Chữa viêm họng mủ ở trẻ bằng cách nào?
Trẻ em sức đề kháng yếu, thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm họng mủ. Tuy không phải bệnh nghiêm trọng nhưng viêm họng mủ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng cho trẻ nhỏ.
Mục lục
Viêm họng mủ là gì?
Hình ảnh viêm họng mủ ở trẻ
Viêm họng mủ là một dạng của viêm họng do tình trạng viêm nhiễm kéo dài gây ra. Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, chúng phát triển mạnh mẽ làm cho vùng niêm mạc ở họng sưng to và xuất hiện mủ. Bệnh sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy đau rát ở họng, khiến hơi thở có mùi, từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt.
Bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng nếu người bệnh chủ quan và không điều trị đúng cách. Hơn thế nữa bệnh sẽ tái phát nhiều lần và chuyển thành mãn tính, khi đó rất khó để chữa trị.
➤ Nên đọc trước bài: Viêm họng có mủ là gì?
Nguyên nhân viêm họng mủ ở trẻ em
Để xác định được phương pháp chữa viêm họng mủ ở trẻ em phù hợp nhất, trước tiên các bậc phụ huynh cần xác định nguyên nhân gây bệnh và những biểu hiện của viêm họng mủ.
Giống như các dạng viêm họng khác, viêm họng ở trẻ do nguyên nhân chủ yếu là virus và vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm lớp niêm mạc trong họng. Các nguyên nhân gián tiếp giúp vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ như:
- Vệ sinh cá nhân kém: Viêm họng mủ là bệnh về đường hô hấp nên việc vệ sinh răng miệng, các cơ quan hô hấp khác có vai trò hết sức quan trọng. Nếu như trẻ nhỏ vệ sinh răng không sạch sẽ, sai cách hoặc không rửa tay trước và sau khi ăn dẫn đến vi khuẩn vẫn còn trú ngụ trong khoang miệng, xâm nhập vào vùng họng gây viêm nhiễm.
- Sức đề kháng yếu: Khác với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Thêm vào đó những trẻ có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp khác như hen suyễn, ho, viêm phế quản, viêm mũi, viên phổi,…trẻ thiếu chất dinh dưỡng, mắc bệnh còi xương, thiếu cân khiến cho sức đề kháng kém đi dễ mắc viêm họng mủ.
- Lây lan: Viêm họng mủ là bệnh hô hấp nên lây lan qua đường nước bọt, dịch nhầy, chất mủ. Ngoài ra việc dùng chung thức ăn, hay đồ dùng cá nhân cũng khiến bệnh lây truyền từ người lớn sang trẻ nhỏ.
- Cơ địa: Một số trẻ nhỏ do cơ địa dị ứng với phấn hoa, lông thú hay nấm mốc có khả năng mắc viêm họng mủ cao hơn các trẻ khác.
- Môi trường sống: Môi trường sống có nhiều khói thuốc, bụi bẩn,…Không khí ẩm thấp chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc là nguyên nhân gây viêm họng mủ ở trẻ.
- Không kiểm soát việc ăn uống của trẻ: Trẻ em chưa nhận thức được đâu là thức ăn có hại cho sức khỏe, việc bố mẹ không kiểm soát được vấn đề ăn uống, để trẻ ăn nhiều đồ ăn cay nóng, uống nhiều nước đá lạnh,..
- Không giữ ấm cơ thể: Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, gió rét, cơ thể trẻ không được giữ ấm gây kích thích vùng họng.
Dấu hiệu nhận biết viêm họng mủ ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết viêm họng mủ ở trẻ
Để sớm phát hiện bệnh và việc điều trị trở nên đơn giản, bố mẹ cần chú ý quan sát trẻ, khi thấy có những dấu hiệu dưới đây của bệnh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám ngay:
- Ho: Dấu hiệu đầu tiên của viêm họng mủ ở trẻ là ho. Trẻ thường ho nhiều, liên tục vào ban đêm. Những ngày đầu ho khan, sau chuyển sang ho có đờm ( tình trạng bệnh nặng hơn). Phụ huynh nên chú ý để phân biệt với các bệnh về ho khác như ho khan, ho có đờm ở trẻ.
- Ngứa họng: Đây là dấu hiệu tiếp theo sau ho. Tình trạng ngứa họng ngày càng nặng hơn do việc hình thành mủ bên trong. Việc ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ càng muốn ho hoặc khạc nhổ để giảm ngứa. Việc cố tình ho khan làm tổn thương lớp niêm mạc nghiêm trọng, bệnh lâu khỏi.
- Đau rát họng: Khi bị viêm họng mủ, trẻ sẽ luôn cảm thấy khô họng, đau rát họng. Việc ăn uống trở nên khó khăn, biểu hiện rõ nhất là lúc nuốt thức ăn hay thậm chí là uống nước, nuốt nước miếng. Trẻ sợ ăn, sợ bị đau họng dẫn đến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, không có sức lực hoạt động và học tập.
- Sốt: Tùy vào từng cơ thể của trẻ, có thể sốt nhẹ hoặc sốt trên 39 độ C.
Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như hắt hơi, sổ mũi, hơi thở có mùi hôi, khạc đờm ra có mủ màu trắng hoặc xanh kèm theo.
Viêm họng mủ ở trẻ có nguy hiểm không?
Viêm họng mủ ở trẻ sẽ rất nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị. Nếu để bệnh tiến triển nặng hơn thì có thể dẫn đến tử vong. Chính vì thế cha mẹ nên chú ý cho trẻ đi khám sớm để có những phương pháp điều trị hợp lý. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm dưới đây:
- Áp xe vùng họng, sưng quanh amidan sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Viêm họng mủ lâu ngày sẽ lây lan sang các vùng lân cận gạt viêm tai giữa, viêm mũi nghiêm trọng.
- Viêm phổi, viêm thanh quản, viêm xoang.
- Viêm cầu thận, viêm màng tim, viêm khớp, nhiễm trùng máu.
- Nếu bệnh tiến triển nặng hơn có thể biến chứng sang ung thư thanh quản, ung thư phổi,… dẫn đến tử vong khá cao.
- Không được điều trị đúng cách sẽ làm mất khả năng nói.
- Ngoài ra, bệnh viêm họng mủ có thể lây lan qua nước bọt và dịch mũi.
➤ Xem thêm: Viêm họng mủ có gây nguy hiểm không?
Cách chữa viêm họng mủ ở trẻ
Trẻ em sức đề kháng chưa hoàn chỉnh cộng thêm việc chưa biết cách tự bảo vệ bản thân khỏi những tác nhân gây bệnh, làm tăng tỷ lệ mắc viêm họng mủ. Bệnh nếu không được điều trị sẽ khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Đưa trẻ đến bệnh viện sớm nhất
Viêm họng mủ có thể gặp ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng trở lên và các trẻ trên 5 tuổi. Đối với các trẻ từ 3-6 tháng tuổi, nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ, họng sưng tấy, miệng đau, bỏ bú, khó thở, quấy khóc liên tục thì cần nhanh chóng đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế. Tuyệt đối tránh việc để viêm nhiễm khuẩn nặng, không ăn uống được, không thở được mới đưa trẻ vào viện. Bệnh viêm họng mủ có thể biến chứng sang các bệnh lý khác như viêm thận, viêm màng tim gây hẹp hoặc hở van tim,…nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Đưa trẻ đi khám tại bệnh viện khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh
Hạ sốt sớm cho trẻ
Nếu trong trường hợp không thể đưa trẻ đến bệnh viên ngay, cần phải hạ sốt ngay cho trẻ bằng cách cho uống thuốc hạ sốt loại đơn chất paracetamol với liều lượng dành riêng cho trẻ. Còn trẻ sốt dưới 38,5 độ thì hạ nhiệt bằng cách trườm khăn ấm, lau người cho trẻ tại các vùng như trán, nách, bẹn (không dùng nước đá lạnh).
Khi sốt, cơ thể trẻ thiếu hụt nước, cần uống nhiều nước ( nên dùng dung dịch oresol) và các loại nước ép hoa quả. Nếu các dấu hiệu bệnh không thuyên giảm nên đưa trẻ đến viện, không được tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống.
➤ Nên đọc: Nguyên tắc khi điều trị cho trẻ bị viêm họng sốt cao
Sau quá trình thăm khám tại bệnh viện, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho trẻ. Việc điều trị có thể bao gồm các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm kết hợp với điều trị triệu chứng: giảm ho bằng siro, giảm đau, làm dịu họng,..
Chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ đúng cách
Để giúp trẻ mau khỏi bệnh và làm giảm các triệu chứng nhanh chóng, cha mẹ nên chú ý cách chăm sóc cho trẻ bị viêm họng mủ như sau:
- Cho trẻ uống thuốc theo đúng đơn thuốc của bác sĩ, đủ liều lượng.
- Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ thì cần hạ sốt cho trẻ.
- Cho trẻ uống đủ nước, ăn các loại đồ ăn mềm, lỏng: súp, cháo, sữa chua,…
- Không cho trẻ ăn thực phẩm chua, cay, mặn.
- Trong trường hợp trẻ bị đau, nên cho uống thuốc giản đau (Paracetamol) theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phòng ngừa viêm họng mủ ở trẻ tái phát
Các bậc phụ huynh nên kết hợp với việc phòng tránh bệnh tái phát qua các biện pháp như:
- Giữ vệ sinh môi trường sống cho trẻ, không để trẻ tiếp xúc với khói bụi, chất độc hại.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: đánh răng và súc miệng ngày 2 lần sáng và tối.
- Không cho trẻ dùng đồ ăn, thức uống lạnh.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp trẻ tăng sức đề kháng, đặc biệt nhóm vitamin C và kẽm có tác dụng tốt với bệnh viêm họng mủ.
- Giữ ấm cho trẻ khi lạnh.
- Khi giao mùa nên tránh tiếp xúc nơi đông người dễ lây bệnh.
Heviho – giảm nhanh các triệu chứng của viêm họng hiệu quả
Các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa nghiên cứu thành công siro Heviho dành riêng cho trẻ khi bị viêm đường hô hấp. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ các thảo dược tự nhiên như Xạ can, Xuyên bối,… đặc biệt chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). Siro Heviho ngăn chặn rất tốt quá trình viêm, nhiễm khuẩn ở đường hô hấp.
Siro Heviho với công dụng:
- Hỗ trợ làm ấm họng, giải cảm, giảm ho, long đờm, tăng cường sức đề kháng của trẻ.
- Hỗ trợ giảm đau rát họng do ho kéo dài, do viêm đường hô hấp trên.
Nếu còn vấn đề thắc mắc về viêm họng mủ ở trẻ hoặc muốn tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của mình, bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ nhé.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng
Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY