Viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh những điều nên biết

Viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh

Viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh – Những điều cha mẹ nên biết

Viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh là bệnh lý phổ biến về hệ hô hấp do trẻ so sinh còn non, sức đề kháng yếu nên dễ mắc phải. Viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh thường ở thể nhẹ tuy nhiên một số trẻ nếu không được chăm sóc đúng cách hoặc không được phát hiện bệnh kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Ba mẹ nên hết sức lưu ý đến những dấu hiệu bất thường của con và cho con đi khám ngay để bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp nhất với trẻ sơ sinh.

➤ Xem bài viết chi tiết: Tất tần tật về viêm thanh quản

Hiểu rõ hơn về viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh

Thanh quản có vị trí nằm ở phía trước thanh hầu, nằm dọc theo đốt sống C3 đến đốt sống C6. Là bộ phận nằm ở giữa nối liền với khí quản và hầu. Dây thanh quản có hình ống dài và bao gồm các sụn gắn kết với nhau cùng các cấu trúc xung quanh bởi các cơ hoặc các phần sợi có khả năng đàn hồi giúp tạo hình cho thanh quản giúp phát ra giọng nói khi âm thanh đi qua. Thanh quản có vai trò chính là tạo ra âm thanh khi nói.

Xem chi tiết hơn trong bài Thanh quản: vị trí, cấu trúc và vai trò

Viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh là tình trạng đây thanh bị viêm nhiễm do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: Nhiễm trùng, dây thanh hoạt động quá tải, bị kích ứng,… Lúc này hình dạng của dây thanh sẽ bị biến đổi khiến âm thanh đi qua bị cản trở. Viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh thường chia làm 2 giai đoạn.

Thông thường bệnh viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh có thể tự biến mất sau 1 tuần hoặc được điều trị phù hợp là sẽ khỏi. Tuy nhiên nếu ba mẹ chủ quan trong điều trị ter sẽ gặp những biến chứng rất nguy hiểm ba mẹ cần hết sức lưu ý.

Nguyên nhân viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm thanh quản do một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Trong nhà có người hút thuốc lá khiến trẻ gián tiếp phải hít khói thuốc lá thường xuyên.
  • Trẻ khóc quá nhiều khiến dây thanh âm bị tổn thương.
  • Trẻ có bệnh hen suyễn, viêm xoang từ nhỏ.
  • Trẻ thường xuyên bị nôn trớ hay còn còn là tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản.
  • Trẻ có sức khỏe và hệ miễn dịch yếu kém hơn những trẻ khác nên dễ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

Viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân trẻ khóc quá nhiều

Viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân trẻ khóc quá nhiều

Viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh gồm những triệu chứng gì?

Thông thường bệnh viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh sẽ kèm theo những dấu hiệu phổ biến sau:

  • Trẻ hay quấy khóc, biểu hiện lo sợ, thở khò kè.
  • Trẻ ho dai dẳng, sốt nhẹ, dấu hiệu khàn tiếng.
  • Trẻ bị khó thở thanh quản, đặc biệt vào ban đêm.
  • Trẻ bị chảy nước mũi, lười ăn, khó nuốt.
  • Khô họng, rát cổ họng, tiếng khóc bị bóp nghẹt.

Viêm thanh quản cấp ở trẻ sơ sinh chia nhiều mức độ

Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh của trẻ mà những biểu hiện viêm thanh quản diễn biến cũng khác nhau

Mức độ nhẹ: Trẻ bị ho khan, khàn tiếng, tiếng thở rít mỗi khi trẻ khóc.

Mức độ trung bình: Trẻ thở rít cả khi không khóc, thở khó, thở gấp và khò khè.

Mức độ nặng: Trẻ khó thở nặng hơn, người mệt lả, quấy khóc nhiều, người tím tái do bị tắc nghẽn đường hô hấp.

Mức độ nghiêm trọng: Lúc này trẻ có thể sốt cao 39-40ºC. Môi khô, phù nề thanh quản, sung huyết lúc này rất dễ lan xuống phế quản, khí quản hoặc phổi. Hiện tượng khó thở nặng. Trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi viêm thanh quản ở giai đoạn nghiêm trọng

Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị viêm thanh quản

Trẻ sơ sinh bị viêm thanh quản có thể gặp một số vấn đề nghiêm trọng như khò khè, khó thở cần được đi khám bác sĩ ngay lập tức và cần được theo dõi sát xao. Bên cạnh đó ba mẹ cũng có thể kết hợp một số cách chăm sóc trẻ bị viêm thanh quản tại nhà như sau:

  • Tạo cho trẻ không gian yên tĩnh để trẻ được ngủ nhiều hơn.
  • Nâng niu trẻ giúp trẻ giảm quấy khóc.
  • Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn
  • Mẹ cần ăn uống đủ dinh dưỡng để có nguồn sữa dồi dào và đủ chất cho trẻ.
  • Nếu trẻ sốt hãy tìm cách hạ sốt ngay cho trẻ bằng việc sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ kèm theo việc lau nách và bẹn cho trẻ bằng nước ấm kết hợp mặc quần áo thoáng mát cho trẻ nhanh hạ sốt.

Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ?

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm thanh quản ba mẹ phải hết sức lưu ý đến những dấu hiệu bất thường trẻ có thể gặp phải để kịp thời đưa trẻ đi bệnh viện và có phương pháp điều trị ngay cho trẻ:

  • Trẻ có dấu hiệu khó thở, thở khò khè, tiếng rít lớn kể cả khi nằm yên.
  • Trẻ sốt cao trên 39ºC.
  • Trẻ mệt lả, bỏ ăn, dấu hiệu mệt mỏi, quấy khóc không ngừng.
  • Cơn khó thở thanh quản ở trẻ không thuyên giảm sau 3 ngày.
  • Trẻ há miệng thở, chảy nhiều nước miếng kèm theo hiện tượng môi khô.

Hạ sốt ngay cho trẻ sơ sinh khi bị viêm thanh quản

Nếu trẻ sốt khi đang bị viêm thanh quản mẹ hãy tìm cách hạ sốt ngay cho trẻ

Viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh là bệnh lý khá nghiêm trọng về hệ hô hấp ba mẹ nên cho con đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời kèm theo việc theo dõi sát xao từng biểu hiện bệnh ở tre. ba mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho con hay áp dụng những phương pháp không có hiệu quả nhằm giúp con khỏi bệnh. Do trẻ sơ sinh còn non yếu nên tất cả những vấn đề về sức khỏe đều cần được bác sĩ thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...