Thuốc trị ho có đờm hiệu quả - Tiêu đờm, hết cơn ho!
Thời tiết giao mùa hay nóng lạnh đột ngột khiến bạn dễ gặp những cơn ho có đờm vô cùng khó chịu. Do vậy, người bệnh thường có xu hướng tìm đến các loại thuốc điều trị ho có đờm để giảm nhanh tình trạng này. Vậy, thuốc điều trị ho có đờm có những loại thuốc nào, nên dùng thế nào cho hợp lý? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Mục lục
Ho có đờm uống thuốc gì?
Ho có đờm là phản xạ ho của cơ thể khi cơ thể người bệnh bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm các bệnh lý về đường hô hấp. Những cơn ho thường kèm theo dịch đờm nhầy, giúp làm sạch phổi, cổ họng và đào thải các tác nhân gây bệnh ra ngoài.
Mặc dù ban đầu phản xạ ho có đờm có lợi với cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại qua đường hô hấp. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài lại khiến gây nhiều mệt mỏi, khó chịu đối với sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Câu hỏi: ho có đờm uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý này. Các chuyên gia cho biết, việc lựa chọn thuốc chữa ho có đờm phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng và mức độ ho của người bệnh.
Với người bệnh mới bị ho, các triệu chứng còn nhẹ, người bệnh chưa cần uống thuốc mà cần tìm hiểu và khắc phục các nguyên nhân gây ho, thay đổi một số thói quen chăm sóc họng, miệng hằng ngày kết hợp với các biện pháp dân gian để giảm ho. Tình trạng ho có đờm có thể tự hết sau một thời gian ngắn.
Đối với bệnh nhân ho có đờm dai dẳng lâu ngày cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng ho có đờm do các bệnh lý gây ra như: viêm phổi, viêm phế quản… người bệnh cần điều trị bệnh lý trước. Với các trường hợp không tìm được nguyên nhân hoặc điều trị mà không hết ho thì bệnh nhân nên đi thăm khám để được kê đơn thuốc điều trị thích hợp.
Thuốc điều trị ho có đờm hiện nay rất đa dạng, bao gồm các nhóm:
- Thuốc Tây Y
- Thuốc Đông Y
- Các mẹo trị ho từ dân gian
Cụ thể từng loại thuốc sẽ được trình bày chi tiết dưới đây:
Thuốc Tây Y trị ho có đờm
Hiện nay, thuốc Tây Y là biện pháp giảm ho có đờm được rất nhiều người bệnh tìm đến vì tính tiện lợi cũng như hiệu quả điều trị nhanh chóng.
Các thuốc trị ho có đờm hiệu quả từ Tây Y
Sau khi thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ trị ho có đờm phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. Một số nhóm thuốc Tây Y thường được kê đơn hiện nay là:
Thuốc tiêu đờm, long đờm
Đối với bệnh nhân ho có đờm, bác sĩ sẽ hạn chế kê các thuốc giảm ho mà ưu tiên lựa chọn các thuốc long đờm, tiêu chất nhầy. Thuốc tiêu đờm, long đờm hoạt động với nhiều cơ chế như:
- Cơ chế 1: Làm loãng đờm bằng cách tăng tiết dịch làm tăng thể tích, khối lượng của đờm, làm đờm loãng ra. Nhờ đó, chúng kích thích cơ thể khạc và ho để loại bỏ đờm ứ đọng trong niêm mạc đường hô hấp. Một số thuốc thuộc nhóm này: guaifenisin, natribenzoat, terpin…
- Cơ chế 2: Cắt đứt và phá vỡ các cầu nối có trong chất nhầy, từ đó làm giảm độ bám dính, tính chất, số lượng và độ đặc quánh của đờm ở phổi. Khi đờm loãng ra, lông mao biểu mô phế quản hoạt động dễ dàng, thúc đẩy quá trình dẫn lưu dịch đờm ra khỏi cơ quan hô hấp. Một số thuốc theo cơ chế này được dùng hiện nay là: Acetylcystein, Ambroxol, Brohexin…
Bên cạnh tác dụng long đờm, tiêu chất nhầy, nhóm thuốc này cũng gây nhiều tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe như tràn dịch màng phổi, phá hủy màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày gây các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng.
Ngoài ra, khi người bệnh dùng các thuốc này, người bệnh cần lưu ý sử dụng các chất làm ẩm có tác dụng làm loãng niêm dịch, dịu cổ họng và mũi. Bệnh nhân có thể thực hiện bằng cách hít thở không khí ẩm nhờ các máy khí dung có nước, Natri carbonat, Natri clorid…
☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc tiêu đờm, loãng đờm phải dùng cho đúng
Thuốc kháng sinh
Trong nhiều trường hợp ho có đờm do nguyên nhân viêm phổi, viêm phế quản hoặc nguyên nhân do tác động của vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc kháng sinh. Chúng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và tăng hiệu quả điều trị ho.
Một số thuốc kháng sinh trị ho có đờm thường được kê đơn như: Amoxicillin, Cefuroxin, Ceftratiaxon…
Thuốc kháng sinh có nhiều dạng bào chế khác nhau:
- Thuốc tiêm: Thuốc được tiêm trực tiếp vào cơ thể nên đem lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, thuốc cần được thực hiện tại các bệnh viện lớn và các bác sĩ, y tá có chuyên môn cao.
- Thuốc kháng sinh đường uống: Các thuốc được bào chế dưới dạng viên uống, siro uống tiện lợi cho người bệnh.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Có nên sử dụng kháng sinh trị viêm họng không?
Thuốc kháng Histamin
Thuốc kháng Histamin là nhóm thuốc chống dị ứng tác dụng trên các thụ thể H1 ở não, có tác dụng làm dịu họng, giảm các cơn ho và có tác dụng an thần.
Một số thuốc kháng Histamin thường dùng là: Diphenylhydramin, Chlopheniramin…
Thuốc kháng Histamin có thể gây buồn ngủ nên cần dùng về đêm và tránh sử dụng khi đang vận hành máy móc, điều khiển các phương tiện giao thông và khi làm các công việc cần tập trung cao độ.
Thuốc giãn phế quản
Ngoài ra, trong trường hợp ho nặng gây co thắt phế quản, khó thở, tắc nghẽn đường thở, hoặc bệnh nhân có tiền sử hen phế quản, bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc làm giãn phế quản.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây Y
Trong quá trình sử dụng thuốc trị ho có đờm, người bệnh cần lưu ý:
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị bệnh. Với mỗi dạng bệnh lý hay nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ cần những thuốc điều trị khác nhau. Vì thế, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng bạn đang gặp phải và đưa ra phương án điều trị thích hợp.
- Khi bị ho có đờm, bệnh nhân không nên sử dụng các thuốc giảm ho do đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, làm tăng đào thải các tác nhân có hại và làm sạch đường thở.
- Khi đi thăm khám, người bệnh cần kê khai tiền sử bệnh lý của mình, các thuốc đang dùng và tiền sử dị ứng thuốc cho bác sĩ để hạn chế các tương tác thuốc bất lợi gây hại cho sức khỏe.
- Bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, dùng đúng liều lượng chỉ định. Đồng thời, bệnh nhân không được tự ý ngưng thuốc khi chưa đủ liệu trình do bệnh có thể tái phát trở lại khi dừng thuốc đột ngột.
Mặc dù thuốc Tây y làm giảm nhanh những triệu chứng ho có đờm, tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Tây Y kéo dài vì:
- Xảy ra phản ứng nhờn thuốc, kháng thuốc…
- Gây nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe như: gây loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ…
Bài thuốc chữa ho long đờm Đông y hiệu quả
Bên cạnh các thuốc Tây Y, rất nhiều người bệnh ho có đờm cũng tìm đến các bài thuốc Đông Y từ các vị thuốc thảo dược.
Ho có đờm trong Đông y
Đông Y quan niệm: Ho thường thấy nhất là từ bệnh phổi, bệnh phế quản, tuy nhiên, lục phủ ngũ tạng đều có thể gây ho. Do vậy, Đông y xác định ho có đờm thường do 2 nguyên nhân chính:
- Nguyên nhân ngoại cảm: Do cảm nhiễm ngoại tà, hiểu đơn giản là các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài tấn công vào cơ thể gây ho có đờm.
- Nguyên nhân nội thương: Do bệnh lý bên trong các tạng phủ bị mất cân bằng gây nên.
Với từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ đông y sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Bài thuốc Đông Y trị ho có đờm
Qua chẩn đoán sơ bộ xác định nguyên nhân của bệnh, các bác sĩ Đông Y sẽ đưa ra phương thuốc với từng tình trạng bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc trị ho có đờm hiệu quả từ Đông Y:
Bài thuốc trị ho có đờm do phong hàn (cảm lạnh)
Người bệnh ho có đờm do phong hàn thường gặp những triệu chứng ho, ngạt mũi, hắt hơi, đờm lỏng, sợ lạnh, đau nhức xương khớp, rêu lưỡi trắng, không toát mồ hôi… có thể tham khảo bài thuốc Hạnh tô tán gia giảm
Bài thuốc có tác dụng:
- Sơ phong tán hàn.
- Thông phế hóa đờm, trị ho.
- Giải biểu tán hàn.
- Táo thấp, hóa đờm.
Các vị thuốc dùng trong bài bao gồm: tía tô, gừng, tiền hồ, hạnh nhân, cát cánh, ma hoàng, trần bì, bán hạ.
Ngoài ra, với trường hợp bệnh nhân ho nhiều, đờm đặc quánh, màu vàng, đau rát họng, luôn cảm thấy khát… cần bổ sung thêm các vị thuốc tang diệp, thuyền thoái, bạc hà, cát cánh để tăng hiệu quả điều trị.
Bài thuốc trị phế hư gây ho có đờm
Với trường hợp bệnh nhân ho có đờm lâu ngày, mạn tính, đờm trong hoặc có lẫn máu, thể trạng gầy yếu, mệt mỏi, kém ăn, ít ngủ, ra mồ hôi trộm, sốt về chiều… có thể tham khảo bài thuốc Sa sâm mạch đông thang gia giảm
Bài thuốc Sa sâm mạch đông thang gia giảm có tác dụng:
- Dưỡng âm, sinh tân dịch, nhuận phế, chữa ho, hóa đờm.
- Kiện tỳ, bổ trung.
Bài thuốc sử dụng các vị thuốc: sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, thiên hoa phấn, biển đậu, cam thảo, bối mẫu, tang bì, ngó sen, tam thất.
Ngoài ram với người bệnh sốt về chiều nên bổ sung thêm các vị sài hồ, hoàng liên, địa cốt bì.
Lưu ý khi áp dụng các bài thuốc Đông Y
Khi dùng thuốc đông y trị ho, bệnh nhân cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống, chăm sóc vá sinh hoạt thích hợp để nhanh đẩy lùi bệnh. Bệnh nhân nên uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn mềm, lỏng giúp dễ nuốt và hạn chế đờm đặc thêm. Bên cạnh đó, khi thời tiết thay đổi, bệnh nhân cũng cần chú ý giữ ấm cơ thể để tránh ho tái phát hoặc nặng hơn.
Mẹo dân gian trị ho có đờm tại nhà
Nếu bệnh nhân mới bị ho, các triệu chứng còn nhẹ, thay vì sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà và các mẹo dân gian trị ho. Dưới đây là một số mẹo dân gian trị ho có đờm người bệnh có thể tham khảo:
Trị ho có đờm từ quả lê
Lê là một loại quả có vị ngọt, tính mát, thường dùng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm rất hiệu quả. Từ xa xưa, dân gian đã biết chế biến các loại thuốc từ quả lê để điều trị chứng ho có đờm. Bên cạnh đó, quả lê còn chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng mệt mỏi do ho kéo dài. Dưới đây là bài thuốc lê hấp đường phèn được nhiều bệnh nhân sử dụng thành công.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị:
- Lê: một quả.
- Đường phèn: tùy khẩu vị.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lê đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn bám trên bề mặt Quả.
- Bước 2: Cắt bỏ cuống lê và khoét bớt phần thịt dê ở giữa quá
- Bước 3: Cho đường phèn vào trong quả lê, đem hấp cách thủy trong khoảng 10 đến 20 phút.
- Bước 4: Để nguội và dùng trực tiếp.
Bệnh nhân nên áp dụng cách này mỗi ngày để tăng hiệu quả trị liệu.
Dùng lá húng chanh giảm nhanh cơn ho có đờm
Theo những ghi chép của đông y, lá húng chanh có tính ấm, vị hơi cay, thường dùng để điều trị ho có đờm. Đây cũng là vị dược liệu có tính kháng khuẩn cao, giúp bức chế sự phát triển của các tác nhân vi khuẩn gây bệnh.
Cách dùng lá húng chanh rất đơn giản như sau:
Chuẩn bị:
- Lá húng chanh: năm đến bẩy lá.
- Mật ong hoặc đường phèn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: lá húng chanh đem rửa sạch, thái nhỏ thành sợi.
- Bước 2: cho lá húng chanh vào chén nhỏ, thêm mật ong hoặc đường phèn tùy khẩu vị.
- Bước 3: Hỗn hợp đem hấp cách thủy từ mười lăm đến 20 phút.
Người bệnh chắt lấy nước cốt hỗn hợp, uống 2 lần mỗi ngày. Lá húng chanh sẽ phát huy hiệu quả điều trị sau 5 – 7 ngày.
☛ Tham khảo thêm tại: Ho có đờm lâu ngày mấy cũng khỏi với mẹo này
Heviho – giải pháp giảm ho có đờm hiệu quả tại nhà
Nếu như bạn e ngại sử dụng thuốc tây y có thể gây các tác dụng phụ có hại hay sử dụng thuốc Đông Y gây bất tiện với cuộc sống, bạn có thể tham khảo sản phẩm Heviho. Đây là một sản phẩm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên. Nhờ đó, Heviho đem lại tác dụng trị ho có đờm cực kì hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn, lành tính đối với người sử dụng.
Heviho có chứa chiết xuất S3 – Elebosin từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn vượt trội. Nhờ vậy, sản phẩm làm giảm thể tích khối viêm, làm loãng đờm và dịch tiết đường hô hấp, giúp quá trình tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn có chứa chiết xuất từ các thảo dược như: xạ can, cát cánh, mạch môn, xuyên bối, cam thảo… giúp nâng cao hiệu quả trị ho và tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tiến triển, tái phát.
Hiện nay, sản phẩm Heviho có hai dạng bào chế chính phù hợp cho cả gia đình: viên uống Heviho cho người lớn và siro Heviho cho trẻ nhỏ.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà)
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về các thuốc trị ho có đờm hiệu quả. Rất mong bài viết sẽ đem lại cho bạn những thông tin hữu ích để nhanh chóng tìm được giải pháp tối ưu đẩy lùi căn bệnh khó chịu này.
Tài liệu tham khảo:
- https://suckhoedoisong.vn/ho-co-dom-dung-thuoc-gi-169112851.htm
- https://www.healthline.com/health/cold-flu/how-to-get-rid-of-phlegm
- https://www.webmd.com/cold-and-flu/cold-guide/cough-syrup-cough-medicine