan, sốt,… Trường hợp này không sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bởi sẽ không có hiệu quả.

Các loại kháng sinh trị viêm phế quản hiện nay

Một số loại thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định trị viêm phế quản như:

Thuốc Amoxicillin

Thuốc Amoxicillin 1

Amoxicillin được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm amidan, viêm họng, viêm xoang,… Người bệnh sử dụng thuốc theo đúng liều lượng của bác sĩ kê đơn sẽ làm giảm các triệu chứng của viêm phế quản, đồng thời ngăn ngừa được bệnh tái phát.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: ngứa ngáy, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, mặt và họng phù nề. Thuốc chống chỉ định với những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người bị tiểu đường, hội chứng Mononucleosis, người già, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Thuốc Cefuroxim

Đây là loại thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ 2, được chỉ định sử dụng cho các trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn gây ra như: Staphylococcus aureus, Streptococcus, Haemophyllus influenzae, Neisseria, Escherichia coli, Enterobacter, Klebsiella… Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: ngứa da, đỏ đa, mề đay, hồng ban đa dạng,…

Thuốc Cephalexin

Cephalexin có có cơ chế hoạt động nhằm phá vỡ quá trình phát triển của vi khuẩn trong phế quản. Từ đó làm cải thiện triệu chứng bệnh, hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở niêm mạc phế quản. Thuốc có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Thuốc chống chỉ định với những người có tiền sử dị ứng, mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người bị suy thận, đường ruột, viêm đại tràng và những người bị dị ứng nặng với penicillin. Ngoài ra chúng còn gây ra một số tác dụng phụ như: đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, đau khớp, nổi mề đay, khó thở,…

Thuốc Penicillin

Thuốc Penicillin 1

Kháng sinh Penicillin được chỉ định điều trị các bệnh lý do nhiễm khuẩn gây ra (trong đó có viêm phế quản). Thuốc có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, diệt nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng. Thuốc được sử dụng dưới 2 dạng là tiêm và uống. Tùy vào mức độ và thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ kê dạng Penicillin phù hợp.

Chống chỉ định với những người đang bị hen suyễn, mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người đang bị bệnh thận, đi ngoài, rối loạn đông máu và có tiền sử dụng dị ứng với thuốc kháng sinh. Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, ớn lạnh, đau dạ dày, thậm chí là sốc phản vệ.

Thuốc Clarithromycin

Thuốc kháng sinh Clarithromycin là thuốc thuộc nhóm Macrolid, được chỉ định dùng để điều trị các bệnh lý về đường hô hấp do vi khuẩn gây ra (trong đó có viêm phế quản). Clarithromycin giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, tránh nhiễm trùng và tổn thương lan rộng.

Thuốc chống chỉ định với những người đang gặp các vấn đề về tim mạch như: rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Không sử dụng thuốc cùng với các dẫn chất như: ergotamin, cisaprid, pimosid,… Thuốc Clarithromycin có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn như: chóng mặt , tiêu chảy, phát ban, sốt nhẹ,…

Thuốc Erythromycin

Thuốc Erythromycin 1

Các thành phần hoạt chất có trong Erythromycin làm ức chế và ngăn chặn sự phát triển của nhóm vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), làm giảm viêm nhiễm, tổn thương và cải thiện được triệu chứng viêm phế quản.

Thuốc chống chỉ định với những người đang mắc bệnh lý về tim mạch, người bị mất cân bằng điện giải, thiếu máu, dị ứng và mẫn cảm với thành phần của thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp vài tác dụng phụ sau: nổi mề đay, phát ban, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó thở,…

Thuốc Azithromycin

Ngoài những loại thuốc kể trên, bác sĩ có thể chỉ định Azithromycin để kiểm soát các triệu chứng do viêm phế quản gây ra. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn ở phế quản, làm giảm viêm nhiễm, ngăn nguy cơ nhiễm trùng họng. Thuốc có thể sử dụng cho trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên. Chống chỉ định với những người bị dị ứng với thành phần của thuốc, người có tiền sử dị ứng với kháng sinh.

Bệnh nhân khi mắc viêm phế quản cần chủ động đến bệnh viện thăm khám, khi đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng. Không nên tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ, trường hợp sử dụng sai thuốc, sai liều lượng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và gây nhờn thuốc.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Các loại thuốc chữa viêm phế quản thường dùng

Mắc viêm phế quản nên dùng kháng sinh trong bao lâu?

Tùy vào mức độ bệnh của từng người, bác sĩ sẽ kê các loại kháng sinh nhẹ hoặc mạnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kê đơn kết hợp với các loại thuốc kháng để trị viêm phế quản, cùng với đó là thời gian sử dụng phù hợp.

Đối với viêm phế quản nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc khoảng 7 – 14 ngày. Trường hợp nặng hơn thì có thể kéo dài từ 4 – 6 tuần.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Giải đáp – Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị viêm phế quản

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị viêm phế quản 1

Sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm phế quản tương đối khó dùng. Bởi nếu lạm dụng thuốc sẽ gây ra kháng thuốc, từ đó sẽ làm cho thuốc không phát huy tác dụng. Bởi vậy, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh và cần lưu ý một số điều dưới đây trong quá trình điều trị viêm phế quản:

  • Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều lượng, đúng thuốc, đúng cách.
  • Không nên tự ý mua thuốc ngoài đơn kê khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, vì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Không tự ý thay đổi thuốc hoặc đổi thời gian uống thuốc.
  • Thuốc kháng sinh trị viêm phế quản chỉ được dùng trong khoảng thời gian ngắn nên người bệnh cần phải làm theo đúng yêu cầu của bác sĩ.
  • Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang dùng, tiền sử dị ứng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh về phổi thì cần nói với bác sĩ. Bởi trong trường hợp này có thể gây nhiễm trùng thứ phát.
  • Trong thời gian sử dụng kháng sinh trị viêm phế quản, nếu thấy có những triệu chứng bất thường như: dị ứng, co thắt phế quản, phát ban, trào ngược dạ dày,… thì ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện để thăm khám.

Heviho – giải pháp từ thảo dược cho người bị viêm phế quản

Để làm giảm các tác dụng phụ của kháng sinh trong điều trị viêm phế quản, các chuyên gia đã cho ra đời sản phẩm hỗ trợ làm giảm viêm nhiễm có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn, lành tính. Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước của các nhà Khoa học hàng đầu Việt Nam.

Heviho - giải pháp từ thảo dược cho người bị viêm phế quản 1

Đây là sản phẩm chứa S3 – Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu. Tương đương với hiệu quả của Indomethacin trong tân dược.

Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản với công thức toàn diện 3 tác động:

  • Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
  • Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Khi sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng

Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...