Bệnh viêm họng xuất tiết điều trị thế nào cho hiệu quả?
Viêm họng xuất tiết là một trong những bệnh lý về đường hô hấp. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ em. Viêm họng xuất tiết không phải bệnh quá nghiêm trọng nhưng bệnh gây nhiều khó chịu cho người mắc, không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc phòng ngừa và chữa trị viêm họng xuất tiết sẽ đơn giản hơn nếu bạn có những kiến thức cơn bản về bệnh.
Mục lục
Bệnh viêm họng xuất tiết là gì?
Viêm họng xuất tiết là một dạng của viêm họng, xuất hiện nhiều dịch nhầy vùng trong cổ họng. Dấu hiệu trong những ngày đầu mắc bệnh là hắt hơi và chảy nước mũi. Bệnh thường hình thành và phát triển khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc khi trời trở lạnh.
☛ Trước khi tìm hiểu về viêm họng xuất tiết hãy tìm hiểu bài viết sau: Viêm họng – tất cả các thông tin
Nguyên nhân mắc viêm họng xuất tiết
Bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng chủ yếu là do vi khuẩn và virus. Ngoài ra, do ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài xúc tác để bệnh phát triển nhanh hơn như:
- Thời tiết thay đổi, lạnh quá.
- Môi trường sống ô nhiễm, khói bụi, bẩn, hóa chất độc hại.
- Thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia.
- Do viêm mũi xoang mạn tính, đặc biệt là viêm xoang sau.
- Viêm amidan.
- Hội chứng trào ngược
- Tắc mũi mạn tính do vẹo vách ngăn, quá phát cuốn, polyp mũi.
- Mắc các bệnh liên quan đến đường ho hấp khác viêm xoang, viêm mũi,…không điều trị triệt để.
- Mắc các bệnh là tiền đề chứa virus như ho gà, sởi, thủy đậu,…
- Cơ địa: dị ứng, tạng tân, tạng khớp…
Triệu chứng của viêm họng xuất tiết
Cũng như bất kì bệnh lý nào, viêm họng xuất tiết cũng có những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh. Biểu hiệu đầu tiên là sốt, ớn lạnh, đau nhức đầu, người mệt mỏi, đau khắp các cơ, chán ăn, mất ngủ. Một số người nổi hạch vùng cổ, sưng đau.
Trong giai đoạn đầu, người mắc viêm họng xuất tiết sẽ cảm thất khô nóng trong họng, ngứa rát, đau mắt, thị lực giảm, nổi cộm, vướng víu. Nuốt có cảm giác vướng và đau. Tiếng có thể khàn nhẹ hoặc bình thường. Những bệnh nhân uống rượu, thuốc lá, hoặc nói nhiều thì triệu chứng trên tăng thêm. Nóng rát vùng ngực ở bệnh nhân có bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày, thực quản. Khi thăm khám, vùng niêm mạc họng đỏ, có những hạt ở thành sau họng, tiết nhày dọc theo vách họng. Thậm chí amidan còn sưng to và có mủ trắng.
Ngoài ra còn phụ thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh mà có một số triệu chứng riêng biệt như: nếu viêm họng xuất tiết do cảm cúm hình thành thì đầu đau nhức, đau rát họng, xuất huyết. Còn nếu bệnh do virus gây ra thì thì mũi và họng xuất tiết, niêm mạc họng đỏ, sưng hạch cổ.
☛ Thông tin tham khảo thêm: Triệu chứng của người bị viêm họng
Viêm họng xuất tiết có nguy hiểm?
Bệnh viêm họng xuất tiết không chỉ gây ra những phiền toái khó chịu cho bệnh nhân trong cuộc sống hằng ngày mà bệnh còn dễ chuyển sang thể bội nhiễm hết sức nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.
Thể bội nhiễm của viêm họng xuất tiết tức là ngoài bệnh lý chính thì người bệnh còn nhiễm thêm một hoặc nhiều vi trùng gây bệnh phát sinh khác. Các thể biến chứng của bệnh nhanh chóng khiến bệnh nhân suy giảm thị lực, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, viêm thận,…nguy hiểm đến sức khỏe.
Điều trị viêm họng xuất tiết bằng cách nào?
Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau từ 3-4 ngày, nhưng nếu cơ địa yếu sẽ lâu khỏi và thường xuyên bị tái phát. Việc điều trị bệnh phụ thuộc nhiều vào quá trình xác định nguyên nhân gây bệnh. Việc tìm đúng nguyên căn của bệnh rất quan trọng, giúp bệnh nhanh khỏi và không tái phát. Nguyên tắc điều trị chủ yếu là điều trị tại chỗ và điều trị triệu chứng, kết hợp điều trị các nguyên nhân bệnh lý toàn thân.
Điều trị nguyên nhân bệnh
Tuỳ thuộc vào tình trạng viêm họng xuất tiết do virus hay vi khuẩn thì bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp. Kết hợp với đó là điều trị các bệnh nền khác để ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Điều trị dứt điểm các bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA.
- Điều trị hội chứng trào ngược: thuốc kháng H+: opmeprazol, lanzoprazol…,thuốc kháng H2: cimetidin, ranitidin…, kháng dopamin: domperidon…
- Một số loại thuốc kháng sinh như Cephalothin, Gentamicin, Amikacin được sử dụng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý, dung dịch kiềm ấm để làm dịu ngứa rát cổ họng, giúp làm loãng đờm để dể dàng tống ra khỏi cơ thể.
- Sử dụng Nacl 0,9% để rửa mũi để loại bỏ dịch nhầy ở mũi, giúp đường thở lưu thông hơn, loại bỏ các tác nhân gây kích thích mũi như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo,…
- Sử dụng thuốc chống dị ứng khi người bệnh có những triệu chứng kiên quan đến tác nhân dị ứng, một số loại thuốc đặc trị virus tuỳ vào chủng loại.
- Một số loại thuốc chống viêm giảm xuất tiết có corticoid như polydexa, collydexa để ức chế sự giải phóng và hoạt động của histamin, thuốc kháng viêm alphachymotrypsin, lysozym….
- Thuốc giảm ho, long đờm, lỏng chất nhầy như: bromhexin, acetylcystein… được bác sĩ kê đơn sẽ làm dịu cổ họng giúp người bệnh dễ chịu hơn.
- Đối với một số trường hợp người bệnh mắc bệnh nền khiến hệ thống miễn dịch bị suy giảm, thì việc điều trị chỉ giúp kiểm soát triệu chứng. Bác sĩ sẽ chỉ định một vài loại vitamin và khoáng chất để giúp nâng cao sức đề kháng.
- Trường hợp cấu trúc ở mũi bất thường thì sẽ được chỉ định phẫu thuật mũi – xoang hoặc cắt bỏ amindan khi viêm nhiễm thường xuyên tái phát.
Điều trị triệu chứng
Nếu điều trị triệu chứng đúng cách sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm nhanh chóng.
Hạ sốt
Tình trạng này là triệu chứng dễ gặp nhất do vi khuẩn tấn công quá mức. Vậy nên việc cần làm là giúp người bệnh hạ sốt nhanh nhát có thể để nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ. Bạn có thể đắp khăn ấm vào những vị trí như trán, nách, cổ, bẹn,… Đồng thời nên cho người bệnh mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Trong trường hợp người bệnh bị sốt cao trên 38 độ, thì cần phải uống thuốc hạ sốt để tránh tình trạng co giật. Có thể sử dụng thuốc paracetamol cho người bệnh uống, tuyệt đối không dùng aspirin với trẻ em dưới 1 tuổi.
☛ Tham khảo thêm tại: Sốt viêm họng có nguy hiểm không, xử lý thế nào?
Giảm ho và xuất tiết cổ họng
Triệu chứng ho là tình trạng phổ biến khi bị viêm họng xuất tiết, điều này sẽ khiến cho bạn cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu. Bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để làm dịu cổ họng, giảm ho đơn giản như:
- Mật ong: Sử dụng mật ong để ngậm trực tiếp giúp làm dịu cổ họng và ức chế mốt số loại vi khuẩn gây bệnh. Bởi trong hoạt chất của mật ong có tính kháng, chống viêm khá mạnh.
- Tỏi: Trong thành phần của tỏi tươi có chứa allicin – là một hoạt chất kháng sinh cực mạnh giúp tiêu diệt một số vi khuẩn gây viêm họng. Bạn có thể nhai trực tiếp tỏi sống hoặc thái lát hấp cùng mật ong để ngậm từ từ.
- Gừng: Trong gừng tươi có hợp chất gingerol có tác dụng chống viêm, ức chế virus gây viêm họng và cảm cạnh. Bạn có thể cắt lát vài miếng gừng, ngâm trong cốc nước sôi khoảng 10-15 phút, cho thêm chút mật ong và uống khi nước còn ấm.
- Uống trà thảo dược thiên nhiên: Một số loại trà bạc hà, trà hoa cúc có thể giúp làm dịu cổ họng, giảm ho rất tốt cho người bị viêm họng.
Giảm xuất tiết mũi
Viêm họng xuất tiết sẽ khiến người bệnh khó thở khi nằm hoặc khi hoạt động mạnh bởi mũi xuất tiết ra dịch nhầy. Bên cạnh đó, dịch nhầy chảy xuống cổ họng sẽ khiến tình trạng viêm họng không khỏi dứt điểm. Chình vì thế mà làm giảm xuất tiết ở mũi giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc đặc trị của bác sĩ kê, bạn có thể sử dụng một số mẹo để làm giảm dịch nhầy ở mũi như xông mũi. Bạn chuẩn bị một nồi nước sôi, để cách mặt khoảng 15cm rồi xông trong 5-10 phút rồi đi xì mũi thật sạch để đường thở được thông thoáng. Có thể kết hợp với những dược liệu từ thiên nhiên như: lá bạc hà, gừng,… để có tác dụng chống viêm hieju quả hơn.
Bạn thực hiện xông mũi khoảng 2-3 lần/ ngày vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ hoặc khi mũi bị ngạt nặng. Đồng thời không nên quá lạm dụng các loại thuốc xịt mũi hay nhỏ mũi bởi có thể làm tổn thương niêm mạc mũi.
Thay đổi lối sống
Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt cũng là điều quan trọng để giúp làm giảm triệu chứng của viêm họng xuất tiết và khiến cơ thể phục hồi nhanh hơn.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Bạn nên súc miệng với nước muối sinh lý hàng ngày, nếu thấy dịch mũi chảy xuống họng thì cần súc miệng ngay lập tức để tránh tình trạng viêm họng nặng hơn.
- Uống nhiều nước ấm để làm loãng dịch đờm giúp chúng dễ dàng bị tống ra ngoài.
- Khi ngủ, người bệnh nên gối cao đầu để tránh tình trạng ngạt mũi nặng hơn.
- Nên ăn những thực phẩm có dạng mềm, loãng, dễ nuốt như cháo, súp, canh,…
- Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, ăn các loại quả có chứa nhiều vitamin C để nâng cao sức đề kháng.
- Không ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá mặn.
- Tuyệt đối không uống nước lạnh.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, tạo áp lực cho bản thân.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khoẻ.
☛ Tham khảo thêm tại: Mẹo chữa viêm họng tại nhà không cần thuốc kháng sinh!
Heviho – giải pháp hữu hiệu cho người bị viêm họng xuất tiết
Heviho là sản phẩm từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với thành phần S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855).
Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng. Không chỉ giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus chính vì vậy người bệnh không cần dùng kháng sinh. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng.
Sản phầm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm thanh quản mạn tính với công thức toàn diện 3 tác động:
- Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
- Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
- Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Sản phẩm phù hợp sử dụng với người bị viêm họng cấp, viêm họng mãn tính, viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mãn tính hoặc những người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà)
Cách phòng tránh viêm họng xuất tiết
Để ngăn ngừa viêm họng xuất tiết, tốt nhất bạn nên:
- Luôn vệ sinh và giữ cho khoang miệng, vùng họng sạch sẽ, chống virus, vi khuẩn, tạp chất xâm nhập gây bệnh.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường hay tiếp xúc với các hóa chất, khói bụi độc hại gây kích ứng đường hô hấp.
- Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ khi thời tiết trở lạnh.
- Thay đổi lối sống, môi trường sinh hoạt, làm việc nếu có thể. Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, các nhóm vitamin C, A, D,… dể tăng cường sức đề kháng.
- Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh.
Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh viêm họng xuất tiết cũng như các phương pháp điều trị bệnh. Ngoài ra, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ.