Viêm đau họng uống thuốc gì?
Đau họng là tình trạng đau rát, trầy xước bên trong thành họng hoặc cổ họng bị kích thích, dấu hiệu rõ rệt nhất là khi bạn nuốt. Nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, gây cản trở trong công việc, giao tiếp và sinh hoạt. Vậy khi đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi nhất? Hãy đọc bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về các loại thuốc nên uống khi bạn bị đau họng.
Mục lục
Viêm đau họng khi nào cần uống thuốc?
Cổ họng là nơi tiếp xúc nhiều với các loại vi khuẩn, là ngã ba đường nơi giao nhau giữa đường tiêu hóa và đường hô hấp nên là cơ quan hay bị viêm nhiễm nhiều nhất. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau họng như:
- Bệnh lý viêm đường hô hấp: Các bệnh như viêm họng, viêm xoang, viêm mũi, viêm lợi, viêm phế quản, cúm lâu ngày,… Vi khuẩn trú ngụ ở các ổ viêm trên có thể lan xuống vòm họng, sinh sôi, phát triển, gây hại dẫn đến đau cổ họng.
- Bệnh lý về đường tiêu hóa: Các bệnh lý như viêm loét dạ dày – tá tràng hoặc trào ngược dạ dày thực quản sẽ có các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, trào ngược,… Từ đó gây ảnh hưởng đến niêm mạc họng, làm cho vi khuẩn từ vùng dạ dày lên trên họng khiến vùng họng bị đau rát, sưng viêm,…
- Yếu tố môi trường: Sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi hoặc thường xuyên hít phải các khí độc hai như khí thải công nghiệp, khí lò than, mùi chất tẩy rửa,… khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm đau họng..
- Ăn uống đồ lạnh: Thường xuyên ăn đồ lạnh như kem, đá,… dễ khiến niêm mạc họng bị tổn thương gây đau rát.
- Hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá chứa chất nicontin – một chất có thể làm tổn thương niêm mạc họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh ở vùng hầu họng.
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường làm cơ thể không kịp thích nghi, khiến sức đề kháng bị suy giảm, tạo điều kiện cho các loại virus và vi khuẩn xâm nhập gây hại cho người bệnh.
Thông thường, tình trạng viêm đau họng khi mới chớm bệnh thì chưa cần phải sử dụng đến thuốc, người bệnh có thể điều trị tại nhà để bệnh thuyên giảm. Tuy nhiên, trường hợp viêm đau họng do vi khuẩn, virus gây ra thì người bệnh cần uống thuốc để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tránh để bệnh tiến triển nặng hơn gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
➤ Đọc chi tiết: Tổng hợp nguyên nhân dẫn đến viêm đau họng
Viêm đau họng uống thuốc gì?
Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc Beta-Lactamin
Nhóm thuốc kháng sinh này có tác dụng ức chế tạo vách vi khuẩn bằng cách tạo phức bền vững với transpeptidase. Khi vi khuẩn không tạo được vách sẽ bị ly giải hoặc biến dạng.
Penicillin V: có 2 dạng là viên nén và chai uống, có công dụng diệt khuẩn gây đau họng, điều trị các triệu chứng đi kèm như rát họng, ngứa ngáy, ho do vi khuẩn gây ra. Thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng của bệnh.
Liều dùng tham khảo:
- Người lớn điều trị đau họng do khuẩn Streptococcus: đùng 125-250mg uống cách nhau 6-8 giờ, trong vong 10 ngày. Penicillin có tác dụng tốt nhất khi đói, nên uống sau khi ăn 1 giờ.
- Trẻ em từ 0-11 tuổi: liều dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu được chỉ định sử dụng.
- Trẻ em từ 12-17 tuổi: dùng như người lớn.
Khi sử dụng penicillin, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, bụng khó chịu, tiêu chảy, dị ứng phát ban.
Amoxicillin: Thuốc được sử dụng thay thế cho penicillin theo chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp người bệnh bị dị ứng với các thành phần có trong penicillin, nên amoxicillin có công dụng hoàn toàn tương tự.
Liều dùng tham khảo: Người lớn uống 250g-500mg, mỗi lần cách nhau 8 tiếng. Đối với trẻ nhỏ thì dùng 125-250mg, cách 8 tiếng/ lần.
Loại thuốc này ít có tác dụng phụ hoặc nếu có thì cũng rất nhẹ và tự khỏi được. Người dùng sẽ có thể gặp một số triệu chứng khi dùng thuốc như nôn, buồn nôn, tiêu chảy.
Cephalexin: có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, điều trị các triệu chứng do nhiễm trùng vi khuẩn gây ra, thuốc không có hiệu quả với bệnh do virus gây nên.
Liều dùng tham khảo: người lớn uống 250-500mg mỗi bữa, cách nhau 6 giờ. Trẻ nhỏ uống 60mg/kg trong 24 giờ, chi thành các bữa, ngày uống 2-3 lần sau ăn.
Một số tác dụng phụ của loại thuốc này như: buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, mệt mỏi, chóng mặt, nổi mề đay,… nên bạn cần thận trọng khi sử dụng.
Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc Macrolid
Nhóm thuốc kháng sinh Macrolid có tác dụng tiêu diệt khuẩn, kìm khuẩn qua quá trình ức chế tổng hợp protein.
Erythromycin: Đây là thuốc kháng sinh dùng thay thế có penicillin và các loại thuốc có thành phần tương tự đối với người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào. Erythromycin không chỉ được dùng điều trị đau họng mà bất kỳ dạng bệnh nào do nhiễm trùng vi khuẩn. Thuộc nhóm kháng sinh marcolide nên thuốc hoặt động bằng cách thức ngăn chặn sự sinh trưởng của vi khuẩn. Thuốc được hấp thụ tốt nhất khi đói, nên thường được sử dụng sau bữa ăn. Liều lượng và thời gian sử dụng cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Liều dùng tham khảo: người lớn uống 500-1000mg/1 bữa. Ngày 2-3 lần. Trẻ nhỏ uống 30-50mg/kg/1 bữa, ngày uống 2 lần. Một trong số tác dụng phụ thường thấy của thuốc như: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, chán ăn.
Clarithromycin: Thuốc được sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa,… Người bệnh khi sử dụng thuốc có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như viêm lưỡi, nhức đầu, rối loạn vị giác, viêm đại tràng.
Azithromycin: Thuốc được chỉ định để điều trị các bệnh lý có tình trạng bị viêm nhiễm do vi khuẩn, nhất là các bệnh về viêm đường hô hấp. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, đầy bụng, tiêu chảy,…
Thuốc kháng viêm NSAID
Thuốc kháng viêm có tác dụng mạnh trong việc giảm đau, chống viêm hiệu quả, giảm nhanh các cơn đau rát họng, giảm sưng tấy cổ họng, loại bỏ một số loại vi khuẩn. Là nhóm các thuốc không chứa cấu trúc steroid. Bao gồm các hoạt chất phổ biến như diclofenac, naproxen, ibuprofen và aspirin. Các sản phẩm này không được sử dụng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày nặng, suy gan, phụ nữ đang trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ hoặc cho con bú…
Diclofenac: Đây là loại thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng sưng viêm, giảm đau rát cổ họng khi điều trị viêm đau họng. Tuy nhiên trong thời gian sử dụng, người bệnh có thể gặp một vài tác dụng phụ do thuốc gây ra như: chóng mặt, ù tai, phát ban, ngứa da, đầy hơi, tiêu chảy,… Chính vì thế nên bạn cần thận trọng khi sử dụng.
Ibuprofen: Thuốc giúp ức chế quá trình sản sinh chất viêm ở cơ thể, làm giảm đau, sưng và hạ sốt. Thuốc được chỉ định sử dụng nếu người bệnh mắc viêm đau họng đi kèm với sốt và đau họng. Nên thận trọng khi sử dụng thuốc, đặc biệt là trẻ em, người già và phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Cần lưu ý khi sử dụng bởi người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc như: đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy,…
Thuốc kháng viêm corticosteroid
Thuốc kháng viêm corticosteroid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch thường được sử dụng để chữa rất nhiều các bệnh lý như: viêm da dị ứng, chàm, mề đay,…
Một số loại thuốc kháng viêm được sử dụng khi bị viêm họng giúp kháng viêm, ức chế miễn dịch trong thời gian dài như Dexamethasone, Betamethasone, Prednisolon… Những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc như: ảnh hưởng đến thị giác, tăng huyết áp, các vấn đề về tâm lý, viêm loét dạ dày,…
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Đối với người bị viêm họng có biểu hiện sốt hoặc đau rát họng, bác sĩ sẽ kê thêm loại thuốc này để làm giảm triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc thông dụng như: paracetamol, aspirin,… ở dạng gói bột, viên nén, hỗn hợp, viên sủi.
Aspirin: Thuốc được sử dụng để giảm đau, hạ sốt. Thuốc dùng uống hoặc đặt ở trực tràng, liều dùng 325-650 mg, được dùng trong trường hợp viêm đau họng đi kèm với những triệu chứng như: đau rát họng, sốt, đau đầu,… Lưu ý không sử dụng asprin cho trẻ nhỏ, có thể dẫn đến hội chứng Reye- bệnh lý não gan.
Paracetamol: Đây là thuốc điều trị viêm họng đi kèm với những biểu hiện như đau khớp, đau cơ, đau răng, đau lưng, sốt,… Tuy nhiên, nên sử dụng Paracetamol tromg thời gian ngắn, tuyệt đối không dùng quá liều bởi sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như: vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, vã nhiều mồ hôi, chảy máu hoặc bầm tím bất thường,…
Thuốc giảm ho, long đờm
Cơ chế chung của các thuốc ho là ức chế trung tâm gây ho, làm giảm ho nhanh chóng. Thường sử dụng codein, thuốc ngậm hay siro ho để làm giảm kích ứng ở cổ họng, giảm ngứa họng và ngăn ngừa cơn ho hiệu quả. Nếu người bệnh ho có đờm, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc long đờm như Acetylcystein, N- Acetylcystein, Carbocystein Ambroxol, Bromhexin…
Dùng dung dịch súc họng
Dung dịch súc họng giúp làm giảm số lượng vi khuẩn, tống chúng ra ngoài qua đường miệng. Dung dịch có chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm, gây tê cục bộ, kìm hãm sự phát triển của chúng. Một số loại được khuyên dùng:
- Betadin: nồng độ 7% vừa có công dụng, sát khuẩn, chống nấm.
- Givalex: thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp đau họp do viêm họng, viêm đường hô hấp. Khi sử dụng nên pha loãng theo tỷ lệ 1/10 bằng nước ấm, tuyệt đối không sử dụng dung dịch nguyên chất có thể gây tổn thương lớp niêm mạc họng.
- Listerin: với thành phần chủ yếu là thymol có tác dụng sát khuẩn, chống phù nề nhẹ niêm mạc.
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây trong điều trị đau họng, các bạn cũng nên áp dụng một số bài thuốc đông y như sử dụng mật ong, chanh đào, quả tắc, tỏi, gừng,…
Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây chữa viêm đau họng
Việc sử dụng thuốc tây (đặc biệt là thuốc kháng sinh) chữa viêm đau họng tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi chúng ta lạm dụng thuốc. Theo các chuyên gia, việc lạm dụng thuốc chữa viêm đau họng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:
- Gây nhờn thuốc, mất tác dụng của thuốc: Việc lạm dụng thuốc (kháng sinh) sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc vì vi khuẩn lúc này đã quá quen với thuốc, có khả năng kháng lại thuốc khiến việc điều trị bệnh rất khó khăn. Thậm chí sau này, khi kháng sinh không còn tác dụng với người bệnh thì chỉ một triệu chứng ho hay một vết loét nhiễm trùng nào đó cũng có thể khiến người bệnh tử vong.
- Gây dị ứng: Nhiều loại thuốc tây chứa các thành phần phụ gia chẳng hạn như phẩm màu,… chúng tương tác với ibuprofen và acetaminophen và có thể gây nên phản ứng dị ứng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ hoặc những người dễ mẫn cảm
- Gây ngộ độc: Sử dụng nhiều (lạm dụng) kháng sinh khiến gan, thận đào thải không kịp dẫn đến chức năng của các bộ phận này bị suy giảm, độc tố tích tụ nhiều gây suy gan, suy thận, ngộ độc,…
- Tăng nguy cơ tiêu chảy: Những trường hợp viêm đau họng do virus gây ra thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Việc lạm dụng kháng sinh trong trường hợp này không những không làm khỏi bệnh mà còn gây ra tác dụng phụ không mong muốn là tiêu chảy và khiến bệnh tình trầm trọng hơn, làm tăng nguy cơ tử vong
- Gây béo phì, tiểu đường: Sử dụng nhiều kháng sinh sẽ tiêu diệt luôn cả các lợi khuẩn đường ruột. Nhất là với trẻ nhỏ, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường cho các bé
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm đau họng
Việc sử dụng thuốc chữa viêm đau họng muốn mang lại hiệu quả cao, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trước khi sử dụng thuốc cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, thành phần, công dụng, đối tượng phù hợp của loại thuốc mà mình uống. Và tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và uống thuốc theo đơn được kê
- Cần uống thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian mà bác sĩ quy định. Không được tự ý dừng thuốc bởi như vậy sẽ khiến cơ thể nhờn thuốc, làm tăng nguy cơ bệnh tái phát lại sau đó
- Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là gây nhiễm độc, sốc thuốc, giảm chức năng các cơ quan khác như gan, thận,…
- Trong quá trình dùng thuốc không được sử dụng các chất kích thích khác gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
Viên uống Heviho – giải pháp cho người bị viêm đau họng
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị như viên uống Heviho.
Heviho là sản phẩm từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với thành phần S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). Heviho vừa giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng, vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng.
Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng. Sản phầm chuyên biệt cho các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản mạn tính,… với công thức toàn diện 3 tác động:
- Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
- Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
- Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Heviho còn được bào chế dưới 2 dạng: Viên uống và Siro phù hợp cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Sản phẩm phù hợp sử dụng với người bị viêm họng cấp, viêm họng mãn tính, viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mãn tính hoặc những người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng
Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY.
Đau họng uống thuốc gì luôn là vấn đề quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên muốn việc sử dụng thuốc có hiệu quả thì người bệnh cũng cần phải tìm hiểu và lưu ý nhiều. Hi vọng với những thông tin ở phía trên mà chúng tôi cung cấp, các bạn đã có thêm kiến thức để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này.
Ngoài ra, nếu có gì thắc mắc về tình trạng viêm đau họng hay về sản phẩm thì bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ.