Viêm amidan quá phát ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Viêm amidan mãn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, tái phát nhiều lần. Trong đó, viêm amidan quá phát ở trẻ em là một trường hợp của viêm amidan mãn tính. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cụ thể về bệnh viêm amidan quá phát thường gặp ở trẻ em.
Mục lục
- Viêm amidan quá phát là bệnh gì?
- Nguyên nhân gây viêm amidan quá phát ở trẻ em
- Triệu chứng của amidan quá phát
- Amidan quá phát có nguy hiểm với bé?
- Phụ huynh nên làm gì khi con bị viêm amidan quá phát?
- Phương pháp điều trị viêm amidan quá phát
- Siro Heviho – Giải pháp hữu hiệu cho trẻ em bị viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát là bệnh gì?
Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan bị viêm phát triển to lên. Lúc này, amidan ở hai bên thành họng sưng to gây chèn ép, làm hẹp khoang họng. Bệnh thường gặp ở nhiều độ tuổi trong đó phổ biến nhất là trẻ em.
Viêm amidan quá phát ở trẻ em được chia thành 4 cấp độ:
- Viêm amidan quá phát A1 (A+): Chiều ngang amidan nhỏ hơn hoặc bằng 1/4 khoảng cách giữa chân hai trụ trước amidan.
- Viêm amidan quá phát A2 (A++): Chiều ngang amidan nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 khoảng cách giữa chân hai trụ trước amidan.
- Viêm amidan quá phát A3 (A+++): Chiều ngang amidan nhỏ hơn hoặc bằng 1/2 khoảng cách giữa chân hai trụ trước amidan.
- Viêm amidan quá phát A4 (thể xơ chìm): Amidan có màu đỏ sẫm, trụ sau dày hơn, thường gặp ở người lớn khi bệnh tiến triển nặng.
☛ Chi tiết hơn đọc tại bài viết: Chứng viêm amidan quá phát
Nguyên nhân gây viêm amidan quá phát ở trẻ em
Viêm amidan quá phát có thể do tác động của virus hoặc do nhiễm vi khuẩn gây nên.
Viêm amidan quá phát do virus
Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm amidan. Trong đó, virus gây cảm lạnh là loại virus thường gặp ở trẻ bị viêm amidan. Ngoài ra một số loại virus khác có thể gây viêm amidan như virus Epstein – Barr, virus viêm gan A, rhinovirus, HIV.
Virus Epstein – Barr có thể gây tăng bạch cầu đơn nhân và viêm amidan, nên bệnh nhân sẽ phát triển viêm amidan như một bệnh nhiễm trùng thứ phát.
Nếu bé bị viêm amidan do virus, các triệu chứng thường thấy ở trẻ như ho, nghẹt mũi. Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng với virus. Do đó, bạn không được tự ý dùng kháng sinh cho con.
Viêm amidan quá phát do vi khuẩn
Khoảng 15 đến 30 phần trăm các trường hợp viêm amidan quá phát là do vi khuẩn. Một số vi khuẩn thường gặp nhất gồm vi khuẩn liên cầu nhóm A (Streptococcus pyogenes / Streptococcus nhóm A), tụ cầu, xoắn khuẩn, các chủng ái khí và yếm khí.
Viêm amidan quá phát do vi khuẩn phổ biến hơn ở trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 15. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, phương pháp điều trị tự nhiên bằng cách thay đổi lối sống, sử dụng thuốc không kê đơn, nghỉ ngơi sẽ giúp bé mau chóng phục hồi.
Yếu tố nguy cơ
Trẻ em có xu hướng bị viêm amidan quá phát nhiều hơn người lớn. Viêm amidan do nhiễm virus thường phổ biến hơn ở trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi). Hơn nữa, trẻ em khi đi học tiếp xúc với bạn bè có thể dễ bị lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng dẫn tới viêm amidan.
Triệu chứng của amidan quá phát
Trẻ bị viêm amidan quá phát có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Sốt và đau họng.
- Buồn nôn, nôn.
- Đau bụng.
- Ho, ho khan hoặc khàn giọng.
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
- Hơi thở hôi.
- Phát ban trên da hoặc trong miệng.
- Gặp khó khăn khi há miệng to.
- Bé gầy yếu, da xanh, sờ lạnh.
- Biếng ăn, chán ăn.
- Thở khò khè, ngủ ngáy to.
- Khó nuốt.
- Trẻ nhỏ hay bị chảy nước dãi.
- Quấy khóc thường xuyên.
- Khó nói, giọng nói như miệng đang ngậm một vật gì đó.
☛ Tham khảo thêm: Amidan quá phát 1 bên cần làm gì?
Amidan quá phát có nguy hiểm với bé?
Viêm amidan quá phát nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống và quá trình phát triển của con. Bệnh diễn biến nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Hội chứng ngạt thở khi ngủ (hội chứng Pickwick sleep): Gây khó thở, mất ngủ, bé quấy khóc suốt đêm.
- Áp xe phúc mạc: Nhiễm trùng dẫn tới tích tụ mủ phía sau amidan, loét khe amidan.
- Viêm hạch cổ mãn tính: Hạch bạch huyết ở cổ sưng to, nguyên nhân do virus gây viêm amidan quá phát.
- Viêm mũi xoang: Nhiễm trùng lan rộng ra các xoang, có triệu chứng nghẹt mũi, dịch đặc có màu trong mũi, chảy dịch mũi sau, sốt.
- Nhiễm khuẩn huyết: Trẻ em bị viêm amidan quá phát có hệ miễn dịch suy yếu dễ bị nhiễm khuẩn huyết nếu không có biện pháp điều trị thích hợp.
- Viêm thanh, khí, phế quản: Nhiễm virus, vi khuẩn trong viêm amidan có thể lan rộng sang dây thanh quản và gây bệnh.
☛ Xem chi tiết hơn trong bài: Viêm amidan có nguy hiểm không?
Phụ huynh nên làm gì khi con bị viêm amidan quá phát?
Nếu bạn nghĩ rằng con mình có các dấu hiệu bị viêm amidan quá phát, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ đa khoa để được chẩn đoán cụ thể. Trường hợp bé đã được chẩn đoán bị viêm amidan trước đó và có triệu chứng quá phát, bạn có thể cải thiện bệnh tình của con tại nhà hoặc đưa bé đi khám định kỳ.
Bạn có thể chăm sóc con theo những cách sau:
- Đảm bảo bé được nghỉ ngơi thường xuyên, hạn chế vận động hơn.
- Cho trẻ uống nhiều nước. Điều này giúp đảm bảo con bạn không bị mất nước và giúp cô họng bớt khô hay đau rát do những cơn ho kéo đến.
- Về chế độ ăn, bạn nên lựa chọn thức ăn mềm cho bé để con dễ nuốt hơn.
- Một điều bạn cần nhớ là bé có thể không cần điều trị bằng kháng sinh. Thuốc kháng sinh không điều trị được virus.
- Hướng dẫn bé rửa tay bằng xà phòng đúng cách, che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Phụ huynh không nên hút thuốc lá và cần tránh các nơi có khói thuốc lá xung quanh con.
Bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế nếu con có các dấu hiệu:
- Khó thở kèm theo ngáy khi ngủ.
- Khó nuốt và có dấu hiệu mất nước như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, nước tiểu vàng sẫm, khô môi, lưỡi, nhợt nhạt, thở nhanh hơn bình thường…
- Khó khăn khi há miệng to.
☛ Nên tham khảo thêm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm amidan
Phương pháp điều trị viêm amidan quá phát
Mục tiêu điều trị viêm amidan quá phát ở trẻ em là làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng bệnh, đồng thời giảm số lần bị viêm amidan trong một năm.
Điều trị viêm amidan quá phát bằng thuốc Tây y
Khi đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ soi cổ họng, lấy mẫu hoặc xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus gây ra. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị sau:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Sử dụng trong trường hợp bé bị viêm amidan quá phát có triệu chứng sốt cao. Phụ huynh cần nắm được cách sử dụng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc giảm đau hạ sốt như acetaminophen có thể gây tổn thương gan nếu không được dùng đúng cách.
- Thuốc chống viêm phi steroid NSAIDs: Giúp giảm sưng, đau và sốt. Tuy nhiên, NSAID có thể gây chảy máu dạ dày hoặc các vấn đề về thận. Không sử dụng NSAID cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp viêm amidan quá phát có nguyên nhân là vi khuẩn. Phụ huynh không được tự ý cho trẻ dùng thuốc hoặc ngừng sử dụng đột ngột để tránh tình trạng kháng kháng sinh có thể xảy ra. (☛ Chi tiết hơn đọc tại bài viết: Thuốc kháng sinh điều trị viêm amidan dùng sao cho đúng)
Sử dụng thuốc Nam trị viêm amidan quá phát
Trong dân gian có nhiều cây thuốc, bài thuốc có khả năng điều trị các triệu chứng của viêm amidan quá phát như:
- Lá xương sông: Chữa các triệu chứng của viêm amidan quá phát như ho khan, đau đầu, cảm sốt.
- Quả mơ rừng: Chữa ho, trừ đờm.
- Thài lài tía: Tác dụng trị ho, chữa chứng hôi miệng, viêm amidan quá phát.
- Rau diếp cá: Diếp cá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, dùng trong chữa trị viêm amidan, viêm phế quản.
- Húng chanh: Húng chanh có khả năng giải cảm, chữa ho, viêm họng, khản tiếng ở trẻ em.
- Hẹ: Hẹ có tác dụng tán ứ giải độc, dùng trong trị ho, tiêu viêm amidan.
- Cát cánh: Dùng làm thuốc long đờm, chữa ho, khản tiếng, khó thở, tức ngực.
- Xạ can: Tác dụng tiêu viêm, tiêu đờm, chữa ho, khản tiếng, viêm amidan quá phát.
- Mướp đắng: Tác dụng thanh nhiệt, chống khát, dùng trong chữa ho, sốt.
- Cây lược vàng: Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, thích hợp trong trị các triệu chứng bệnh của amidan quá phát ở trẻ em.
☛ Tham khảo chi tiết: Bài thuốc trị viêm amidan hiệu quả
Cắt amidan
Trẻ em thường phải cắt amidan vì amidan quá lớn gây tắc nghẽn đường thở, đặc biệt khi ngủ. Trẻ có thể ngáy và ngưng thở trong thời gian ngắn khi ngủ, được gọi là chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Ngưng thở làm ảnh hưởng giấc ngủ lành mạnh của con, dẫn đến các vấn đề về học tập, hành vi, tăng trưởng và tim mạch.
☛ Đọc chi tiết: Cắt amidan khi nào nên cắt, quy trình cắt amidan!
Siro Heviho – Giải pháp hữu hiệu cho trẻ em bị viêm amidan quá phát
Ngoài việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, phụ huynh có thể chăm sóc giảm nhanh các triệu chứng viêm amidan quá phát của con bằng cách sử dụng siro Heviho.
Siro Heviho sử dụng các thảo dược có công năng chữa trị viêm amidan quá phát, không chỉ đem lại hiệu quả chữa trị mà còn an toàn với trẻ em, không gây tác dụng phụ. Các thành phần bao gồm: Xuyên bối mẫu, xạ can, mạch môn, cát cánh, cam thảo, S3 – Elebosin.
Đây là sản phẩm được nghiên cứu, phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Thành phần S3 – Elebosin được phân lập từ thân rễ cây Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Điều này giúp cho siro Heviho không chỉ giảm nhanh triệu chứng của viêm amidan quá phát, mà còn có khả năng chống lại nguyên nhân gây bệnh, giảm số lần tái phát viêm trong một năm.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Siro Heviho chính hãng
Đặt giao Siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY
Trên đây là các thông tin về bệnh viêm amidan quá phát ở trẻ em. Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh của con và biết cách xử lý phù hợp.
Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh và sản phẩm, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/tonsillitis#causes
- https://www.webmd.com/oral-health/tonsillitis-symptoms-causes-and-treatments
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng, Bộ Y tế.
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS. Đỗ Tất Lợi.