Giải đáp: Viêm phế quản có sốt không? Cách hạ sốt nhanh chóng

Viêm phế quản là bệnh phổ biến có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tùy vào thể trạng của mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người quan tâm rằng “Viêm phế quản có gây sốt không? và cách làm thế nào để hạ sốt”. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thế nào là viêm phế quản?

Thế nào là viêm phế quản? 1

Viêm phế quản là tình trạng các niêm mạc ống phế quản bị tổn thương, viêm nhiễm làm cho chúng bị sưng, phù nề gây hẹp đường thở. Điều này sẽ làm ứ đọng các dịch nhầy, hình thành đờm và gây ra các vấn đề về hô hấp.

Bệnh được chia thành 2 loại:

  • Viêm phế quản cấp tính: Người bệnh có những biểu hiện như: ho khan, ho có đờm, thở khò khè, tức ngực, khó thở, mệt mỏi,… Những triệu chứng này sẽ xuất hiện khoảng 7-10 ngày rồi có thể tự khỏi.
  • Viêm phế quản mãn tính: Triệu chứng tái phát nhiều lần, kéo dài liên tục trong nhiều tháng hoặc thậm chí vài năm và khó điều trị dứt điểm.

Người bệnh thường khá chủ quan bởi các triệu chứng bệnh thường dễ bị nhầm lẫn bởi các bệnh về đường hô hấp khác. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh dễ gây bội nhiễm và chuyển sang mãn tính.

Viêm phế quản có sốt không?

Viêm phế quản có sốt hay không còn phải tùy thuộc vào thể trạng của từng người. Có trường hợp người mắc viêm phế quản có biểu hiện sốt nhẹ hoặc sốt cao, cơn sốt có thể diễn ra theo từng cơn hoặc kéo dài liên tục. Đi kèm với sốt, người bệnh còn đi kèm với những triệu chứng như mệt mỏi, ớn lạnh. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp không bị sốt.

Với người viêm phế quản cấp tính, trong những ngày đầu khởi phát bệnh thì có thể xuất hiện những cơn sốt từ nhẹ đến nặng. Còn đối với người viêm phế quản mãn tính thì hầu như không có biểu hiện sốt.

Tình trạng sốt là phản ứng của cơ thể cho biết hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động đúng cách. Trên thực tế đã chứng minh, những người có sức đề kháng tốt sẽ sốt cao hơn những người thể trạng yếu. Nhất là đối với người cao tuổi mắc viêm phế quản có thể không sốt hoặc sốt nhẹ.

Bên cạnh biểu hiện sốt thì người bệnh còn xuất hiện kèm với những triệu chứng như:

  • Ho khan, tiến triển thành ho có đờm (đờm màu trắng).
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Sổ mũi.
  • Đau lưng, đau các cơ.
  • Đau đầu, đau ngực.

Thông thường các triệu chứng của viêm phế quản sẽ kéo dài khoảng 7-10 ngày. Ở một vài người, ho có thể kéo dài từ 2-3 tuần hoặc lâu hơn.

Người bị viêm phế quản sốt trong bao lâu?

Người bị viêm phế quản sốt trong bao lâu? 1

Thời gian phản ứng sốt của mỗi người sẽ có sự khác nhau. Tùy vào thể trạng bệnh, mức độ phục hồi của cơ thể và quá trình chăm sóc điều trị. Khi lượng vi khuẩn, virus bị tiêu diệt thì các cơn sốt sẽ tự giảm, đường hô hấp sẽ đỡ sưng viêm hơn.

Thông thường, người mắc viêm phế quản chỉ sốt ở mức độ nhẹ từ 37,8 độ đến 38 độ hoặc cao hơn 38,5 độ. Thời gian sốt khoảng từ 3-5 ngày, cơn sốt giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn, virus vi khuẩn phát triển thì sốt sẽ kéo dài khoảng hơn 1 tuần. Đến khi người bệnh khỏi viêm nhiễm thì mới dứt các cơn sốt.

Những cơn sốt xuất hiện khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi, lo lắng. Tuy nhiên điều người bệnh cần làm lúc này là áp dụng các biện pháp để làm hạ cơn sốt, đồng thời tìm phương pháp điều trị phù hợp thì bệnh mới cải thiện được nhanh chóng.

☛ Xem thêm: Bị viêm phế quản phải làm sao cho nhanh khỏi?

Viêm phế quản gây sốt có nguy hiểm không?

Người bệnh không cần quá lo lắng khi viêm phế quản gây sốt. Bởi như đã nói ở trên, hiện tượng sốt là để nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt kéo dài không hạ và có dấu hiệu nặng hơn thì có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.

Người viêm phế quản sốt cao kéo dài có thể gây rối loạn chuyển hóa, hoạt động tim quá tải khiến cho các cơ quan suy giảm. Năng lượng tích trữ ở cơ thể sẽ hao hụt khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, sút cân, nguy hiểm hơn là sốc nhiễm khuẩn.

☛ Đọc thêm: Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Viêm phế quản gây sốt phải làm sao để hạ?

Người bệnh có thể tham khảo một số cách dưới đây.

Sử dụng thuốc hạ sốt

Sử dụng thuốc hạ sốt 1

Trong trường hợp người bệnh sốt quá cao (trên 38,5 độ C) thì người bệnh cần phải sử dụng thuốc hạ sốt để làm giảm nhiệt cơ thể. Một số nhóm thuốc hạ sốt thường được sử dụng như:

  • Paracetamol (Acetaminophen): Thuốc có khả năng hạ sốt nhanh chóng và có tác dụng giảm đau ở mức nhẹ. Liều dùng hạ sốt đối với người lớn là 2 viên 500mg trong 4-6 giờ, liều dùng giảm đau là 1 viên 500mg trong 4-6 giờ.
  • Ibuprofen: Thuốc được dùng để hạ sốt và giảm đau ở mức nhẹ do cảm cúm hoặc cảm lạnh.
  • Aspirin: Thuốc được sử dụng để làm giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên không nên sử dụng thuốc cho trường hợp bị sốt do sốt xuất huyết.

Ngoài ra khi sốt cao, nhất là những trường hợp sốt kéo dài thì cơ thể sẽ mất một lượng nước các chất điện giải. Vì thế mà người bệnh nên bổ sung thêm Oresol để bù lại lượng nước và điện giải mà cơ thể bị mất.

Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng mà cần tham khảo ý kiến trước khi dùng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chườm ấm

Người bệnh có thể dùng khăn ấm để đặt lên những vùng trên cơ thể như: trán, nách, bẹn,… hoặc lau người bằng khăn ấm. Cách này sẽ làm các mạch máu lưu thông, nở lỗ chân lông khiến cho mồ hô thoát ra và làm hạ nhiệt độ của cơ thể.

Dùng khăn nhúng vào chậu nước ấm, vắt ráo khăn rồi lau toàn thân hoặc đặt vào các vùng ở cơ thể. Khi khăn bớt ấm thì nhúng khăn lại vào chậu nước rồi lặp lại hành động trên. Thực hiện khoảng 4-5 lần cho đến khi nước trong chậu nguội.

Uống nhiều nước lọc

Uống nhiều nước lọc 1

Khi sốt, nhiệt độ trên cơ thể tăng cao khiến cho mồ hôi thoát ra nhiều dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước. Bệnh nhân cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể, nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây, rau củ hoặc thêm sữa. Bên cạnh đó, người bệnh không nên uống các loại nước có gas, cồn, nước lạnh,…

Mặc quần áo thoáng mát

Bệnh nhân cần mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm hút mồ hôi để nhanh chóng thoát nhiệt. Việc mặc quần áo quá dày và chật sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng lên. Người bệnh có thể bật máy lạnh hoặc quạt ở làm giảm nhiệt độ phòng khi thời tiết nắng nóng. Thế nhưng chỉ nên bật nhiệt độ chênh lệch khoảng 3 độ so với nhiệt độ bên ngoài và vẫn phải giữ ấm vùng cổ và ngực.

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là điều quan trọng đối với người mắc viêm phế quản. Bệnh nhân nên ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất, uống nhiều loại nước ép rau củ, trái cây để giúp tăng cường sức đề kháng. Nên ăn những thực phẩm mềm, loãng, dễ nuốt như cháo, súp, canh,… Bên cạnh đó, người bệnh không nên ăn những thực phẩm có chứa gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều muối,…

☛ Tìm hiểu chi tiết: Viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Sử dụng chanh tươi

Hạ sốt bằng chanh tươi là cách đơn giản nhất có thể áp dụng tại nhà. Phương pháp này có thể áp dụng cho bất cứ đối tượng nào bởi độ an toàn khá cao. Người bệnh chuẩn bị một vài lát chanh tưởi, cắt thành những lát mỏng. Dùng chanh chà lên người ở những vùng như bàn tay, chân, trán, xương sống,… Sau khoảng 2-3 phút thì lau sạch bằng khăm ấm để loại bỏ axit lưu trên da.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cũng không nên quá lo lắng bởi viêm phế quản gây sốt có thể cải thiện được. Thế nhưng, bạn cần phải đến bệnh viện ngay lập tức nếu thấy xuất hiện những biểu hiện dưới đây:

  • Sốt kéo dài trên 3 ngày dù đã dùng thuốc hạ sốt.
  • Sốt cao liên tục trên 39 độ kèm ớn lạnh.
  • Khó ngủ.
  • Triệu chứng viêm phế quản kéo dài 3 tuần.
  • Ho có đờm đặc màu vàng, xanh và có mùi hôi.
  • Ho ra máu, nước bọt có màu hồng.
  • Mắc các bệnh mãn tính như tim, phổi.
  • Sốt kèm với mê sảng, co giật.

Heviho – giải pháp từ thiên nhiên cho người viêm phế quản

Sản phẩm Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước của các nhà Khoa học hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm chứa S3 – Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu. Tương đương với hiệu quả của Indomethacin trong tân dược.

Heviho - giải pháp từ thiên nhiên cho người viêm phế quản 1

Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản với công thức toàn diện 3 tác động:

  • Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
  • Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Khi sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng

Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...