Viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp khi giao mùa. Với những biểu hiện như sốt cao, đau rát họng, ho có đờm, khó thở… viêm phế quản làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Do vậy, rất nhiều bậc cha mẹ cùng chung thắc mắc: Viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Nên làm gì khi con bị viêm phế quản? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé!

Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em 1

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm tại đường ống dẫn khí, khiến chúng bị thu hẹp và tiết ra các chất nhầy đặc, làm tắc nghẽn đường thở.

Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân như:

  • Do sự xâm nhập và gây hại của các virus gây bệnh.
  • Nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm.
  • Tổn thương ống phế quản do thường xuyên tiếp xúc với các chất gây kích ứng như khói, bụi, ô nhiễm không khí.
  • Trẻ bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, khiến cho axit trong dạ dày làm tổn thương ống phế quản.

Viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi?

Để đánh giá viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi, chúng ta cần căn cứ vào từng loại viêm phế quản mà trẻ gặp phải.

Viêm phế quản cấp tính

Với trường hợp trẻ bị viêm phế quản cấp tính, bệnh thường xảy ra sau khi trẻ bị mắc cảm lạnh, viêm họng thông thường. Các vi khuẩn, virus có hại tấn công trực tiếp vào niêm mạc ống phế quản, dẫn tới một số biểu hiện như: ho khan, mũi có dịch nhầy, xuất hiện đờm ở cổ..

Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày và dần dần tự khỏi hẳn nếu được điều trị tích cực và đúng cách. Những triệu chứng ho do viêm phế quản có thể kéo dài lâu hơn, trong khoảng vài tuần.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, viêm phế quản cấp tính rất dễ tiến triển, tấn công mạnh mẽ vào hệ hô hấp của trẻ. Trẻ có nguy cơ gặp tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, khiến cho bệnh kéo dài dai dẳng thành viên phế quản mãn tính.

☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm phế quản cấp

Viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính là hệ quả của các đợt viêm phế quản cấp tính không được điều trị đúng cách, dứt điểm, khiến bệnh tái phát nhiều lần. Do vậy, bệnh thường kéo dài dai dẳng và rất khó điều trị, hình thành các đợt viêm cấp tính. Các triệu chứng của một đợt cấp có thể kéo dài tới 3 tháng, tái phát liên tục khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu.

Sau khi đã chữa khỏi hoàn toàn, khi gặp các yếu tố thuận lợi, các triệu chứng viêm phế quản rất dễ bùng phát trở lại, hình thành vòng bệnh mới.

Viêm phế quản mãn tính gây ra những tổn thương nghiêm trọng tại niêm mạc đường phế quản. Thậm chí, bệnh còn có nguy cơ dẫn tới tình trạng phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) gây ảnh hưởng đến khả năng thở của trẻ.

☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm phế quản mãn tính

Thời gian điều trị viêm phế quản phụ thuộc vào yếu tố nào?

Thời gian điều trị viêm phế quản ở trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Mức độ tổn thương: Viêm phế quản gây ra những tổn thương tại đường dẫn khí phế quản. Nếu những tổn thương này xuất hiện ít, không quá nghiêm trọng thì trẻ sẽ mau lành bệnh hơn. Ngược lại, nếu trẻ bị tổn thương niêm mạc nghiêm trọng, quá trình điều trị sẽ kéo dài và khó khăn hơn rất nhiều.
  • Cơ địa của trẻ: Trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm, dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp thường cần phục hồi và làm lành các vết thương lâu hơn. Ngoài ra, ở nhóm đối tượng này, viêm phế quản cấp cũng dễ tái phát lại nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị triệt để.
  • Số lần tái mắc của trẻ: Viêm phế quản cấp càng tái phát thường xuyên, các đợt tái phát sau sẽ có xu hướng nặng và kéo dài hơn. Nếu tiếp tục không được điều trị dứt điểm, viêm phế quản cấp rất dễ tiến triển thành viêm phế quản mạn tính, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Cách điều trị dứt điểm viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Như đã nói ở trên, để viêm phế quản nhanh khỏi, cha mẹ cần hết sức lưu ý đến đến việc chăm sóc trẻ. Nhờ vậy, các triệu chứng viêm phế quản cấp sẽ được kiểm soát tốt, phòng ngừa nguy cơ bệnh tiến triển gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Thăm khám bác sĩ kịp thời

Thăm khám bác sĩ kịp thời 1

Khi trẻ có các biểu hiện của bệnh lý viêm phế quản cấp, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh biến chứng xảy ra.

Đặc biệt, trong các trường hợp dưới đây, cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời:

  • Trẻ tím tái, khó thở, tay chân lạnh.
  • Trẻ bị sốt cao trên 39°C.
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, ho, ngủ li bì, khó đánh thức.

☛ Tham khảo thêm: Triệu chứng nhận biết viêm phế quản

Chăm sóc trẻ đúng cách

Trẻ nhỏ bị viêm phế quản thường có sức đề kháng yếu. Nếu chăm sóc không đúng cách, tình trạng bệnh diễn biến trầm trọng hơn, kéo dài dai dẳng mãi không khỏi khiến trẻ hết sức mệt mỏi, khó chịu. Phụ huynh hãy lưu ngay các tips chăm sóc trẻ bị viêm phế quản dưới đây:

Bổ sung nước đầy đủ cho trẻ

Chăm sóc trẻ đúng cách 1

Cần hết sức lưu ý việc cung cấp đủ nước cho trẻ. Nhờ vậy, sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị mất nước, đồng thời cũng giúp hạ sốt, làm cho phế quản được giãn ra, giảm tình trạng tắc nghẽn ở phế quản.

Cha mẹ nên cho trẻ uống nước ấm, nước mật ong, trà thảo mộc hoặc các loại thức ăn ở dạng lỏng để giúp long đờm khỏi phế quản, hỗ trợ tống đờm ra ngoài tốt hơn, giảm khó chịu cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, phụ huynh cần tăng cỡ bú cho trẻ.

Hạ sốt cho trẻ

Khi bị viêm phế quản, trẻ thường có biểu hiện sốt cao. Nếu như trẻ sốt dưới 38,5 độ C, cha mẹ có thể áp dụng các các trường ấm để giúp trẻ hạ nhiệt. Còn với trường hợp trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhưng nếu trẻ có biểu hiện bất thường, cơn sốt kéo dài không giảm, phụ huynh cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Giữ vệ sinh họng miệng

Chăm sóc trẻ đúng cách 2

Khói bụi, ô nhiễm, các vi sinh vật gây hại trong không khí là những yếu tố nguy cơ làm cho viêm phế quản diễn biến nặng hơn hoặc tái phát trở lại. Trẻ cần hạn chế tối đa tiếp xúc với các hóa chất này.

Theo đó, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách vệ sinh họng miệng với nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn họng, miệng chuyên dụng để loại bỏ các tác nhân gây hại có trong cổ họng. Ngoài ra, đây cũng là cách làm loãng đờm trong cổ họng, giúp trẻ tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn

Nghỉ ngơi là biện pháp giúp cơ thể tự phục hồi các tổn thương một cách tốt nhất. Do vậy, trong giai đoạn trẻ bị bệnh, hạn chế cho trẻ nô đùa, la hét quá nhiều. Cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng nghỉ thông thoáng, có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Đồng thời, nên cho trẻ gối đầu ở độ cao vừa phải để trẻ dễ thở hơn.

Thiết lập một số thói quen tốt

Ngoài các lưu ý trên, cha mẹ cũng cần cho con duy trì một số thói quen tốt như:

  • Cho trẻ ngủ đủ giấc, sinh hoạt đúng giờ.
  • Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào mùa đông hoặc nằm trong phòng điều hòa.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, hóa chất hoặc lông động vật.
  • Không cho trẻ dùng chung bát đĩa, vật dụng hay tiếp xúc trực tiếp với người bệnh đang mắc các vấn đề về đường hô hấp.
  • Thường xuyên cho trẻ rửa tay với xà phòng để loại bỏ các tác nhân gây hại.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng 1

Khi trẻ mắc viêm phế quản, cơ thể trẻ yếu, dễ mất nước nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia, cha mẹ nên cho trẻ ăn một số thức ăn như:

  • Hoa quả và rau xanh: Nhóm thực phẩm này rất giàu các vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể của trẻ. Đặc biệt là các loại quả giàu vitamin nhóm A, C, E… có khả năng làm giảm viêm phế quản và giảm tình trạng khó thở ở trẻ như bông cải xanh, cà rốt, dâu tây, cam, dứa, táo…
  • Thực phẩm giàu protein và năng lượng: Các chất dinh dưỡng này giúp cơ thể trẻ phục hồi nhanh hơn, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, phòng ngừa tình trạng sụt cân và suy dinh dưỡng. Theo đó, cha mẹ nên bổ sung các món ăn như thịt lợn, cá, trứng, thịt gia cầm vào bữa cơm hằng ngày của trẻ.
  • Thực phẩm có nguồn gốc từ sữa: Đối với trẻ nhỏ, sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu, giúp cung cấp vitamin D, protein, canxi… cho cơ thể. Đặc biệt với trẻ đang bị viêm phế quản, cha mẹ nên cho trẻ uống và sử dụng các loại thực phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi, bơ, váng sữa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng như hỗ trợ phục hồi niêm mạc phế quản tốt hơn.

Các thực phẩm này nên được chế biến dưới dạng lỏng, mềm, dễ nuốt để trẻ dễ ăn hơn. Cha mẹ cũng nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để dinh dưỡng được hấp thu một cách tốt nhất.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần hạn chế tối đa cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng niêm mạc họng, làm giảm hấp thu dinh dưỡng như:

  • Thực phẩm có nhiều đường: đồ ngọt, bánh kẹo…
  • Nước uống có ga.
  • Thức ăn chứa nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng, khó tiêu hóa như tinh bột nguyên cám…

Xây dựng môi trường sống lành mạnh

Môi trường sống lành mạnh là điều kiện giúp trẻ phục hồi tốt hơn, phòng ngừa nguy cơ tái phát viêm phế quản hay mắc các bệnh lý đường hô hấp khác. Cha mẹ nên:

  • Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa, phòng ngủ, đồ chơi của trẻ, đồng thời giữ phòng ngủ luôn thoáng mát, không khí lưu thông tốt. Việc này sẽ giúp không gian sống của cả gia đình sạch sẽ, hạn chế khói bụi, vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm trong không khí, giảm thiểu tình trạng khô họng, rát họng và giúp trẻ dễ thở hơn.
  • Hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại, khói thuốc lá…

Siro Heviho – Giải pháp cải thiện viêm phế quản ở trẻ em

Để làm giảm viêm phế quản, hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi niêm mạc phế quản, phụ huynh có thể tham khảo sử dụng siro Heviho từ Viện hàn lâm cho bé nhà mình.

Siro Heviho - Giải pháp cải thiện viêm phế quản ở trẻ em 1

Sản phẩm có thành phần là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người dùng như: sâm đại hành, xạ can, xuyên bối mẫu, cát cánh, cam thảo…

Đặc biệt, hoạt chất chống viêm S3 – elebosin chiết suất từ sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế độc quyền về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Theo nghiên cứu, hoạt chất S3 – elebosin được chiết suất từ sâm đại hành có tác dụng làm giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu, tương đương với hiệu quả của Indomethacin – một chất chống viêm được sử dụng phổ biến trong tân dược.

Nhờ vậy, Siro đem lại công dụng:

  • Giảm nhanh tình trạng ho, đau rát cổ họng, nuốt vướng cổ họng, ho có đờm ở trẻ bị viêm phế quản.
  • Chứa S3 – elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn hầu họng.
  • Hỗ trợ phục hồi và tái tạo niêm mạc phế quản, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.

Khi sử dụng sản phẩm siro Heviho, trẻ không cần phải sử dụng kháng sinh, từ đó giúp hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng kháng sinh.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng

Đặt giao siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY

Lời kết

Với những chia sẻ trên đây, mong rằng bài viết đã giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, hiểu rõ hơn về tình trạng viêm phế quản ở trẻ nhỏ cũng như cách xử lý đúng đắn. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn tư vấn thêm về siro Heviho, bạn có thể gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800.1208 để được các chuyên gia giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK519506/
  2. https://medlineplus.gov/ency/article/000975.htm
  3. https://www.healthline.com/health/how-long-does-bronchitis-last
  4. https://suckhoedoisong.vn/viem-phe-quan-o-tre-khi-giao-mua-nguyen-nhan-trieu-chung-va-dieu-tri-169184806.htm

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...