Dấu hiệu bé bị viêm họng giúp mẹ nhận biết dễ dàng!

“Dấu hiệu bé bị viêm họng?” Hay “Cách nhận biết trẻ bị viêm họng?”. Đó là những câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh đặt ra khi bước vào thời điểm giao mùa.

Dấu hiệu bé bị viêm họng

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn non nớt nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh. Trong số đó, bệnh viêm họng là một trong những bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở trẻ. Bệnh tuy không nghiêm trọng nhưng lại có những ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ.

Viêm họng nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị hết sức đơn giản, bệnh nhanh khỏi và không để lại biến chứng. Nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em, đang trong độ tuổi phát triển.

☛ Tìm hiểu thêm qua bài: Viêm họng là bệnh gì?

Vì sao bé bị viêm họng?

Bé bị viêm họng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và chủ yếu là nhưng nguyên nhân sau:

  • Do nhiễm vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu, phế cầu,…) hoặc virus (virus influenza, rhino, cúm,…)
  • Trẻ mắc một số bệnh như: Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Cơ thể trẻ bị dị ứng với lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn hoặc hóa chất.
  • Thường xuyên hít gián tiếp khói thuốc lá từ người lớn.
  • Thời tiết có sự thay đổi đột ngột, mưa nắng, nóng lạnh thất thường.
  • Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm chứa nhiều khói, bụi bản hoặc nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn.
  • Không gian sống của trẻ thiếu độ ẩm cần thiết.Cha mẹ thường xuyên cho trẻ uống nước lạnh.

Dấu hiệu nhận biết bé bị viêm họng

Giống như bất kỳ bệnh lý nào, bệnh viêm họng có thời gian ủ bệnh. Trong thời gian này, các dấu hiệu của bệnh chưa biểu hiện rõ ra bên ngoài. Cha mẹ cần chú ý quan sát con kỹ để phát hiện kịp thời.

Hắt hơi, sổ mũi, đau đầu

Bé hắt hơi, sổ mũi khi viêm họng

Khi thấy bé hắt hơi, sổ mũi thì đây chính là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm họng. Với trẻ lớn hơn ngoài hắt hơi, sổ mũi trẻ còn có thể cảm nhận thấy đau đầu, chân tay nhức mỏi. Nó giống với triệu chứng của các bệnh hô hấp khác nên bố mẹ thường hay nhầm lẫn.

Bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để được khám và chuẩn đoán chính xác, không được tự ý mua thuốc để điều trị cho bé.

Nghẹt mũi, sốt cao, lười ăn, quấy khóc

Sau đó 1 đến 2 ngày, dấu hiệu của bệnh sẽ trở nên nặng hơn. Bé bị nghẹt mũi, khó thở, thường phải dùng miệng để thở, dịch mũi chảy nhiều, có màu trong. Sốt cao từ 38-40 độ C, thường xuất hiện vào buổi chiều tối và đêm. Trẻ lười ăn, quấy khóc, không vui vẻ hoạt bát như ngày thường, toàn thân mệt mỏi, hay bị ớn lạnh, khi nuốt thấy đau ở họng. Với trẻ sơ sinh thì bú ít hoặc bỏ bú.

☛ Xem thêm: Trẻ viêm họng sốt cao chữa thế nào?

Xuất hiện hạch ở cổ

Cổ bé xuất hiện hạch trắng

Kèm theo sốt cao ở trẻ còn xuất hiện hạch ở cổ, khi ấn vào thấy đau. Hiện tượng nổi hạch là điều bình thường khi cơ thể phản ứng lại với bệnh, nhất là khi bị sưng viêm. Bố mẹ không nên quá lo lắng, tránh việc ấn mạnh vào nốt hạch trên cổ bé.

Đau rát cổ họng, ho khan

Nếu bé xuất hiện triệu chứng đau họng, nóng rát, ho khan liên tục thì chắc chắn rằng bé đã mắc viêm họng cấp ở giai đoạn đầu. Cổ họng luôn khô, rát, lúc nào cũng muốn uống nước, nhưng lại đau khi ăn và uống. Cảm giác đau nhói lên tai, buốt trên đầu. Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong họng khiến trẻ thường ho khan để giảm ngứa.

Trẻ khó thở, thở bằng miệng

Việc bé bị ngạt mũi, dịch nhày đặc quánh khiến việc thở gặp nhiều khó khăn. Các bé có xu hướng thở bằng miệng, việc thở bằng miệng khiến cho họng khô hơn, các triệu chứng bệnh càng nặng hơn.

Trên đây là một vài dấu hiệu giúp các bạn phát hiện kịp thời và điều trị viêm họng cho bé đúng cách. Ngoài ra, để việc điều trị bệnh hiệu quả và ngăn chặn tái phát bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc và phòng tránh cho bé.

Làm dịu cảm giác đau rát cho bé bằng trà ấm

Cha mẹ nên lưu ý, các triệu chứng của bệnh viêm họng có thể biểu hiện càng ngày càng rõ và nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh có thể kéo dài và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khó chữa. Chính vì thế, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ và đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để thăm khám.

Bé bị viêm họng có nguy hiểm không?

Viêm họng ở trẻ thường diễn ra trong khoảng 5-7 ngày nếu được chăm sóc và có phương pháp điều trị đúng cách. Tuy nhiên đối với một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn và có thể gây ra các biến chứng như:

  • Biến chứng tại chỗ: Viêm họng kéo dài có thể gây áp xe thành họng, sưng amidan. Điều này sẽ khiến trẻ thấy khó khăn khi ăn uống, nuốt, lâu dần sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của trẻ.
  • Biến chứng gần: Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm họng có thể gây ra bội nhiễm và chuyển thành viêm mũi họng, viêm tai giữa. Không những vậy, nó có thể lan xuống gây viêm thanh quản, viêm phổi, viêm amidan,…
  • Biến chứng xa: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất do liên cầu khuẩn gây nên, có thể dẫn đến các bệnh như: viêm cầu thận, viêm khớp, viêm tim,…

Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện?

Cần theo dõi sát sao tình trạng của bé, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến ngay cơ sở ý tế gần nhất:

  • Sốt cao, co giật.
  • Tím tái, gặp khó khăn khi thở.
  • Bỏ bú, mệt mỏi, kiệt sức.
  • Phát ban khắp người.

Cách chăm sóc khi trẻ bị viêm họng

Cha mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây để giúp làm giảm triệu chứng khó chịu do viêm họng gây ra.

Hạ sốt cho trẻ

Cách chăm sóc khi trẻ bị viêm họng 1

Nếu trẻ sốt cao, cần nhanh chóng hạ nhiệt, mặc quần áo thoáng mát, thoát nhiệt nhanh. Khi nhiệt độ dưới 38 độ thì chườm khăn ấm, lau vùng cổ, nách, bẹn cho trẻ. Trên 38 độ cho trẻ uống thuốc hạ sốt và đưa đến bệnh viện để theo dõi.

Chăm sóc tại nhà

  • Cho trẻ tập thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ngày đánh răng 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ hay tiếp xúc với các vật có thể là nguyên nhân trung gian gây viêm họng như khói bụi, nấm mốc, lông thú,…
  • Để trẻ nghỉ ngơi ở nơi có nhiệt độ thoáng mát, tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột, hay cho bé tiếp xúc trực tiếp với gió lạnh.
  • Để làm dịu cảm giác khô rát họng, cho trẻ uống trà ấm hoặc súc miệng bằng nước muối loãng.
  • Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm không khí để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó trồng thêm cây xanh để lọc không khí.
  • Cha mẹ nên vệ sinh chăn, ga, gối thường xuyên để bụi bẩn không làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ, ngực khi thời tiết giao mùa hoặc mùa đông.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế biến các món ăn mền, lỏng (cháo, súp, sữa,…) để trẻ dễ nuốt. Với trẻ sơ sinh thì chia nhỏ bữa ăn, bù nhiều lần trong ngày, cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp bé nhanh chóng phục hồi.

Bổ sung cho trẻ chế độ dinh dưỡng để đủ vitamin và khoáng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng. Trẻ nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C (dâu tây, cam, bưởi,…), thực phẩm giàu protein (trứng, sữa, khoai lang, ức gà,…), thực phẩm chứa nhiều kẽm (tôm, cua, sò, ngao,…), thực phẩm có tính mát (rau mồng tơi, bí đao,…).

Sử dụng thuốc Tây y

Bác sĩ sẽ kê đơn tuỳ vào nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như: thuốc kháng sinh (amoxicillin, erythromycin,…), kháng viêm (dexamethason, betamethason,…), thuốc giảm đau hạ sốt và một số loại thuốc xịt họng.

Không tự ý mua thuốc kháng sinh về cho con uống, thuốc kháng sinh khi dùng không đúng thuốc, sai liều lượng sẽ dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh, để lại nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ, làm suy giảm hệ miễn dịch.

Áp dụng các mẹo dân gian

Một vài phương pháp dân gian giúp trẻ dịu họng như:

  • Mật ong: Mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên giúp làm dịu cảm giác đau rát họng. Cha mẹ cho trẻ uống nước mật ong ấm hàng ngày để làm giảm tình trạng đau rát họng ở trẻ. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho thêm vào cốc nước mật ong một vài lát gừng hoặc chanh để làm tăng hiệu quả. Mật ong chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi.
  • Sử dụng tỏi: Trong thành phần của tỏi có chứa hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Cha mẹ sử dụng vài tép tỏi nướng chín, sau đó nghiền nát tỏi và hoà cùng một chút nước ấm để cho trẻ uống. Thực hiện cách này ngày 2 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Lá hẹ: Lá hẹ có chứa chất sulfide có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Lá hẹ sau khi rửa sạch thì đem hấp cách thuỷ với đường phèn. Sau khi lá hẹ chín thì cha mẹ chắt nước cốt ra cho trẻ uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa nhỏ sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ đúng cách

Siro Heviho – giải pháp cho trẻ bị viêm họng

Cha mẹ có thể cho trẻ uống siro Heviho – sản phẩm được nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam dành riêng cho trẻ bị viêm đường hô hấp, trong đó có viêm họng. Sản phẩm này chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm.

Siro Heviho - giải pháp cho trẻ bị viêm họng 1

Siro Heviho có công dụng:

  • Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
  • Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Sản phẩm giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát, sưng viêm cổ họng, ho khan, ho có đờm sau 3-5 ngày thông qua các tác dụng: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao siro Heviho tại nhà

Tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY

Hi vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn phát hiện viêm họng sớm và có những phương thức chăm sóc cho bé an toàn và hiệu quả. Nếu như còn bất cứ thắc nào khác, mời bạn gọi điện về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...