Viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm phế quản thở khò khè là triệu chứng bệnh lý về đường hô hấp thường gặp, nhất là với trẻ nhỏ. “Tình trạng này có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là viêm phế quản thở khò khè?

Viêm phế quản thở khò khè là một dạng của bệnh viêm phế quản. Bệnh thường gặp vào mùa lạnh và phổ biến ở trẻ sơ sinh, tình trạng này khiến cho phổi bị tắc nghẽn dẫn đến thở khò khè. Âm thanh này phát hiện ra ở trong cổ họng khi người bệnh thở. Ở trường hợp nghiêm trọng hơn có thể nghe tiếng khò khè khi hít vào.

Khi bị viêm phế quản, niêm mạc ống phế quản bị sưng, viêm và tiết dịch khiến cho đường thở bị thu hẹp lại. Lúc nào việc lưu thông không khí sẽ gây khó khăn và phát ra tiếng thở khò khè. Nguy hiểm hơn ở một số trẻ bị viêm phế quản không thở được sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh viêm phế quản cấp là gì?

Viêm phế quản thở khò khè do dâu?

Viêm phế quản thở khò khè do dâu? 1

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm phế quản thở khò khè bao gồm:

  • Chủ yếu là do virus dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.
  • Thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
  • Sức đề kháng suy yếu khiến các tác nhân gây hại tấn công dễ dàng, nhất là người cao tuổi và trẻ nhỏ.
  • Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại,…
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên.
  • Người bệnh tắm nước quá lạnh, quá lâu, ngồi máy lạnh sai cách,…

Triệu chứng viêm phế quản thở khò khè

Khi bị viêm phế quản, niêm mạc ống bị sưng tấy và tiết ra dịch nhầy, đường thở lúc này bị thu hẹp lại gây cản trở khôn khí lưu thông gây tiếng khò khè. Tùy vào từng người bệnh mà có những tiếng thở khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

  • Thở khò khè nhưng âm thanh như huýt sáo: do mũi bị tắc lỗ thông khí do dịch nhầy khiến cho đường thở bị cản trở và gây tiếng như huýt sáo.
  • Thở khò khè kèm theo tiếng khàn: người bệnh bị viêm cả khí quản và thanh quản khiến cho đường dẫn khí dưới dây thanh âm bị hẹp đi.
  • Thở khò khè: do người bệnh bị tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Thở dốc: phát ra âm thanh lúc thở đi kèm với thở dốc.

Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân còn đi kèm với những triệu chứng khác như:

  • Ho: ban đầu ho khan, sau dần chuyển sang ho có đờm. Đờm có màu xanh hoặc vàng.
  • Thở nhanh: đường thở bị co hẹp khiến người bệnh bị thiếu khí, phải thở nhanh và dồn dập.
  • Rút lõm lồng ngực: người bệnh thở khó khăn hơn, lồng ngực rút lõm mỗi khi hít thở.
  • Mệt mỏi, chán ăn.
  • Với trẻ nhỏ thì bỏ bú, quấy khóc, khó chịu.

Bị viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không?

Bị viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không? 1

Viêm phế quản thở khò khè sẽ gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Cụ thể như:

  • Suy hô hấp: Tình trạng này gây khó thở, thở khò khè kéo dài, nhất là khi đờm tích tụ ngày càng nhiều sẽ khiến việc thở càng khó khăn hơn khiến cơ thể không đáp ứng đủ lượng oxy cần thiết. Lúc này, người bệnh sẽ bị rút lõm lồng ngực, thở nhanh, thở gấp, cánh mũi phập phồng và có triệu chứng bị thiếu oxy.
  • Viêm phổi: Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ gây nhiễm trùng lan rộng, biến chứng thành bệnh viêm phổi. Phổi sẽ bị xơ hóa dần viêm nhiễm sẽ tái phát nhiều lần.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Virus, vi khuẩn xâm nhập vào máu sẽ tấn công lên nhiều cơ quan khác của cơ thể, đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm. Người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: thở nhanh, tim đập nhanh, sốt cao không hạ, nôn ói, rối loại tâm thần, đau dạ dày, rùng mình,…

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Cần phải làm gì khi bị viêm phế quản thở khò khè?

Có nhiều cách để điều trị viêm phế quản thở khò khè.

Dùng thuốc Tây y

Tùy vào nguyên nhân và thể trạng của từng người thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến dưới đây như:

  • Thuốc giãn phế quản: Thuốc làm giảm triệu chứng thở khò khè, giúp thông mũi và hạn chế nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được dùng khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hoặc đang mắc các vấn đề về phổi mãn tính.
  • Thuốc hạ sốt: Acetaminophen được dùng để giúp hạ sốt, làm giảm các cơn khò khè.

Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc như:

  • Thuốc tiêm Epinephrine để làm thông đường thở bị tắc.
  • Sử dụng thuốc Corticosteroid (chẳng hạn như Methylprednisolone hoặc Prednison) có công dụng giảm viêm, ức chế hệ thống miễn dịch, điều trị triệu chứng viêm phế quản.
  • Trường hợp người bệnh khó thở sẽ được sử dụng máy thở.
Lưu ý: Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Việc sử dụng thuốc giãn phế quản cho người bệnh cảm thấy khó thở trầm trọng là điều quan trọng. Tuy nhiên dùng loại thuốc có thời gian tác dụng ngắn hay dài tùy vào mỗi bệnh nhân. Người bệnh cần mang theo thuốc bên mình để phòng những cơn khó thở bộc phát.

☛ Xem thêm tại: Các loại thuốc chữa viêm phế quản thường dùng

Áp dụng các mẹo dân gian

Nếu viêm phế quản thở khò khè không đến mức nặng thì người bệnh có thể áp dụng những cách dưới đây để điều trị tại nhà.

Áp dụng các mẹo dân gian 1

  • Lá bạc hà: Lá bạc hà có tính kháng khuẩn, chống viêm, làm giảm đau họng một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, lá bạc hà có giúp loại bỏ được đờm ra khỏi đường thở. Người bệnh có thể ngửi lá bạc hà mỗi ngày để giúp dễ thở hơn.
  • Sử dụng tỏi: Trong thành phần của tỏi có chứa hoạt chất allcin, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, loại bỏ các vi khuẩn gây cản trở đường thở giúp cải thiện viêm phế quản thở khò khè. Bệnh nhân có thể chế biến tỏi cùng với những món ăn hàng ngày để giúp bệnh mau khỏi hơn.
  • Mật ong: Mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, thường được dùng để chữa các bệnh như cúm, ho, thở khò khè. Ngoài ra, mật ong có khả năng làm dịu họng, loại bỏ được đờm ra khỏi đường thở. Dùng mật ong trộn cùng với bột nghệ sau đó ngậm nuốt từ từ. Áp dụng hàng ngày để sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.

☛ Tham khảo thêm: Chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam hiệu quả

Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và áp dụng các cách chữa dân gian, bạn có thể kết hợp thêm những cách khắc phục tại nhà để làm hỗ trợ điều trị bệnh.

  • Uống nhiều nước ấm mỗi ngày tùy vào nhu cầu của cơ thể để làm loãng chất lỏng, dịch nhầy ở đường hô hấp giúp người bệnh dễ thở hơn.
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý dạn
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn các thực phẩm mềm, loãng như cháo, súp, canh nóng,…
  • Hạn chế ăn những đồ cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, sữa và các thực phẩm từ sữa, đồ ngọt, nước ngọt có gas, đồ uống có cồn và các chất kích thích.
  • Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Viêm phế quản thở khò khè có thể chuyển biến thành một số bệnh về đường hô hấp nặng. Bởi vậy người bệnh cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mình và nên đến bệnh viện ngay lập tức khi thấy những triệu chứng dưới đây:

  • Khó thở, không thở được.
  • Hơi thở nhanh, gấp gấp không ổn định.
  • Người bệnh mệt mỏi, chán ăn, xanh xao.
  • Sốt nhẹ đến sốt cao.
  • Ho đột ngột bởi có cảm giác ngạt thở.

Heviho – giải pháp từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị viêm phế quản

Viêm phế quản thở khò khè là bệnh lý có thể gặp ở bất cứ ai và dễ tái phát nên người bệnh không được chủ quan trong việc phòng ngừa và điều trị.

Heviho - giải pháp từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị viêm phế quản 1

Thấu hiểu nhu cầu này, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công dòng sản phẩm mang tên Heviho dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Đây là sản phẩm đầu tiên ứng dụng hoạt chất chống viêm S3 – Elebosin chiết suất từ sâm đại hành. Nhờ đó, Heviho đem lại tác dụng vượt trội trong cải thiện triệu chứng đau họng do bệnh viêm đường hô hấp với công thức toàn diện ba tác động:

  • Giảm nhanh triệu chứng ho, đau họng, rát họng, đờm, vướng cổ họng, đau thanh quản.
  • Chứa S3 – Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viên, nhờ đó chống nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản, nhờ đó giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Sản phẩm được chiết suất từ các loại thảo dược thiên nhiên như: sâm đại hành, xạ can, xuyên bối mẫu, cát cánh, cam thảo… nên rất an toàn và lành tính với người dùng. Nhờ việc sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh nên sẽ hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.

Để mua được Heviho chính hãng từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, bạn có thể mua theo 2 cách sau:

Cách 1: Mua tại nhà thuốc gần nơi mình sinh sống bằng cách BẤM VÀO ĐÂY.

Cách 2: Đặt giao tận nhà bằng cách gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208 (giờ hành chính) để được hướng dẫn hoặc ĐẶT TẠI ĐÂY.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...