Viêm phế quản mãn tính là gì? Những thông tin bạn cần biết
Mục lục
- Viêm phế quản mãn tính là gì?
- Triệu chứng viêm phế quản mãn tính
- Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính
- Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?
- Đối tượng nào dễ mắc bệnh?
- Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Chẩn đoán viêm phế quản mãn tính
- Viêm phế quản mãn tính có chữa được không?
- Điều trị viêm phế quản mãn tính
- Heviho – hỗ trợ làm giảm triệu chứng viêm phế quản
Viêm phế quản mãn tính là gì?
Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm nhiễm ống phế quản làm chúng bị thu hẹp lại, gây tăng tiết dịch quá mức khiến người bệnh bị ho dai dẳng, khạc đờm liên tục và bệnh thường xuyên tái phát. Khi ống phế quản bị viêm nặng, các triệu chứng của bệnh không bùng phát đột ngọt mà kéo dài âm ỉ vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Cấp độ của bệnh nghiêm trọng hơn và rất khó phát hiện.
Viêm phế quản mãn tính có thể gặp ở mọi đối tượng, tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý theo dõi và không nên chủ quan để có biện pháp kịp thời khắc phục, tránh những biến chứng của bệnh gây ra.
Triệu chứng viêm phế quản mãn tính
Người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng phổ biến dưới đây:
- Ho dữ dỗi kèm theo đau rát họng.
- Đau ngực khi ho.
- Ho khan, ho có đờm.
- Đờm đặc có màu trắng đục, vàng hoặc xanh.
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao, có trường hợp không sốt.
- Đau đầu, mệt mỏi.
- Khó thở, thở rít, thở khò khè.
- Cảm giác khó chịu ở ngực, tức ngực.
Khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng bất thường, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để thăm khám theo chỉ định của bác sĩ. Viêm phế quản mãn tính nếu được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn được.
Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính
Có nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính bao gồm:
- Nhiễm virus, vi khuẩn: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm phế quản. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ nhanh chóng phát triển và khu trú ở mũi, họng và gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản.
- Môi trường sống: Người sống trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, hoá chất, gần các công trường xây dựng sẽ có nguy cơ cao mắc viêm phế quản mãn tính.
- Hệ miễn dịch kém: Khi hệ miễn dịch suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh.
- Sử dụng chất kích thích: Người thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ viêm phế quản mãn tính.
- Bệnh lý về đường ruột: Người đang mắc trào ngược dạ dày thực quản có thể bị kích ứng vùng họng nên dễ mắc bệnh.
Ngoài ra, một vài bệnh lý khác như viêm xoang mui, viêm họng hạt, viêm tai giữa,… cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính.
Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm phế quản mãn tính là bệnh lý về đường hô hấp vô cùng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như đời sống của người bệnh:
- Hen suyễn: Dịch nhầy tiết ra nhiều kèm theo đơn sẽ gây tắc nghẽn đường thở.
- Giãn phế quản: Nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây giãn phế quản làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Suy hô hấp: Bệnh tiến triển nặng gây bội nhiễm viêm phế quản sẽ dẫn đến suy hô hấp thậm chí gây tử vong.
- Ung thư phổi: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm phế quản, ảnh hưởng đến tính mạng.
Ngoài ra, nếu không được điều trị tốt có thể dẫn đến các biến chứng như: lao phổi, ung thư phế quản, suy tim,…
Tuỳ vào mức độ tiến triển của bệnh sẽ để lại những biến chứng khác nhau. Chính vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám để hạn chế tối đa những biến chứng của bệnh.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh?
Viêm phế quản mãn tính là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao gồm:
- Người có sức đề kháng yếu hoặc có tiền sử mắc bệnh mãn tính gây suy giảm hệ thống miễn dịch.
- Người thường xuyên hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá.
- Người sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, khí độc,…
- Người cao tuổi và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản cấp tính. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ thành viêm phế quản mãn tính.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám nếu thấy xuất hiện những triệu chứng sau:
- Ho kéo dài hơn 3 tuần hoặc thậm chí vài tháng.
- Khạc đờm nhiều, đờm có máu.
- Thở nặng, khó thở.
- Sốt cao liên tục hoặc sốt theo từng cơn không dứt.
Chẩn đoán viêm phế quản mãn tính
Trong giai đoạn đầu của viêm phế quản mãn tính thường khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác. Tuy nhiên, nếu người bệnh thấy xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ mắc viêm phế quản mãn tính thì bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất. Ở đây, các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như:
- Kiểm tra chính xác tình trạng hệ hô hấp và chức năng thông khí của phổi.
- Đo khí máu động mạch giúp xác định nồng độ oxy máu và mức độ của bệnh.
- Chụp X-quang ngực để xem hình ảnh của phổi.
- Chụp CT để nhìn chi tiết tình trạng và tổn thương ở phế quản.
Viêm phế quản mãn tính có chữa được không?
Viêm phế quản mãn tính có thể chữa khỏi được hay không còn phải tuỳ thuộc vào thể trạng của người bệnh có đáp ứng được thuốc hay không.
Nếu người bệnh xác định được nguyên nhân gây bệnh do các yếu tố bên ngoài (như hút thuốc lá, môi trường ô nhiễm,…) thì cần loại trừ nguyên nhân gây bệnh, lúc đó bệnh mới có thể chữa khỏi hoàn toàn. Thế nhưng nếu viêm phế quản mãn tính đã chuyển sang giai đoạn nặng (như khó thở) thì bệnh rất khó có thể chữa khỏi.
Chữa viêm phế quản mãn tính giúp kiểm soát bệnh, làm giảm các triệu chứng không tái phát và không tiến triển nặng. Khi đó người bệnh có thể sinh hoạt bình thường chứ không nhằm mục đích chữa khỏi hoàn toàn.
Bởi vậy, viêm phế quản mãn tính có chữa khỏi được hay không phụ thuộc vào tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi bệnh chưa tiến triển nặng thì có thể chữa khỏi mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ người bệnh.
Điều trị viêm phế quản mãn tính
Tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể thì sẽ có những cách điều trị khác nhau. Các phương pháp sẽ nhằm vào triệu chứng bệnh để điều trị.
Sử dụng thuốc
Bác sĩ sẽ chỉ định từng loại thuốc tuỳ vào bệnh tình của bệnh nhân. Một số loại thuốc được chỉ định như:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc làm giảm các triệu chứng ho, đau rát họng như: Cephalexin, Cefuroxim, Azithromycin…
- Thuốc chống viêm: Các nhóm thuốc corticoid dạng uống, xông hoặc hít, một số trường hợp sẽ được chỉ định tiêm.
- Thuốc chống tắc nghẽn phế quản: Thuốc có tác dụng làm giảm sự tắc nghẽn ở đường dẫn khí, chống co thắt phế quản, giảm triệu chứng khó thở. Người bệnh sẽ được chỉ định dùng Theophylin.
- Thuốc long đờm: một số loại thuốc như Carboxystein, Acetylstein, Terpin Hydrat, Natri benzoat… giúp long đờm nhanh chóng.
- Thuốc kháng virus, vi khuẩn: Thuốc có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của virus, vi khuẩn.
☛ Tham khảo thêm: Thuốc chữa viêm phế quản mãn tính
Phương pháp dân gian
Bệnh nhân có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để làm giảm các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh.
- Lá trầu không: Lá trầu không có chứa hoạt chất phenolic và tinh dầu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giúp làm giảm viêm, sát khuẩn hiệu quả. Uống nước cốt lá trầu không hàng ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.
- Sử dụng tỏi: Tỏi chứa hoạt chất Allicin có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn. Mỗi ngày ăn khoảng 1-2 tép tỏi sống để cải thiện triệu chứng của bệnh.
- Gừng: Thành phần của gừng có hoạt chất Gingerol giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn. Người bệnh pha trà gừng uống 3-4 lần/ ngày cho đến khi thấy triệu chứng giảm và hết hẳn.
☛ Đọc thêm: Bài thuốc nam chữa viêm phế quản mãn tính
Cách ly với các yếu tố gây bệnh
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng nên tránh xa các yếu tố gây bệnh như:
- Không hút thuốc hoặc hạn chế hít phải khói thuốc.
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc các dị nguyên trong không khí.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường để tránh tiếp xúc với mầm bệnh.
Thay đổi lối sống
Người bệnh cũng có thể hoàn toàn kiểm soát được bệnh bằng những phương pháp sau:
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ và ngực khi thời tiết chuyển lạnh.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học giàu vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Tập thở đúng cách, hít sâu thở mạnh để giúp hệ hô hấp hoạt động tốt hơn.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp người bệnh dễ thở hơn.
- Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khoẻ tránh những tác nhân gây hại xâm nhập.
Heviho – hỗ trợ làm giảm triệu chứng viêm phế quản
Sản phẩm Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước của các nhà Khoa học hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm chứa S3 – Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu. Tương đương với hiệu quả của Indomethacin trong tân dược.
Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản với công thức toàn diện 3 tác động:
- Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
- Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
- Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Khi sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng
Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY