Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp của Bộ Y tế
Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp tính của Bộ Y tế cho phép bệnh viện sử dụng các loại thuốc, biện pháp hỗ trợ để làm giảm các triệu chứng và chữa khỏi bệnh. Dưới đây là những thông tin về phác đồ điều trị đang được áp dụng hiện nay.
Mục lục
Viêm phế quản cấp là gì?
Viêm phế quản cấp là tình trạng bị sưng, viêm nhiễm ở niêm mạc ống phế quản, làm cho các dịch nhầy ứ đọng và hình thành đờm ở phế nang. Bệnh này khá phổ biến, thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Hầu hết nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus (chiếm 90%).
Người bệnh sẽ thấy xuất hiện những biểu hiện như: ho dai dẳng kéo dài, ho khan, ho có đờm, thở khò khè, khó thớ, ớn lạnh, sốt, ho ra máu co thắt lồng ngực, đau đầu, đau nhức cơ thể,… Các triệu chứng này kéo dài trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày rồi tự khỏi và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
☛ Tham khảo đầy đủ: Bệnh viêm phế quản cấp
Chẩn đoán viêm phế quản cấp
Những người nghi ngờ mình bị mắc viêm phế quản cấp, cần phải đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác.
Chẩn đoán xác định
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám và yêu cầu làm một số xét nghiệm cần thiết.
Lâm sàng
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh, qua thăm khám bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ tình trạng như:
- Những dấu hiệu khởi phát có thể dễ nhận biết là những biểu hiện của viêm đường hô hấp như: hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi họng, sốt nhẹ,…
- Xuất hiện những cơn ho khan, ho kéo dài, dai dẳng dẫn đến khàn tiếng.
- Ho có đờm màu trắng đục, màu vàng hoặc xanh như mủ.
- Tùy vào thể trạng của bệnh mà sẽ có người bị sốt nhẹ, sốt cao hoặc không có dấu hiệu sốt.
- Bác sĩ khám phổi sẽ thấy ran ngáy, ran rít hoặc bình thường.
☛ Chi tiết hơn: Triệu chứng viêm phế quản cấp
Cận lâm sàng
Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm cận lâm sàng như:
- Xét nghiệm máu: Trường hợp nhiễm vi khuẩn, số lượng bạch cầu tăng và tốc độ máu lắng tăng.
- Chụp X-quang phổi: Thành phế quản dày hơn, hình ảnh mờ ranh giới giữa các mạch máu do phản ứng viêm, thể tích phổi tăng.
- Cấy dịch đờm: Nuôi cấy tế bào, nuôi cấy vi khuẩn hoặc PCR để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh.
- Xét nghiệm nước tiểu: Tìm phế cầu khuẩn (Streptococcus Pneumoniae) và vi khuẩn (Legionella pneumophila).
Chẩn đoán phân biệt
Cần phải phân biệt và chẩn đoán chính xác bởi triệu chứng viêm phế quản cấp dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp.
- Viêm phổi: Viêm phổi và viêm phế quản là 2 bệnh khác nhau, nếu không được thăm khám kĩ thì rất dễ gây nhầm lẫn. Triệu chứng của bệnh viêm phổi thường nặng hơn: sốt cao, ho nhiều hơn, đau ngực khi kho, người bệnh phải gắng sức thở, khó thở, mệt mỏi hơn,… Bên cạnh đó, phác đồ điều trị của 2 bệnh hoàn toàn khác nhau.
- Hen phế quản: Bệnh khởi phát thường do các tác nhân dị ứng như (thay đổi thời tiết, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với lông động vật,…). Biểu hiện thường gặp như: Ho, khó thở nhiều, khó thở ra, biểu hiện thường về đêm đến sáng. Sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản và corticoid thì hết hẳn triệu chứng.
- Giãn phế quản: Những người thường xuyên hút thuốc lá, có tiền sử ho khạc đờm kéo dài và tái phát nhiều lần.
- Dị vật đường thở: Bệnh nhân có tiền sử hội chứng xâm nhập như: đang khỏe đột ngột ho sặc sụa, tím tái mặt, khó thở. Sau đó có thể ho khạc đờm, ho ra máu. Chụp cắt lớp vi tính ngực và soi phế quản phát hiện ra dị vật.
- Lao phổi: Người bệnh có những triệu chứng: Ho khạc đờm kéo dài, ho ra máu, sốt nhẹ về chiều, sụt cân. Khi chụp X-quang thấy tổn thương ở phổi nghi bị lao, soi cấy đờm có vi khuẩn lao.
- Đợt cấp suy tim sung huyết: Người bệnh có tiền sử bệnh lý về tim mạch (cao huyết áp, suy tim, bệnh cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, mạch vành), khó thở, ho đột ngột, nghe phổi ran rít, ran ngáy. Điện tim có dấu chỉ điểm, chụp X-quang phổi bóng tim to, phổi ứ huyết.
- Ung thư phổi, phế quản: Người có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm, có những triệu chứng như ho ra máu, đau ngực, gầy sút cân. Khi chụp X-quang hoặc cắt lớp sẽ thấy tổn thương phổi.
Chẩn đoán nguyên nhân
Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp chủ yếu là do vi khuẩn, virus. Bác sĩ cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân để đưa ra phác đồ điều trị bệnh.
- Virus: Viêm phế quản cấp do virus gây ra chiếm từ khoảng 50% – 90% các trường hợp mắc bệnh. Những loại virus phổ biến như: virus cúm, rhinovirus, coronavirus, virus đại thực bào đường hô hấp (respiratory syncytial virus), adenovirus, enterovirus (coxsackie và echovirus) và một số chủng virus herpes (cytomegalovirus, varicellae).
- Vi khuẩn: Viêm phế quản do vi khuẩn sẽ ít gặp hơn virus. Các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất như Mycoplasma và Chlamydia, các vi khuẩn gây mủ, phế cầu khuẩn, Hemophillus influenza.
- Viêm phế quản cấp do hít phải hơi độc: Do khí SO2, Clo, Amoniac, acid, dung môi công nghiệp, hơi độc chiến tranh, khói cháy nhà.
☛ Tham khảo thêm: Mắc viêm phế quản bao lâu thì khỏi?
Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp hiện nay
Phác đồ điều trị viêm phế quản cụ thể sẽ chia thành điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Tùy vào cơ địa và thể trạng của từng người thì thời gian điều trị có thể kéo dài từ 10 ngày hoặc lên đến vài tuần.
Điều trị triệu chứng
Trường hợp người bệnh có triệu chứng ho khan, thuốc điều trị ho khan được bác sĩ sử dụng như: Terpin codein (15- 30 mg), Dextromethorphan (10-20 mg) hoặc Corticoid uống (prednisolon 0,5mg/kg). Không khuyến khích trẻ dưới 18 tuổi sử dụng các loại thuốc ho chứa Codein. Đối với người lớn ho nhiều, mệt mỏi thì có thể sử dụng với liều lượng được bác sĩ chỉ định.
Những người mắc ho có đờm, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Acetylcystein (200 mg) x 3 gói/ ngày.
Người bị co thắt phế quản được chỉ định dùng thuốc giãn phế quản cường beta 2, uống Salbutamol (4 mg) x 2-4 viên/ ngày. Bên cạnh đố sử dụng khí dung Salbutamol 5mg/ ngày, phun xịt mũi họng bằng Salbutamol.
Với các trường hợp mắc viêm phế quản có bệnh nền là suy hô hấp mãn tính, co thắt phế quản nặng thì cần phải đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Người bệnh cần được thở oxy, bổ sung thêm điện giải, tiêm kháng sinh, dùng corticoid để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ngoài ra, tùy vào cơ địa và triệu chứng mà người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc khác kết hợp như:
- Thuốc chống viêm: Làm giảm phản ứng viêm, phù nề ở phế quản gây ra những cơn ho đờm đặc.
- Thuốc giam ho, long đờm: Được sử dụng trong trường hợp người bệnh ho nhiều gây đau tức ngực. Thuốc long đờm như acetylcystein, ambroxol… làm giảm độ đặc của đờm, giúp bạn dễ dàng tống chúng ra khỏi cơ thể.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Sử dụng trong trường hợp người bệnh bị sốt từ 38,5 độ.
- Thuốc giãn phế quản: Với những người bị ho nhiều dẫn đến co thắt phế quản, khó thở thì được chỉ định sử dụng thuốc giãn phế quản dạng khí dung.
Điều trị nguyên nhân
Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh trong các trường hợp sau:
- Triệu chứng ho kéo dài liên tục trên 7 ngày.
- Khạc ra đờm mủ.
- Người mắc các bệnh mãn tính nặng như suy tim, ung thư.
Việc nuôi cấy vi khuẩn từ dịch đờm sẽ xác định được kháng sinh đồ, bác sĩ sẽ lựa chọn được loại kháng sinh phù hợp với chủng vi khuẩn gây bệnh. Một số loại kháng sinh được sử dụng như:
- Cefuroxim 1,5 g/ ngày.
- Cephalosporin thế hệ 1: Cephalexin 2-3 g/ ngày.
- Amoxicillin – acid clavulanic; Ampicillin – sulbactam: dùng liều 3g/ ngày.
- Ampicillin, Amoxicillin: dùng liều 3g/ ngày.
- Macrolid: Erythromycin liều 1,5g ngày x 7 ngày hoặc Azithromycin 500 mg x 1 lần/ngày x 3 ngày (Lưu ý: Không dùng thuốc kháng sinh nhóm này cùng với thuốc giãn phế quản nhóm xanthin, nhóm IMAO).
Tuy nhiên, việc xác định được kháng sinh đồ cũng mất một khoảng thời gian (từ 5-7 ngày). Lựa chọn kháng sinh để sử dụng sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
☛ Tham khảo đầy đủ: Kháng sinh trị viêm phế quản phải dùng đúng!
Chăm sóc và phòng bệnh viêm phế quản tái phát
Trong suốt khoảng thời gian áp dụng phác đồ điều trị viêm phế quản cấp, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt để hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị và ngăn bệnh tái phát.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Uống đủ nước tùy vào nhu cầu của cơ thể (khoảng 1,5 -2 lít).
- Bổ sung chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại.
- Vệ sinh môi trường sống xung quanh, nhà cửa, phòng ngủ sạch sẽ.
- Có thể sử dụng mấy tạo độ ẩm để cung cấp độ ẩm cho không khí.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, nhất là vùng cổ, ngực.
- Tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
- Tiêm vaccin phòng cúm, phế cầu với những người có bệnh phổi mãn tính, suy tim,…
- Điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, suy giảm miễn dịch.
☛ Xem thêm: Bị viêm phế quản nên làm gì??
Heviho – giải pháp cải thiện viêm phế quản cấp và mãn tính
Bạn có thể tham khảo Heviho – sản phẩm nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để kiểm soát triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản.
Đây là sản phẩm đầu tiên chứa chất kháng viêm thực vật S3-Elebosin từ Sâm đại hành được Bộ Khoa học cấp bằng độc quyền sáng chế số 13855. Thành phần này đã được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu.
Heviho với cơ chế 4 tác động toàn diện: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm. Sản phẩm giúp giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng. Heviho là lựa chọn hàng đầu cho viêm phế quản, bởi tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng
Đặt giao siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY
Bài viết trên đây là phác đồ điều trị viêm phế quản cấp theo Bộ Y tế. Người bệnh cần thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có thể rút ngắn được thời gian điều trị giúp người bệnh mau hồi phục.