Viêm va và amidan làm sao để phân biệt được?

Viêm VA là gì và viêm amidan là gì? Hai chứng bệnh này khác nhau hay thực chất là một? Có rất nhiều người gặp khó khăn khi phân biệt viêm VA với viêm amidan. Vậy làm sao để phân biệt được hai chứng bệnh này? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

Viêm va và amidan làm sao để phân biệt được? 1

Phân biệt viêm VA và viêm amidan

Viêm VA Viêm Amidan
Khái niệm VA là một tổ chức lympho ở vòm mũi họng. Khi VA bị viêm và quá phát thành một khối to (gọi là sùi vòm họng) sẽ cản trở và gây khó khăn trong việc hít thở của người bệnh. Viêm VA thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng phát triển đến 6 tuổi là hết, cá biệt lắm mới thấy xuất hiện ở người lớn Amidan là một khối tân bào có cấu trúc giống thịt nhưng thực chất là các hạch bạch huyết nằm ở hai bên phía sau họng. Có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Amidan bị viêm thường do vi khuẩn và vi rút tân công ồ ạt làm amidan quá tải dẫn đến sưng viêm
Phân loại Viêm VA chia làm các loại:

Viêm VA cấp tính: Thường xảy ra ở trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi đến 4 tuổi. Khi đó các khe và hốc mũi của trẻ đọng dịch mũi, niêm mạc mũi nề đỏ. Niêm mạc họng đỏ, thành sau họng có dịch mũi chảy từ trên vòm xuống. Các hạch góc hàm bị sưng lên.

Viêm VA mãn tính: là tình trạng quá phát và xơ hóa của VA sau nhiều lần bị viêm cấp tính. Trường hợp này người mắc sẽ bị chảy nước mũi và ngạt mũi mãn tính.

Viêm VA quá phát: được phân thành các cấp độ theo kích thước và độ viêm VA:

  • VA phì đại độ 1: VA bị sưng viêm che lấp dưới 25% cửa mũi sau
  • VA phì đại độ 2: Che lấp từ 25% – 50% cửa mũi sau
  • VA phì đại độ 3: Che lấp 50%-75% cửa mũi sau
  • VA phì đại độ 4: Che lấp trên 75% cửa mũi sau
Viêm amidan chia thành các loại:

Viêm amidan cấp tính: là tình trạng amidan khẩu cái bị viêm xung huyết và xuất tiết, thường gặp nhiều ở trẻ từ 3-4 tuổi.

Viêm amidan mãn tính: là tình trạng amidan bị viêm nhiễm trong một thời gian dài, lặp đi lặp lại nhiều lần hình thành nên các túi nhỏ trong amidan chứa đầy vi khuẩn. Viêm amidan mãn tính phổ biến ở thanh thiếu niên và người lớn tuổi.

Viêm amidan quá phát: là tình trạng amidan bị viêm nhiều lần và kéo dài lâu khiến amidan trở lên sưng to, lấn vào làm hẹp khoang họng.

  • Viêm amidan quá phát độ 1: kích thước amidan sưng có chiều ngang bằng ¼ khoảng cách giữa hai chân trụ trước của amidan
  • Viêm amidan qua phát độ 2: chiều ngang của amidan bằng 1/3 khoảng cách hai chân trụ trước của amidan
  • Viêm amidan quá phát độ 3: chiều ngang của amidan lớn hơn ½ khoảng cách giữa hai chân trụ trước của amidan
Nguyên nhân Nguyên nhân gây viêm VA và viêm amidan tương tự như nhau, nhiều trường hợp viêm VA chính là nguyên nhân dẫn đến viêm amidan.

Các nguyên nhân thường gặp là:

  • Vi khuẩn hoặc vi rút gặp yếu tố thuận lợi, phát triển gây nhiễm trùng dẫn đến viêm VA, viêm amidan
  • Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí độc hại
  • Sức đề kháng của cơ thể yếu
  • Mắc các bệnh đường hô hấp khác như cúm, liên tụ cầu, viêm họng…
Triệu chứng Viêm VA cấp tính:

  • Trẻ bị sốt 38-39 độ, có thể sốt cao đến 40 độ.
  • Ngạt mũi, tình trạng ngạt nặng dần, ngạt một bên rồi ngạt luôn cả hai bên
  • Thở khó khăn, có khi phải thờ bằng miệng
  • Chảy nước mũi, ban đầu nước mũi trong sau thì đặc dần
  • Ho thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ 3 của bệnh do trẻ phải thở bằng miệng nhiều hoặc do dịch chảy từ vòm mũi họng xuống gây viêm họng
  • Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, hơi thở có mùi hôi…

Viêm VA mạn tính:

  • Chảy nước mũi trong hoặc nhầy hoặc nước mũi mủ thường xuyên và kéo dài
  • Ngạt mũi hoặc tắc mũi hoàn toàn phải thở bằng miệng
  • Viêm VA kéo dài không được điều trị còn gây ra cho trẻ những biến đổi như: chậm phát triển thể chất và tinh thần. Khó ngủ, nghiến răng khi ngủ, ngủ không yên giấc. Gương mặt bị biến đổi: miệng luôn há, trán dô, mũi tẹt, răng vẩu, cằm lẹm…
Viêm amidan cấp tính:

  • Amidan bị sưng nề gây cảm giác đau rát khó chịu
  • Người mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, đau họng
  • Người bệnh bị sốt cao từ 38-39 độ

Viêm amidan mãn tính:

  • Sốt cao, đau họng, hay khạc nhổ do xuất tiết
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Khó thở, thở khò khè, ho khan
  • Niêm mạc có thể xuất hiện mủ

Viêm amidan quá phát:

  • Thở khò khè, có hiện tượng ngưng thở khi ngủ
  • Amidan sưng to làm hẹp khoang họng gây đau đớn, khó nuốt
  • Ho khan kéo dài, cơ thể mệt mỏi
  • Ở trẻ nhỏ thì có các bất thường về phát âm, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ
Biến chứng Viêm VA không được điều trị kịp thời, dứt điểm có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Biến chứng ở tai: Viêm tai giữa cấp, viêm xương chũm cấp, viêm tai thanh dịch (nếu không được chữa dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ)
  • Biến chứng ở mũi xoang: Viêm mũi xoang, viêm xoang sáng cấp (có thể lây lan vào mắt gây các biến chứng ở mắt làm suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa)
  • Gây viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm phổi
  • Ngủ ngáy hoặc ngưng thở kéo dài có thể dẫn đến suy tim
  • Biến chứng khuôn mặt VA: Viêm VA kéo dài không được chữa trị dẫn đến rối loạn phát triển khối xương mặt và lồng ngực của trẻ khiến trẻ có các biểu hiện dễ nhận thấy như: hàm trên vẩu, răng hàm mọc lởm chởm, miệng hở, hàm dưới hẹp, mặt dài, xương ức dô ra trước, xương sườn lép và ngực không nở
Viêm amidan là bệnh thường gặp, nếu ở thể nhẹ thì bệnh có thể tự khỏi, còn không bệnh nặng hơn sẽ để lại các biến chứng:

  • Biến chứng tại chỗ: Viêm amidan có thể gây áp xe quanh amidan, người bệnh bị đau lan lên tai, không nuốt được, khó khăn khi há miệng
  • Biến chứng kế cận: Viêm amidan có thể gây ra viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang.
  • Nhiễm trùng máu
  • Sốt thấp khớp cấp
  • Viêm cầu thận cấp
  • Nếu ở trẻ nhỏ thì có thể khiến trẻ chậm phát triển thể chất, trí tuệ…
Phương pháp điều trị Nếu trẻ bị viêm VA ở mức độ nhẹ thì có thể không cần phải điều trị bằng thuốc. Chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, tăng cường đề kháng thì bệnh có thể tự khỏi

Nếu bị viêm VA cấp tính thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc hoặc đưa ra phương pháp điều trị thích hợp

Trong trường hợp viêm VA nặng, có biểu hiện nghẹt mũi hoàn toàn thì rất dễ gây các biến chứng, khi đó các bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng biện pháp nạo VA

Mốt số phương pháp điều trị viêm amidan:

Sử dụng thuốc tây y: có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm xung huyết, thuốc giảm đau để điều trị viêm amidan. Tuy nhiên việc dùng thuốc này cần theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng lạm dụng thuốc quá đà.

Khi viêm amidan nặng, nhất là trong trường hợp bị viêm amidan quá phát thì phương pháp điều trị được khuyên dùng là phẫu thuật cắt amidan

Các kỹ thuật điều trị
  • Nạo VA kinh điển bằng thìa nạo
  • Nạo VA dưới sự hướng dẫn của nội soi
  • Nạo VA bằng năng lượng điện sóng cao tần
  • Nạo VA bằng thiết bị cắt hút
  • Cắt amidan kinh điển bằng thòng lọng
  • Sử dụng điện cao tần để cắt amidan
  • Cắt amidan bằng sóng điện từ
  • Sử dụng laser hoặc dao siêu âm, dao mổ đơn cực để cắt amidan
  • Cắt amidan bằng thiết bị cắt hút hoặc forcep lưỡng cực
Cách phòng bệnh
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
  • Bỏ các thói quen xấu gây hại như uống các thức uống chưa chứa cồn, caffeine
  • Với trẻ nhỏ thì không cho trẻ mút tay, hoặc ngậm các đồ vật bẩn, cắn móng tay
  • Khi có biểu hiện của bệnh thì cần thăm khám chữa trị kịp thời, dứt điểm, tránh kéo dài gây nên những biến chứng nguy hiểm

Viêm VA và viêm amidan là hai chứng bệnh hoàn toàn khách nhau, tuy nhiên chúng có một số triệu chứng tương đối giống nhau nên mọi người dễ bị nhầm lẫn hai chứng bệnh này là một. Hi vọng các thông tin chúng tôi cung cấp bên trên sẽ giúp các bạn phân biệt được rõ hai chứng bệnh này.

Ngoài ra để hiểu sâu hơn về từng chứng bệnh, các bạn có thể tham khảo thêm thông tin ở đường link dưới đây:

  1. Amidan là gì, vị trí vai trò của amidan
  2. Viêm VA: Bệnh trẻ nhỏ rất dễ mắc!
  3. Điều cần biết trước – trong và sau cắt amidan!
  4. Phương pháp nạo VA cho trẻ – Tất cả thông tin

Giải pháp cho viêm VA, viêm amidan từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công chế phẩm dành riêng cho viêm đường hô hấp (trong đó có viêm VA và viêm amidan) với tên Heviho dưới 2 dạng bào chế là viên uống cho người lớn và siro cho trẻ nhỏ. Heviho chứa S3-Elebosin được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm amidan, và viêm VA như ho, đờm, đau rát họng,…sau khoảng 5 ngày sử dụng mà không có tác dụng phụ.

Giải pháp cho viêm VA, viêm amidan từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam 1

Heviho đã được trưng bày tại Triển lãm Quốc tế phụ nữ sáng chế tổ chức ở Hàn Quốc và đã đạt giải vàng. Sản phẩm là sự lựa chọn hàng đầu khi mắc viêm VA, viêm amidan cấp và mạn tính.

Để được tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng Viêm đường hô hấp của mình, bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ nhé.

Siro Heviho và Viên uống Heviho hiện đã được phân phối tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể bấm vào đây để tìm: Nhà thuốc gần nhất có bán Siro Heviho hoặc Nhà thuốc gần nhất có bán Viên uống Heviho chính hãng

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...