Phương pháp nạo VA là gì? Thông tin cần biết
Nạo VA là gì? Phương pháp nạo VA nào là an toàn và tân tiến nhất hiện nay? Hay có nên cho trẻ nạo VA khi bị viêm không?…Đó hầu hết đầu là các câu hỏi thắc mắc của bất kỳ bậc phụ huynh nào khi có con trẻ bị viêm VA. Để tìm hiểu tất cả thông tin về phương pháp nạo VA, các bạn hãy cùng đọc bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Nạo VA là gì?
Viêm VA là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là trong độ tuổi từ 2-6 tuổi, các mô lympho phát triển nhanh về kích thước, thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn gây viêm nhiễm nặng. Khi tình trạng viêm nhiễm nặng, kéo dài gây ra các biến chứng phức tạp, các bác sĩ sẽ chỉ định nạo VA. (➤Chi tiết về bệnh qua bài viết: Viêm VA – Bệnh của trẻ nhỏ!)
Nạo VA là phương pháp loại bỏ toàn bộ tổ chức VA (mô bạch huyết vòm họng) ra khỏi vòm mũi họng mà không làm tổn thương đến các cơ quan bộ phận khác. Thủ thuật nạo VA không quá phức tạp có thể thực hiện dưới hình thức gây mê hoặc gây tê tại chỗ, tiến hành trong vài phút.
Phương pháp nạo VA cho trẻ
Phương pháp nạo VA
Nạo VA được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn tại khu vực ngoại trú gây mê ( hoặc gây tê) qua đường miệng. Các bác sĩ dùng dụng cụ giúp trẻ mở rộng miệng và đưa dao vào nạo hoặc đốt, sau đó dùng gạc tiệt trùng để cầm máu. Với thủ thuật nạo VA không cần khâu nên bệnh nhân có thể ra viện trong ngày. Sau khi nạo xong, trẻ được đưa về phòng hồi sức đợi tỉnh và kê đơn thuốc giảm đau, chống sưng. Hiện nay có nhiều phương pháp nạo VA khác nhau, trong đó có nạo bằng bàn nạo La Force hoặc bằng thìa nạo Moure, bằng dao Hummer, Coblator, dao Plasma,…
Nạo bằng Moure hoặc La Force: Đây là phương pháp được nhắc đến nhiều nhất và đã được sử dụng từ trước đây cho đến tận bây giờ. Là một phương pháp đơn giản, thời gian thực hiện nhanh, chi phí rẻ nhưng độ chính xác thấp, thường bỏ sót bệnh tích hoặc có thể gây tổn thương đến các vùng xung quang do nạo điểm mù hoặc nhìn qua gương theo đường miệng nên thiếu sự chính xác, khó đánh giá đúng vị trí của khối viêm. Ngoài ra phương pháp này còn gây đau cho trẻ, chảy nhiều máu, khó kiểm soát cầm máu.
Nạo VA bằng dao điện đơn cực: Phương pháp này có ưu điểm thời gian mổ nhanh, ít mất màu và chi phí thấp. Nhưng lại dễ gây trầy xước lớp niêm mạc hố mũi do hạn chế tầm chi chuyển của điện cực, không triệt để và dễ gây bỏng.
Nạo VA bằng Laser: Laser được sử dụng nhiều trong phẫu thuật Tai Mũi Họng bởi những ưu điểm như ít chảy máu, thời gian phẫu thuật nhanh, thời gian phục hồi nhanh nhưng giá thành lại cao.
Nạo VA bằng Coblator: So với các phương pháp trên thì Coblator giúp cải tiến tầm nhìn, cho phép quan sát trực diện, cận cảnh, phóng đại những mô viêm mà không thể thấy qua gương hoặc nội soi miệng. Coblator là phương pháp phẫu thuật điện nên vừa có thể cắt vừa có thể cầm máu không gây mất nhiều máu. Hệ thống Coblator cắt đốt ở nhiệt độ thấp nên không gây bỏng hay tổn thương đến các mô xung quanh.
Nạo VA bằng thiết bị cắt hút Hummer: Hummer là phương pháp có ưu điểm lấy mô VA nhanh, chính xác, an toàn, không gây đau đớn khi thực hiện. Nhưng chí phí cao, mất nhiều máu, đôi khi phải sử dụng các thiết bị cầm máu hỗ trợ.
Nạo VA bằng dao Plasma: Đây là phương pháp nạo VA được cho là tối ưu hơn cả, Plasma vừa giúp cải thiện tầm nhìn, nội soi qua mũi cho phép quan sát trực diện, cận cảnh và phóng đại những chỗ kín hoặc không thể nhìn thấy. Chảy máu ít, không gây đau, không làm tổn thương các mô lành xung quanh. Trẻ có thể về nhà sau 3-4 giờ phẫu thuật, ăn uống bình thường, không cần kiêng nói.
Quy trình thực hiện nạo VA
Quy trình nạo VA
Trước khi thực hiện phẫu thuật nạo VA:
- Trẻ sẽ được kiểm tra sức khỏe xem có đảm bảo đủ điều kiện để phẫu thuật, tiền sử không mắc các bệnh chống chỉ định nạo VA, thực hiện các xét nghiệm máu.
- Xác minh với bác sĩ tất cả các loại thuốc trẻ đang sử dụng bao gồm kê đơn, không kê đơn, vitamin,…
- Ngưng sử dụng các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen, naproxen hoặc bất kỳ loại thuốc nào có thành phần tương tự có khả năng làm tằn nguy cơ chảy máu. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng aspirin vì có thể liên quan đến hội chứng Reye ở trẻ.
- Không cho trẻ ăn uống trước khi phẫu thuật.
Do miệng và họng là các vùng dễ chảy máu nhiều hơn, nên trước khi thực hiện nạo VA, các bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng hồng cầu hay có mắc các bệnh về đông máu hay không. Ngoài ra, trẻ cẩn được thăm khám với bác sĩ tiền gây mê để loại bỏ các khả năng phản ứng, dị ứng, sốc phản vệ khi gây mê, gây tê. Không cho trẻ ăn uống trong vòng 1 ngày trước khi thực hiện nạo.
Trong quá trình phẫu thuật:
Nạo VA là một trong những thủ thuật phổ biến, nó có thể được thực hiện trên cơ sở ngoại trú. Có nghĩa là trẻ có thể phẫu thuật và ra viện trong ngày. Một số trẻ nhỏ hay trẻ có các vấn đề y tế khác, trẻ bị biến chứng phẫu thuật có thể được giữ trong bệnh viện qua đêm.
- Sau khi trẻ được đưa vào phòng mổ, các bác sĩ sẽ gây tê hoặc gây mê.
- Ca phẫu thuật thường diễn ra trong vòn 30-45 phút.
- Các bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ các mô VA bị viêm. Quá trình cắt bỏ và cầm màu được thực hiện đồng thời, không để lại sẹo trên da.
- Kết thúc phẫu thuật, trẻ được đưa đến phòng hồi sức, theo dõi tình hình sức khỏe và chờ tỉnh sau một vài giờ.
Sau phẫu thuật:
Trẻ được theo dõi sức khỏe và tình trạng chỗ mổ bởi các ý tá và bác sĩ. Nếu trẻ có biểu hiện chảy nhiều máu hay có biến chứng khác, phục hồi chậm thì trẻ sẽ ở lại bệnh viện theo dõi thêm. Sau khi nạo VA, trẻ cần ăn thức ăn mền và phục hồi hoàn toàn sau 2 tuần.
Khi nào nên và không nên nạo VA cho trẻ?
Tuyến VA khi bình thường được coi như và hệ miễn dịch đầu tiên của trẻ, có chức năng ngăn chặn sự xâm nhập trái phép của vi khuẩn và virus, đồng thời tạo ra kháng thể chống lại các mầm bệnh. Nhưng nó cũng là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Nhiều người cho rằng không nên nạo VA do có thể làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ ngay khi chúng bị viêm nhiễm. Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. (Chi tiết hơn: Vai trò của VA với cơ thể)
Tuyến VA không phải là bộ phận duy nhất đảm nhiệm vai trò hệ miễn dịch cho cơ thể nên việc loại bỏ VA bị viễm không gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ. Vì ngoài VA ra thì còn có nhiều cơ quan khác cùng đảm đương vai trò như amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi, amidan vòi nhĩ,…sẽ bù đắp lại lượng kháng thể do tuyến VA cung cấp. Tuy nhiên không phải trường hợp viêm VA nào cũng được nạo bỏ. Trong các trường hợp viêm VA cấp tính, bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc khánh sinh (khi có hiện tượng bội nhiễm), kháng khuẩn, kháng viêm, xịt rửa, nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý. Tuy nhiên khi chúng bị viêm nhiễm kéo dài, quá phát thì không những không đảm bảo chức năng miễn dịch cho cơ thể mà còn là nơi tập trung nhiều loại vi khuẩn thì việc nạo VA là điều cần thiết cho trẻ tránh gây ra nhiều biến chứng như:
- Gây cản trở việc hít thở của trẻ, trẻ thường xuyên thở bằng miệng, ngủ ngáy, thậm chí là ngưng thở khi ngủ. Lâu ngày tình trạng này kéo dài dẫn tới dị dạng sọ mặt, trán rô, răng mọc lệch,…việc thiếu oxi lên não thường xuyên khiến trẻ giảm sút trí tuệ, ảnh hưởng tới sự phát triển.
- Dẫn đến viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa,…
- Các mô VA phì địa gây tắc nghẽn vòi nhĩ, dẫn tới nhiễm trùng tai giữa làm giảm thính giác, gây ra nhiều vẫn đề về ngôn ngữ.
Chỉ định phẫu thuật nạo VA
Nạo VA được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám, nội soi đối với các trường hợp:
- Trẻ bị viêm VA kéo dài, tái phát quá 5 lần trong 1 năm.
- VA gây ra các biến chứng viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, viêm hạch,…mà điều trị bằng nội khoa không khỏi.
- VA quá phát, ảnh hưởng tới đường thở của trẻ.
- Thường tiến hành nạo V.A cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thời gian hợp lý nhất là từ 18-36 tháng tuổi.
Thông thường trước khi thực hiện nạo VA, các bác sĩ sẽ khuyên gia đình loại bỏ sữa và các chế phẩm từ sữa ra khỏi thực đơn của trẻ ít nhất 1 tháng để theo dõi tình hình. Một số trường hợp do nhạy cảm với các thành phần trong sữa gây ra tình trạng ứ đọng, tắc nghẽn vùng tai mũi họng dẫn đến viêm VA kéo dài.
Chống chỉ định
- Chống chỉ định tuyệt đối: bệnh ưa chảy máu, rối loạn đông máu.
- Chống chỉ định tương đối: Khi đang có viêm V.A cấp tính, khi đang có nhiễm virus cấp tính như: cúm, sởi, ho gà, sốt xuất huyết…Các bệnh nhân cơ địa dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch, mắc các bệnh mạn tính: lao, giang mai, AIDS…Đang uống hay tiêm phòng dịch (chờ ít nhất 2 tuần sau uống vắc xin phòng bại liệt, 6 tháng sau tiêm phòng lao). Hay thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
☛ Tham khảo thêm tại: Nạo VA có đau không và có nguy hiểm không?
Chi phí nạo VA cho trẻ hết khoảng bao nhiêu?
Thông thường chi phí để thực hiện một ca nạo VA bao gồm:
- Chi phí thăm khám tai mũi họng.
- Chi phí thực hiện các xét nghiệm bác sĩ chỉ định trước khi phẫu thuật như: xét nghiệm máu, kiểm tra hồng cầu, bạch cầu, di ứng với thuốc gây tê, gây mê,…
- Chi phí thực hiện phẫu thuật nạo VA.
- Chi phí hồi sức sau khi nạo: thuốc men, tái khám,…
Ngoài ra chi phí phẫu thuật còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm VA, phương pháp thực hiện, địa chỉ cơ sở y tế khám chữa,…
Đối với phương pháp sử dụng dao plasma chi phí dao động từ 8-12 triệu bao gồm cả chi phí khám và xét nghiệm trước khi phẫu thuật. Nạo VA có nằm trong danh mục được thanh toán bằng bảo hiểm y tế với các mức độ khác nhau tùy vào từng trường hợp của bệnh nhân và tuyến viện phẫu thuật.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chi phí 1 ca nạo VA cho trẻ là bao nhiêu?
Địa chỉ nạo VA cho trẻ tốt nhất!
Địa chỉ nạo VA tốt nhất cho trẻ
Nạo VA là thủ thuật đơn giản nhưng để đảm bảo an toàn và không gây biến chứng cho trẻ, bạn nên lựa chọn những cơ sở uy tín, bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao. Dưới đây là một số địa chỉ nạo VA cho trẻ tốt nhất, bạn nên tham khảo:
Tại Hà Nội
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương
Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện Nhi Trung Ương
Địa chỉ: Số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viên Trung ương Quân đội 108
Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Bệnh viện Y Hà Nội
Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện Việt – Pháp
Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Tại TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện tai mũi họng TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 155B Trần Quốc Thảo, Quận 3, TPHCM.
Bệnh viện Nhi đồng 1
Địa chỉ: Số 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TPHCM.
Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
Địa chỉ: Số 1 – 3 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM.
Bệnh Viện FV
Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Lương Bằng, Tân Phú, Quận 7, Hồ Chí Minh
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Địa chi Nạo VA trên toàn quốc!
Chăm sóc trẻ trước trong và sau nạo VA
Trước khi nạo VA
Nguyên tắc chung:
- 1 tuần trước khi thực hiện nạo VA, dừng cho trẻ uống tất cả các loại thuốc chống viêm, kháng sinh, giảm đau có thể làm tăng khả năng chảy nhiều máu ( trừ khi có chỉ định của bác sĩ).
- Thông báo với bác sĩ các loại thuốc trẻ sử dụng bao gồm kê đơn, không kê đơn, vitamin,…
- Thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về thời hạn cho trẻ ăn uống trước khi nạo.
- Chuẩn bị sẵn cặp nhiệt độ và thuốc hạ nhiệt cho trẻ.
- Ổn định tâm lý bình tĩnh cho trẻ trước khi phẫu thuật.
Gây mê sẽ trở nên không an toàn nếu dạ dày trẻ chứa thức ăn hay đồ uống. Đôi khi, trong thời gian mổ trẻ có thể nôn và thức ăn bị nôn có thể đi vào phổi. Nếu trẻ đã ăn hoặc uống sau các mốc thời gian nói trên, bác sĩ có thể phải trì hoãn ca mổ hoặc đổi lịch mổ sang ngày khác.
Sau khi nạo VA
Sau khi thực hiện nạo VA, trẻ được chăm sóc tại phòng hồi sức chờ tỉnh, Khi tỉnh dậy các bé thường thấy khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, quấy khóc,…Những biểu hiện đó đều là bình thường, không có gì đặc biệt. Trẻ có thể nôn trớ chất nhày có dính ít máu, nếu việc nôn diễn ra kiên tục, cần báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời.
Cách chăm sóc trẻ sau khi nạo VA
Thông thường sau 3-4 giờ, trẻ phục hồi và hành xử như thường, không có biến chứng gì khác thì sẽ được xuất viện. Những ngày đầu sau khi ra viện, bạn nên chú ý chỉ cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt dần dần chuyển sang dạng đặc hơn. Cho trẻ uống nhiều nước đề phòng tình trạng thiếu nước thường xảy ra sau khi mổ, làm tăng độ đau cho trẻ.
- Sau 10 ngày đến 2 tuần thì trẻ hoàn toàn phục hồi trở lại. Quá trình diễn ra từ từ, đôi khi có thể châm hơn do bị nhiễm trùng.
- Trẻ sau khị nạo VA không bị đau khi nuốt nên các hoạt động ăn uống diễn ra bình thường. Tuy nhiên một số trẻ cảm thấy đau hoặc cứng cổ ( do tư thế nằm khi nạo). Triệu chứng này sẽ mất đi sau một vài ngày. Bạn có thể chườm ấm hoặc dùng thuốc giảm, cho trẻ tập các bài tập xoay cổ nhẹ nhàng.
- Trẻ có thể chảy nhiều dãi, đau miệng, thậm chí là đau tai trong thời gian bình phục, điều này nằm trong phạm vị cho phép, tùy thuộc vào mức độ.
- Một số trẻ ngủ ngáy, đó là dấu hiệu của việc phù nên, triệu chứng này thường mất đi trong tuần đầu.
- Trẻ có thể bị thay đổi giọng nói sau khi nạo VA do hình dáng và kích thước của khoang miệng bị thay đổi.
- Trẻ thường hay sốt nhẹ hoặc vừa. Nếu nhiệt độ dưới 38,5 độ và vẫn ăn uống bình thường thì không có gì đáng lo ngại.
- Hơi thở có mùi do cổ họng tiết nhiều đờm hoặc quá trình liền vết thương đang diễn ra. Bạn chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.
- Trong thời gian phục hồi, trẻ dễ bị lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp khác nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người ốm trong gia đình, tránh tụ tập nơi đông người.
Cách giảm đau an toàn cho trẻ:
- Sử dụng thuốc giảm đau, chế phẩm từ paracetamol. Chú ý đừng cho trẻ uống thuốc khi bụng đói vì có thể làm tăng nguy cơ buồn nôn hay nôn sau phẫu thuật. Không nên dùng ibuprofen trong vòng 2 tuần sau mổ vì thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Giảm đau rát vết mổ cắt bằng cách cho trẻ uống nhiều nước.
- Cho trẻ vui chơi, nô đùa giúp trẻ quên đi nỗi đau.
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn các món cay nóng, góc cạnh, cứng dễ làm trầy xước vết mổ trong thời gian bình phục.
Nếu trẻ có các dấu hiệu sau, cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ:
- Sốt trên 39 độ, thân nhiệt không hạ sau khi sử dụng thuốc hạ sốt.
- Tình trạng nôn liên tục, không dừng.
- Đau tăng lên nhiều, không thể ăn uống.
- Chảy máu trầm trọng.
- Trẻ bị mất giọng hoàn toàn trong suốt 24 giờ.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau nạo VA
Giải pháp ngăn viêm VA cho trẻ từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
Các nhà khoa học Viện INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công chế phẩm dành riêng cho viêm đường hô hấp ở trẻ, trong đó có viêm VA cấp và mạn tính với tên gọi Siro Heviho. Đây là siro duy nhất sử dụng chất kháng viêm được cấp bằng độc quyền sáng chế bởi Bộ Khoa học. Với cơ chế Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm đi từ các thảo dược tự nhiên, Siro Heviho giúp giảm nhanh các triệu chứng ho đờm, sổ mũi, đau rát họng cho bé sau 3-5 ngày mà không có tác dụng phụ.
Bấm vào đây để được giao tận nhà Siro Heviho
Tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin khái quát về phương pháp nạo VA cho trẻ. Hi vọng những thông tin này sẽ trở nên hữu ích với bạn đọc.
Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về viêm đường hô hấp ở trẻ và thông tin sản phẩm Siro Heviho, mời cha mẹ gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ!
Nguồn:
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=tonsillectomy-and-adenoidectomy-161-8
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323016.php
http://www.schn.health.nsw.gov.au/fact-sheets/adenoidectomy