Lưu ý khi lựa chọn thuốc ho trẻ em để hiệu quả nhất!
Thuốc ho trẻ em được xem như người bạn đồng hành của cha mẹ trên hành trình chăm sóc con khôn lớn. Tuy nhiên, lựa chọn thuốc ho an toàn, hiệu quả luôn là vấn đề đau đầu với các bậc phụ huynh. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tháo gỡ thắc mắc liên quan đến chọn thuốc ho phù hợp với bé.
Mục lục
Nguyên nhân gây ho ở trẻ em
Ho là một phần quan trọng trong hệ thống bảo vệ của cơ thể giúp loại bỏ chất nhầy, tác nhân kích thích hoặc dị vật ra khỏi cơ thể. Ho có nhiều loại, bao gồm ho có đờm hoặc không.
Triệu chứng ho ở trẻ em liên quan đến nhiều tình huống bệnh, trong đó các nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm:
- Nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn: Những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh, cúm, viêm thanh quản đều có thể gây ho kéo dài kèm theo chất nhầy. Trẻ em chưa biết cách khạc đờm thường sẽ nuốt chất nhầy, dẫn đến tích tụ nhiều hơn ở cổ họng và có thể gây nôn.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Dịch dạ dày trào ngược có thể kích hoạch phản xạ ho. Điều này phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài triệu chứng ho, trẻ thường xuyên nôn mửa, khạc, trớ ra nước bọt, quấy khóc do khó chịu trong người.
- Bệnh hen suyễn: Trẻ em mắc bệnh này thường ho nhiều vào ban đêm kèm theo thở khò khè, kéo cử. Cơn ho cũng xuất hiện khi bé vui chơi, hoạt động thể chất.
- Dị ứng hoặc viêm xoang: Trẻ em bị dị ứng thức ăn, phấn hoa, lông vật nuôi hoặc thay đổi thời tiết, hít phải khói thuốc có thể ho kéo dài, chảy nước mắt, nước mũi, đau họng, ngứa cổ hoặc phát ban.
- Ho do thói quen: Trường hợp này bao gồm cả yếu tố tâm lý và thể chất của trẻ. Cơn ho thường ngắn, khô, đơn lẻ nhưng không gây cản trở quá trình vui chơi, ăn, ngủ, nói chuyện.
☛ Tham khảo thêm: Bệnh học về Ho
Các loại thuốc ho cho trẻ em
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng đi kèm với cơn ho mà các loại thuốc ho hoạt động theo cách khác nhau. Một số nhóm thuốc phổ biến gồm:
Nhóm thuốc ức chế trung tâm ho
Ho thường được tạo ra thông qua sự kích thích các thụ thể cảm giác của thần kinh hầu họng và phế vị. Sau đó, tín hiệu được truyền đến trung tâm ho trong não, kích hoạt phản xạ ho.
Các thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương như dextromethorphan, codeine, hydrocodone hoạt động bằng cách ức chế trung tâm ho trong não, nâng cao ngưỡng gây ho. Codein được chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi và hạn chế sử dụng với trẻ từ 12 đến 18 tuổi. Dextromethorphan có thể làm tăng mức serotonin và xảy ra tương tác với các loại thuốc khác cũng có tác dụng này.
Do đó, phụ huynh không được tự ý cho trẻ sử dụng mà không có sự tư vấn, kê đơn của bác sĩ.
Nhóm thuốc ho long đờm, tan đờm
Thuốc long đờm, tiêu đờm là loại thuốc làm loãng, khiến chất nhầy bớt đặc dính giúp dễ đào thải khỏi đường thở.
Thuốc long đờm có thể dùng bằng đường uống dưới dạng viên nén, siro, xịt họng. Một số loại thuốc long đờm phổ biến như guaifenesin, carbocistein, acetylcystein, bromhexin, hyperosmolar…
Thuốc ho long đờm được coi an toàn và ít nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Mặc dù vậy, ở một số bệnh nhân có thể gặp tác dụng không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy, co thắt phế quản hoặc phát ban.
Nhóm thuốc chống dị ứng
Khi trẻ bị dị ứng, hệ thống miễn dịch giải phóng các kháng thể và histamine để phản ứng lại. Các triệu chứng dị ứng bao gồm hắt hơi, ho, nghẹt mũi, ngứa cổ họng. Nhóm thuốc chống dị ứng tiêu biểu là các thuốc kháng histamin như loratadine, cetirizine, fexofenadine thường được sử dụng trong trường hợp này.
Nhóm thuốc chống dị ứng có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, an thần, biếng ăn ở trẻ. Vì vậy, chỉ dùng thuốc cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và cần tuân thủ hướng dẫn chi tiết của bác sĩ về liều dùng, cách dùng phù hợp.
Nhóm thuốc tác dụng co mạch, chống sung huyết
Thuốc co mạch làm co các mạch máu và mô bị sưng, giải tỏa tắc nghẽn ở mũi, đường thở. Một số thuốc không kê đơn phổ biến như pseudoephedrine, phenylephrine, oxymetazoline. Nhóm thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, dưới 3 ngày để tránh tình trạng tắc nghẽn kéo dài.
Do thuốc có tác dụng co mạch nên có thể gây bồn chồn, mất ngủ khiến bé quấy khóc, lười ăn. Trường hợp trẻ bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh tim mạch không nên sử dụng.
Cách lựa chọn thuốc ho cho trẻ theo bệnh
Với từng bệnh cụ thể, bác sĩ, dược sĩ có thể tư vấn, kê đơn các loại thuốc ho phù hợp với bé:
- Ho khan: Trường hợp này có thể dùng thuốc ức chế trung tâm ho để giảm các đợt ho khan, ho dữ dội ở trẻ.
- Ngạt mũi: Sử dụng thuốc chống dị ứng có thể ngăn cản quá trình tiết chất nhầy và giúp giảm sưng trong mũi.
- Ho nhiều vào ban đêm: Nếu tình trạng này kéo dài liên tục ở mức độ vừa và nặng, có thể kết hợp các thuốc ức chế trung tâm ho, thuốc kháng histamine. Bệnh nhân nên cho bé dùng thuốc vào ban đêm vì thuốc có thể gây buồn ngủ.
- Ho có đờm: Sử dụng thuốc long đờm, tan đờm giúp loại bỏ tắc nghẽn, thông thoáng đường thở.
Ưu nhược điểm của thuốc ho trẻ em
Cơn ho gây ra nhiều khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe của con và khiến cha mẹ lo lắng không yên. Sử dụng thuốc ho là một trong những phương pháp phổ biến vì ưu điểm giảm nhanh các cơn ho giúp bé ăn ngon, ngủ yên hơn.
Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về tác dụng của thuốc ho trên trẻ em và chưa đủ cơ sở để xác định mức độ an toàn của nó. Không những thế, thuốc ho có thể gây tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu, gây ngủ, phát ban, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.
Làm thế nào để dùng thuốc ho trẻ em an toàn?
Để sử dụng thuốc ho an toàn, phụ huynh cần chú ý những điều sau:
- Hỏi kỹ thông tin loại thuốc ho có phù hợp với độ tuổi của bé không.
- Không tự ý dùng kết hợp thuốc ho với các loại thuốc khác như thuốc cảm, thuốc giảm đau vì có thể gây quá liều do cùng chứa một thành phần, trừ khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Chọn đúng thuốc ho dành cho triệu chứng bệnh của trẻ.
- Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn, trong hướng dẫn sử dụng về cách tính liều, chia liều dùng phù hợp với cân nặng, độ tuổi của con.
- Không cho trẻ dùng thuốc dành cho người lớn.
- Để thuốc ở xa tầm với của trẻ em.
- Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng.
Việc vô tình cho trẻ dùng liều lượng thuốc ho quá cao có thể ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ uống quá liều có thể gặp triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, bồn chồn, khó chịu, ảo giác, nói ngọng, nhịp tim nhanh, khó thở, co giật, mất ý thức.
Kết hợp chăm sóc trẻ bị ho để đạt hiệu quả tốt!
Cha mẹ nên kết hợp điều trị bằng thuốc ho với các phương pháp chăm sóc trẻ bị ho tại nhà để giảm nhanh triệu chứng bệnh. Một số phương pháp giảm ho phụ huynh có thể tham khảo:
- Uống đủ nước: Chất lỏng giúp làm loãng chất nhầy giúp long đờm, làm dịu cơn ho và giảm áp lực xoang. Bạn có thể cho bé uống nước lọc, canh, súp, nước ép trái cây, sinh tố mỗi ngày để đa dạng hóa nguồn cung cấp nước cho cơ thể.
- Súc miệng bằng nước muối: Với trẻ em lớn, cha mẹ có thể dạy bé cách súc miệng đúng cách. Nước muối sinh lý giúp làm dịu cơn đau họng. Bạn nên cho bé súc miệng hai lần mỗi ngày.
- Tăng cường thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi giúp cơ thể bé chống lại nhiễm trùng. Cha mẹ không cần bắt con nằm một chỗ cả ngày mà thay vào đó tránh để con hoạt động, vui chơi quá sức.
- Tăng độ ẩm không khí: Không khí khô có thể gây kích ứng mũi khiến trẻ bị ho. Bạn có thể sử dụng máy xông hoặc máy tạo ẩm phun sương để tăng độ ẩm trong phòng.
- Mật ong: Trẻ em từ 1 tuổi trở nên có thể sử dụng mật ong để giảm ho tại nhà. Bạn có thể sử dụng mật ong hấp lá hẹ cho bé uống sẽ giúp đẩy lùi cơn ho.
- Tránh khói thuốc: Khói thuốc là một trong những tác nhân kích thích cơn ho của trẻ. Phụ huynh không hút thuốc lá xung quanh trẻ hoặc trong nhà để tránh khói thuốc có thể bám vào quần áo.
☛ Tham khảo chi tiết: Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ bị ho
Siro Heviho giúp bé hết ho không tác dụng phụ
Nếu như các loại thuốc ho Tây y tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ thì một giải pháp an toàn hơn từ thảo dược chính là siro Heviho.
Siro Heviho được bào chế hoàn toàn từ thảo dược không gây tác dụng phụ, gồm: Cao xạ can, cát cánh, cam thảo, mạch môn, xuyên bối mẫu, S3 – Elebosin.
Thành phần S3 – Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Chính vì thế, siro Heviho không chỉ giúp bé giảm nhanh cơn ho, làm dịu niêm mạc, mà còn hỗ trợ điều trị tận gốc nguyên nhân gây ho ở trẻ em.
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán siro Heviho chính hãng, bạn có thể xem TẠI ĐÂY
Đặt mua siro Heviho chính hãng giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về cách lựa chọn và sử dụng thuốc ho trẻ em.
Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh và sản phẩm, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/luu-y-chon-thuoc-tri-ho-cho-tre/
- https://www.webmd.com/children/guide/cough-treatment
- https://www.drugs.com/cg/safe-use-of-cough-and-cold-medicines-in-children.html