Viêm họng là gì? - Bệnh hô hấp dễ tấn công nhất!

Viêm họng là bệnh phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy không nguy hiểm, nhưng viêm họng lại là bệnh gây ảnh hưởng nhiều nhất đến công việc và chất lượng cuộc sống. Hiểu biết về bệnh là điều cần thiết không chỉ giúp phát hiện điều trị sớm mà còn giúp ngăn ngừa bệnh.

Viêm họng là gì? - Bệnh hô hấp dễ tấn công nhất! 1

Viêm họng là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Viêm họng là tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc hầu họng dưới tác động của các tác nhân gây viêm. Viêm họng có thể viêm cấp tính hoặc mạn tính, các trường hợp viêm họng cấp tính có thể khỏi, trong khi viêm họng mạn diễn ra dai dẳng, thường gây tái phát liên tục các đợt cấp.

  • Viêm họng cấp tính thường do nhiễm virus, chiếm khoảng 80% các trường hợp. Tình trạng này thường sẽ kéo dài khoảng 7-14 ngày và có thể khỏi. Trường hợp nếu không được điều trị đúng cách thì rất dễ chuyển biến thành viêm họng mạn tính.
  • Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm liên tục trên 3 tuần và rất dễ tái phát. Tình trạng này có rất nhiều thể bao gồm: viêm họng xung huyết, viêm họng quá phát, viêm họng teo. Trường hợp bệnh không được điều trị dứt điểm thì rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Để có những phương pháp điều trị phù hợp nhất, chúng ta cần phải nắm được nguyên nhân gây viêm họng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Do nhiễm virus (virus cúm, parainfluenza virus,…), vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu khuẩn tan huyết,…).
  • Do yếu tố môi trường, thời tiết.
  • Dị ứng với bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, khói bụi, các loại hóa chất.
  • Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ăn nhiều đồ cay nóng,…
  • Mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,…

Ngoài ra, viêm họng còn do mắc phải thức ăn ở cổ họng hoặc do tính chất công việc thường xuyên phải nói nhiều, nói to như: giáo viên, ca sĩ, hướng dẫn viên du lịch,…

➤ Chi tiết qua bài viết: “Truy tìm nguyên nhân gây viêm họng”

Dấu hiệu của viêm họng thường gặp

Viêm họng được chia làm 2 dạng là cấp tính và mạn tính. Tùy theo mỗi dạng sẽ có những triệu chứng khác nhau:

Nhận biết viêm họng cấp tính

  • Sốt, ớn lạnh.
  • Mệt mỏi, nhức đầu, đau mình mẩy.
  • Đau rát họng, khô họng, khàn tiếng.
  • Soi thấy niêm mạc họng đỏ rực, khô, mạch máu nổi rõ.
  • Ho khan.
  • Sưng hạch ở cổ và đau nhức.
  • Nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, khi soi họng có thể thấy có bựa trắng.

➤ Chi tiết: Bệnh Viêm họng cấp tính 

Nhận biết viêm họng mạn tính

Viêm họng mạn gồm 3 thể với các triệu chứng khác nhau, diễn ra lần lượt nếu không được điều trị đúng cách.

  • Viêm họng xuất tiết: cổ họng tiết nhiều đờm nhầy, đặc khiến bệnh nhân luôn có cảm giác khó chịu và thường xuyên phải khạc đờm. Các nang lympho ở họng phát triển mạnh.
  • Viêm họng quá phát (hay còn gọi là viêm họng hạt): các nang lympho lúc này đã bị quá sản, tạo thành các hạt ở thành sau họng. Niêm mạc họng dày lên, eo họng hẹp lại, dễ bị kích thích. Bệnh nhân rất dễ bị buồn nôn và nôn.
  • Viêm họng teo: quá trình viêm xảy ra dai dẳng ở họng khiến mô lympho và tuyến tiết nhầy bị xơ hóa và teo dần, niêm mạc họng mỏng đi, eo họng rộng ra. Lúc này, do hoạt động của tuyến tiết nhẩy giảm, bệnh nhân thường xuyên bị khô họng và ho nhiều.
  • Cổ họng khó chịu, bệnh nhân hay bị ho do kích ứng và phải khạc đờm

Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân viêm họng mạn tính thường bị tái phát liên tục các đợt viêm họng cấp do sức đề kháng của họng bị giảm sút, cơ chế bảo vệ không được đảm bảo.

➤ Chi tiết: “Bệnh Viêm họng mạn tính”

Điều trị viêm họng

Tùy theo từng thể trạng bệnh mà sẽ có những cách điều trị phù hợp để người bệnh nhanh chóng hổi phục.

Viêm họng cấp tính

Khoảng 80% các trường hợp viêm họng cấp gây ra bởi virus, do đó không cần sử dụng kháng sinh (kháng sinh không có tác dụng đối với tác nhân gây bệnh là virus, chỉ sử dụng khi tác nhân là vi khuẩn). Các biện pháp điều trị chủ yếu là xử lý triệu chứng và chăm sóc tại nhà:

Điều trị triệu chứng:

  • Hạ sốt: dùng thuốc hạ sốt nếu sốt cao, trên 38,5º C. Thuốc hạ sốt thường dùng là paracetamol, chú ý giữa 2 lần dùng thuốc cần cách nhau ít nhất 4h, ngày không dùng quá 4 lần. Sốt khiến cơ thể mất nước nhiều, bệnh nhân cần chú ý bổ sung đủ nước để cân bằng với lượng nước bị mất.
  • Giảm ho, long đờm: có thể sử dụng các thuốc tây y theo chỉ định, hoặc dùng các chế phẩm có nguồn gốc Đông dược, siro ho thảo dược có thể cho tác dụng rất tốt, lại ít tác dụng không mong muốn.
  • Súc miệng với nước muối sinh lý để giảm hiện tượng khó chịu, khô rát họng. Dùng thuốc chống viêm để giảm hiện tượng sưng đau họng.

Chăm sóc tại nhà:

  • Nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa đông lạnh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi,…
  • Uống đủ nước tùy vào nhu cầu của cơ thể (khoảng 1,5 – 2 lít), nên uống nước ấm.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng tối thiếu 2 lần/ ngày. Súc miệng nước muối thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ khoang miệng.
  • Áp dụng các phương pháp dân gian chữa viêm họng tại nhà: dùng mật ong, gừng, tỏi, chanh đào, lá hẹ,…

Viêm họng mạn tính

Cách điều trị viêm họng mạn tính chủ yếu là điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, điều trị các triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa tránh bệnh tái phát.

Điều trị nguyên nhân:

Người bệnh xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh và điều trị dứt điểm thì bệnh có thể khỏi được. Điều trị các bệnh lý như viêm mũi, viêm xoang, hội chứng trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, các bệnh cảm cúm, sởi, thủy đậu,…

Điều trị triệu chứng:

  • Đối với trường hợp nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn thì cần phải dùng thuốc kháng sinh để chữa trị. Người bệnh cần làm theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp tự ý mua thuốc về sử dụng gây nhờn thuốc, lạm dụng thuốc. Từ đó có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Sử dụng thuốc chống viêm, thuốc chống dị ứng.
  • Thuốc làm loãng đờm, giảm ho.

Chăm sóc tại nhà:

  • Người bệnh hạn chế tiếp xúc với những yêu tố gây kích ứng như khói thuốc lá, các hóa chất độc hại trong môi trường.
  • Bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Không tiếp xúc gần với người mắc các bệnh lý về đường hô hấp, không dùng chung đồ, vật dụng cá nhân của người bệnh.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cafein.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe.

➤ Có thể bạn muốn đọc: Các loại thuốc dùng trong điều trị viêm họng

Viêm họng – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Viêm họng - Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đi khám bác sĩ khi bạn bị viêm họng kèm theo những dấu hiệu bất thường

Viêm họng khi mới bị thường không gây nguy hiểm nếu người bệnh có những phương pháp điều trị phù hợp tại nhà. Tuy nhiên nếu viêm họng kéo dài và kèm theo những triệu chứng dưới đây người bệnh cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm rình rập sức khỏe của bạn:

  • Viêm đau họng và thường xuyên bị chảy nước miếng.
  • Cứng cổ.
  • Khó nuốt, khó thở, khó há miệng.
  • Đau tai, đau khớp.
  • Viêm họng kèm sốt cao liên tục không thuyên giảm.
  • Viêm họng trên 1 tuần không khỏi ở người lớn.
  • Sưng các hạch bạch huyết kèm theo hiện tượng lưỡi bị đau.
  • Xuất hiện phát ban trên da.

Biến chứng có thể gặp khi bị viêm họng

Nếu người bệnh chủ quan trong việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh, cho rằng viêm họng có thể tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị sẽ rất nguy hiểm vì lúc này bệnh dễ chuyển sang viêm họng mãn tính và kèm theo những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:

  • Áp se niêm mạc họng.
  • vùng amidan bị sưng tấy, nề đỏ.
  • Có thể mắc bệnh viêm cầu thận cấp.
  • Viêm khớp.
  • Viêm tai giữa.
  • Viêm mũi xoang mãn tính.
  • Viêm thanh quản, khí quản, phế quản.
  • Viêm phổi.
  • Nguy hiểm nhất là có thể gây ung thư vòm họng.

Viêm họng – Nên ăn gì? Kiêng gì?

Viêm họng nên ăn gì? kiêng gì?

Viêm họng cần có chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống tuy không quyết định toàn bộ những ảnh hưởng do viêm họng gây ra. Thế nhưng nếu biết lựa chọn đúng loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi đang bị viêm họng sẽ giúp những triệu chứng của bệnh thuyên giảm nhanh hơn.

Thực phẩm nên dùng

  • Các đồ ăn mềm, dễ nuốt: cháo, súp, các loại canh mát.
  • Thực phẩm giàu protein: trứng, ức gà, cá ngừ, yến mạch,…
  • Thực phẩm chứa nhiều kẽm: ngao, sò, hến, ngũ cốc,…
  • Thực phẩm nhiều lysine: gan bò, tôm, các loại đậu,…
  • Các đồ uống: nước ép trái cây, trà nóng, giấm táo,…

Thực phẩm nên kiêng

  • Đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích như: Rượu, bia và thuốc lá.
  • Đồ uốn lạnh, thực phẩm lạnh.
  • Đồ ăn cay nóng như: Ớt, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,…
  • Những món ăn khô cứng: Đồ nướng, bánh bích quy,….
  • Thực phẩm ngọt chứa nhiều đường: Bánh, kẹo, chocolate,…
  • Những loại thực phẩm gây kích ứng niêm mạc họng: Hạt tiêu, lạc, vừng,…

Ngoài ra, người bệnh cũng không nên hút thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc lá và các thức uống có cồn, gas, cafein như rượu, bia, nước ngọt, cà phê…

Giải pháp giảm viêm họng từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Mới đây, các nhà khoa học của viện INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chiết xuất thành công hoạt chất S3-ELEBOSIN – hoạt chất được cấp bằng sáng chế về khả năng chống viêm và ứng dụng trong sản phẩm Heviho. Viên uống Heviho là giải pháp an toàn và hiệu quả cho các trường hợp viêm họng cấp và mạn, giúp nhanh chóng giảm đau rát, tái tạo niêm mạc họng hiệu quả.

Không chỉ giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus chính vì vậy người bệnh không cần dùng kháng sinh. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng.

Giải pháp giảm viêm họng từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1

Heviho sản phẩm chứa S3 – Elebosin được cấp bằng sáng chế kháng viêm

Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm thanh quản mạn tính với công thức toàn diện 3 tác động:

  • Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
  • Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Phù hợp sử dụng với người bị viêm họng cấp, viêm họng mãn tính, viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mãn tính hoặc những người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà

Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY

Viêm họng là một bệnh lý rất dễ mắc phải vì vậy cần được tư vấn kỹ lưỡng tránh tình trạng tái phát.  Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.

Nguồn tham khảo

1, https://www.healthline.com/health/pharyngitis#causes

2, https://en.wikipedia.org/wiki/Pharyngitis

3, https://en.wikipedia.org/wiki/Sore_throat

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!
  • Dược test đã bình luận

    25/11/2020 14:38

    Mình bị ho, đờm dùng Heviho được không?
    • Chuyên gia Viêm đường hô hấp đã bình luận

      28/11/2020 08:36

      Chào bạn Dược test! Cảm ơn bạn đã quan tâm. Sản phẩm Heviho chứa các thành phần như Xạ can, Xuyên bối mẫu, Cát cánh, Mạch môn, Cam thảo và ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    Loading...