28/11/2021 09:09
Cách làm long đờm, tống đờm ra khỏi cổ bé!
Đờm trong cổ họng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể khiến bé bị khò khè, chán ăn, khóc quấy…Chính vì thế mẹ cần biết cách để xử lý giúp bé long đờm, tống đờm nhầy ra khỏi cổ bé giúp cổ họng bé thông thoáng và dễ chịu hơn. Vậy đâu là cách làm long đờm, tống đờm nhầy ra khỏi cổ bé được nhanh nhất và đơn giản nhất? Các phụ huynh có thể tham khảo qua những thông tin tin cậy dưới đây nhé.
Long đờm, tống đờm ra khỏi cổ bé bằng cách vỗ rung long đờm
Mục lục
- 1. Nguyên nhân gây ra đờm nhầy ở cổ họng trẻ
- 2. Ảnh hưởng của đờm đến trẻ nhỏ
- 3. Cách long đờm cho trẻ đơn giản và hiệu quả nhất
- 4. Giải pháp cho bé bị nhiều đờm từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- 5. Ưu đãi: Mua 6 tặng 1 bằng hình thức nhắn tin tích điểm, giúp tiết kiệm 21.000đ cho mỗi chai siro Heviho
Nguyên nhân gây ra đờm nhầy ở cổ họng trẻ
Đờm nhớt trong cổ họng và mũi là tình trạng rất phổ biến, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đờm khiến cho trẻ khó thở và khó chịu trở nên quấy khóc, thở khò khè, lười bú và mệt mỏi. Tuy nhiên, những hiện tượng trên không gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Việc đờm trong cổ họng bé sẽ gây khó khăn cho việc hít thở, dẫn đến trẻ thở khò khè, ngủ không ngon giấc. Cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn tình trạng trẻ khò khè có đờm nhầy để giải quyết tận gốc tình trạng sức khỏe trẻ.
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra đờm nhầy ở cổ họng trẻ. Tuy nhiên, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra đờm:
- Do virus: Việc mắc các bệnh về hô hấp: Cảm lạnh, cảm cúm, sởi, ho gà, thủy đậu,… cũng là nguyên nhân gây ra nhiều đờm
- Dị ứng: Có thể trẻ bị dị ứng theo mùa, khi chuyển mùa hoặc dị ứng với khói bụi, bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa,… chính là những tác nhân gây ra dị ứng dẫn đến tình trạng đờm nhầy càng dầy đặc ở họng.
- Nhiễm trùng: Việc sinh ra đờm là một cơ chế kháng viêm, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập “bất hợp pháp” của vi khuẩn, virus gây bệnh. Tuy nhiên nếu có quá nhiều đờm thì lại là dấu hiệu của sự nhiễm trùng.
- Yếu tố sinh lý: Chức năng sinh lý của mũi và họng suy yếu sẽ khiến đờm tắc nghẽn tại mũi và cổ họng. Bên cạnh đó, bệnh vách ngăn bị lệch sẽ làm trệch đường lưu thông của đờm và gây tắc nghẽn. Ngoài ra kích thước nhỏ trong khoang mũi của bé sơ sinh thường không đủ đáp ứng nhu cầu của việc loại bỏ lượng chất đờm trong cổ họng. Thực tế là có đến hơn 80% bé sơ sinh sẽ có đờm tự nhiên trong khoảng từ 1 đến 2 tháng tuổi mà không liên quan đến các bệnh cảm lạnh, cảm cúm.
- Vài tháng sau sinh, bé chỉ dùng mũi của mình để hít thở (không hoàn toàn dùng miệng) dẫn đến khả năng loại bỏ chất nhầy kém hơn rất nhiều. Lâu ngày, chất nhầy tích tụ lại ngày càng nhiều và hình thành đờm đặc gây khó thở, khò khè hoặc ho dai dẳng cho trẻ.
Ảnh hưởng của đờm đến trẻ nhỏ
- Trẻ khi có đờm, đờm sẽ gây cản trở được hô hấp của trẻ, đờm khiến cho trẻ thấy khó thở, thở khò khè, ngủ không ngon giấc, ho,…
- Ở trẻ nhỏ do mũi và cổ họng chưa phát triển hết, cho nên khi có đờm trẻ thường phải ho liên tục để đẩy chất dịch nhờn ra khỏi hệ hô hấp.
- Do cơ thể trẻ chưa thể tự loại bỏ đờm ra khỏi cơ thể được vì vậy việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị ho kéo dài và khó điều trị hơn người lớn.
- Khi trẻ có đờm sẽ gây tình trạng nôn trớ khi ăn. Việc này gây ra những tổn thương và không tốt cho trẻ. Về lâu về dài sẽ gây ra tình trang loét dạ dày của trẻ.
Cách long đờm cho trẻ đơn giản và hiệu quả nhất
Vỗ rung long đờm
Tác dụng của vỗ rung trị đờm cho trẻ: Vỗ lưng cho bé sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, hơn nữa vỗ lưng giúp đờm trong phế quản long và dễ thải ra.Tuy nhiên chú ý vỗ rung lưng cho bé trước khi ăn để bé ho và trớ ra đờm nhớt
Cách làm:
- Đặt bé nằm, vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9%
- Đặt bé nằm nghiêng
- Mẹ khum 5 ngón tay hơi cong thành nửa vòng, vỗ nhẹ vào lưng bé (sức vỗ không quá mạnh, vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưu bên phải, hai bên thay nhau).
- Bé sẽ khóc và nôn trớ dịch đờm ra ngoài. Nếu nhìn thấy đờm trong miệng bé, mẹ có thể bọc vải gạc sạch vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra.
➤ Chi tiết hơn trong bài: Phương pháp vỗ rung trị đờm cho trẻ
Tư thế vỗ rung long đờm, tống đờm ra ngoài cho trẻ( Hình ảnh minh họa)
Hút mũi cho bé
Sử dụng phương pháp sử dụng nước muối và hút mũi được xem là hiệu quả nhất trong việc loại bỏ đờm ở bé sơ sinh tính đến thời điểm này.
Cách làm:
- Sử dụng nước muối sinh lý 0.9%
- Dụng cụ hút dịch hút mũi (Đầu ống hút mũi thường bằng cao su mềm). Bạn có thể mua tại các hiệu thuốc.
- Nhỏ từ từ nước muối vào 2 bên mũi của bé sơ sinh. Mỗi 3 giọt nhỏ cho mỗi bên mục đích để làm loãng đờm trong họng. Mẹ không nên nhỏ quá nhiều nước muối vì nó có thể khiến bé bị sặc.
- Bóp bóng trước khi đặt đầu hút vào một bên mũi bé, mẹ dùng một tay bịt chặt bên mũi còn lại của bé và nhả bóng ra.
- Dịch đờm sẽ theo không khí bị hút ra ngoài qua ống hút. Thực hiện lặp lại liên tục nhiều lần tùy theo mức độ đờm có trong cổ họng của bé.
- Mỗi ngày nên làm việc hút đờm từ 2 đến 3 lần cho đến khi các triệu chứng của đờm không còn đáng ngại.
Cách long đờm cho trẻ bằng phương pháp dân gian
Long đờm bằng mật ong và chanh
Cách làm:
- Pha 2 thìa cafe mật ong với 1/4 đến 1/3 quả chanh tươi cùng 5 thìa cafe nước lọc. Mẹ nếm hộ bé, chỉ cần vừa miệng, không ngọt và không chua quá.
- Buổi sáng khi bé ngủ dậy, cũng là lúc bụng bé đói nhất và chưa ăn gì, các mẹ cho bé uống khoảng 100ml nước ấm . Sau đó cho bé uống hỗn hợp mật ong chanh nói trên.
- Sau khi bé uống hỗn hợp mật ong chanh, không cho các bé ăn hoặc uống gì thêm để cho mật ong chanh ngấm vào họng.
- Tiếp đó các mẹ nên bế bé ngồi khoảng 15 đến 20 phút. Bé sẽ ho để long đờm. Khi bé ho mẹ nên bế bé trong lòng đầu hơi cúi xuống và khum bàn tay vỗ vào dưới gáy bé để long đờm. Các bé sẽ nôn hết chỗ đờm trong họng.
- Sau khi nôn trớ ra đờm, bé sẽ ra nước mũi. Lúc đó, các mẹ mới nên nhỏ thuốc mũi, hút sạch mũi, đánh tưa miệng, cho bé uống chút nước lọc. Sau đó, bé có thể ăn uống được bình thường.
Hỗn hợp rau diếp cá đun nước vo gạo
- 5 – 10 lá diếp cá tươi
- 1 chén con nước vo gạo.
- Lá diếp cá rửa sạch,
- Giã nhuyễn sau đó thêm nước vo gạo vào, khuấy đều hỗn hợp rồi bắc lên bếp đun khoảng 20 phút.
- Hỗn hợp sau khi sôi mẹ tắt bếp, để nguội, lọc lấy nước rồi cho trẻ uống 2 – 3 lần mỗi ngày trong vòng 3 ngày.
Lưu ý:
Cách trị đờm trong cổ họng bằng lá diếp cá và nước vo gạo chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Mẹ có thể dùng muỗng cà phê đút từ từ hỗn hợp nước cho trẻ uống khi xuất hiện đờm.
Long đờm cho bé bằng củ cải và lê tươi
Cách làm:
- Chuẩn bị lê tươi:1 kg
- Củ cải trắng: 1 kg
- Gừng và mật ong: 250gr
- Ép lê và củ cải trắng lấy nước và đem đun sôi, đun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp quánh lại thì cho nước gừng và mật ong vào quấy đều lên và đun sôi lại
- Mỗi lần cho bé dùng 1 thìa pha với nước ấm, mẹ có thể để hỗn hợp này trong tủ lạnh dùng dần.
Lưu ý: Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. Có thể thay thế mật ong bằng đường phèn nếu dùng cho bé dưới 1 tuổi.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Mách mẹ cách trị ho có đờm cho bé an toàn hiệu quả
Chưng lá hẹ, quất, đường phèn trị đờm
- Vài là hẹ tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng, thái nhỏ.
- Quất cắt 4 miếng
- Cho lá hẹ, quất, đường phèn vào một chén con, đem chưng cách thủy cho các tinh chất thấm đều.
- Hoặc có thể cho vào nồi cơm đến khi sôi thì lấy ra để nguội.
- Cho trẻ uống hỗn hợp đã chưng liên tục từ 3 – 5 ngày, lượng đờm trong cổ họng con sẽ nhanh chóng tiêu tan.
Cách làm này có thể dùng cho bé dưới 1 tuổi khi bé xuất hiện đờm nhầy trong họng
➤ Nếu bạn quan tâm hãy đọc: Trị ho cho, đờm cho trẻ bằng mật ong
Giải pháp cho bé bị nhiều đờm từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Những cách làm kể trên vẫn có những hạn chế nhất định (không nên hút mũi quá 3 lần 1 ngày, các cách sử dụng rau diếp cá, hẹ,…cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài). Với mong muốn tìm ra giải pháp đơn giản tiện dụng mà không có tác dụng phụ cho trẻ bị đờm, Viện Hàn lâm đã bào chế thành công Siro Heviho. Đây là sản phẩm chứa S3-Elebosin từ Sâm đại hành được Bộ khoa học cấp bằng sáng chế số 13855 về khả năng kháng viêm đường hô hấp. Mẹ dùng ngay Siro Heviho chính hãng vào “thời điểm vàng” lúc bé mới chớm ho, sổ mũi để:
- Giảm nhanh triệu chứng ho có đờm, viêm mũi họng, đau rát, cổ họng sưng viêm.
- Ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng nhờ chất kháng viêm được Bộ khoa học cấp bằng sáng chế độc quyền và chỉ có ở siro Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm.
- Tăng sức đề kháng vùng thành họng, tránh tái phát.
Siro Heviho dùng tốt cho những trường hợp:
- Trẻ nhỏ và người lớn bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết.
- Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng.
- Trẻ mắc viêm V.A, viêm amidan cấp và mạn tính
Siro Heviho vinh dự đạt giải Vàng trong Triễn lãm Quốc tế phụ nữ sáng chế tại Hàn Quốc năm 2019 và giải Vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2021
Ưu đãi: Mua 6 tặng 1 bằng hình thức nhắn tin tích điểm, giúp tiết kiệm 21.000đ cho mỗi chai siro Heviho
Với mong muốn hỗ trợ khách hàng có được chi phí tốt nhất, Siro Heviho triển khai chương trình Mua 6 tặng 1. Cụ thể: Trên mỗi hộp Siro Heviho trị giá 150.000đ đều có 1 tem tích điểm, mỗi tem này sẽ tích được 1 điểm. Khi tích đủ 6 điểm (tương ứng với 6 hộp), Quý khách sẽ được tặng 1 hộp Siro Heviho trị giá 150.000đ (tương đương tiết kiệm đến 21.000đ trên mỗi hộp)
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng
Hoặc để giao tận nhà Siro Heviho BẤM VÀO ĐÂY
Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về viêm đường hô hấp ở trẻ và thông tin sản phẩm Siro Heviho, mời cha mẹ gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ!
-
03/12/2021 11:17
Dạ em chào chị Linh ạ, sản phẩm Heviho không dùng được cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ có thai chị ạ
12/07/2021 10:39
-
14/07/2021 08:00
Chào bạn Trung. Cảm ơn bạn đã quan tâm! Sản phẩm Heviho siro nên dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Trường hợp của con còn non ...[Xem thêm]
28/05/2021 19:54
-
29/05/2021 09:32
Chào bạn Dương Thị Bích , qua thông tin bạn chia sẻ có thể con đang có dấu hiệu bị viêm phế quản bạn à. Trường hợp này ...[Xem thêm]
08/05/2021 19:08
-
10/05/2021 08:32
Chào bạn Toan! Cảm ơn bạn quan tâm. Sản phẩm Siro Heviho sử dụng cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên, bé nhà bạn chưa sử dụng được ...[Xem thêm]
08/05/2021 19:08
-
10/05/2021 09:03
Chào bạn Toan! Cảm ơn bạn đã quan tâm. Hiện sản phẩm Heviho siro nên dùng cho bé từ 6 tháng tuổi. Với trường hợp con còn non tháng ...[Xem thêm]