Viêm họng do virus - Bệnh tự khỏi sau 1 tuần?
80% – 90% các trường hợp viêm họng là do virus gây ra. Vậy bạn đã biết gì về viêm họng do virus, cách phân biệt và nhận dạng bệnh cũng như điều trị ra sao? Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để hiểu rõ nhé!
Mục lục
- Viêm họng do virus là gì?
- Biểu hiện người bị viêm họng do virus gây ra?
- Loại virus nào gây viêm họng?
- Ai sẽ dễ bị viêm họng do virus?
- Chẩn đoán viêm họng do virus như thế nào?
- Có phải viêm họng do virus tự khỏi sau 1 tuần?
- Điều trị viêm họng do virus bằng cách nào?
- Heviho giải pháp cho tình trạng viêm họng
Viêm họng do virus là gì?
Viêm họng là thuật ngữ y học chỉ về tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương có thể đơn giản chỉ là cảm giác đau, rát ngứa khó chịu cổ họng hoặc sưng tấy, phù nề. (➤ Xem chi tiết hơn trong bài viết: Bệnh viêm họng)
Viêm họng do virus là tình trạng người bệnh bị viêm họng mà nguyên nhân là do virus gây ra. Viêm họng do virus có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đối tượng dễ bị tấn công nhất là trẻ em đặc biệt là khi thay đổi thời tiết hoặc trời trở lạnh.
Viêm họng do virus thường khởi phát bệnh một cách đột ngột, gây ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp và sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, viêm họng do virus được xếp vào nhóm bệnh lành tính. Nếu khởi phát đơn độc bệnh thường thuyên giảm nhanh ít biến chứng, nhưng nếu xuất hiện cùng các bệnh lý khác như sốt phát ban, ho gà, bạch hầu, sởi, cúm, viêm amidan và viêm VA thì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
Biểu hiện người bị viêm họng do virus gây ra?
Triệu chứng đi kèm viêm họng do virus
Ngoài họng đau rát, khô họng thì người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác tùy thuộc vào loại virus gây bệnh cũng như điều kiện sức khỏe người bệnh như sau:
- Hắt hơi, sổ mũi
- Đau đầu
- Ho
- Mệt mỏi, đau nhức cơ thể
- Ớn lạnh
- Sốt (sốt nhẹ kèm theo cảm lạnh và sốt cao kèm theo cảm cúm) đột ngột 39 – 40 độ C
- Hạch bạch huyết sưng lên
- Vùng niêm mạc họng sưng, đỏ có hiện tượng xung huyết phù nên gây cảm giác khó chịu khi ăn uống gây cảm giác ăn không ngon
- Vùng vọng luôn trong tình trạng đờm đặc, nhiều, khàn tiếng, đau khi nói chuyện, nuốt nước bọt
- Tự kiểm tra vòm họng thấy niêm mạc họng sưng, sung huyết, tăng tiết dịch
- Phát ban.
- Trẻ nhỏ thường xuyên nôn trớ
Khi nào cần phải gặp bác sĩ?
Khi có bất cứ dấu hiệu nào của viêm đau họng kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng trên thì hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám kiểm tra vòm họng. Cơ địa mỗi người là khác nhau vì thế triệu chứng biểu hiện cũng sẽ khác nhau. Bác sĩ là người có chuyên môn y khoa vì vậy sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.
Loại virus nào gây viêm họng?
Viêm họng do virus chắc chắn là xuất phát nguyên nhân từ virus. Vậy có những loại virus nào có thể gây viêm họng? Các loại virus được liệt kê dưới đây có thể là nguyên nhân gây viêm họng:
- Rhinovirus: 20% trường hợp bị viêm họng do hơn 100 huyết thanh khác nhau của rhinovirus gây ra. Virus rhinovirus xâm nhập thông qua biểu mô lông mũi gây phù nề và sung huyết niêm mạc mũi.
- Adenovirus: là loại virus gây viêm họng ở trẻ em và không có biến chứng (adenovirus thể 1-3 và 5 là dạng thường gặp nhất) hoặc viêm họng – hạch. Triệu chứng đặc trưng của loại virus này là sốt đau họng và viêm kết mạc.
- Epstein-Barr (EBV): đây là virus truyền nhiễm, loại virus này lây lan qua nước bọt dịch tiết hô hấp và cả đường máu. Thường EBV lây từ người lớn sang trẻ em nhiều hơn. Khi EBV xâm nhập vào cơ thể có thể gây viêm họng và một số bệnh lý hô hấp khác kèm theo một số triệu chứng ho, sốt, đau rát vùng họng.
- Herpes simplex (HSV): virus HSV được biết đến nhiều là virus gây mụn rộp sinh dục tuy nhiên chủng loại 1 và 2 có thể gây viêm lợi, viêm miệng và viêm họng.
- Virus cúm: bao gồm Influenzavirus và adenovirus là các loại virus gây viêm họng thường được dân gian gọi là virus cúm. Viêm họng xuất hiện ở khoảng 50% bệnh nhân mắc cúm A và tỷ lệ thấp hơn ở bệnh nhân mắc cúm B. Viêm họng nặng là tình trạng đặc biệt phổ biến ở những người mắc cúm A. Các virus cúm xâm nhập vào tế bào biểu mô đường hô hấp, gây hoại tử, ảnh hưởng đến người bị nhiễm khuẩn thứ phát. Cúm lây truyền qua những giọt khí dung.
- Virus parainfluenza: viêm họng do loại virus parainfluenza thể 1-4 thường biểu hiện như hội chứng cảm lạnh thông thường. Virus parainfluenza thể 1 gây ra nhiễm trùng khi mắc bệnh, chủ yếu là vào cuối mùa thu hoặc mùa đông, trong khi tình trạng nhiễm loại virus parainfluenza thể 2 xảy ra không thường xuyên. Virus parainfluenza thể 3 gây ra nhiễm trùng có tính chất dịch hoặc không thường xuyên;
- Coronavirus: viêm họng do coronavirus thường biểu hiện như cảm lạnh thông thường. Giống với cảm lạnh do rhinovirus, virus không xâm nhập niêm mạc đường hô hấp;
- Enterovirus: các nhóm chính của enterovirus có thể gây viêm họng là virus coxsackie và echovirus. Mặc dù, enterovirus được truyền chủ yếu qua đường phân-miệng, tuy nhiên một số chủng nhất định lây truyền qua không khí;
- Virus RSV: RSV hay còn được gọi là virus hợp bào hô hấp, virus nhanh nhanh chóng lây lan từ đường hô hấp khi người bệnh hắt xì, ho.
- Cytomegalovirus: viêm nhiễm cytomegalovirus (CMV) do bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong sữa mẹ, lây nhiễm ở trong nhà trẻ hoặc chăm sóc trẻ nhỏ và do truyền máu;
- Virus suy giảm miễn dịch của con người: viêm họng xuất hiện ở những bệnh nhân bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) như là một phần của hội chứng retrovirus cấp tính, bệnh bạch cầu đơn nhân là biểu hiện ban đầu của nhiễm HIV trong một nửa đến 2/3 những người gần đây bị nhiễm bệnh.
Ngoài các loại virus trên cũng có nhiều loại virus khác gây viêm họng tuy nhiên không phổ biến bằng các loại virus trên.
Ai sẽ dễ bị viêm họng do virus?
Virus gây viêm họng có thể tấn công bất cứ ai với bất cứ độ tuổi nào. Viêm họng do virus là một tình trạng rất phổ biến hầu như ai cũng từng mắc phải. Các yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Cảm lạnh và cúm mùa
- Tiếp xúc với người bị cảm cúm, viêm họng, cảm lạnh khác
- Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá
- Nhiễm trùng xoang thường xuyên
- Dị ứng
- Sống trong môi trường tập thể ví dụ trường học
Chẩn đoán viêm họng do virus như thế nào?
Viêm họng do virus thường được chẩn đoán qua việc thăm khám và làm xét nghiệm máu:
- Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng như sốt cao đột ngột, tổn thương tại cổ họng, đau rát họng,… Kiểm tra cổ họng của người bệnh lấy chất dịch từ cổ họng để xem vi khuẩn (như nhóm A Streptococcus hoặc liên cầu khuẩn) có phải là nguyên nhân gây ra viêm họng hay không.
- Xét nghiệm máu đo lượng bạch hầu: nếu viêm họng do virus thường không gây tăng bạch cầu và không thay đổi tốc độ lắng máu.
➤ Xem thêm: Phân biệt viêm họng do virus và viêm họng do vi khuẩn
Có phải viêm họng do virus tự khỏi sau 1 tuần?
Đúng! đa số các ca nhiễm viêm họng do virus khá lành tính và các triệu chứng bệnh thường sẽ giảm nhanh chóng từ 3-5 ngày và khỏi dứt điểm sau khoảng 7-10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên không phải ai mắc bệnh cũng có thể tự khỏi. Với các trường hợp người bệnh sức đề kháng yếu, mắc các bệnh lý khác đi kèm thì bệnh có thể chuyển biến nặng hơn như: viêm amidan, viêm phế quản, viêm họng mãn tính… Nếu không được thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí tính mạng người bệnh.
Điều trị viêm họng do virus bằng cách nào?
Thuốc điều trị triệu chứng
Bác sĩ có thể kê các loại thuốc kiểm soát điều trị triệu chứng, tăng cường nâng cao thể trạng người bệnh, bao gồm:
- Giảm đau và hạ sốt: Bác sĩ có thể kê toa thuốc Paracetamol, Aspirin và Ibuprofen để giảm đau họng, đau đầu, nhức mỏi mình mẩy và hạ thân nhiệt. Trong đó, Paracetamol là loại thuốc an toàn và được sử dụng phổ biến nhất.
- Súc miệng với dung dịch kiềm: Súc miệng với các dung dịch kiềm như nước muối sinh lý, dung dịch BBM, clorat kali 1%,… giúp giảm đau họng và hỗ trợ loại vi khuẩn trong khoang miệng.
- Nhỏ mũi Argyron 1%: Thuốc nhỏ mũi được sử dụng trong trường hợp viêm họng gây ngạt tắc mũi và chảy nước mũi kéo dài.
- Thuốc bôi Glycerin borat 5%: Loại thuốc này được dùng trực tiếp lên niêm mạc nhằm giảm viêm, làm mát và cải thiện tình trạng đau cổ họng.
Tất cả các loại thuốc này cần được sự tham khảo về liều lượng từ bác sĩ. Kháng sinh có thể được kê cùng các loại thuốc trên nếu viêm họng do virus có bội nhiễm tụ cầu, phế cầu và liên cầu. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh để điều trị.
➤ Xem thêm: Viêm đau họng uống thuốc gì?
Chữa viêm họng do virus với mẹo dân gian
Các bài thuốc, mẹo chữa dân gian có thể hỗ trợ điều trị bệnh, khiến tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng hơn, nâng cao thể trạng và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc Tây y. Một số mẹo chữa viêm họng do virus hiệu quả bao gồm:
- Chườm khăn mát: Ngoài sử dụng thuốc hạ sốt, có thể chườm khăn mát lên trán, cổ, nách và bẹn để hạ thân nhiệt. Bên cạnh đó, nên tắm nước mát và mặc quần áo rộng rãi để hạn chế cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
- Trà gừng: Gừng chứa Gingerol có tác dụng chống viêm, sát trùng và giảm đau. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có đặc tính ức chế virus, nấm và hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Uống 1 tách trà gừng ấm trước khi đi ngủ có thể làm dịu cổ họng, giảm đau rát, dứt cơn ho và long đờm.
- Xông mũi với lá bạc hà: Lá bạc hà chứa tinh dầu và hoạt chất Menthol, có tác dụng thông mũi, làm mát và cải thiện tình trạng viêm. Xông mũi với lá bạc hà giúp làm giảm triệu chứng ngạt tắc mũi và hỗ trợ dẫn lưu dịch tiết hô hấp ra bên ngoài.
- Nước chanh mật ong: Trong thời gian điều trị, bạn nên uống nước chanh mật ong thường xuyên. Thức uống này có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường sức khỏe và nâng cao chức năng miễn dịch. Ngoài ra, uống nhiều nước còn cân bằng điện giải, hỗ trợ điều hòa thân nhiệt và làm dịu vùng niêm mạc sưng nóng.
- Bổ sung tỏi vào chế độ ăn: Hoạt chất allicin trong tỏi có đặc tính kháng sinh mạnh, giúp ức chế vi khuẩn và virus có hại. Do đó, bạn nên bổ sung loại gia vị này trong chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ ức chế virus gây viêm họng và rút ngắn thời gian điều trị.
Chăm sóc tại nhà đẩy lùi viêm họng
Song song với các phương pháp điều trị thì chăm sóc tại nhà sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình điều trị, rút ngắn thời gian chữa bệnh, hỗ trợ ức chế nhiễm trùng và làm dịu cổ họng. Một số biện pháp chăm sóc tại nhà được kể đến bao gồm:
- Dành thời gian nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế làm việc quá sức hoặc di chuyển nhiều, đặc biệt trong 3 ngày đầu phát bệnh
- Uống 2.5 – 3 lít nước/ ngày. Nếu bị đắng miệng hoặc buồn nôn, có thể bổ sung nước ép từ trái cây hoặc rau xanh để kích thích vị giác và tăng cường hệ miễn dịch.
- Viêm họng có thể gây đau rát và vướng víu khi ăn uống. Vì vậy trong thời gian này, nên bổ sung các món ăn mềm, ít gia vị, dầu mỡ, dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
- Giữ không gian sống mát mẻ và sạch sẽ để tránh tăng thân nhiệt và bội nhiễm đường hô hấp.
- Súc miệng và chải răng thường xuyên nhằm hỗ trợ loại bỏ virus có hại tích tụ trong khoang miệng.
- Nên ngủ sớm và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày. Thức khuya có thể gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể và tạo điều kiện cho virus bùng phát mạnh.
- Nếu cổ họng bị khô, nên dùng máy tạo độ ẩm để làm dịu niêm mạc đường hô hấp.
- Tránh nói chuyện và la hét vì các hoạt động này có thể khiến niêm mạc bị kích thích và sưng viêm nặng nề hơn.
Heviho giải pháp cho tình trạng viêm họng
Heviho với thành phần chính S3 – Elebosin – hoạt chất kháng viêm chiết xuất từ cây Sâm đại hành, đã được cấp bằng sáng chế độc quyền của Bộ Khoa học công nghệ sẽ gây ức chế trên 50% khối viêm làm giảm hoạt tính gây viêm. Đây là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, lành tính, không gây tác dụng phụ nên hoàn toàn có thể dùng được lâu dài mà không gây hại gì cho cơ thể.
Heviho được nghiên cứu bởi Viện hàn lâm khoa học & công nghệ Việt nam mang đến 3 tác động toàn diện cho người mắc Viêm họng mạn tính:
- Giúp nhanh giảm các triệu chứng ho, đau rát họng, đờm, vướng cộm cổ họng…
- Chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
- Phục hồi các tổn thương niêm mạc họng, ngăn tái phát hiệu quả.
Heviho có 2 dạng bào chế phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.
Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về viêm họng do virus, hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY