Sưng amidan nhưng không đau - phải làm sao?
Sưng amidan kèm theo cảm giác đau rát có thể là dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan,… Tuy nhiên có nhiều trường hợp amidan sưng nhưng lại không đau, và đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một chứng bệnh nguy hiểm khác. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem sưng amidan nhưng không đau là dấu hiệu của bệnh gì và làm phải làm sao khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu này qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Sưng amidan nhưng không đau cảnh báo bệnh gì?
Amidan là tổ chức lympho nằm bên thành họng, giao giữa đường ăn với đường thở, có chức năng sản sinh ra các kháng thể giúp cơ thể tránh khỏi những tác nhân xấu từ môi trường cũng như các loại vi khuẩn, vi rút muốn xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn và đường thở. (Xem thêm: Vị trí vai trò của amidan)
Tuy nhiên vì cấu tạo hang hốc cũng như nằm ở vị trí giao thoa này nên amidan rất dễ bị các loại vi khuẩn, vi rút tấn công gây sưng viêm. Thường thì viêm amidan sẽ kèm theo triệu chứng sưng, đau rát họng, nhưng trong một số trường hợp amidan chỉ sưng nhưng không đau khiến nhiều người bệnh hoang mang không biết đã mắc bệnh gì. Theo các chuyên gia tai mũi họng thì đây là dấu hiệu đặc trưng của chứng viêm amidan hoặc ung thư amidan.
Ung thư amidan
Ung thư amidan lúc đầu không xuất hiện những triệu chứng rầm rộ như viêm amidan mà chỉ sưng nhẹ, không có triệu chứng đau rát nên người bệnh khó phát hiện và thường bỏ qua. Tuy nhiên một thời gian sau có thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng phức tạp và nguy hiểm hơn như đau đầu, sổ mũi, ngạt một bên mũi, dịch mũi chảy nhiều, nổi hạch ở cổ nhưng không đau, ù tai, cổ họng sưng, khó nuốt, luôn có cảm giác tê bì trong miệng.
Các nguyên nhân gây ung thư amidan được kể đến bao gồm:
- Thuốc lá: Thuốc lá không chỉ gây ung thư phổi mà còn là thủ phạm gây ung thư amidan. Không chỉ người hút thuốc mà người hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ bị ung thư amidan rất cao
- Rượu bia và các thức uống có cồn: Sử dụng rượu bia thường xuyên sẽ tác động nên niêm mạc và bề mặt bao phủ niêm mạc và lâu dần sẽ dẫn đến ung thư amidan. Nếu kết hợp rượu và thuốc lá còn làm tăng nguy cơ ung thư amidan lên gấp 2 lần.
- Vi rút HPV: Vi rút HPV tuýp 2, 11, 16 là ba tuýp gây ung thư amidan, thường gặp nhất là tuýp 16 và loại vi rút này lây qua đường tình dục
- Tiếp xúc với bức xạ
- Do các yếu tố di truyền
- Vệ sinh răng miệng kém
Ung thư amidan là căn bệnh rất nguy hiểm, cần được phát hiện và khắc phục sớm, nếu để đến giai đoạn muộn mới chữa trị thì khả năng tử vong sẽ rất cao.
Viêm amidan
Amidan bị sưng có thể là dấu hiệu của việc amidan bị viêm nhiễm kéo dài. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do các yếu tố được kể đến như:
- Do vi khuẩn, virus gây hại từ môi trường tấn công vào cơ thể. Các loại như: Adenoviruses, Enteroviruses, virus cúm, Virus Parainfluenza, Virus Epstein-Barr, virus herpes simplex,…
- Thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
- Thời tiết thay đổi đột ngột.
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
- Mắc các bệnh đường hô hấp do nhiễm khuẩn khác như sởi, ho gà,..
- Ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Thường xuyên uống rượu bia hoặc ăn các loại thức ăn lạnh như kem, đá,…
Tình trạng sưng viêm amidan có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên amidan với các triệu chứng sưng đỏ, khó nuốt, vướng khi nuốt,… Chứng bệnh này nếu không được phát hiện sớm và chữa trị dứt điểm thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm cầu thận, thấp khớp, nhiễm trùng máu,…
➤ Xem thêm về chứng bệnh viêm amidan qua bài: Những triệu chứng nhận biết viêm amidan
Sưng amidan không đau có tự khỏi được không?
Sưng amidan không đau có tự khỏi không sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp nhất định. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Sưng amidan do ung thư amidan
Trường hợp này thì bệnh không thể tự khỏi mà bắt buộc phải điều trị y tế. Ung thư amidan là chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi còn ở mức cao, còn nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, việc kiểm soát bệnh sẽ rất khó khăn, khả năng tử vong tương đối lớn.
Trường hợp 2: Sưng amidan do viêm amidan
Viêm amidan sẽ tự khỏi nếu bệnh chỉ ở mức độ nhẹ, được phát hiện sớm và người bệnh có đầy đủ kiến thức cơ bản trong việc hạn chế những tác động xấu khiến bệnh tình trở lên nặng hơn.
Còn các trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn, xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác như viêm rát họng, sốt cao, ho, khó thở, viêm mủ,… thì cần phải được điều trị y tế kịp thời. Có thể sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau,… kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì bệnh mới nhanh khỏi.
➤ Chi tiết tại: Bệnh viêm amidan có tự khỏi được không?
Sưng amidan nhưng không đau có nguy hiểm?
Để đánh giá xem mức độ nguy hiểm của tình trạng sưng amidan nhưng không đau, chúng ta cần phải căn cứ vào bệnh lý liên quan gây nên triệu chứng này.
Với trường hợp sưng amidan do bị viêm amidan, bệnh sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách. Ngược lại, nếu để bệnh tình kéo dài mà không điều trị sẽ ảnh hưởng đến chức năng hệ hô hấp, thậm chí dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như viêm tai giữa, viêm cầu thận, nhiễm trùng máu,…
Đặc biệt là với trẻ nhỏ, amidan sưng phì đại không được xử lý sớm sẽ chèn đường thở gây hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Khi đó, lượng oxy cung cấp cho não không đủ, trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp, mở rộng tim, suy giảm miễn dịch, rối loạn hành vi,…
Còn với trường hợp sưng amidan do bị ung thư amidan thì tình hình nghiêm trọng hơn rất nhiều, các biến chứng vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Nếu ung thư amidan phát hiện ở giai đoạn sớm và can thiệp kịp thời thì khả năng kiểm soát được bệnh sẽ cao hơn, nguy cơ tử vong cũng giảm. Nhưng nếu các tế bào ung thư đã di căn thì rất nguy hiểm, chúng sẽ tàn phá những cơ quan lân cận như lưỡi, hầu, vòm họng, thậm chí là phổi hoặc xương,… Lúc này, việc kiểm soát bệnh là cực kỳ khó, nguy cơ tử vong cũng ở mức cao.
Điều trị sưng amidan nhưng không đau
Trường hợp là ung thư amidan
Triệu chứng sưng amidan là biểu hiện của ung thư amidan giai đoạn đầu. Khi đó các tế bào mô của amidan bị thay đổi cấu trúc, phát triển một cách quá mức khiến chúng bị phình to nhưng lại không gây đau đớn. Trong trường hợp này cách tốt nhất là tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị ung thư amidan có thể kể đến như:
Phẫu thuật: Cắt bỏ amidan và một phần các mô ở cổ họng để ngăn ngừa khối u lan rộng. Nếu khối u nhỏ có thể gây tê cục bộ rồi sử dụng phương pháp phẫu thuật laser để loại bỏ khối u, còn khối u lớn và có nguy cơ lan rộng thì bác sĩ sẽ cắt toàn bộ khối u và các mô xung quanh, đồng thời kết hợp với xạ trị để tiêu diệt hoàn toàn các phần khối u còn lại.
Xạ trị: Là phương pháp được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật nhằm tăng hiệu quả điều trị ung thư hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Xạ trị được dùng riêng lẻ để điều trị cho các khối u amidan nhỏ hoặc không thể can thiệp bằng phẫu thuật. Ngoài ra xạ trị có thể được dùng để co nhỏ khối u giúp việc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ đơn giản hơn. Có hai phương pháp xạ trị đó là xạ trị bên ngoài và xạ trị nội bộ để điều trị ung thư amidan.
Hóa trị: Hóa trị liệu là việc sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt ung thư. Hóa trị thường được chỉ định vào giai đoạn cuối của bệnh.
Trường hợp là viêm amidan
Để làm giảm tình trạng sưng viêm amidan các bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:
- Súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm giúp sát khuẩn, nhanh lành vết viêm
- Ăn các thức ăn lỏng, dễ nuốt. Tuyệt đối không nên ăn các thức ăn cứng, thực phẩm cay nóng, bia rượu,…
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều để cơ thể nhanh hồi phục, lấy lại sức khỏe, tăng cường đề kháng
- Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, chất kích thích, khói thuốc lá,…
Nếu tình trạng viêm nhiễm nặng thì có thể dùng các loại thuốc kháng sinh, penicillin, thuốc giảm đau, thuốc chữa đau họng để khắc phục triệt để. Nhưng cũng lưu ý là việc sử dụng thuốc điều trị viêm amidan cần được sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn, không nên tự ý mua thuốc về sử dụng bừa bãi vì những loại thuốc này dễ gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm.
Còn nếu viêm amidan nặng, dùng thuốc kháng sinh không có tác dụng, tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần trong năm, mãi không khỏi gây áp xe quanh amidan, amidan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngưng thở khi ngủ hoặc gây các biến chứng nguy hiểm như sốt thấp khớp, viêm cầu thận,… thì các bạn nên tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amidan để loại trừ tận gốc chứng bệnh này. Việc phẫu thuật cần được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và tư vấn cụ thể vì phẫu thuật cắt bỏ amidan có thể xảy ra nhiều rủi ro, biến chứng.
➤ Tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp phẫu thuật cắt amidan qua bài: Những điều cần biết về phẫu thuật cắt amidan
Giảm sưng viêm amidan với viên uống Heviho và siro Heviho
Heviho là sản phẩm được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – đơn vị dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học. Với thành phần S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành và các thảo dược tốt cho viêm đường hô hấp như Xạ can, Xuyên bối mẫu, sản phẩm giúp chống viêm, kháng khuẩn rất tốt, làm giảm tình trạng viêm amidan mà không gây tác dụng phụ.
Heviho là sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là viêm amidan với công thức toàn diện 3 tác động:
- Giúp giảm triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
- Chứa S3-Elebosin từ Sâm đại hành giúp ngăn ngừa phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn amidan
- Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, hỗ trợ ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Sản phẩm được bào chế dưới 2 dạng, viên uống tiện dụng cho người lớn và siro thơm ngon dễ nuốt cho trẻ em từ 6 tháng tuổi.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho
Đặt giao Heviho về tận nhà TẠI ĐÂY
Sưng amidan nhưng không đau không chỉ là dấu hiệu của những căn bệnh viêm nhiễm thông thường mà còn cảnh bảo những bệnh nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy khi thấy dấu hiệu này chúng ta không nên chủ quan mà cần đến ngay các cơ sở y tế uy tin để thăm khám và có phương pháp chữa trị thích hợp, tránh để lâu bệnh diễn tiến phức tạp, khó điều trị và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sau này.
Hãy gọi tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu do Viêm đường hô hấp nhé.