Chăm sóc và điều trị viêm amidan mủ ở trẻ
Trẻ bị viêm amidan mủ nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này. Vậy các bậc cha mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chăm sóc và điều trị viêm amidan mủ cho trẻ hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
- Thế nào là viêm amidan mủ ở trẻ?
- Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm amidan mủ
- Biểu hiện cho thấy trẻ đang bị viêm amidan mủ
- Viêm amidan mủ ảnh hưởng như nào đến trẻ?
- Khi nào trẻ bị viêm amidan mủ cần đưa đi gặp bác sĩ
- Điều trị viêm amidan mủ ở trẻ bằng cách nào?
- Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm amidan mủ
- Phòng ngừa viêm amidan cho trẻ
Thế nào là viêm amidan mủ ở trẻ?
Amidan là khối tân bào nằm hai bên thành họng với cấu trúc nhiều khe hốc, có chức năng tăng cường miễn dịch, chống các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và thức ăn.
Ở trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây viêm amidan. Ngay cả khi thời tiết thay đổi hay giao mùa cũng khiến trẻ bị viêm amdian. Ngoài ra amidan có cấu tạo nhiều khe hốc khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và trú ngụ, chúng sẽ gây viêm tại chỗ và tạo thành các khối mủ vón cục trên amidan của trẻ.
☛ Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa viêm amidan mủ
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm amidan mủ
- Do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây viêm amidan
- Cha mẹ giữ vệ sinh cho bé không sạch, hay để trẻ ngậm tay, ngậm đồ chơi bẩn
- Không vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ, đúng cách
- Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, nhiều khói bụi
- Thời tiết thay đổi thất thường
Biểu hiện cho thấy trẻ đang bị viêm amidan mủ
- Trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao đột ngột
- Hơi thở có mùi hôi
- Trẻ có cảm giác đau rát họng, khó nuốt
- Trẻ biếng ăn, bỏ ăn, hay nôn trớ
- Thở khò khè, thở bằng miệng khi ngủ
- Giọng nói khàn, có thể bị mất tiếng
- Niêm mạc họng đỏ, amidan sưng to, bề mặt amidan có các chấm mủ trắng hoặc các mảng bựa trắng
- Nổi hạch cổ, hạch dưới hàm
Nếu thấy trẻ có các triệu chứng trên thì các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các co sở y tế để kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp.
Viêm amidan mủ ảnh hưởng như nào đến trẻ?
Rất nhiều trường hợp trẻ có dấu hiệu bị viêm amidan nhưng các bậc cha mẹ lại lơ là, chủ quan không đưa trẻ đi khám và điều trị sớm. Điều này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.
Đầu tiên, trẻ bị viêm amidan mủ sẽ gặp phải các triệu chứng khó chịu,sưng đau, ngứa rát vùng họng,… và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống, sinh hoạt của trẻ. Trẻ sẽ luôn cảm thấy chán ăn, biếng ăn, mệt mỏi, suy dinh dưỡng, dẫn tới phát triển kém cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Tiếp theo, nếu viêm amidan không được xử lý sớm, bệnh sẽ lan rộng ra cả vùng tai mũi họng và gây viêm nhiễm ở khu vực này. Lúc đó, trẻ có thể bị mắc thêm các bệnh khác như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng,…
Ngoài các bệnh về tai-mũi-họng, viêm amidan mủ nếu không được khắc phục kịp thời còn gây nên các biến chứng ở các bộ phận khác, chẳng hạn như: gây viêm cầu thận, viêm khớp cấp, thấp tim, thậm chí là gây nhiễm trùng máu. Điều này đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Đặc biết, rất nhiều trẻ bị viêm amidan hốc mủ gặp phải tình trạng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ. Nguyên nhân là do amidan bị viêm, sưng to, dẫn đến chèn ép hệ thống hô hấp, gây áp lực cho phổi, khiến trẻ bị khó thở hoặc ngưng thở tạm thời. Tình trạng này thường xảy ra vào buổi đêm, làm giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn, khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, kém tập trung vào ban ngày.
Chính vì viêm amidan mủ gây nhiều ảnh hưởng xấu lên sức khỏe, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nên các bậc phụ huynh cần chú ý nhiều hơn, đưa trẻ đi khám khi thấy xuất hiện các triệu chứng không bình thường.
Khi nào trẻ bị viêm amidan mủ cần đưa đi gặp bác sĩ
Cha mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi:
- Phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường ở trẻ thì cần đưa trẻ đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp
- Thấy trẻ bị viêm amidan sốt cao đột ngột, sốt cao hơn 39,5 độ C
- Viêm amidan sưng to khiến trẻ khó thở hoặc trẻ có triệu chứng cứng cổ, yếu cơ, sưng đau họng không giảm sau 2 ngày
- Các triệu chứng viêm amidan mủ ở trẻ không giảm sau khi được đã áp dụng điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị viêm amidan mủ ở trẻ bằng cách nào?
Sử dụng thuốc tây y
Sử dụng thuốc tây y điều trị viêm amidan mủ ở trẻ là phương pháp phổ biến, được áp dụng nhiều vì tác dụng nhanh chóng, các triệu chứng được kiểm soát tốt đồng thời ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Dưới đây là một số loại thuốc tây y thường được bác sĩ kê trong điều trị viêm amidan mủ ở trẻ:
Thuốc kháng sinh
Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, được dùng trong các trường hợp viêm amidan có nhiễm trùng vi khuẩn hoặc đe dọa biến chứng. Nhóm kháng sinh thường được sử dụng là nhóm Beta Lactam (Penicillin G, Amoxicillin, Ampicillin, Cephalexin, Cefixim,…) và nhóm Macrolid (Erythromycin, Clarithromycin,…)
Thuốc chống viêm
Tác dụng giúp giảm tình trạng sưng đỏ, phù nề amidan. Các loại gồm Alphachymotrypsin (Alpha Choay), Prednisolon, Methylprednisolon,…
Thuốc hạ sốt, giảm đau
Dùng trong trường hợp trẻ bị viêm amidan sốt cao trên 38,5 độ C. Thuốc thường dùng: Paracetamol (liều 10 – 15mg/kg, tối đa 75mg/kg/ngày) và Ibuprofen (trong trường hợp trẻ > 6 tháng tuổi dị ứng với paracetamol).
Thuốc giảm sung huyết, co mạch, chống dị ứng
Dùng nếu trẻ có dấu hiệu sổ mũi, chảy nước mũi. Các loại như: Pseudoephedrin, Clorpheniramin, Diphenhydramin,…
Thuốc giảm ho, long đờm
Chỉ dùng loại thuốc này trong trường hợp trẻ bị viêm amidan kèm theo ho nhiều dẫn tới kiệt sức, mất ngủ, có đờm đặc, khó khạc nhổ. Một số thuốc hay được sử dụng như: Dextromethorphan, N – Acetylcystein, Bromhexin,…
Thuốc súc họng
Có tác dụng sát khuẩn, làm sạch họng, làm dịu niêm mạc họng, giảm viêm đau. Các loại thường sử dụng gồm: Betadine, Lysopaine, Oropivalone,…
☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc kháng sinh trị viêm amidan dùng như thế nào cho đúng cách?
Áp dụng các bài thuốc đông y
Các bậc phụ huynh cũng có thể sử dụng một số bài thuốc đông y giúp trẻ thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của viêm amidan mủ nhanh chóng.
Bài thuốc đông y 1
Thành phần: Kim ngân hoa 10g, xuyên tâm liên 15g, hạt núc nác 6g.
Cách làm: Tất cả nguyên liệu mang rửa sạch sau đó sắc lấy nước cho trẻ uống ngày 1 thang.
Bài thuốc đông y 2
Thành phần: Gừng tươi 15g, rau má 12g, kim ngân hoa 15g, mơ rừng 30g, bạc hà.
Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu sau đó sắc nước cho trẻ uống ngày 1 thang, chia uống 2 lần.
Bài thuốc đông y 3
Dùng 50g Uy linh tiên rửa sạch rồi sắc nước cho trẻ uống
☛ Tham khảo thêm tại: 10+ cách chữa viêm amidan bằng thuốc nam hiệu quả
Sử dụng các mẹo dân gian chữa viêm amidan mủ cho trẻ tại nhà
Một phương pháp trị viêm amidan mủ cho trẻ tương đối đơn giản khác, được rất nhiều các bậc cha mẹ áp dụng tại nhà đó là sử dụng các mẹo dân gian. Nguyên liệu của phương pháp này tuy rất dễ kiếm, chủ yếu là các loại cây lá trong vườn nhà nhưng thành phần của chúng lại chứa rất nhiều các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn và được coi là những loại kháng sinh tự nhiên cực kỳ tốt cho cơ thể. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa viêm amdian mủ cho trẻ tại nhà, các bạn có thể tham khảo:
Mẹo từ mật ong
Nguyên liệu: Quất xanh 3-5 quả; Mật ong 2-3 thìa
Cách làm: Quất rửa sạch, cắt đôi rồi cho vào chén cùng 2-3 thìa mật ong, xong mang đi hấp cách thủy trong khoảng 15-20 phút. Bỏ ra, chắt lấy nước cho trẻ ngậm 3 lần/ngày, sau bữa ăn 30 phút. Thực hiện đều đặn, liên tục trong vài ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm amidan giảm hẳn.
Lưu ý: Không dùng mật ong để chữa viêm amidan mủ cho trẻ dưới 12 tháng tuổi để tránh tình trạng ngộ độc.
Mẹo từ lá hẹ
Lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ xong cho vào bát chưng cách thủy cùng 3 thìa đường phèn trong khoảng 15-20 phút. Xong lấy ra cho trẻ ngậm ăn từ từ cả nước và cái, ngày làm 2-3 lần, liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Mẹo từ bột nghệ
Pha 1 thìa bột nghệ với khoảng 200-250ml sữa ấm xong cho trẻ uống mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện đều đặn trong một khoảng thời gian sẽ thấy các triệu chứng viêm amidan dần dần biến mất.
Ngoài các mẹo trên thì các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm các mẹo chữa viêm amidan mủ cho trẻ từ rau diếp cá, lá đinh lăng, chúng chanh, cây rẻ quạt, hạt mướp đắng,… Các cách chữa này đều khá đơn giản, dễ thực hiện lại tiết kiệm và an toàn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Mẹo chữa viêm amidan tại nhà đơn giản
Giải pháp cho viêm amidan ở trẻ từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
Giúp trẻ thoát khỏi những triệu chứng khó chịu của viêm amidan cha mẹ có thể sử dụng sản phẩm Siro Heviho – sản phẩm với các thành phần là thảo dược như S3 – ELEBOSIN®(hoạt chất được chiết xuất từ Sâm đại hành), Xuyên bối mẫu, Cao Xạ Can, Cao Mạch môn, Cao Cát cánh, Cao Cam thảo,.. được nghiên cứu tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
Sản phẩm có công dụng hỗ trợ làm ấm họng, giải cảm, giảm ho, long đờm, tăng cường sức đề kháng của trẻ. Cùng đó là hỗ trợ giảm đau rát họng do ho kéo dài, do viêm đường hô hấp trên. Siro Heviho sử dụng tốt cho trẻ nhỏ và người lớn bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết, người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng, trẻ mắc viêm V.A, viêm amidan cấp và mạn tính.
Xem chi tiết về sản phẩm Siro Heviho: Tại đây
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm amidan mủ
Việc chăm sóc trẻ bị viêm amidan mủ đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và tránh được bệnh tái phát, các bậc cha mẹ cần chú ý một số điều sau:
- Chườm đá cho bé nếu thấy trẻ sốt dưới 38,5 độ C. Còn trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt kết hợp chườm ấm tích cực.
- Có thể tham khảo ý kiến chuyên gia cho trẻ sử dụng thuốc chống viêm, giảm sưng
- Thay quần áo thoáng, rộng rãi cho trẻ
- Cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát
- Bổ sung dinh dưỡng đẩy đủ cho trẻ bằng các món cháo, súp, các món lỏng, mềm dễ ăn. Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn rắn, đồ ăn cay nóng vì sẽ làm cho tình trạng viêm amidan ở trẻ trở nên tồi tệ hơn
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
- Lưu ý không được tùy tiện sử dụng kháng sinh cho trẻ, việc lạm dụng kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này
- Tốt nhất là thấy trẻ có các dấu hiệu của viêm amidan mủ thì cha mẹ nên sớm đưa bé đến các cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị dứt điểm sớm
Nếu trẻ bị viêm amidan mãi không khỏi dù đã được điều trị bằng thuốc thì các bác sĩ sẽ kiểm tra lại và đề xuất phương án phẫu thuật cắt bỏ amidan để điều trị dứt điểm viêm amidan cho trẻ. Các trường hợp trẻ được chỉ định phẫu thuật cắt amidan bao gồm:
- Viêm amidan mãn tính, tái phát từ 5-6 lần/năm
- Viêm amidan mủ gây phì đại, tắc nghẽn đường thở khiến trẻ ngủ có những cơn có giật, tím tái, giật mình, quấy khóc
- Viêm amidan mạn tính gây biến chứng viêm tấy, áp xe quanh amidan, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng tim, viêm cầu thận, viêm khớp, nhiễm khuẩn đường huyết,…
- Ngoài ra viêm amidan còn được chỉ định cắt nếu có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý trước trong và sau khi cắt amidan
Phòng ngừa viêm amidan cho trẻ
Để phòng ngừa, tránh trẻ mắc phải chứng viêm amidan mủ, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:
- Thứ nhất là khuyến khích trẻ tập thể dục nâng cao thể trạng và sức đề kháng
- Thứ hai là hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách, đánh răng buổi sáng và tối, súc miệng bằng nước muối,..
- Thứ ba là chú ý giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ, họng khi thời tiết chuyển lạnh. Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài
- Thứ tư là không để cho trẻ đưa tay hoặc các đồ vật bẩn vào miệng, thường xuyên rửa tay bằng xa phòng cho bé
- Thứ năm là giữ môi trường sống xung quanh bé sạch sẽ, thông thoáng, cho trẻ tránh xa những nơi có khói thuốc, không khí ô nhiễm
- Cuối cùng là bổ sung dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất đầy đủ cho bé. Hạn chế cho bé ăn uống các đồ ăn lạnh, đồ ăn sống,…
Viêm amidan mủ ở trẻ là bệnh lý phức tạp, dễ lây nhiễm, hay tái phát, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy các bậc cha mẹ cần chuẩn bị sẵn kiến thức để đối phó mỗi khi trẻ mắc chứng bệnh này, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.