Triệu chứng viêm amidan mãn tính giúp nhận biết bệnh chính xác!
Viêm amidan mãn tính không chỉ ảnh hướng tới sức khỏe người bệnh mà còn gây trở ngại trong giao tiếp, sinh hoạt. Nhận biết được các triệu chứng viêm amidan mãn tính sẽ giúp bạn phát hiện sớm và có phương pháp xử lý tốt nhất.
Mục lục
- Viêm amidan mãn tính là gì?
- Triệu chứng viêm amidan mãn tính
- Làm gì khi có dấu hiệu viêm amidan mãn tính?
- Viêm amidan mãn tính được chẩn đoán như thế nào?
- Phương pháp điều trị viêm amidan mãn tính
- Lưu ý khi xuất hiện triệu chứng amidan mãn tính
- Heviho – Giải pháp an toàn hiệu quả cho người bị viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính là gì?
Viêm amidan là tình trạng amidan nằm ở mỗi bên phía sau cổ họng bị nhiễm trùng. Bệnh chuyển sang viêm amidan mãn tính khi các triệu chứng kéo dài trên hai tuần.
Viêm amidan mãn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi và là bệnh thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Đây là đối tượng dễ tiếp xúc gần với virus, vi khuẩn do lây lan từ bạn bè, đồng thời sức đề kháng kém có thể gây viêm amidan mãn tính.
Viêm amidan mãn tính có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra:
- Viêm amidan do virus: Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh. Một số virus điển hình như virus viêm gan A, virus Epstein-Barr, Rhinovirus.
- Viêm amidan do vi khuẩn: Khoảng 15 đến 30% các trường hợp viêm amidan mãn tính là do vi khuẩn. Vi khuẩn liên cầu là vi khuẩn điển hình gây viêm amidan mãn tính.
Triệu chứng viêm amidan mãn tính
Mỗi đợt viêm amidan mãn tính thường kéo dài từ hai tuần trở lên, bao gồm các triệu chứng điển hình sau:
Triệu chứng cơ năng
- Đau họng: Nhiễm vi khuẩn, virus gây sưng đỏ amidan khiến bệnh nhân cảm thấy đau họng.
- Khó nuốt: Thức ăn đi qua amidan bị sưng tấy gây đau, khó khăn khi nuốt.
- Ho: Triệu chứng ho xuất hiện thường xuyên.
- Mất giọng: Viêm amidan mãn tính làm thay đổi âm lượng, độ cao của giọng và có thể làm mất tiếng nếu tình trạng viêm trầm trọng.
- Hôi miệng: Những mảng mủ tích tụ trong hoặc trên bề mặt amidan khiến hơi thở có mùi hôi.
Triệu chứng thực thể
- Sưng hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết là bộ phận quan trọng trong hệ thống miễn dịch giúp chống lại nhiễm trùng. Viêm amidan mãn tính gây sưng và có thể kèm theo đau, sốt.
- Amidan sưng to: Tình trạng nhiễm khuẩn quá mức khiến amidan bị tổn thương và sưng to hơn bình thường.
- Nhiều khe hốc chứa mảng, hạt trắng: Khi virus, vi khuẩn gây viêm, tế bào bạch cầu đóng vai trò tiêu diệt các kháng nguyên gây bệnh, hình thành mủ trắng bám trên và trong amidan.
- Hẹp khoang họng: Amidan sưng to ở hai bên thành họng làm hẹp khoang họng.
Triệu chứng toàn thân
- Sốt: Bệnh nhân có thể sốt cao trên 38 độ C kèm theo ớn lạnh.
- Mệt mỏi: Viêm amidan mãn tính gây đau rát, khó nuốt có thể khiến bệnh nhân thiếu chất dinh dưỡng dẫn tới mệt mỏi.
Ngoài ra, một số người bị viêm amidan mãn tính có thể gặp các triệu chứng nặng hơn bao gồm:
- Khó thở.
- Sự lây lan nhiễm trùng sang các mô xung quanh, gây viêm họng, viêm thanh quản…
- Tích tụ mủ sau amidan.
- Ngưng thở ngắn khi ngủ.
Đặc biệt, viêm amidan mãn tính tiềm ẩn nguy cơ gây sỏi amidan, là những khối cứng màu trắng hoặc vàng nằm trên, bên trong amidan. Mặc dù sỏi amidan không gây biến chứng lớn cho sức khỏe, nhưng chúng có thể khiến amidan bị sưng tấy và gây ra mùi khó chịu.
Làm gì khi có dấu hiệu viêm amidan mãn tính?
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc viêm amidan mãn tính, người bệnh nên chủ động sắp xếp thời gian thăm khám để được chẩn đoán điều trị bệnh sớm tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Ngoài ra, khi có các triệu chứng sau nên thăm khám ngay:
- Bị đau họng trên 5 ngày
- Khó nuốt, đau khi nuốt.
- Sốt cao liên tục.
- Khó thở vào ban đêm, thở khò khè, ngưng thở ngắn khi ngủ.
- Gặp các dấu hiệu khác của viêm amidan mãn tính và kéo dài nhiều ngày không khỏi.
Viêm amidan mãn tính được chẩn đoán như thế nào?
Đầu tiên, bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng viêm amidan mãn tính bằng cách soi họng xem mức độ sưng của amidan và kèm theo mủ hay không. Bác sĩ cũng có thể quan sát tai và mũi để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng liên quan.
Một số xét nghiệm chuyên sâu hoặc bài kiểm tra thể chất cần thực hiện để giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:
- Xét nghiệm nước bọt: Tìm vi khuẩn trong nước bọt và tế bào từ cổ họng. Nếu xét nghiệm này âm tính, bác sĩ có thể xem xét nguyên nhân do virus gây ra.
- Xét nghiệm máu: Số lượng tế bào máu cao hay thấp sẽ cho biết virus hoặc vi khuẩn có gây viêm amidan mãn tính hay không.
- Lắng nghe hơi thở của bệnh nhân bằng ống nghe.
- Kiểm tra sự mở rộng của lá lách.
- Kiểm tra phát ban (scarlatina).
Phương pháp điều trị viêm amidan mãn tính
Mặc dù viêm amidan mãn tính là bệnh phổ biến, nhưng nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách có thể gây ra biến chứng như nhiễm trùng tai, viêm màng não, viêm cầu thận, thấp khớp.
Phương pháp điều trị chính của viêm amidan mãn tính là giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và ngăn các đợt viêm cấp tái phát.
Sử dụng thuốc trị viêm amidan mãn tính
Tùy theo triệu chứng bệnh nhân gặp phải, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm amidan mãn tính như thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm ho.
Bệnh nhân bị đau rát thường xuyên với cường độ cao, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc giảm đau thông dụng như acetaminophen, ibuprofen, paracetamol. Các thuốc này cũng có khả năng hạ sốt nếu bệnh nhân bị sốt cao trên 38 độ C. Tùy từng đối tượng cụ thể bác sĩ, dược sĩ sẽ chọn dạng bào chế thuốc phù hợp, bao gồm thuốc viên ngậm, viên nén hoặc thuốc xịt họng.
Nếu nguyên nhân gây viêm amidan mãn tính là do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, ví dụ như penicillin. Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không được tự ý tăng, giảm liều hoặc bỏ thuốc giữa chứng. Điều này có thể gây ra kháng kháng sinh và càng làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
☛ Chi tiết tham khảo thêm: Thuốc trị viêm amidan loại nào tốt?
Mẹo chữa viêm amidan mãn tính tại nhà
Ngoài sử dụng thuốc Tây y, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo sau để giảm thiểu các triệu chứng viêm amidan mãn tính:
- Húng chanh: Húng chanh có khả năng giảm đau rát cổ họng, mất giọng, khản tiếng hiệu quả. Bệnh nhân có thể ăn sống hoặc hấp lá húng chanh với một ít mật ong, ăn mỗi ngày.
- Rau diếp cá: Rau diếp cá có tác dụng điều trị viêm amidan mãn tính, viêm kèm theo mủ. Cách sử dụng rất đơn giản: Rau diếp cá rửa sạch, đem xay vắt lấy nước hoặc xay nhuyễn với nước lọc, uống cả bã. Bệnh nhân nên uống mỗi ngày để giảm hẳn các triệu chứng viêm.
- Xạ can: Xạ can có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, trị viêm amidan mãn tính. Bệnh nhân có thể nấu nước xạ can uống thay nước cả ngày.
- Rau má: Rau má giúp chữa ho khan, làm dịu cổ họng. Bệnh nhân có thể xay hoặc giã rau má rồi vắt lấy nước uống mỗi ngày.
- Tỏi: Tỏi được xem như một vị thuốc kháng sinh có khả năng chữa viêm, chống lại vi khuẩn gây viêm amidan mãn tính. Bệnh nhân có thể ngâm rượu tỏi để súc miệng, ăn sống hoặc hấp với một ít mật ong, ăn mỗi ngày.
☛ Tham khảo thêm: 10+ cách chữa viêm amidan
Cắt amidan
Amidan là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, nhưng nếu tình trạng viêm amidan mãn tính kéo dài và không suy giảm, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt amidan.
☛ Chi tiết đọc tại bài: Phương pháp cắt amidan
Lưu ý khi xuất hiện triệu chứng amidan mãn tính
Bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo sau để giảm bớt triệu chứng bệnh của viêm amidan mãn tính, đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu:
- Tránh thức ăn cứng: Người bị viêm amidan mãn tính thường khó khăn khi nuốt thức ăn, do đó cần tránh đồ ăn cứng như bánh quy, ngũ cốc, táo, lê… Thay vào đó, bệnh nhân nên lựa chọn thực phẩm mềm như súp, sinh tố, cháo.
- Uống nhiều chất lỏng ấm: Cung cấp đủ lượng nước, chất lỏng sẽ giúp làm dịu cơn đau họng do viêm amidan mãn tính. Người bệnh có thể uống nước lỏng, sinh tố, nước ép trái cây, trà…
- Tránh hắng giọng thường xuyên: Tình trạng viêm amidan mãn tính làm bệnh nhân mất giọng, nói khó nghe, cản trở giao tiếp với mọi người xung quanh. Người bệnh thường có xu hướng hắng giọng để giọng nói dễ nghe. Tuy nhiên, điều này sẽ làm cổ họng bị kích ứng thêm và làm tình trạng đau họng trở nên tồi tệ hơn.
- Sử dụng thuốc không kê đơn: Nếu tình trạng đau kéo dài vượt quá ngưỡng chịu đựng, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau với liều lượng phù hợp.
- Tăng độ ẩm trong nhà: Không khí khô là một trong những tác nhân góp phần gây kích ứng cổ họng và tái phát các đợt viêm amidan mãn tính. Bệnh nhân nên tăng độ ẩm không khí bằng cách sử dụng máy xông hoặc máy tạo độ ẩm phun sương.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng, mất sức.
- Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày.
- Không tự ý dùng kháng sinh khi chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh.
- Uống đồ uống ấm sẽ giúp làm dịu cổ họng và đỡ đau hơn.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
- Bệnh nhân không nên quá lo lắng về bệnh mà ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe.
Heviho – Giải pháp an toàn hiệu quả cho người bị viêm amidan mãn tính
Nếu bệnh nhân đang lo lắng về mức độ an toàn của thuốc điều trị viêm amidan mãn tính hay tính hiệu quả của mẹo dân gian thì một giải pháp giúp bạn lấy lại chất lượng cuộc sống chính là Heviho.
Heviho an toàn với người bệnh do được bào chế hoàn toàn từ thảo dược không gây tác dụng phụ, bao gồm: Cao xạ can, mạch môn, xuyên bối mẫu, cam thảo, cát cánh, S3-Elebosin.
Hoạt chất S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm bố chính đã được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Chính vì vậy, Heviho không chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh mà còn tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh, góp phần trị tận gốc viêm amidan mãn tính.
Tại sao nên sử dụng Heviho?
- Sản phẩm là thành tựu nghiên cứu của INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đảm bảo về chất lượng và hiệu quả.
- Giúp giảm ho, long đờm, đau rát, vướng cổ họng nhanh chóng sau 5-7 ngày. Trường hợp mạn tính dùng đủ liệu trình 2-3 tháng sẽ giúp phục hồi niêm mạc họng, ngăn ngừa tái phát rất tốt.
- Chiết xuất từ thảo dược không gây tác dụng phụ khi sử dụng.
- Giá cả hợp lý. Hiện đang có chương trình tích điểm mua 6 tặng 1 rất tiết kiệm chi phí để sử dụng đủ cả liệu trình.
Heviho gồm hai dạng bài chế phù hợp với từng lứa tuổi: Heviho dạng viêm tiện lợi dành cho người lớn và siro Heviho ngọt, thơm, dễ uống dành cho trẻ em.
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho TẠI ĐÂY
Để đặt mua Heviho (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng viêm amidan mãn tính và biết cách xử lý khi mắc bệnh.
Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh và sản phẩm, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/viem-amidan-man-tinh-thuong-gap-o-tuoi-nao-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-cach-dieu-tri/
- https://www.healthline.com/health/tonsillitis#causes