Viêm thanh quản uống thuốc gì?

Viêm thanh quản uống thuốc gì? 1

“Viêm thanh quản uống thuốc gì?” là thắc mắc mong muốn được giải đáp của nhiều người bệnh. Trong y học, có y học hiện đại (Tây y) và y học cổ truyền (Đông y). Bài viết này sẽ giải đáp đầy đủ toàn bộ câu hỏi này!

Viêm thanh quản là gì?

Trước tiên để tìm hiểu về thuốc chữa viêm thanh quản cần phải hiểu về viêm thanh quản là gì đã.

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm trong cổ họng do tác nhân nào đó mà viêm sưng dẫn đến tình trạng khản tiếng hoặc mất giọng. Khi bị bệnh, âm thanh hình thành từ không khí đi qua dây thanh âm bị biến dạng khiến cho giọng nói người bệnh trở nên khàn, thậm chí là khó nghe

Viêm thanh quản có 2 dạng:

  • Cấp tính: viêm thanh quản thường khỏi sau 2-3 tuần thì được coi là viêm thanh quản cấp
  • Mãn tính: nếu tình trạng viêm thanh quản kéo dài nhiều ngày, trên 3 tuần thì được coi là viêm thanh quản mãn

Triệu chứng người bị viêm thanh quản chủ yếu là về âm thanh giọng nói như: giọng nói trầm, khàn hoặc mất giọng; bên cạnh đó người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm như: sốt, ho khan, đau họng, ngứa cổ, nghẹ mũi, sưng hạch bạch huyết.

➤  Đọc tìm hiểu chi tiết hơn trong bài: Viêm thanh quản: nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp

Viêm thanh quản khi nào phải dùng thuốc?

Viêm thanh quản nếu không được xử trí, điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng dây thanh quản, áp-xe vùng thanh quản, viêm tai giữa, viêm cầu thận,… Thậm chí vi khuẩn, virus ở thanh quản còn lan sang các cơ quan gần đó như hầu họng, amidan, khí quản, phế quản, phổi gây viêm nhiễm,…

Đặc biệt, khi viêm thanh quản chuyển sang giai đoạn mãn tính thường rất khó điều trị, làm tăng nguy cơ tổn thương thực thể như polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh, u xơ dây thanh. Lúc này, người bệnh bắt buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật, chi phí vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khỏe. Không những vậy, tổn thương tại dây thanh quản có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư thanh quản, ung thư vòm họng.

Do đó, ngay khi thấy các dấu hiệu của viêm thanh quản (➤ Chi tiết: Triệu chứng viêm thanh quản điển hình) người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị đúng cách.

Thông qua việc thăm khám, chẩn đoán, tiến hành các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh đồng thời quyết định có cho người bệnh sử dụng thuốc hay không và liều lượng như nào là hợp lý.

Trong trường hợp phải dùng thuốc thì người bị viêm thanh quản uống thuốc gì? Hãy cùng đọc tiếp nội dung dưới!

Viêm thanh quản uống thuốc gì? – Thuốc Tây

Trong Tây y, nguyên nhân gây viêm thanh quản cảm lạnh, cảm cúm do nhiễm virus hoặc dùng giọng nói quá nhiều, bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố khác như dị ứng, nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp… Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà khi thăm khám các bác sĩ sẽ kê chỉ định loại thuốc uống phù hợp nhất.

Viêm thanh quản uống thuốc gì? - Thuốc Tây 1

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị trong trường hợp viêm thanh quản do vi khuẩn gây ra. Kháng sinh giúp ức chế và loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại, cải thiện nhanh triệu chứng sưng viêm, nhiễm trùng cũng như ngăn chặn biến chứng. Hai nhóm kháng sinh phổ biến được dùng để điều trị bao gồm nhóm beta lactam và nhóm macrolide.

  • Nhóm beta lactam bao gồm các loại thuốc: amoxicillin, cephalexin, cefaclor, cefadroxil, cefuroxime, sulbactam, acid clavulanic…
  • Nhóm macrolide bao gồm các loại thuốc: roxithromycin, azithromycin, clarithromycin…

Các loại thuốc này tuy hiệu quả trị bệnh mang lại cao nhưng sẽ tồn tại các tác dụng phụ như gây dị ứng, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa (rối loạn tiêu hóa), gây hại cho gan,… Chống chỉ định cho những đối tượng bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Lưu ý chỉ sử dụng kháng sinh điều trị theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua kháng sinh về dùng. Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe, điển hình nhất là tình trạng lờn thuốc, kháng kháng sinh.

Thuốc kháng viêm

Các loại kháng viêm cũng thuộc một trong các loại thuốc được chỉ định điều trị viêm thanh quản, với tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng viêm đau, phù nề. Có 2 nhóm thuốc khác viêm có thể sử dụng:

  • Thuốc kháng viêm steroid thường được dùng bao gồm: methylprednisolone, prednisolon, dexamethasone
  • Thuốc kháng viêm dạng men bao gồm:  alpha chymotrypsin, lysozym cũng có thể sẽ được chỉ định.

Nhóm thuốc này chỉ được chỉ định trong trường hợp cần thiết, người bệnh có triệu chứng nặng mãn tính bởi thuốc kháng viêm dễ gây tác dụng phụ, nhất là sử dụng trong thời gian dài. Cụ thể:

  • Làm tăng nguy cơ viêm, loét, xuất huyết dạ dày.
  • Gây rối loạn giấc ngủ, hoang tưởng, trầm cảm nếu sử dụng ở liều cao.
  • Làm giảm mật độ canxi trong xương khiến xương giòn và dễ gãy hơn.
  • Gây tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
  • Làm suy giảm miễn dịch nếu sử dụng kéo dài, khiến người bệnh dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, nấm,…

Thuốc hạ sốt, giảm đau

Thuốc hạ sốt, giảm đau 1

Trong trường hợp người bệnh viêm thanh quản bị đau hoặc kèm theo sốt thì có thể dùng thêm các loại thuốc giảm đau, hạ sốt để thấy dễ chịu hơn. Một số loại gồm: paracetamol, ibuprofen, piroxicam, aspirin… Trong đó paracetamol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt điển hình, được dùng phổ biến nhất.

Liều dùng của paracetamol như sau:

  • Người lớn dùng 0.5-1g x 1-3 lần/ngày, không quá 4g/ngày.
  • Trẻ từ 13-15 tuổi dùng 0.5g x 1-3 lần/ngày.
  • Trẻ từ 7-13 tuổi dùng 0.25g x 1-3 lần/ngày.

Khi dùng paracetamol, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như dị ứng, nổi mẩn, sưng mặt, môi, khó thở. Nếu thấy các dấu hiệu nghiêm trọng, cần ngưng thuốc ngay và báo cho bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.

Lưu ý, nếu sử dụng paracetamol quá liều (>10g/ngày) có thể gây hoại tử tế bào gan, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau hạ sườn phải, vàng da, hôn mê gan,… cần phải lập tức đưa ngay tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Thuốc điều trị tại chỗ

Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm dạng viên uống người bệnh có thể được chỉ định áp dụng các thuốc điều trị tại chỗ có tác dụng giảm đau tức thời như:

  • Dùng các loại khí dung, bơm thuốc thanh quản bằng cách sử dụng các hỗn dịch kháng viêm corticoid (hydrococtison, dexamethason…)
  • Có thể dùng thêm các loại dung dịch giảm viêm, sát khuẩn tại chỗ như BBM…
Các loại thuốc Tây y đều có thể khiến bệnh nhân gặp tác dụng phụ, vì vậy chỉ sử dụng khi thông qua ý kiến bác sĩ, cần tuân thủ đúng chỉ định hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Bài thuốc Đông y chữa viêm thanh quản

Trong Đông y, viêm thanh quản có nguyên nhân là do phong hàn hoặc phong nhiệt gây ra. Tổn thương vùng họng có sự liên quan mật thiết đến tình trạng nhiệt độc tích tụ lâu ngày, Chính vì vậy thuốc điều trị viêm thanh quan trong Đông y tập trung chú trọng việc thanh nhiệt giải độc. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà sẽ sử dụng các bài thuốc khác nhau.

Bài thuốc Đông y chữa viêm thanh quản 1

Chữa viêm thanh quản do phong hàn

Viêm thanh quản do phong hàn thường có những biểu hiệu như: ho, có đờm, đau hầu họng, khó thở, tiếng nói thay đổi hoặc thấy tịt mũi… Sử dụng một trong các bài thuốc sau để chữa bệnh:

Bài thuốc 1:

  • Thành phần: Hoàng kỳ, tía tô, cát căn, kinh giới, , lá xương sông, cây ngũ sắc, thiên niên kiện, tục đoạn, cam thảo, quế lâm, bạch chỉ, xuyên khung.
  • Cách sử dụng: Các vị thuốc trên đem rửa sạch, cho vào ấm và sắc kỹ cùng với nước. Chia lượng thuốc vừa thu được thành 3 lần uống trong ngày. Dùng mỗi ngày một thang thuốc, thực hiện thường xuyên để thấy được kết quả tốt.

Bài thuốc 2:

  • Thành phần: Huyền sâm, cát cánh, phòng sâm, ngũ vị, đương quy, mơ muối, kinh giới, thiên niên kiện, ba kích, ngải diệp, sinh khương, dễ xương sông, cam thảo.
  • Cách sử dụng: Tương tự như bài thuốc trên, các vị thuốc này cũng đem rửa sạch. Cho vào ấm để sắc lên với nước và chia lượng thuốc này ra thành 3 lần để uống trong ngày.

Chữa viêm thanh quản bằng do phong nhiệt

Viêm thanh quản do phong nhiệt thường có các biểu hiện như: khô họng, ho khan, lớp niêm mạc vùng họng bị khô, nước tiểu đỏ, tiểu ít, hơi thở nóng, phân thường táo, cơ thể mệt mỏi… Sử dụng một trong các bài thuốc sau để chữa bệnh:

Bài thuốc 1:

  • Thành phần: Mạch môn, bồ công anh, khởi tử, cát căn, ngân hoa, liên kiều, thạch hộc, rau má, ngũ vị, nam tục đoạn, thổ phục linh, tang diệp, sơn thù, cam thảo, mạch môn.
  • Cách sử dụng: Đem các vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm. Đổ đầy nước và sắc lên để uống. Chia thuốc thành 3 lần dùng trong ngày, kiên trì thực hiện để mang lại tác dụng tốt.

Bài thuốc 2:

  • Thành phần: Rau tần dày lá, sinh khương, cát cánh, hoàng kỳ, xa tiền thảo, huyền sâm, ngân hoa, thiên môn, bán hạ, mạch môn, cúc hoa, , đại táo, xạ can, cam thảo
  • Cách sử dụng: Cũng giống như những bài thuốc trên, đem các vị thuốc rửa sạch, sắc cùng với nước để uống.
Chữa viêm thanh quản bằng Đông y an toàn, ít gây tác dụng phụ. Nhược điểm là bệnh tiến triển chậm hơn so với Tây y.

Heviho giải pháp cải thiện viêm thanh quản an toàn, tiện lợi

Sử dụng thuốc Tây y thì nhiều tác dụng phụ, mà sử dụng bài thuốc Đông y thì lách cách việc thực hiện. Hiểu được tâm lý người bệnh mong muốn sử dụng loại thuốc thảo dược để an toàn nhưng muốn không cần phải đun nấu sắc thuốc mà lại hiệu quả trong việc chữa bệnh, viện Hàn lâm khoa học & công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công Heviho.

Heviho có thành phần từ các cây thảo dược vì vậy rất an toàn, là sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm thanh quản với công thức toàn diện 3 tác động:

  • Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
  • Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản khi dùng đủ liệu trình 2-3 tháng, ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Heviho giải pháp cải thiện viêm thanh quản an toàn, tiện lợi 1

Heviho là sản phẩm duy nhất chứa chất kháng viêm thực vật S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành, được cấp bằng sáng chế của Bộ Khoa học. Ngoài ra Heviho còn chứa Xạ can, Xuyên bối mẫu, Cát cánh, Mạch môn, Cam thảo giúp chống viêm thanh quản, kháng khuẩn đường hô hấp, giảm ho, long đờm, giảm đau rát cổ họng hiệu quả.

Sản phẩm dùng tốt cho trường hợp

  • Người bị viêm thanh quản cấp và mạn tính, viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A.
  • Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà)

Lưu ý khi uống thuốc chữa viêm thanh quản

Khi sử dụng các loại thuốc uống chữa viêm thanh quản, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau để hiệu quả mang lại tối ưu:

Với các loại thuốc Tây:

  • Thuốc chỉ sử dụng khi có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc điều trị viêm thanh quản.
  • Khi dùng thuốc phải dùng đúng liều lượng, đúng cách và đúng phương pháp. Tuyệt đối không được tự ý tăng, giảm hoặc bỏ liều khi chưa được sự cho phép từ bác sĩ.
  • Đối với các loại thuốc điều trị tại chỗ dạng xịt hoặc các loại dung dịch sát khuẩn súc họng cần đảo bảo làm đúng cách đặc
  • Theo dõi dức khỏe bản thân, khi có những triệu chứng dấu hiệu bất thường cần ngưng sử dụng thuốc và liên hệ lại với bác sĩ hoặc trung tâm y tế để được hướng dẫn xử lý.

Với thuốc Đông y:

  • Kiên trì áp dụng các bài thuốc. Bởi thuốc Đông y tác dụng chậm, cần có thời gian để thẩm thấu thuốc dần dần. Vì vậy người bệnh cần sử dụng bài thuốc thường xuyên và lâu dài, nên theo hướng dẫn của các thầy thuốc.
  • Sử dụng bài thuốc đủ thời gian nếu sử dụng 1 -2 lần rồi ngưng sẽ không có hiệu quả mong muốn.
  • Thuốc Đông y đa số phù hợp với người mắc bệnh thể nhẹ, mới chớm bệnh. Nếu đã mắc viêm thanh quản nặng nên sử dụng phương pháp điều trị khác hiệu quả hơn.
  • Khi sử dụng thuốc Đông y không sử dụng cùng thuốc Tây y, bởi 2 loại thuốc có thể kìm hãm hoặc xung đột nhau.

Chế độ chăm sóc:

Lưu ý khi uống thuốc chữa viêm thanh quản 1

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần kết hợp với chế độ chăm sóc, sinh hoạt hợp lý để tăng cường đề kháng, giúp bệnh mau khỏi. Cụ thể:

  • Khi bị đau họng, không nên nói nhiều, hét to. Phải giữ ấm cho cơ thể trong những ngày thời tiết giá lạnh, đặc biệt là vùng cổ họng. Không nên lạm dụng giọng nói của bản thân.
  • Uống nhiều nước để giúp cho niêm mạc họng và mũi luôn được giữ ẩm, giảm cảm giác khó chịu.
  • Bổ sung thêm nhiều vitamin và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Có thể uống các loại trà thảo dược, trà gừng hoặc vệ sinh hầu họng bằng nước muối… Điều này sẽ giúp các triệu chứng được giảm bớt, bệnh nhân cũng vì thế mà dễ chịu hơn.
  • Không nên tiếp xúc trực tiếp với những người đang bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên, cảm cúm
  • Đeo khẩu trang khi đi đường. Tránh tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, khói thuốc lá…
  • Nói không với thuốc lá, rượu bia khi bị viêm thanh quản.

Viêm thanh quản là một bệnh lý phức tạp, cần được xử trí sớm giúp giảm triệu chứng. Hãy gọi ngay về tổng đài 18001208 để được các chuyên gia về hô hấp giải đáp, hỗ trợ hoàn toàn miễn phí, giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những khó chịu dai dẳng đang hành hạ hàng ngày nhé.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...