Tổng hợp các cách chữa viêm họng bằng lá trầu không
Công dụng chữa viêm họng của trầu không chắc hẳn rất nhiều người đã từng nghe qua, nhưng sử dụng trầu không chữa viêm họng như thế nào thì không phải ai cũng biết cách làm. Dưới đây là tổng hợp các cách chữa viêm họng bằng trầu không đơn giản, các bạn có thể tham khảo.
Mục lục
- Tìm hiểu về tác dụng của lá trầu không
- Ưu nhược điểm khi chữa viêm họng bằng lá trầu không
- Một số cách chữa viêm họng bằng lá trầu không đơn giản
- Nấu nước lá trầu không uống để chữa viêm họng
- Kết hợp lá trầu không và mật ong chữa viêm họng
- Chữa viêm họng bằng lá trầu không kết hợp với nghệ
- Kết hợp lá trầu không và gừng trị viêm họng
- Lá trầu không kết hợp với củ nén chữa viêm họng
- Chữa viêm họng bằng trầu không kết hợp nụ đinh hương và nhục đậu khấu
- Những ai không nên chữa viêm họng bằng lá trầu không
- Chữa viêm họng bằng lá trầu không cần lưu ý gì?
- Heviho – Giải pháp ngăn ngừa viêm họng từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tìm hiểu về tác dụng của lá trầu không
Trầu không còn có tên gọi khác là thược tương, tên khoa học là Piper betle L, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Cây được trồng nhiều ở các nước như Lào, Thái Lan, Philippin, Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam,…
Trầu không là cây thân thảo nhẵn, dây leo, cuống có bẹ với chiều dài khác nhau. Lá trầu không có đầu thuôn nhọn, dài từ 4-9cm, hình gần giống trái tim.
Theo Đông y, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng khu phong, ôn trung hòa khí, tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hóa đờm, trị ho,… nên trong dân gian thường dùng để chữa các bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản,…
Còn theo các nghiên cứu của y học hiện đại, trong lá trầu không chứa rất nhiều hoạt chất như Eugenol, Tanin, Cineol,… được coi như các kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống oxy hóa, giảm sưng viêm, làm lỏng chất nhầy ở đường hô hấp,…
Đặc biệt, lá trầu không chứa hàm lượng lớn các tinh dầu, kết hợp với các hoạt chất trên giúp ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn như: Liên cầu khuẩn tan huyết, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn,… Đồng thời giúp làm dịu những cơn đau họng, giảm ngứa ngáy, giảm ho, kháng viêm,… Chính vì vậy, trầu không được coi là một trong những vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc trị các bệnh viêm nhiễm, trong đó điển hình là chứng bệnh viêm họng.
Ưu nhược điểm khi chữa viêm họng bằng lá trầu không
Có rất nhiều lợi ích khi sử dụng lá trầu không chữa viêm họng, điều này là không phải bàn cãi. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định. Người bệnh cần phải nắm rõ trước khi có ý định áp dụng.
Ưu điểm khi chữa viêm họng bằng lá trầu không
- Vì sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên khá lành tính, an toàn, phù hợp vơi nhiều đối tượng
- Cách thực hiện phương pháp này tương đối đơn giản, dễ làm, không tốn nhiều thời gian
- Cả trầu không và các nguyên liệu kết hợp đều dễ kiếm, có thể tìm trong vườn nhà hoặc ngay trong căn bếp gia đình do đó tiết kiệm được chi phí
Nhược điểm khi dùng lá trầu không chữa viêm họng
- Tác dụng chậm hơn so với điều trị bằng thuốc tây. Đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới thấy hiệu quả
- Sự cải thiện của bệnh phụ thuộc vào cơ địa của từng người và tình trạng nặng nhẹ của bệnh
- Nếu quá lạm dụng, sử dụng trầu không chữa viêm họng không đúng cách hoặc với liều lượng không đúng sẽ gây bỏng da, mất sắc tố da. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử đụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Một số cách chữa viêm họng bằng lá trầu không đơn giản
Có rất nhiều cách sử dụng trầu không để chữa viêm họng, dưới đây là một số cách đơn giản, các bạn có thể tham khảo:
Nấu nước lá trầu không uống để chữa viêm họng
Cách chữa viêm họng này cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên nước lá trầu không sẽ có mùi nồng, rất khó uống.Đặc biệt là bài thuốc này chỉ phù hợp cho người có hệ tiêu hóa tốt và không nên áp dụng nó cho trẻ nhỏ.
Cách thực hiện như sau: Lấy 1 nắm lá trầu không đem rửa sạch rồi ngâm thêm với nước muối loãng. Vớt lá trầu ra, để ráo xong cho vào nồi đun cùng 200ml nước, đến khi sôi thì tắt bếp để nguội bớt. Người bệnh có thể dùng nước này để uống hàng ngày, thay cho nước lọc. Kiên trì thực hiện trong 5-7 ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm họng giảm hẳn.
Kết hợp lá trầu không và mật ong chữa viêm họng
Trong mật ong chứa nhiều đường Glucose được oxy hóa có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, thành phần của mật ong còn chứa nhiều chất oxy hóa, vitamin, enzym, khoáng chất,… giúp tăng cường đề kháng, tiêu diệt và ức chế mầm bệnh, tái tạo niêm mạc tổn thương, giảm ho đờm hiệu quả. Do đó, kết hợp mật ong và trầu không để chữa viêm họng đươc coi là một bài thuốc cực kỳ hữu hiệu.
Nguyên liệu chuẩn bị gồm: 4-5 lá trầu không cùng 3-4 muỗng mật ong nguyên chất.
Cách làm như sau: Rửa sạch lá trầu không xong ngâm thêm với nước muối trong khoảng 15 phút để loại bỏ các tạp chất, sau đó lại rửa lại với nước sạch một lần nữa. Tiếp đó giã nát (xay nhuyễn) lá trầu không rồi đổ thêm 300ml nước sôi vào khuấy đều. Để lắng khoảng 30 phút xong dùng rây lọc bỏ bã. Cho thêm mật ong đã chuẩn bị lúc đầu vào cùng nước này, khuấy đều rồi cho người bệnh uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 400-500ml nước trầu không mật ong. Thực hiện đều đặn trong vài ngày sẽ thấy bệnh cải thiện đáng kể.
Lưu ý là cách này cũng không nên áp dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi vì hoạt chất trong lá trầu không có thể ảnh hướng đến bé. Ngoài ra nước trầu không mật ong nên sử dụng luôn trong ngày, không nên để qua đêm sẽ sinh độc.
Chữa viêm họng bằng lá trầu không kết hợp với nghệ
Trong nghệ chứa nhiều hoạt chất curcumin có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm và tăng cường sức đề kháng. Kết hợp nghệ và lá trầu không chữa viêm họng sẽ làm tăng hiệu quả trị bệnh lên gấp đôi, đồng thời giúp làm dịu cổ họng, giảm tình trạng sưng viêm nhanh chóng.
Cách thực hiện phương pháp này cũng khá đơn giản: Người bệnh lấy 3-5 lá trầu không đem rửa sạch, ngâm nước muối xong vớt ra để ráo. Còn nghệ tươi thì rửa sạch, cạo vỏ. Xay nhuyễn hoặc giã nát lá trầu không và nghệ tươi đã chuẩn bị phía trên rồi thêm 100ml nước sôi vào khuấy đều. Chờ cho nguôi bớt thì lọc bỏ bã, lấy nước cốt cho người bệnh viêm họng uống. Ngày uống 5 lần, kiên trì thực hiện đều đặn sẽ thấy các triệu chứng viêm họng cải thiện rất nhiều.
Kết hợp lá trầu không và gừng trị viêm họng
Hoạt chất Gingerol và Cineol có nhiều ở trong gừng giúp tiêu viêm, tiêu đờm, giảm ho, sát khuẩn rất tốt. Do đó, khi kết hợp lá trầu không và gừng lại với nhau thì hiệu quả trị viêm họng sẽ tăng lên rất nhiều, giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn đồng thời rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Chuẩn bị: 9-10 lá trầu không và 1 củ gừng.
Cách thực hiện phương pháp này tương tự như dùng lá trầu không và nghệ. Chúng ta cũng rửa sạch, xay nhuyễn lá trầu không và gừng, xong cho thêm 200ml nước sôi vào cùng, lọc bỏ bã, lấy nước uống 2 lần vào sáng và tối, sau ăn 30 phút. Áp dụng đều đặn trong khoảng 5-6 ngày sẽ thấy tình trạng đau rát, ho khan, ngứa họng được cải thiện đáng kể.
Lá trầu không kết hợp với củ nén chữa viêm họng
Theo y học cổ truyền, củ nén (hành tăm) có vị cay, tính ấm, mùi hăng, có tác dụng tốt trong việc trị ho, tiêu viêm, khử phong hàn,… nên rất phù hợp trong việc chữa trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan,…
Còn theo các nghiên cứu của y học hiện đại thì các hoạt chất trong củ nén có khả năng hỗ trợ đào thải các tác nhân xấu, ngăn chặn vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh
Nguyên liệu chuẩn bị: 9-10 lá trầu không và 9 củ nén
Cách làm: Trầu không và củ nén đem rửa sạch, để ráo xong cho cả hai nguyên liệu vào cối giã nát. Cho thêm 200ml nước sôi và khuấy đều, để lắng 30 phút thì mang lọc bỏ bã. Lấy nước này cho người bệnh viêm họng uống, ngày uống 2 lần sáng và tối, sau khi ăn 30 phút. Kiên trì thực hiện sẽ thấy bệnh thuyên giảm đáng kể
Chữa viêm họng bằng trầu không kết hợp nụ đinh hương và nhục đậu khấu
Bài thuốc từ trầu không, nụ đinh hương và nhục đậu khấu giúp trị ho, tiêu đờm, khử phong hàn rất tốt nên phù hợp để dùng khi bị viêm họng, đặc biệt là viêm họng mủ.
Nguyên liệu cho bài thuốc này gồm 9 lá trầu không, nụ đinh hương và nhục đậu khấu mỗi loại 5g
Cách thực hiện cũng tương đối đơn giản: Đầu tiên, đem tất cả các nguyên liệu chuẩn bị ở trên rửa sạch, rồi cho vào đun sôi cùng 600ml nước lọc. Khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đun tiếp đến khi lượng nước còn một nửa thì tắt bếp, để nguội bớt rồi cho người bệnh viêm họng uống.
Mỗi ngày sắc 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày vào sáng, trưa, tối. Thực hiện đều đặn trong khoảng 5 ngày sẽ thấy hiệu quả khả quan.
Những ai không nên chữa viêm họng bằng lá trầu không
Dù lá trầu không cực kỳ hữu hiệu trong việc trị viêm họng, lại còn là thảo dược tự nhiên, lành tính nhưng không phải ai cũng phù hợp áp dụng chữa bệnh bằng phương pháp này. Những trường hợp không nên sử dụng lá trầu không chữa viêm họng bao gồm:
- Thứ nhất là phụ nữ có thai không nên sử dụng trầu không để chữa viêm họng vì nó có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi
- Thứ hai, với trẻ nhỏ hoặc người mắc các bệnh lý nguy hiểm khác thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng
- Thứ ba những người đang mắc hoặc có tiền sử mắc cách bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày,… thì không nên áp dụng phương pháp này vì như vậy sẽ khiến lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng hơn
- Cuối cùng là nếu áp dụng phương pháp này mà thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường như mệt mỏi, choáng váng thì cần ngưng lại ngay, đồng thời nhanh chóng tới cơ sở y tế để thăm khám.
Chữa viêm họng bằng lá trầu không cần lưu ý gì?
Khi sử dụng lá trầu không để chữa viêm họng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên chọn những lá trầu không màu xanh đậm (lá già, bánh tẻ) vì những lá này chứa nhiều tinh dầu và hoạt chất hơn, giúp tiêu diệt và ức chế vi khuẩn gây bệnh tốt
- Khi sử dụng thì cần phải rửa sạch lá xong ngâm trong nước muối 15 phút rồi lại rửa lại bằng nước sạch lần nữa. Như vậy giúp loại bỏ hết tạp chất và vi khuẩn bám trên lá, tránh tình trạng tiếp thêm vi khuẩn dẫn tới bội nhiễm
- Không được kết hợp cùng lúc cả trầu không, mật ong và củ nén vì như vậy rất dễ dẫn tới đau bụng, buồn nôn
- Trong thời gian trị bệnh, người bệnh cần uống đủ nước, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chăm chỉ tập thể dục để tăng cường đề kháng, cải thiện miễn dịch, giúp bệnh nhanh khỏi. Đồng thời phải hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn lạnh hoặc chất kích thích,… vì như vậy có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn
- Việc sử dụng lá trầu không để chữa viêm họng chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh ở giai đoạn cấp tính. Nếu trường hợp bệnh trở nặng hoặc mãn tính thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp phù hợp.
Heviho – Giải pháp ngăn ngừa viêm họng từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Heviho được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với các thành phần từ thảo dược, trong đó có hợp chất thiên nhiên S3-Elebosin (chiết xuất từ Sâm đại hành) được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt đối với các bệnh Viêm đường hô hấp.
Sử dụng Heviho sẽ giúp nhanh chóng giảm ho, đờm, cộm, vướng, đau rát họng…đồng thời giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc họng cho những ai mắc Viêm đường hô hấp như: Viêm họng cấp và mạn tính, Viêm thanh quản, Viêm amidan…
Sản phẩm ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp. Giúp xử lý nhanh chóng tình trạng đau, nóng rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, vướng họng, khó nuốt. Như vậy, Heviho vừa tác động vào nguyên nhân của quá trình viêm, vừa giải quyết các triệu chứng khó chịu do viêm đường hô hấp gây ra.
Sử dụng lá trầu không để chữa viêm họng được coi là phương pháp khá an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên không phải trường hợp viêm họng nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Đây chỉ được coi là một giải pháp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó, trước khi thực hiện người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa đồng thời nên đi thăm khám nếu sau một thời gian áp dụng không có hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, bạn hãy gọi tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.