Trẻ bị ho khan: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả! 

Trẻ bị ho khan khó chịu dẫn tới biếng ăn, quấy khóc. Điều này khiến cha mẹ mất ăn mất ngủ vì lo lắng bệnh tình của con có nguy hiểm không. Bài viết này chúng tôi sẽ mách bạn cách xử lý khi thấy con bị ho khan đúng chuẩn hiệu quả.

Trẻ bị ho khan: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả!  1

Thế nào là ho khan ở trẻ em?

Thế nào là ho khan ở trẻ em? 1

Ho khan là trường hợp ho không có đờm hoặc chất nhầy, âm thanh nghe đanh và khô. Bé có thể cảm thấy ngứa cổ họng dẫn tới phản xạ ho.

Hệ thần kinh của trẻ em đặc biệt nhạy cảm khi tiếp xúc với môi trường, yếu tố thời tiết. Điều này dẫn tới sự khác biệt rõ rệt về khả năng phản xạ và kiểm soát hô hấp so với người lớn. Nếu như ở người lớn, ho mãn tính được định nghĩa là tình trạng ho kéo dài trên 8 tuần thì với trẻ em, ho mãn tính kéo dài từ 4 tuần trở lên.

Ho là một phần quan trọng trong hệ thống bảo vệ của cơ thể, giúp loại bỏ vi khuẩn, chất kích thích gây hại. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho khan xuất hiện thường xuyên và kéo dài nhiều ngày, cha mẹ cần có biện pháp chữa trị phù hợp để ngăn chặn nó.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan 1

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng ho khan ở trẻ em. Dưới đây là một số bệnh thường gặp:

  • Dị ứng: Ho khan có thể là một triệu chứng của dị ứng, đặc biệt nếu nó thường xuất hiện khi bé tiếp xúc với vật gì đó cụ thể hoặc thời điểm nhất định trong năm. Ngoài ra, các triệu chứng khác của dị ứng có thể mắc kèm như hắt xì, ngứa, chảy nước mắt, sổ mũi, phát ban.
  • Bệnh hen suyễn: Hen suyễn là một bệnh mãn tính liên quan đến tình trạng viêm và thu hẹp đường thở. Hen suyễn có thể được kích hoạt bởi các yếu tố từ môi trường, bệnh hô hấp hoặc vận động. Những cơn ho khan kéo dài thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm hoặc lúc bé đang chơi. Bạn có thể nghe thấy tiếng thở rít từng cơn khi con ngủ.
  • Nhiễm virus: Một số bệnh nhiễm trùng do virus gây ra có thể dẫn đến ho khan ở trẻ gồm viêm phổi, bệnh cúm, viêm phế quản, cảm lạnh thông thường. Tùy vào tình trạng nhiễm trùng mà tiếng ho có thể nghe khàn và thở khò khè hơn. Không giống như nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm virus không đáp ứng điều trị với kháng sinh.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Cúm, cảm lạnh thông thường có nhiều triệu chứng, bao gồm ho khan. Tình trạng ho khan dai dẳng kéo dài trong nhiều ngày hoặc vài tuần dù bệnh đã khỏi.
  • Chất kích thích: Một số chất kích thích phổ biến có thể gây viêm họng dẫn tới ho khan ở trẻ gồm: khói thuốc lá, khí thải xe cộ, ô nhiễm không khí, bụi bặm, không khí quá lạnh hoặc khô. Nếu bé tiếp xúc với chất kích thích thường xuyên, tình trạng ho khan có thể trở thành bệnh mãn tính.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Các triệu chứng bé có thể gặp gồm ho khan, thường xuyên nôn mửa hoặc khạc ra nước bọt, có vị khó chịu trong miệng, cảm giác nóng trong ngực (ợ chua).
  • Tác dụng phụ của thuốc, ví dụ như thuốc ức chế men chuyển.
  • Ho khan do thói quen của bé mà không có nguyên nhân cụ thể.
  • Do tắc nghẽn đường thở khi ăn hoặc chơi đồ chơi.
Nếu bé bị tắc nghẽn đường thở, tiếng ho của bé có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng tống dị vật ra ngoài. Bạn cũng có thể nghe thấy tiếng thở khò khè hoặc tiếng động nghẹn. Trong trường hợp này, cha mẹ cần có biện pháp sơ cứu hoặc đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để loại bỏ dị vật càng sớm càng tốt.

Trẻ ho khan có thể gặp triệu chứng nào khác?

Ho khan dai dẳng gây ra nhiều vấn đề đến sức khỏe của bé, bao gồm:

  • Quấy khóc về đêm, ngủ không ngon giấc.
  • Nôn mửa.
  • Chóng mặt, mệt mỏi.
  • Chán ăn, bỏ bữa.
  • Đái dầm.
  • Tim đập nhanh.
  • Chảy máu nướu, chân răng.
  • Đổ nhiều mồ hôi.
  • Gãy xương sườn.
  • Bé chậm lớn, giảm cân.

Trẻ bị ho khan có thể kèm theo các triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây bệnh cụ thể, bao gồm:

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Hắng họng thường xuyên.
  • Đau họng.
  • Khàn tiếng.
  • Thở rít, thở khò khè, khó thở.
  • Trường hợp ít gặp có thể ho ra máu.

☛ Tham khảo thêm: Ho khan kéo dài không khỏi là bệnh gì?

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ho khan?

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ho khan? 1

Điều đầu tiên cha mẹ cần bình tĩnh, không nên quá lo lắng dẫn tới xác định sai mức độ bệnh của con. Bạn nên theo dõi từng biểu hiện của con, bao gồm:

  • Thời gian và cường độ ho (vào ban ngày hay ban đêm, ho nhiều lần hay ngắt quãng…).
  • Đặc điểm của tiếng ho (tiếng khàn, đanh…).
  • Xác định nguyên nhân dẫn đến ho (thay đổi thời tiết, khả năng hít phải dị vật, bé vận động nhiều…).
  • Tiền sử bệnh của bé.
  • Các triệu chứng kèm theo ho khan như sốt.

Sau khi xác định được vấn đề đang xảy ra với bé, bạn có thể:

  • Đưa bé đến cơ sở y tế nếu tình trạng khẩn cấp.
  • Nếu bé bị sốt, bạn có thể mua thuốc hạ sốt cho bé. Lưu ý không cho trẻ uống aspirin vì nguy cơ mắc hội chứng Reye. Bạn có thể hỏi ý kiến dược sĩ nhà thuốc trong lựa chọn thuốc thích hợp.
  • Làm loãng, loại bỏ chất nhầy trong mũi của con bằng nước muối sinh lý.
  • Tạo không khí trong lành xung quanh bé, kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ trong nhà phù hợp thông qua các thiết bị, máy móc.

Bé bị ho khan khi nào phải thăm khám gấp?

Bé bị ho khan khi nào phải thăm khám gấp? 1

Hầu hết các cơn ho khan thường tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa nếu:

  • Bé dưới 3 tháng tuổi hoặc sinh non hơn 3 tuần.
  • Khó thở, thở rít to, không bú mẹ được.
  • Ho do có dị vật.
  • Ho dữ dội, da xanh xao, đặc biệt nếu trẻ chưa tiêm chủng bệnh ho gà.
  • Nôn mửa nhiều lần.
  • Chảy nước dãi không kiểm soát.
  • Ho kéo dài hơn 2 tuần.
  • Ho ra máu, chất nhầy màu xanh lá cây hoặc đờm có mùi hôi.
  • Sốt cao.

Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chỉ định một số xét nghiệm để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng của trẻ, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

☛  Tham khảo thêm: Thuốc điều trị ho khan 

Mẹo chữa dứt điểm ho khan cho bé tại nhà

Dưới đây là một số biện pháp trị ho khan cho bé cha mẹ có thể tham khảo:

Thay đổi môi trường sống

  • Thay đổi độ ẩm không khí: Để điều trị ho khan vào ban đêm, bạn nên đặt máy xông hơi phun sương hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ. Độ ẩm có tác dụng làm giảm các kích thích gây ho.
  • Tránh khói thuốc lá: Khói thuốc lá có thể gây kích ứng phổi và làm bé ho nặng hơn. Tốt hơn nhất các thành viên trong gia đình không nên hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của con.
  • Sử dụng tinh dầu: Một số loại tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, thông mũi, làm dịu các cơn ho như tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm trà, bạc hà, oải hương…
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: Đảm bảo môi trường sống trong lành, giảm thiểu các nguy cơ gây ho khan như bụi, lông vật nuôi, vi khuẩn…

Kê cao gối khi đi ngủ

Tác động của trọng lực sẽ khiến chất nhầy đọng lại ở phía sau cổ họng và gây ho. Một cách để phòng tránh điều này xảy ra chính là kê cao gối khi ngủ. Nó cũng giúp giảm chứng ợ nóng hoặc hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, từ đó đem lại sự ngon giấc cho bé mà không bị gián đoạn bởi cơn ho kéo đến.

Uống đủ nước mỗi ngày

Trẻ bị ho khan nhiều có xu hướng bị mất nước. Nước không chỉ tác dụng hydrat hóa, mà còn giúp hệ thống miễn dịch chống lại nguồn nhiễm trùng hoặc virus gây ho, đồng thời làm dịu cơn đau họng. Bạn nên cho con uống nước ấm, súp gà và hạn chế nước ngọt, nước có ga.

Súc miệng nước muối

Nước muối giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh, giảm thời gian ho, làm dịu các mô bị viêm và chữa lành vết thương. Bạn nên hướng dẫn bé cách súc miệng đúng cách.

Tránh các hoạt động thể chất

Vận động nhiều có thể gây ra tình trạng co thắt đường thở tạm thời, dẫn tới cơn ho. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý tránh để bé chơi các trò vận động hoặc chơi trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi.

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo

Một số loại thực phẩm giúp chữa ho cho trẻ em bạn có thể tham khảo:

  • Sữa mẹ: Sữa mẹ là một nguồn kháng thể tốt, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ. Bạn nên kiểm tra xem bé có bị nghẹt mũi hay không trước khi bắt đầu cho bé ăn.
  • Mật ong: Nếu bé từ 1 tuổi trở lên, bạn có thể cho con ăn mật ong. Tuy mật ong không thể trị ho dứt điểm, nhưng nó giúp làm dịu niêm mạc và đẩy nhanh quá trình điều trị.
  • Cà rốt: Cà rốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi vi khuẩn, virus gây ho.
  • Nước ép lựu: Các chất chống oxy hóa trong nước ép lựu có thể giúp làm dịu cơn cảm lạnh và ho của trẻ.
  • Trái cây có múi: Uống nước cam hoặc chanh có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, đồng thời làm dịu tắc nghẽn và làm loãng chất nhầy.

Ngoài các thực phẩm nên dùng, một số loại thực phẩm bạn cần tránh đưa vào chế độ ăn của bé như:

  • Đường: Không nên cho trẻ ăn nhiều kẹo, đồ ngọt khi trẻ bị cảm hoặc ho.
  • Trái cây sấy khô: Trái cây sấy khô khiến trẻ khó nuốt và làm tăng nguy cơ mắc nghẹn khi ăn.
  • Thức ăn cay hoặc đồ chiên nhiều dầu mỡ: Nó có thể gây kích ứng cổ họng và làm trầm trọng thêm tình trạng ho của bé.

☛ Có thể bạn muốn biết: Bài thuốc trị ho khan cho trẻ hiệu quả

Sử dụng siro Heviho giúp bé yêu đẩy lùi cơn ho khan hiệu quả

Ngoài các phương pháp trên, bạn có thể sử dụng siro Heviho cho bé yêu của mình.

Sử dụng siro Heviho giúp bé yêu đẩy lùi cơn ho khan hiệu quả 1

Siro Heviho là sản phẩm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu cấp nhà nước. Sản phẩm giúp giảm đau rát họng, ngứa họng, ho khan ở trẻ em.

Siro Heviho được bào chế từ các thành phần thảo dược an toàn, không gây tác dụng phụ: Cao xạ can, mạch môn, cát cánh, cam thảo, xuyên bối mẫu, S3-Elebosin. Bạn có thể an tâm khi sử dụng sản phẩm cho bé mà không phải lo kháng thuốc hay tác dụng phụ.

Đặc biệt, hoạt chất S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Sản phẩm vừa giúp giải quyết tình trạng ho khan, vừa có khả năng tác động vào gốc rễ nguyên nhân gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus mà không cần dùng kháng sinh.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Siro Heviho chính hãng

Đặt giao Siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY

Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn biết cách xử lý khi trẻ bị ho khan.

Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh và sản phẩm, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/dry-cough-in-kids#summary
  • https://www.healthline.com/health/kids-dry-cough#relief-tips
  • https://www.parents.com/health/cough/wet-cough-vs-dry-cough-in-kids-causes-symptoms-and-home-remedies/

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...