Trẻ bị viêm họng: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Thay đổi thời tiết, thời tiết nắng nóng thất thường như hiện nay khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh về hô hấp đặc biệt là viêm họng. Trẻ bị viêm họng nếu không được chăm sóc điều trị đúng sẽ dẫn đến các bệnh lý nặng hơn như viêm họng mãn tính, viêm phế quản, viêm phổi… Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ bị viêm họng, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị ra sao trong bài viết này nhé.
Mục lục
Bệnh viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng vùng niêm mạc họng bị tổn thương do viêm nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây ra. Viêm họng được chia làm hai loại là cấp tính và mạn tính, Có đến 80% viêm họng là do virus còn lại là do vi khuẩn và một số nguyên nhân khác gây ra.
Bệnh viêm họng ở trẻ không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan để tránh trẻ bị viêm họng lâu ngày không khỏi. Từ đó có thể dẫn đến viêm họng mãn tính hoặc gặp các vấn đề về đường hô hấp, ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ của trẻ. Trẻ bị viêm họng thường không tự nói được với cha mẹ rằng mình đau mệt ốm chính vì vậy quan tâm để ý đến trẻ là cách tốt nhất để phát hiện sớm được bệnh.
☛ Tìm hiểu kỹ về bệnh với bài: Viêm họng là gì?
Trẻ bị viêm họng do nguyên nhân nào?
Ba mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân vì sao con mình bị bệnh để có hướng điều trị phù hợp nhất cho trẻ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng mà ba mẹ cần hết sức lưu ý.
- Do bé bị cảm lạnh, cảm cúm.
- Bé bị nhiễm virus, vi khuẩn
- Dị ứng với lông vật nuôi và một số vật dụng khác.
- Trẻ bị bệnh tay chân miệng.
- Trẻ có bệnh lý về răng lợi.
- Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm hoặc thiếu độ ẩm trầm trọng.
Triệu chứng bệnh viêm họng ở trẻ
Trẻ rất dễ sốt cao khi đang viêm họng
Trẻ bị viêm họng thường có những triệu chứng phổ biến như:
- Cổ họng bị viêm kèm theo sưng đỏ, tấy rát hoặc nổi những đốm mủ,…
- Ho khan hoặc ho có đờm. Đặc biệt ho nhiều vào ban đêm.
- Gặp khó khăn trong khi nhai nuốt thức ăn.
- Sốt cao.
- Chán ăn, người mệt lả.
- Trẻ bị nôn chớ nhiều.
- Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
- Nổi hạch ở cổ.
- Khan tiếng.
☛ Chi tiết: Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họng
Viêm họng ở trẻ có gây nguy hiểm không?
Bệnh viêm họng là bệnh lý rất phổ biến và trẻ em có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn người lớn. Bệnh không quá phức tạp và không nguy hiểm nếu trẻ mới chớm mắc bệnh. Nhưng nếu ba mẹ chủ quan không điều trị dứt điểm cho con thì bệnh có thể tái phát nhiều lần trở thành mạn tính rất khó điều trị và nguy hiểm hơn là trẻ có thể gặp nhiều biến chứng dưới đây. Lúc này bệnh thực sự rất nguy hiểm
- Trẻ có thể bị viêm mũi xoang hoặc viêm tai giữa do hệ thống thông xoang trên cơ thể được nối liền nhau
- Nhiễm trùng hô hấp.
- Nhiễm trùng máu.
- Áp xe vùng amidan hay niêm mạc họng.
- Viêm phổi hoặc viêm phế quản
Bé bị viêm họng chữa cách nào?
Cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng viêm họng của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ có thể thực hiện những cách dưới đây để chữa viêm họng cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Hạ sốt nếu trẻ sốt cao
Ba mẹ nên áp dụng những phương pháp hạ sốt hiệu quả cho con bằng cách uống thuốc hạ sốt phù hợp với cân nặng của bé khi bé sốt trên 38,5ºC kết hợp chườm ấm vùng bẹn và nách cho trẻ khi trẻ sốt cao. đắp khăn mát cho bé ở vùng trán kèm theo việc cho trẻ mặc những bộ quần áo thoáng mát và dễ thấm mồ hôi.
Điều trị bằng thuốc
Tùy vào nguyên nhân gây viêm họng và triệu chứng đi kèm, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc phù hợp với thể trạng của trẻ. Một số loại thuốc được sử dụng như: thuốc kháng sinh (amoxicillin, erythromycin,…), thuốc kháng viêm (prednisolone, dexamethason,…), thuốc giảm đau – hạ sốt (paracetamol,…) và một số loại thuốc xịt họng.
Chăm sóc tại nhà
Vệ sinh mũi họng
Khi trẻ không tự vệ sinh được mũi họng, cha mẹ nên giúp trẻ làm sạch mũi họng bằng cách sau:
- Trường hợp trẻ bị ngạt mũi nhưng dịch mũi lỏng thì cha mẹ có thể dùng khăn mềm để lau rửa. Còn nếu dịch mũi đặc, cha mẹ sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào hai bên mũi của trẻ. Cách làm này sẽ khiến gỉ mũi được mềm hơn và cha mẹ có thể lấy ra giúp trẻ một cách dễ dàng.
- Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng dụng cụ hút dịch mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên cha mẹ không nên lạm dụng cách này bởi có thể gây tổn thương niêm mạc mũi.
- Đặc biệt, cha mẹ không dùng miệng để hút dịch từ mũi trẻ. Bên cạnh đó, sử dụng khăn mềm dùng một lần rồi vứt đi chứ không tái sử dụng khăn bởi vi khuẩn, virus có thể bám lại ở khăn khiến trẻ dễ tái phát.
Ba mẹ nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng việc đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để bảo vệ răng, lợi và vùng miệng họng của trẻ. Cho trẻ súc miệng nước muối thường xuyên để bảo vệ vùng niêm mạc họng tránh mắc phải bệnh lý về họng.
Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng
Không khí quá khô và thiếu hụt độ ẩm trầm trọng là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng. Ba mẹ hãy sử dụng thêm máy tạo độ ẩm không khí trong phòng trẻ giúp trẻ dễ chịu hơn và nhanh hỏi bệnh. Hơn nữa, trồng thêm cây xanh trong nhà để lọc sạch không khí trong không gian sống của gia đình là điều hết sức cần thiết, đặc biệt rất tốt với trẻ đang bị viêm họng hoặc mắc một số bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang,…
Cho trẻ uống nhiều nước ấm
Nước ấm giúp làm sạch những dịch nhầy trong vùng niêm mạc họng rất hiệu quả, hơn nữa cơ thể đủ nước là điều thiết yếu. Vậy nên ba mẹ hãy cho con uống thêm nhiều nước ấm mỗi ngày.
Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Cha mẹ cho trẻ ăn những món dễ nuốt, mềm, loãng và dễ tiêu hoá như cháo, súp, sữa,… để tránh làm tổn thương thêm niêm mạc họng. Hơn thế nữa, cha mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để làm giảm tình trạng biếng ăn do khó nuốt.
Trẻ cần được bổ sung chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng giúp trẻ khoẻ mạnh. Cha mẹ bổ sung cho trẻ nhiều thực phẩm chứa vitamin C (cam, quýt, cà chua,…), protein (trứng, sữa, khoai lang, chuối,…), kẽm (tôm, cua, ngao, sò,…) để làm giảm nhanh các triệu chứng gây bệnh. Ngoài ra, những thực phẩm có tính mát (rau đay, rau mồng tơi,…) cũng làm giảm đau rát họng, nuốt nghẹn khi trẻ bị viêm họng.
Áp dụng các phương pháp dân gian
Một số phương pháp dân gian sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm họng.
- Dùng mật ong: Ba mẹ có thể cho bé ngậm một chút mật ong trong miệng mỗi ngày 2 lần hoặc uống mật ong kèm với nước ấm giúp đánh bay viêm họng nhanh chóng. Lưu ý không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Sử dụng lá hẹ: Mẹ có thể chuẩn bị 1 nắm lá hẹ tươi đem rửa sạch và cắt khúc sau đó hấp cách thủy cùng với một chút đường phèn cho đến khi chín nhừ thì lọc lấy phần nước cho bé uống 2-3 lần mỗi ngày. thực hiện đều đặn từ 3-5 ngày giúp đẩy lùi bệnh viêm họng ở trẻ.
- Ăn cháo: Mẹ nên cho bé ăn cháo mỗi ngày để bé nhanh khỏi bệnh và không làm tổn thương thêm vùng niêm mạc họng của trẻ. Mẹ dùng 1 nắm gạo nếp rang đem nấu cháo cùng với vỏ quýt và cho trẻ ăn mỗi ngày 2 lần để nhanh khỏi bệnh.
☛ Xem thêm: Nguyên tắc điều trị khi trẻ viêm họng sốt cao
Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ?
Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường
Ba mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ sau khi đã áp dụng những phương pháp nêu trên trong vài ngày mà không thấy dấu hiệu khỏi bệnh và đặc biệt cần cho trẻ đi khám ngay nếu thấy trẻ có những dấu hiệu dưới dây:
- Trẻ bị sốt cao kéo dài không giảm.
- Trẻ ho quá nhiều thậm chí ho ra máu.
- Trẻ suy hô hấp, khó thở kèm theo người tím tái.
- Trẻ nôn chớ quá nhiều, bỏ ăn, người mệt lả, không muốn nói chuyện.
Phòng ngừa bệnh viêm họng cho trẻ
Cha mẹ cần lưu ý một vài điều dưới đây để phòng ngừa tình trạng viêm họng ở trẻ:
- Rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước và sau khi ăn.
- Tuyệt đối không cho trẻ dùng chung đồ ăn thức uống hay vật dụng cá nhân với người khác đặc biệt là người đang mắc bệnh về đường hô hấp.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ vào mùa lạnh và đặc biệt là vùng cổ họng.
- Xây dựng thực đơn cho trẻ với đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể để nhanh khỏi bệnh.
- Khi trẻ ngủ ba mẹ nên chú ý không để trẻ thở bằng miệng.
- Không cho trẻ ăn đồ ăn thức uống lạnh thường xuyên hoặc đồ ăn cay nóng.
- Không để trẻ hít phải khói thuốc lá từ người lớn.
- Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài.
- Không hôn trẻ khi người lớn đang có dấu hiệu bệnh về đường hô hấp.
- Vệ sinh chăn, ga, gối thường xuyên để trẻ có giấc ngủ ngon và không bị bụi bẩn nấm mốc từ chăn ga làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.
Lựa chọn siro Heviho khi trẻ bị viêm họng
Siro Heviho là sản phẩm từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. SIro Heviho vừa giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng, vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng. Thành phần S3 – Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn.
Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ thảo dược không gây tác dụng phụ, gồm: Cao xạ can, cát cánh, cam thảo, mạch môn, xuyên bối mẫu, S3-Elebosin, có công dụng:
- Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
- Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
- Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Chính vì thế, Siro Heviho đã được hàng triệu bà mẹ tin tưởng sử dụng do có khả năng ngăn chặn rất tốt quá trình viêm, nhiễm khuẩn ở đường hô hấp. Giảm nhanh các triệu chứng ho, ho có đờm, khò khè khó thở, viêm họng ở trẻ.
Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về viêm họng ở trẻ và thông tin sản phẩm Siro Heviho, hãy gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ!
Bấm vào đây để tìm hiểu chi tiết về Siro Heviho
Tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam TẠI ĐÂY