Chăm sóc khi trẻ bị ho nhiều - Mách mẹ cách!

Thời tiết ô nhiễm, thời điểm giao mùa, khí trời se lạnh cũng là lúc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị ho nhiều. Nguyên nhân bởi lúc này trong không khí vi khuẩn, virus sinh sôi nhiều và tấn công tới hệ hô hấp non nớt của bé. Chăm sóc trẻ bị ho, ho nhiều như thế nào là tốt nhất, để trẻ nhanh khỏi ho nhất là câu hỏi của hầu hết các phụ huynh. Nhằm giải tỏa lo lắng của cha mẹ, hôm nay Viemduonghohap.vn sẽ chia sẻ bí quyết chăm sóc bé khi bé bị ho nhiều tới các mẹ nhé.

Chăm sóc khi trẻ bị ho nhiều - Mách mẹ cách! 1

Chăm sóc trẻ bị ho nhiều

Ho ở trẻ là gì?

Ho là một phản xạ có điều kiện xuất hiện đột ngột và thường lặp đi lặp lại, nó có tác dụng đánh bật các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích, các hạt ở môi trường bên ngoài và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp. Ho có thể chỉ là một phản xạ tức thời của cơ thể nhưng cũng có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.

Phản xạ ho bao gồm: hít vào, một cơ chế buộc phải thở ra, hơi thở ép vào thanh môn đang đóng kín, lượng không khí từ phổi thoát mạnh ra ngoài sau khi thanh môn mở ra, và thường đi kèm với một âm thanh đặc trưng. Ho có thể xảy ra một cách cố ý lẫn vô ý. Nhiều virus và vi khuẩn có thể truyền nhiễm từ vật chủ này sang vật chủ khác thông qua ho.

☛  Chi tiết: Bệnh học về Ho 

Trẻ bị ho nhiều do đâu?

1. Do trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản

Các nguyên nhân này đều có thể khiến cơn ho của trẻ kéo dài. Cảm lạnh có thể gây ra cơn ho từ nhẹ đến trung bình, trong khi những cơn ho do cúm gây ra thường ở mức độ nghiêm trọng hơn. Nếu bị viêm thanh khí phế quản, bé sẽ ho nhiều vào ban đêm và có kèm theo thở khó. Những trường hợp nhiễm virus không được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát cơn ho bằng các loại thuốc khác.

1. Do trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản 1

2. Bị trào ngược axit

Nếu trẻ bị trào ngược axit, sẽ xuất hiện các triệu chứng như ho, thường xuyên nôn, hơi thở có mùi hoặc bị ợ nóng. Muốn trẻ hết ho thì phải khắc phục được chứng trào ngược axit, tuy nhiên việc điều trị chứng bệnh này còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, kỹ thuật y tế và nhiều vấn đề khác.

3. Bị hen suyễn

Hen suyễn là một trong các nguyên nhân khiến trẻ bị ho. Tuy nhiên, bạn khó có thể chẩn đoán bệnh vì các triệu chứng ở mỗi trẻ có thể khác nhau. Triệu chứng bạn dễ nhận ra trẻ đang bị hen suyễn là khò khè, trẻ thường bị vào ban đêm. Điều trị bệnh hen suyễn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và có thể bao gồm việc hạn chế khói, bụi, ô nhiễm không khí hoặc nước hoa. Tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu bạn thấy con có các triệu chứng hen suyễn.

4. Bị dị ứng

Dị ứng cũng có thể gây ra ho kéo dài, ngứa cổ họng, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đau họng hoặc phát ban. Để biết chính xác, bạn nên đưa trẻ làm các xét nghiệm để tìm ra các chất gây dị ứng. Những thứ dễ gây dị ứng thường có trong thực phẩm, phấn hoa, lông vật nuôi và bụi.

Các dạng bệnh ho mà trẻ hay gặp phải

Bé ho nhiều, ho có đờm hay ho khan ho nhiều về đêm về sáng là do khá nhiều nguyên nhân, tùy từng dấu hiệu mà có thể có các nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số trường hợp ho thường gặp ở trẻ

Ho khan từng cơn

Ho khan từng cơn 1

Loại ho khan đa số thường gặp ở những bé sống trong môi trường tiếp xúc với khói thuốc lá nhiều, môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, hóa chất. Ngoài ra ho khán từng cơn ở trẻ thường bắt nguồn từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (vùng mũi và cổ họng) như cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, ho khan cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi

☛  Tổng hợp thông tin: Ho khan, nguyên nhân và cách điều trị 

Ho ra đờm

Ho có đờm là loại ho gây ra bởi trong đường hô hấp dưới của bé có chất dịch nhầy. Lý do bé ho ra đờm có thể bé mắc viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc bé mắc hen. Phản ứng ho xảy ra giúp bé loại bỏ chất đờm nhầy qua đường hô hấp dưới.

Trẻ bị ho gà

Các triệu chứng của ho gà tương tự như cảm lạnh, tuy nhiên các cơn ho càng lúc càng nặng hơn, nhất là vào ban đêm. Khi bé ho gà, âm thanh phát ra giống những tiếng rít. Các cơn ho gà gây ra hiện tượng khó thở và mặt bé trở nên tím tái vì bị thiếu oxy.

Trẻ bị ho nhiều khi nào nên gặp bác sĩ?

Bình thường bé có biểu hiện ho thông thường chỉ dùng các phương pháp dân gian là có thể điều trị cho bé giảm ho và tự khỏi, tuy nhiên bạn cần chủ động đưa bé đến phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ khám và điều trị ngay lập tức nếu bé có những biểu hiện sau:

  • Bé có biểu hiện tím tái môi và quanh môi. Mặt, da và môi tím tái khi ho.
  • Bé cảm thấy khó chịu, khó thở khi nói chuyện và tức ngực khi hít thở sâu
  • Bé ho, thở khò khè cảm giác có quá nhiều đờm mũi, họng.
  • Bé ăn kém, bỏ bú và sức yếu, lờ đờ không nhanh nhẹn
  • Bé sốt cao 40° C , không cải thiện trong vòng hai giờ sau khi sử dụng thuốc hạ sốt.
  • Bé thở mệt, thở gắng sức hoặc ngừng thở

☛  Tìm hiểu thêm: Chuẩn đoán và điều trị ho

Trẻ bị ho nhiều khi nào nên gặp bác sĩ? 1

Trẻ bị ho, sốt cao cha mẹ cần chú ý cho trẻ đi khám

Cách chăm sóc khi trẻ bị ho nhiều

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến thời gian và quá trình hồi phục khi trẻ bị ho. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, từ đó giảm nhanh triệu chứng ho ở trẻ, rút ngắn thời gian điều trị. Ngược lại, nếu chế độ dinh dưỡng không cân bằng, bất hợp lý, không những không cải thiện được triệu chứng mà còn khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Vì vậy, khi trẻ bị ho, bố mẹ nên:

  • Chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ để trẻ tăng sức đề kháng và đỡ mệt mỏi: Ăn đầy đủ dinh dưỡng thịt cá và rau xanh
  • Trẻ còn bú thì tăng cường cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình để nâng cao sức đề kháng.
  • Bổ sung cho trẻ đủ nước, nước trái cây, sữa chua, bổ sung đủ nước cũng như các chất điện giải để chống lại nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Cho trẻ ăn súp vừa đủ dinh dưỡng, thức ăn mềm giúp trẻ đỡ đau họng.
  • Chia nhỏ bữa ăn và nên cho trẻ ăn ít nhất hai giờ trước khi ngủ. Nếu tình trạng ho của bé tiếp tục không thuyên giảm, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Và không nên:

  • Không nên cho trẻ ăn những thức ăn cứng vì dễ làm xước vết thương ở họng
  • Không cho trẻ ăn quá nhiều gia vị cay nóng vì chỉ làm trẻ ho nhiều hơn.
  • Chế độ ăn uống của trẻ cần hạn chế các loại thực phẩm sau: chocolate, bạc hà, thức ăn dầu mỡ béo, cay, các chất kích thích và thức uống có ga.

Chế độ dinh dưỡng 1

Súp, cháo giúp trẻ đủ dinh dưỡng và đau rát họng ở trẻ

Sử dụng thuốc

Trong trường hợp trẻ bị ho kèm theo sốt, các mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu dùng paracetamol thì nên chú ý sử dụng đúng liều đối với trẻ hoặc trẻ sơ sinh. Bạn có thể sử dụng paracetamol cho trẻ sơ sinh từ hai tháng trở lên nếu con được sinh ra sau 37 tuần và nặng hơn 4kg.

Bạn có thể cho trẻ sơ sinh dùng ibuprofen nếu trẻ được 3 tháng tuổi hoặc lớn hơn và nặng ít nhất là 5 kg.

Những loại thuốc này đều có tác dụng làm giảm nhanh các cơn sốt của bé.

Vệ sinh cho bé

Hỉ mũi (xì mũi)

Với những trẻ lớn đã có thể tự xì mũi, hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách. Hỉ mũi từng bên. Dùng ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bên kia và làm ngược lại.

Lưu ý: không được bịt hai mũi cùng một lúc.

Nếu mũi quá khô, có thể dùng xịt mũi vào 2 bên mũi và bắt hướng dẫn trẻ xì mũi như ở trên.

Ngoáy mũi

Với những trẻ nhỏ chưa biết xì mũi , phụ huynh dùng giấy mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi trẻ. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi.

Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% nhỏ 2 – 3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.

Vệ sinh cá nhân

Nên giữ vệ sinh tay chân bé thật sạch sẽ, tránh để trẻ mút tay khiến tình trạng viêm họng, nhiễm trùng họng càng xấu hơn.

Khi trẻ viêm họng hay mệt mỏi, tắm hơi có thể giúp làm giảm cơn ho của bé. Bạn có cho trẻ ngồi trong phòng tắm và sử dụng nước ấm hoặc nước nóng, nhỏ vài giọt tinh dầu gừng hoặc tinh dầu sả chanh.  Không khí ấm áp và lượng hơi nóng sẽ giúp thư giãn đường hô hấp của bé. Bạn nên thận trọng giữ bé tránh xa nguồn nước nóng để đề phòng bé bị bỏng.

Sử dụng phương pháp dân gian

Sử dụng phương pháp dân gian 1

Sử dụng phương pháp dân gian khi trẻ bị ho nhiều cũng được rất nhiều phụ huynh tin dùng và áp dụng từ thời xưa cho tới nay. Bé ho nhiều, bạn có thể cho trẻ sử dụng những sản phẩm an toàn: Mật ong chưng với quất, lá hẹ. đường phèn chưng với lê…Những  sản phẩm này có nguồn gốc từ thảo dược rất an toàn cho trẻ nhỏ và có thể sử dụng nhiều ngày mà không lo tác dụng phụ.

Tuy nhiên nếu bé trên  một tuổi, bạn có thể sử dụng phương pháp dân gian cho bé bằng mật ong. Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng những thức uống này, vì chúng có thể gây ra nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ mật ong.

☛  Xem kĩ hơn: Các bài thuốc trị ho cho bé bằng mật ong

Giải quyết bài toán trẻ bị ho, ho nhiều về đêm với Siro heviho

Siro Heviho chính là giải pháp trị dứt điểm những cơn ho  kéo dài, giúp bé giảm ho, tiêu đờm. Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chứa thành phần S3-Elebosin là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn.

Sản phẩm vừa giải quyết được triệu chứng ho một cách nhanh chóng, vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus mà không cần dùng kháng sinh. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng.

Giải quyết bài toán trẻ bị ho, ho nhiều về đêm với Siro heviho 1

Cách sử dụng siro Heviho:

  • Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi: ngày dùng 2 lần, mỗi lần 7ml.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên: ngày dùng 3 lần, mỗi lần 7ml.

Dùng trước bữa ăn. Nên dùng ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu chớm ho, đau họng. Dùng được trong trường hợp trẻ bị sốt. Có thể uống kèm kháng sinh.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Siro Heviho về tận nhà

Nếu có bất cứ thắc mắc gì hoặc cần tư vấn đề bệnh hô hấp của trẻ, hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu do bệnh viêm họng nhé.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...