Viêm phế quản bội nhiễm là gì? Những thông tin cần biết

Viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng viêm nhiễm nặng ở đường hô hấp. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Hãy cùng viemduonghohap.com tìm hiểu về tình trạng này và cách điều trị ở bài viết dưới đây nhé!

Viêm phế quản bội nhiễm là gì?

Viêm phế quản là tình trạng sưng viêm, tổn thương ở niêm mạc ống phế quản, gây tăng tiết dịch và bít tắc đường thở. Bệnh này có thể gặp ở bất cứ ai, nhất là trẻ nhỏ bởi hệ miễn dịch chưa được hoàn chỉnh, tạo điêu kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập.

Viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng các nhóm virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng tại vị trí đã nhiễm trùng trước đó. Tức là người bệnh không những bị viêm phế quản mà còn bị nhiễm thêm vi khuẩn, virus ở đường hô hấp khác. Theo các chuyên gia y tế, viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng nặng hơn các dạng viêm phế quản thông thường. Nếu như không được điều kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn và gây khó khăn trong việc điều trị. 

☛ Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây viêm phế quản bội nhiễm

Nguyên nhân gây viêm phế quản bội nhiễm 1

Nguyên nhân chính gây viêm phế quản bội nhiễm là khi người bệnh đang mắc viêm phế quản nhưng virus, vi khuẩn tấn công mạnh mẽ khiến bệnh bùng phát hơn. Một số loại virus, vi khuẩn thường gặp dưới đây như:

  • Virus: Virus hợp bào đường hô hấp (RSV), virus cúm A, cúm B, virus cúm gia cầm H5N1,…
  • Vi khuẩn: Mycoplasma và Chlamydiae, các vi khuẩn gây mủ… Nguyên nhân do vi khuẩn ít gặp hơn so với virus.

Bệnh sẽ tiến triển nặng hơn khi người bệnh bị suy giảm sức đề kháng, giảm khả năng miễn dịch dẫn đến tình trạng cơ thể không có sức chống lại các tác nhân gây bệnh.

Triệu chứng viêm phế quản bội nhiễm

Triệu chứng của viêm phế quản bội nhiễm giống với viêm phế quản thông thường, thế nhưng biểu hiện sẽ phức tạp và dữ dội hơn:

  • Ho có đờm, đờm thường màu trắng, hơi vàng hoặc xanh.
  • Ngứa rát cổ, cảm giác muốn ho, thấy vướng họng
  • Thở khò khè kèm đau ngực.
  • Ho kéo dài, tái phát lại nhiều lần.
  • Sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
  • Với trẻ nhỏ thì nôn trớ, quấy khóc.

Đối tượng nào có nguy cơ dễ mắc bệnh

Đối tượng nào có nguy cơ dễ mắc bệnh 1

Viêm phế quản bội nhiễm có thể xảy ra với bất cứ ai, tuy nhiên những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường như:

  • Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh hoặc trẻ sinh non. Do hệ miễn dịch còn suy yếu nên dễ bị vi khuẩn, virus tấn công.
  • Người thường xuyên hút thuốc.
  • Người cao tuổi bị suy giảm hệ miễn dịch.
  • Người đang mắc các bệnh mãn tính hoặc người có sức đề kháng yếu.
  • Người đang sống và thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm.

Viêm phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?

Viêm phế quản bội nhiễm nguy hiểm hơn so với viêm phế quản cấp. Nếu như không được điều trị đúng cách và kịp thời thì bệnh có thể gây ra những biến chứng như:

  • Mất nước: Trạng thái này xảy ra ở giai đoạn đầu, nếu không được xử lí ngay thì sẽ dẫn đến rối loạn tuần hoàn.
  • Tràn khí màng phổi: Biến chứng này khá hiếm gặp những vẫn có thể xảy ra ở một số bệnh nhân (khoảng 6%).
  • Rối loạn nhịp tim: Tim người bệnh đập nhanh hơn bình thường.
  • Co giật: Người bệnh sốt cao dẫn đến co giật hoặc do biến chứng của virus RSV xâm nhập.
  • Xẹp phổi: Biến chứng này thường gặp ở nhiều bệnh nhân.
  • Ngừng hô hấp: Biến chứng này diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nên khó bị phát hiện, đối tượng mắc phải là trẻ sinh non, trẻ mới sinh dưới 44 tuần.
  • Tử vong: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất nếu không được cấp cứu kịp thời, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Ngoài ra, bệnh còn để lại di chứng lâu dài, tái phát liên tục đối với trẻ nhỏ và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy để bệnh không tiến triển nặng hơn, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để có những phương pháp điều trị phù hợp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người mắc viêm phế quản bội nhiễm không nên chủ quan và cần phải theo dõi sức khỏe chặt chẽ. Nếu thấy có những dấu hiệu dưới đây thì cần phải đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức:

  • Thở gấp, thở nhanh trên 60 lần/ phút.
  • Có dấu hiệu khó thở, rút lõm lồng ngực.
  • Nôn, mê sảng, hôn mê, mất ý thức.
  • Người mệt mỏi, tím tái.
  • Có dấu hiệu mất nước nặng, không thể uống nước, không đi tiểu được.

Nếu người bệnh gặp phải các triệu chứng trên mà không được cấp cứu kịp thời thì sẽ gặp biến chứng suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.

Phương pháp điều trị viêm phế quản bội nhiễm

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng từng người.

Điều trị bằng Tây y

Thuốc kháng sinh điều trị nguyên nhân

Điều trị bằng Tây y 1

Với trường hợp viêm phế quản bội nhiễm do virus thì việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết. Trường hợp nguyên nhân được bác sĩ chẩn đoán chính xác là do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một vài loại kháng sinh như:

  • Kháng sinh nhóm Cephalosporin: Cephalexin, Cefaclor, Cefixim…
  • Kháng sinh nhóm Quinolon: Ciprofloxacin, Ofloxacin Levofloxacin,…
  • Khánh sinh nhóm Macrolid: Erythromycin, Streptomycin, Clarithromycin  Roxithromycin…
Lưu ý: Việc sử dụng kháng sinh cần phải thận trọng với các tác dụng phụ của thuốc. Không dùng nhóm kháng sinh Quinolon cho trẻ dưới 16 tuổi khi không có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh nên đi khám và tuân theo đúng hướng dẫn về liều lượng, loại thuốc được bác sĩ kê đơn. Trường hợp tự mua thuốc về sử dụng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Thuốc điều trị triệu chứng

Để kết hợp với thuốc kháng sinh điều trị nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc điều trị làm giảm triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như:

  • Thuốc giảm ho: Thuốc được dùng khi người bệnh ho nhiều, ho có đờm, tức ngực khi ho. Một số loại thuốc như: Terpin Codein, Dextromethorphan,…
  • Thuốc giãn phế quản: Được kê khi người bệnh thấy khó thở, thở khò khè, thở nông,… Các loại thuốc được dùng như: Salbutamol, Theophylin,…
  • Thuốc long đờm: Thuốc có tác dụng làm loãng đờm, long đờm để giúp người bệnh tống chúng ra ngoài dễ dàng.
  • Thuốc chống viêm Corticoid: Tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, làm lành ổ viêm, giảm viêm nhiễm,…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Được dùng khi người bệnh sốt cao hơn 38,5 độ. Thuốc được sử dụng như: Paracetamol, Ibuprofen,…
Người bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, không nên tự ý ngưng sử dụng khi chưa hết liều để tránh hiện tượng kháng thuốc và gây khó khăn khi điều trị lâu dài.

☛ Tham khảo thêm: Các loại thuốc viêm phế quản thường dùng

Bài thuốc Đông y

Bài thuốc Đông y 1

Theo Đông y, viêm phế quản bội nhiễm là do phế, tỳ, thận âm suy yếu, gây mất cân bằng âm dương, suy nhược chính khí. Điều này sẽ làm cho phong hàn, nhiệt độc xâm nhập và gây bệnh nặng hơn. Nguyên tắc điều trị viêm phế quản bội nhiễm là bổ chính khu tà, khu phong tán hàn, đẩy lùi được nguyên nhân gây bệnh, cải thiện triệu chứng, nâng cao sức đề kháng, ngăn bệnh tái phát.

Bài thuốc 1

  • Nguyên liệu: Kinh giới, bách bộ, từ uyển, bạch tiền (mỗi loại 16g), trần bì, cát cánh (mỗi loại 8g), cam thảo (6g).
  • Cách làm: Đem tất cả các nguyên liệu trên cho vào ấm sắc nước uống, mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 lần sáng và tối.

Bài thuốc 2

  • Nguyên liệu: Tô tử (16g), bán hạ, trần bì, đương quy (mỗi loại 12g), hậu phác, tiền hồ (mỗi loại 8g), chích thảo, quế nhục (mỗi loại 4g), sinh khương 3 lát.
  • Cách làm: Đem các nguyên liệu đi sắc, mỗi ngày uống 1 thang chia 2 lần sáng, tối.

Bài thuốc 3

  • Nguyên liệu: Thục địa (18g), sinh địa, bách hợp, mạch môn đông (mỗi loại 12g), bối mẫu, thược dược, cam thảo (mỗi loại 10g), huyền sâm, cát cánh (mỗi loại 8g).
  • Cách làm: Các nguyên liệu trên đem sắc mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần sáng và tối.
Các bài thuốc Đông y có các nguyên liệu từ thiên nhiên nên khá an toàn, ít gây tác dụng phụ cho người bệnh. Tuy nhiên các bài thuốc này có tác dụng nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào thể trạng của từng người. Vì thế, người bệnh cần sử dụng kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp dân gian

Gừng + mật ong

Phương pháp dân gian 1

Gừng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây hại, chống oxy hóa. Bên cạnh đó kết hợp gừng với mật ong sẽ làm dịu họng, giảm ho, cải thiện triệu chứng viêm phế quản.

Sử dụng 1 củ gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng. Nấu gừng với lượng nước vừa đủ, tắt bếp rồi cho mật ong vào khuấy đều. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Hoặc người bệnh có thể thái lát gừng thành miếng mỏng rồi chấm với mật ong nhai nuốt từ từ. Mỗi ngày ăn 2-3 lần sẽ thấy có hiệu quả.

Lá trầu không

Trong thành phần của lá trầu không có hoạt chất phenolic với công dụng ức chế và tiêu diệt các tác nhân gây viêm đường hô hấp như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn. Bởi vậy lá trầu không được sử dụng nhiều để chữa viêm phế quản bội nhiễm.

Người bệnh dùng khoảng 5-6 lá trầu không đem đi rửa sạch, rồi sau đó xay nhuyễn chắt bỏ bã lấy nước uống. Mỗi ngày dùng khoảng 2 lần và kiên trì cho đến khi các triệu chứng giảm.

Lưu ý: Không nên sử dụng bài thuốc này cho người có tiền sử đau dạ dày.

Các bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản có tác dụng cải thiện triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh. Vì thế người bệnh không nên sử dụng các bài thuốc dân gian để thay thế cho các phác đồ điều trị viêm phế quản bội nhiễm. Cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng kết hợp phương pháp dân gian và điều trị thuốc.

☛ Đọc thêm: Cách chữa viêm phế quản tại nhà

Cách phòng tránh viêm phế quản bội nhiễm

Bệnh nhân cần phải lưu ý một số điều dưới đây để phòng tránh viêm phế quản bội nhiễm:

  • Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, đúng cách bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh hoặc thời tiết giao mùa, đặc biệt là vùng cổ, ngực.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại.
  • Bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây tươi, rau củ để tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Nên uống nhiều nước ấm, khoảng 2 lít/ ngày tùy vào nhu cầu của cơ thể.
  • Hạn chế ăn những đồ cay nóng, chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ uống có chứa cồn, gas, cafein và chất kích thích.
  • Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên giạt chăn ga gối, có thể dùng máy tạo độ ẩm không khí khi thời tiết hanh khô.
  • Khi ngủ nên nằm kê cao gối để dễ thở hơn.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh về đường hô hấp khác, đặc biệt là viêm phế quản để tránh bội nhiễm.
  • Tuân thủ theo đúng hướng điều trị của bác sĩ, không tự ý đổi thuốc hoặc bỏ thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Người bệnh cần theo dõi diễn biến của bệnh và phản ứng khi dùng thuốc để xử lý kịp thời khi có dấu hiệu bất thường.

Heviho – ngăn ngừa viêm phế quản bội nhiễm

Heviho - ngăn ngừa viêm phế quản bội nhiễm 1

Heviho được sản xuất bởi Công ty cổ phần Công nghệ cao Thái Minh. Với thành phần chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên như Sâm đại hành, Xuyên bối mẫu, Cát cánh, Xạ can, Mạch môn, Cam thảo …. Heviho là một sản phẩm an toàn, lành tính với người sử dụng. Đặc biệt, hoạt chất S3 – ELEBOSIN (chiết xuất từ Sâm đại hành ) đã được cấp bằng sáng chế chứng minh về tác dụng chống viêm mạnh mẽ.

Heviho với cơ chế toàn diện 3 tác động:

  • Chứa hoạt chất S3 – Elebosin giúp tiêu diệt các ổ viêm trong niêm mạc, chống nhiễm khuẩn hầu họng hiệu quả . Nghiên cứu cho thấy S3 – ELEBOSIN có thể tác động làm giảm 50 % thể tích khối viêm trong 24h đầu. Kết quả trên lâm sàng chỉ ra rằng  S3 – Elebosin có trong Heviho có tác dụng chống viêm gần bằng với Indomethacin- một hoạt chất được dùng phổ biến trong tân dược.
  • Các thành phần thảo dược khác như Xạ Can, Xuyên Bối Mẫu, Cát Cánh, … giúp tiêu đờm, giảm ho, thông khí phế, xoa dịu cổ họng, giảm tình trạng nóng rát, vướng víu cổ họng nhanh chóng.
  • Các thảo dược có trong Heviho còn giúp tăng cường đề kháng, giải độc cơ thể, hạn chế bệnh tái phát trở lại.

Sản phẩm không chỉ giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus chính vì vậy người bệnh không cần dùng kháng sinh. Từ đó giúp trị dứt điểm các triệu chứng của viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng trong đó có viêm phế quản.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng

Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...