Viêm amidan để lâu có sao không?
Một trong những bệnh lý phổ biến về đường hô hấp phải kể tới viêm amidan. Nếu không có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh tiến triển sang giai đoạn mạn tính gây tái phái nhiều lần và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vậy viêm amidan để lâu ngày có sao không? Những thông tin dưới đây giúp bạn đọc trả lời câu hỏi trên.
Mục lục
Viêm amidan là gì?
Amidan là tổ chức lympho có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Khi có các yếu tố có hại xâm nhập vào cơ thể, amidan sẽ tạo ra kháng thể hoặc tiến hành thực bào bằng men sinh hóa để tiêu diệt chúng nhằm không cho chúng xâm nhập vào sâu bên trong gây hại cho cơ thể.
Viêm amidan cấp là tình trạng viêm, xung huyết và xuất tiết của amidan khẩu cái. Bệnh lý này gặp khá phổ biến ở đối tượng trẻ em thường ở độ tuổi từ 5 – 15. Vi khuẩn xâm nhập mạnh mẽ vào vùng mũi họng khiến amidan phải hoạt động quá mức để chống lại chúng từ đó xuất hiện biểu hiện viêm, sưng, đỏ và đau.
Viêm amidan cũng có thể gặp ở người lớn, khi cơ thể bị nhiễm trùng thường xuyên và tái đi tái lại, môi trường ô nhiễm, hệ miễn dịch của cơ thể kém gây ra viêm mạn tính kéo dài tới tuổi trưởng thành.
Dấu hiệu nhận biết bị viêm amidan sớm nhất
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết viêm amidan sớm nhất:
- Amidan phì đại: Gặp chủ yếu ở trẻ em với các biểu hiện như khó khăn khi nuốt, giọng nói không rõ ràng, ngáy khi ngủ. Trong trường hợp amidan phì đại quá mức có thể gây ra rối loạn cộng hưởng hơi thở, tiếng nói và việc nuốt
- Hơi thở có mùi, khô họng: Khi vi khuẩn tích tụ lại trong hố amidan và các dịch mủ tồn đọng lại trong hố gây ra tình trạng tắc nghẽn kèm theo đó là các triệu chứng như hơi thở có mùi hôi, khô họng, ngứa họng.
- Biểu hiện toàn thân khác: Các bộ phận như amidan, vòm miệng, cuống lưỡi có hiện tượng xuất huyết, hốc miệng có chấm mủ trắng hoặc vàng. Người bệnh có hạch bạch huyết trong cổ đặc biệt là hạch bạch huyết ở thành sau hàm dưới đỏ, sưng to và gây đau.
- Phản ứng phụ: Khi bị viêm amidan, các dịch tiết ra và đi xuống dạ dày từ đó các độc tố được tiết ra và gây phản ứng phụ toàn thân phải kể tới như sốt, mệt mỏi, chán ăn, sút cân, đau đầu…
Viêm amidan để lâu có sao không?
Viêm amidan là một trong những bệnh lý tai – mũi – họng khá thường gặp. Khi ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng của bệnh khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt. Viêm amidan có thể tự khỏi khi được điều trị bằng các biện pháp thông thường. Chính vì vậy, nhiều người có tâm lý chủ quan cho rằng bệnh không nguy hiểm nên không điều trị sớm.
Thực tế, viêm amidan để lâu gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi bệnh để lâu mà không điều trị hoặc điều trị không đúng cách tiến triển chuyển sang dạng mạn tính. Khi đó, tổ chức của amidan tạo thành một lò viêm, các yếu tố gây viêm luôn tồn tại trong các hốc của amidan. Nếu gặp các yếu tố thuận lợi như thời tiết thay đổi, nhiễm virus đường hô hấp, sử dụng các thức ăn lạnh hoặc cay nóng…tạo điều kiện cho chúng phát triển và gây hại.
Viêm amidan để lâu khiến người bệnh gặp phải các vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe. Thậm chí có thẻ gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm cầu thận…Do đó, khi có dấu hiệu viêm amidan người bệnh nên tới trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Với những trường hợp nhẹ, người bệnh cần có biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp bệnh sẽ nhanh khỏi. Thông thường, người bệnh sử dụng kháng sinh, kháng viêm để ức chế sự phts triển của vi khuẩn, virus. Trường hợp nặng bắt buộc phải cắt amidan. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người bệnh cũng có thể áp dụng phương pháp này. Sau khi cắt amidan, người bệnh không còn phải chịu những cơn đau rát khó chịu ở cổ họng.
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế, những trường hợp được chỉ định cắt amidan:
- Tình trạng viêm amidan gây ra các biến chứng như viêm xoang, thấp tim, viêm khớp, viêm tai giữa, viêm cầu thận…gây nguy hiểm cho sức khỏe
- Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, từ 5 – 6 lần/năm
- Kích thước amidan quá to gây khó khăn cho việc nuốt và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của người bệnh.
- Amidan còn được chỉ định cắt khi có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính.
Viêm amidan gây biến chứng gì?
Viêm amidan để lâu mà không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách khiến người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là những biến chứng thường gặp:
Viêm tai giữa: Thường gặp ở những người bệnh bị bệnh do nhiễm độc tố liên cầu. Vi khuẩn tồn tạo và phát triển lâu ở amidan có thể di chuyển lên các bộ phận xung quanh trong đó có tai giữa và gây ra viêm nhiễm. Các dấu hiệu khi người bệnh bị viêm tai giữa như đau họng, nhức đầu, amidan sưng tấy, sốt cao…Không chỉ làm tai giữa bị viêm chúng còn gây hoại tử xương đòn.
Viêm cầu thận: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm amidan. Thận có chức năng lọc máu, thanh lọc và đào thải các chất ra bên ngoài đồng thời duy trì sự ổn định của huyết áp, tham gia vào quá trình tạo máu của cơ thể. Khi viêm cầu thận các chức năng của nó bị suy giảm. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị, viêm cầu thận có thể gây phù, tăng huyết áp, thiếu máu…thậm chí gây tử vong.
Viêm khớp cấp tính: Một trong những biến chứng về xương khớp khi bị viêm amidan. Bệnh thường diễn ra nhanh và khởi phát đột ngột. Người bệnh có các dấu hiệu như sưng, nóng, đỏ các khớp ngón tay, chân và các khớp. Bên cạnh đó, người bệnh thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Tình trạng này gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, một số trường hợp còn gây mất khả năng vận động vĩnh viễn.
Bị áp xe quanh amidan: Biến chứng này rất dễ gặp phải, khi viêm amidan tái phát nhiều lần có thể khiến người bệnh đau họng, sưng họng, khó nuốt, nuốt vướng, hơi thở có mùi hôi, khó nói….
Rối loạn nhịp thở khi ngủ: Khi amidan bị phì đại gây ra tình trạng rối loạn nhịp thở, ngủ ngáy, nghiêm trọng hơn có thể gây thiếu oxy gây ngạt thở, ngủ không ngon giấc.
Phòng bệnh viêm amidan như thế nào?
Viêm amidan có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm do đó cần có biện pháp phòng tránh bệnh, cụ thể:
- Súc miệng bằng nước muối không những giúp sát khuẩn, làm sạch cổ họng, giảm sưng viêm, ngăn ngừa họng đau rát hiệu quả
- Không uống nước đá, thức ăn lạnh, đồ cay nóng, quá mặn hoặc quá chua có thể gây kích ứng vòm họng
- Các món ăn cần được chế biến chín, khi ăn cần nhai kỹ tránh gây tổn thương vòm họng khi nuốt
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày giúp vòm họng dễ chịu hơn, hạn chế tình trạng đau rát
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin từ rau xanh, hoa quả giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Cần có biện pháp vệ sinh tai, mũi, họng để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan và gây bệnh. Khi ra ngoài nên sử dụng khẩu trang để tránh tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây bệnh
- Nên giữ ấm cơ thể và một số bộ phận như cổ, mặt, ngực
- Hạn chế căng thẳng, stresss, cần có thời gian nghỉ ngơi phù hợp và tập luyện hàng ngày để tăng sức đề kháng của cơ thể
- Nếu thấy xuất hiện các biến chứng của bệnh viêm amidan cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định điều trị sớm