Trẻ bị khò khè có đờm khó thở phải làm sao?
Trẻ bị khò khè có đờm là tình trạng rất phổ biến trong thời điểm giao mùa mà cha mẹ đều phải đối mặt. Tình trạng này không nên để lâu sẽ khiến ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ hoặc chuyển sang những biến chứng nguy hiểm hơn. Vậy nên ba mẹ cần hết sức lưu ý cho con đi khám bác sĩ khi cần thiết để có hướng điều trị phù hợp với trẻ bên cạnh đó cũng nên áp dụng song song những phương pháp điều trị tại nhà giúp trẻ mau khỏe.
Mục lục
★ Xem chi thiết hơn: Trẻ bị viêm họng – Kiến thức tổng hợp
Thở khò khè ở trẻ
Khò khè chính là tiếng thở của trẻ trở nên bất thường, nếu đặt tay ở vùng phổi phía sau lưng của trẻ cha mẹ có thể cảm nhận được tiếng rít ở đó. Lúc này do trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới. Đặc biệt thở khò khè rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi do lúc này đường thở của trẻ còn nhỏ nên dễ bị tắc nghẽn gây ra những tiếng thở khò khè ở trẻ kèm theo đó là hiện tượng cổ họng có đờm khó thở.
Nguyên nhân trẻ bị khò khè có đờm là do đâu
- Nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
- Bị cảm lạnh.
- Trẻ bị viêm phế quản.
- Viêm phổi.
- Viêm họng cấp
- Hen suyễn.
- Viêm amidan cấp tính.
- Có dị vật vướng ở đường thở của trẻ
- Trẻ bị trào ngược dạ dày, thực quản.
- Có thể xuất hiện khối u ở phổi.
Phải làm gì khi trẻ bị khò khè có đờm khó thở
Trẻ bị khò khè có đờm là dấu hiệu của bệnh viêm phổi nên rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi thấy trẻ có dấu hiệu khò khè và có nhiều đờm cha mẹ hãy chú ý cho trẻ đi khám bác sĩ ngay để xác định chính xác xem trẻ đang mắc dâu hiệu của bệnh gì và kịp thời có phương pháp điều trị cũng như chăm sóc trẻ đúng cách. Bên cạnh đó sau khi đi khám cha mẹ cũng có thể áp dụng những phương pháp dưới đây để chăm sóc thêm cho trẻ tại nhà giúp trẻ mau khỏi bệnh.
Vỗ lưng cho trẻ đúng cách
Khi trẻ bị khò khè có đờm thì cha mẹ có thể áp dụng cách vỗ lưng nhẹ nhàng cho trẻ giúp lưu thông tuần hoàn máu ở vùng phổi và có thể long đờm nhanh chóng giúp trẻ dễ chịu hơn. Cách vỗ lưng cho trẻ rất đơn giản nhưng yêu cầu cha mẹ cần làm đúng cách để hiệu quả cao hơn.
Hãy khum lòng bàn tay của bạn lại. 5 ngón tay chụm vào nhau, ngón cái áp chặt vào ngon trỏ sau đó vỗ nhẹ vào lưng trẻ ở vùng phổi giúp trẻ long đờm nhanh hơn. Có thể vỗ ra tiếng kêu nhưng hãy đảm bảo bạn khum tay đúng cách để không làm đau trẻ. Không nên vỗ vào sống lưng trẻ và không vỗ khi trẻ mới ăn no vì có thể sẽ làm trẻ bị nôn chớ.
Nếu trẻ bị sốt hãy hạ sốt
Khi trên cơ thể trẻ có bộ phận nào đó bị viêm nhiễm thì rất dễ khiến trẻ bị sốt vậy nên cha mẹ hãy hạ sốt cho trẻ ngay khi thân nhiệt của bé từ 38,5°C trở lên bằng việc cho bé uống hoặc dùng viên đạn đút đường hậu môn cho trẻ. Tùy vào độ tuổi và cân nặng của trẻ mà sử dụng lượng thuốc hạ sốt phù hợp. Tốt nhất nên sử dụng thuốc hạ sppst theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó cha mẹ nên cho con mặc quần áo thoáng mát, không nên dùng bỉm khi trẻ đang sốt và sau khi sử dụng thuốc hãy chườm bằng nước ấm cho trẻ tại vùng 2 bên nách và bẹn. Cách này giúp trẻ hạ sốt rất nhanh.
★ Xem thêm: Trẻ bị viêm họng sốt cao
Vệ sinh sạch sẽ vùng mũi họng với nước muối
Việc vệ sinh vùng mũi họng cho trẻ là rất cần thiết kể cả khi trẻ không có bệnh lí về đường hô hấp. Bởi nước muối có khả năng làm sạch vi khuẩn tại vùng miệng họng. Giúp làm loãng dịch nhầy sẽ dễ dàng đẩy được đờm của trẻ ra ngoài nhanh chóng. Mỗi ngày mẹ hãy vệ sinh vùng mũi họng cho con với nước muối loãng 2 lần để bé yêu luôn khỏe mạnh nhé.
Chú ý đến vấn đề dinh dưỡng của trẻ
Khi trẻ có vấn đề không tốt về sức khỏe thì chế độ dinh dưỡng là điều tối quan trọng giúp trẻ mau chóng khỏe mạnh trở lại. Nếu là trẻ sơ sinh mẹ hãy chú ý cho trẻ bú mẹ nhiều hơn để nâng cao sức đề kháng. Nếu là trẻ nhỏ hãy cho con ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tăng cường ăn thêm nhiều hoa quả để bổ sung vitamin C cùng nhiều khoáng chất cần thiết khác
Bảo vệ con yêu bằng cách làm sạch không gian sống cho trẻ
Không gian sống là điều rất quan trọng không chỉ với trẻ mà còn tốt cho cả gia đình bạn. Không gian sống sạch sẽ giúp cả gia đình luôn khỏe mạnh. Khi trẻ không khỏe càng cần không khí trong phòng luôn được giữ gìn sạch sẽ và trong lành bằng cách:
- Mẹ hãy vệ sinh giặt giũ chăn ga gối đệm thường xuyên để trẻ không phải hít quá nhiều bụi bẩn.
- Trồng thêm cây xanh trong nhà để thanh lọc không khí sạch sẽ cho không gian sống.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để nơi bé ở có đủ độ ẩm cần thiết điều này tốt cho hệ hô hấp của trẻ.
- Hạn chế sử dụng điều hòa và nên mở cửa cho thoáng không khí trong phòng cho trẻ, đảm bảo phòng có đủ ánh nắng và ánh sáng tự nhiên cần thiết.
★ Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi hiệu quả
Lưu ý khi trẻ bị khò khè có đờm
- Mẹ hãy đảm bảo cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ mau khỏe, nâng cao sức đề kháng.
- Không nên cho trẻ ăn quá no vì lúc này vùng họng của trẻ bị khó chịu dễ làm trẻ nôn chớ.
- Hãy chia nhỏ những bữa ăn của trẻ thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần ăn một chút sẽ tốt hơn cho trẻ.
- Cho trẻ ăn những loại đồ ăn mềm và dễ nuốt. Uống thêm nhiều sữa hơn một chút để trẻ cảm thấy dễ chịu vì không phải nhai nuốt quá nhiều.
- Nếu trẻ trên 1 tuổi có thể cho trẻ dùng quất hấp mật ong giúp làm dịu vùng niêm mạc họng nhanh chóng.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi giúp cha mẹ có thêm kiến thức chăm sóc trẻ khi trẻ bị khò khè có đờm. Mong rằng cha mẹ sẽ áp dụng tốt để giúp bé yêu của mình mau chóng khỏe mạnh trở lạ nhé.